“ngưng” hay “dừng”; “chân dung” hay “tiểu sử”?

07/02/20205:37 CH(Xem: 9594)
“ngưng” hay “dừng”; “chân dung” hay “tiểu sử”?

“NGƯNG” hay “DỪNG”;
“CHÂN DUNG” hay “TIỂU SỬ”?

Đào Văn Bình

Hiện nay trong nước không biết dùng chữ “ngưng” mà chỉ dùng chữ “dừng”. Thí dụ: Báo VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) ngày 4/2/2020, Dừng tuyến vận tải khách từ Bến xe Nước Ngầm đi Nam Ninh, Trung Quốc.” Rồi báo Vietnam Plus ngày 4/2/2020: “Bangkok dừng thi công các công trường để chống ô nhiễm không khí.” Rồi Báo Tuổi Trẻ ngày 4/2/2020: “Tạm dừng cấp phép liên vận cho xe từ Việt Nam vào vùng dịch của Trung Quốc”. Rồi VOA ngày 4/2/2020: “Việt Nam dừng tuyến đường sắt chở khách sang TQ vì virus corona.”

Như vậy “ngưng” và “dừng” khác nhau như thế nào?

-Dừng. Theo tôi, một vật đang di chuyển như chiếc xe, một người đang đi mà đứng lại thì nói là “dừng”. Thí dụ:

1) Chiếc xe dừng lại ở sân ga.

2) Dừng bước giang hồ.

3) Dừng chân bên rừng tuyết phủ.

4) Chiếc xe từ từ giảm tốc độ rồi dừng lại.

 Còn “ngưng” dùng cho một công tác, một sự sản xuất, một hành động. Thí dụ:

1) Coca Cola ngưng sản xuất một loại nước ngọt bán ế.

2) Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngưng cấp nhập cảnh cho những người đến từ

Vũ Hán.

3) Hãng Boeing ngưng sản xuất loại máy bay Boeing 737 sau những tai nạn chết người.

            Như vậy các câu văn trên phải là:

Ngưng vận chuyển khách từ Bến Xe Nước Ngầm đi Nam Ninh, Trung Quốc vì dịch cúm Corona.

“Bangkok ngưng thi công các công trường để chống ô nhiễm không khí.”

            Do đó người ta nói: Ngưng bắnngừng bắn chứ không bao giờ nói “dừng bắn”.

Rồi VnExpress: “Cảnh sát không được dừng xe chỉ để kiểm tra bình cứu hỏa.” Câu văn này có thể gây hiểu lầm là: Cảnh sát không được tự ý dừng xe lại chỉ để kiếm tra bình cứu hỏa.

Câu văn không gây hiểu lầm và rõ nghĩa phải là, “Cảnh sát không được ra lệnh cho xe (đang chạy) dừng lại chỉ để kiểm soát bình cứu hỏa.”

Rồi ở Việt Nam cũng không phân biệt được thế nào là “chân dung” thế nào là “tiểu sử”. Thí dụ: Báo VOV ngày 7/2/2020 đưa tiêu đề, “Chân dung tân Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Vương Đình Huệ”. Nếu đúng tiêu đề này thì chỉ đăng một tấm hình duy nhất chụp khuôn mặt của Ô. Dương Đình Huệ mà thôi. Đằng này bài báo đi một bài rất dài về ngày, tháng, năm sinh, quê quán, học lực rồi quá trình thăng quan tiến chức của ông ta. Như thế đây là bản tiểu sử chứ không phải “chân dung”. Theo từ điển Việt Nam, “chân dung” là bức vẽ giống hệt với người được vẽ. Vẽ chân dung là người thật ngồi đó cho họa sĩ vẽ và vẽ giống hệt như vậy. Còn bức hình do máy ảnh chụp thì không gọi là ‘chân dung” mà chỉ gọi là bức ảnh hay tấm ảnh. Bức ảnh do máy chụp, tự nó đã là “chân dung 100%” rồi cho nên chỉ nói bức ảnh là đủ.

Rồi cầu thủ A đốn ngã cầu thủ B. Nếu nói “cầu thủ A phạm lỗi” là đúng. Nhưng đằng này lại nói thêm, “Cầu thủ B bị phạm lỗi”. Đúng là loại tiếng Việt ngớ ngẩn và điên khùng. Vào xem các buổi tường thuật các trận đá bóng, người nghe sẽ điên lên vì không hiểu, “Cầu thủ B bị phạm lỗi” nghĩa là gì. Nói như vậy chẳng khác nào, anh lường gạt tôi thì “Anh là người phạm pháp”. Còn tôi “Là người bị phạm pháp”. Tiếng Việt trong nước bây giờ nó điên khùng như vậy đó bà con ơi!

            Hiện nay ở trong nước trình độ Việt Ngữ rất kém do không được dạy dỗ đàng hoàng ở bậc Tiểu Học và Trung Học cho nên không phân biệt được nghĩa của từng chữ. Thậm chí cả các ông có bằng Tiến Sĩ cũng viết văn còn tệ hơn bậc Tiểu Học năm xưa. Cái tệ hại đáng sợ nhất là phớt lờ gia tài văn hóa, văn chương của tổ tiên, rồi chế ra những từ ngữ mới rất ngô nghê, dị hợm…nhưng lại rất hãnh diện, kiêu căng phách lối về sự ngu dốt của mình. 

Do đó người hải ngoại không nên đọc các bản tin trong nước kể cả VOA, BBC rồi sao chép (copy) nguyên con, rồi hối hả phổ biến tùm lum lên các diễn đàn, tức vô tình tiếp tay cho loại tiếng Việt nhưng giết chết tiếng Việt truyền thống. Thật không có gì buồn cho bằng khi nhìn thấy gia tài văn hóa, văn chương mẫu mực của cha ông đang bị triệt phá.

Nếu thế hệ con em của người Việt hải ngoại được dạy dỗ tiếng Việt đàng hoàng, thì khoảng 20 năm nữa: Người Việt trong nước và người Việt hải ngoại sẽ trở thành hai dân tộc, cũng giống như Đài Loan và Lục Địa, với hai nền văn hóa, văn học, nếp sốngtư tưởng khác nhau. Một tô phở, một đĩa bánh cuốn ở California có thể giống hệt như tô phở hay đĩa bánh cuốn ở Hà Nội. Nhưng con người ở California sẽ không giống con người ở Hà Nội vì hai bên thụ huấn hai nền giáo dục, văn hóa khác nhau. Hai nền văn hóa này không thể dung hợp vì: Một bên thì mẫu mực, đàng hoàng, một bên thì hổ lốn, bát nháo, phá nát gia tài của tổ tiên.

Đào Văn Bình

(California ngày 7/2/2020)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20178)
12/10/2016(Xem: 18125)
26/01/2020(Xem: 10630)
12/04/2018(Xem: 18875)
06/01/2020(Xem: 9591)
24/08/2018(Xem: 8425)
12/01/2023(Xem: 2736)
28/09/2016(Xem: 24084)
27/01/2015(Xem: 23255)
11/04/2023(Xem: 1985)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.