BẢN KINH PHỔ MÔN VIẾT TRÊN GIẤY LỚN NHẤT VIỆT NAM

18/06/20195:41 CH(Xem: 6677)
BẢN KINH PHỔ MÔN VIẾT TRÊN GIẤY LỚN NHẤT VIỆT NAM

BẢN KINH PHỔ MÔN VIẾT TRÊN GIẤY LỚN NHẤT VIỆT NAM

 


blankblank


          Trong số những kỷ lục Phật giáo Việt Nam, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam - Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, Sài Gòn năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, TP.HCM”.

blank

         Điều làm cho tôi lưu ý là tên của tác giả “Cư sĩ Đặng Như Lan”, một cái tên thân quen, đã từng được nghe biết, cũng như từng thấy ký dưới một số bản kinh viết tay tỉ mỉ công phu có tranh vẽ kèm theo rất điêu luyện tài tình. Lần theo ký ức xưa cũ, tôi đã hầu chuyện và được Mẹ (Nữ sĩ Tâm Tấn) chỉ bảo tận tình, hướng dẫn cho tôi tìm ra đến Tu viện Giác Hải ở làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang trên 50 cây số về hướng Bắc. Chính nơi đây, một tự viện ở vùng heo hút, bao năm qua vẫn đang lưu giữ một “Pháp bảo” giá trị mà rất ít người được biết.

          Tu viện Giác Hải nằm trên ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là núi Ông Sư, có hình thù của một “ông tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh thơ mộng và thiêng liêng.

blankblank

          Vào năm 1956, HT.Thích Viên Giác - pháp danh Tâm Trí, pháp hiệu Chiếu Nhiên, một môn đồ xuất chúng của Bích Không Đại Sư (tức HT.Thích Giác Phong) - sau nhiều năm hoằng pháp khắp các tỉnh miền Trung và Cao nguyên, đã chọn nơi đây để tạo lập nên một chốn già lam thanh tịnh mang tên Giác Hải. Tu viện kiến trúc đơn sơ, không nguy nga tráng lệ, không đồ sộ cầu kỳ, nhưng hiển hiện giữa một vùng hoang sơ thanh vắng vào thời điểm đó, đã nghiễm nhiên trở thành một danh lam của xứ trầm hương Khánh Hòa. Đặc biệt nhất là điện thờ Quan Âm Nam Hải được kiến tạo ngay trên đỉnh núi, bên trái phía sau ngôi chánh điện, với thánh tượng Bồ tát bằng thạch cao trắng muốt đứng nhìn ra hướng Đông có vịnh Vân Phong biển xanh biêng biếc, mênh mang mây trời, đã đi vào huyền thoại với bao câu chuyện linh ứng nhiệm mầu…

          HT.Thích Viên Giác là một vị cao tăng đạo hạnh đã đóng góp nhiều tâm huyết trong công cuộc chấn hưng, bảo vệhoằng dương Phật pháp. Trước khi khai sơn lập tự tu viện Giác Hải, ngài đã từng đảm đương chức vụ Giám đốc Phật học đường Khánh Hòa đồng thời trụ trì chùa Hải Đức ở Nha Trang (1954), cùng chư Tôn Đức thành lập Phật học viện Trung Phần từ chùa Hải Đức (1956), thành lậpđiều hành trường Bồ đề Tuệ Quang (Đà Lạt), lập trường Phật học cho Tăng sinh tại Tổ đình Linh Sơn (Vạn Ninh). Sau Pháp nạn năm 1963, ngài giữ chức Thư ký Tổng vụ Hoằng Pháp trực thuộc viện Hóa Đạo, rồi về giảng dạy tại Phật học viện Trung Phần và Ni viện Diệu Quang (Nha Trang).

             Là một tăng nhân yêu văn chương thi phú, trong thời gian dài về sau này, ngài không chỉ chuyên tâm dịch kinh, trước tác nhiều tác phẩm quý giá, mà còn sáng tác những thi phẩm mang đậm giáo lý Phật Đà. Kinh sách ngài để lại cho đời gồm: Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, Đại Thừa Kim Cang kinh luận, Phẩm Phổ Môn, Quan hệ tư tưởng, Tìm hiểu Quán Thế Âm Bồ Tát, Lịch sử phong cảnh chùa Giác Hải, Khuyên niệm Phật (tập thơ)…

blankblank

           Đến thăm tu viện Giác Hải, tôi vô cùng xúc độngvui mừng khi được chiêm ngưỡng một “Bản kinh viết trên giấy” lồng trong một khung gỗ đen mun quý tốt, kính dày, có kích cỡ rất lớn. Đó là “Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Phổ Môn - Nói về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát” (được đề rõ chính giữa, phía bên dưới bản kinh), do “Cư sĩ Đặng Như Lan - Quán xã Yên Đổ - Huyện Bình Lục -Tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) - Nhà ở phố Hàng Phèn - Hàng Bút - Hà Nội” (được đề rõ bên trái, phía dưới bản kinh), và “viết tại chùa Vĩnh Nghiêm - đường Công Lý - năm 1966 - Bính Ngọ” (được đề rõ bên phải, phía dưới bản kinh).

blankblank

           Xem từ trên xuống, theo thứ tự là phần “kinh” viết bằng chữ Hán nằm ở trên cùng, kế đến là tranh vẽ “thất Phật”- bảy vị Phật quá khứ, tiếp theo là hình vẽ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi trên liên hoa đài, trên một phiến đá nổi lên giữa sóng nước xôn xao. Hai bên tả hữu của toàn bản kinh được tô điểm những hình tượng của chư vị Minh Vương, Kim Cang, Hộ Pháp… Từ chữ đến nét vẽ của bản kinh này đều kỹ lưỡng công phu đến từng mi-li-mét.

blankblankblankblankblankblankblank

          Tôi dùng thước đo được: ngang 1,8m, cao 2,8m nếu tính luôn cả khung gỗ (phủ bì). Đo (lọt lòng) riêng bản kinh thì ngang 1,5m và cao 2,5m.

          Vì không đủ điều kiện về nhân lực, nên chưa thuận tiện hạ cả khung “Bản kinh Phổ Môn” rất nặng và rất lớn này xuống khỏi vách tường của sảnh đường, mang ra ngoài trời, để đo đạc lại cho chính xác, cũng như để chụp ảnh cho rõ ràng, nên những thông số mà tôi đưa ra đều chỉ là tạm thời.

         Đây chắc phải là một kỷ lục của Phật Giáo Việt Nam: “Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa- Phẩm Phổ Môn viết trên giấy lớn nhất Việt Nam”, vì sẽ không có bản thứ 2, rất cần được phục chế và bảo tồn.        

 

                                                                   Tâm Không Vĩnh Hữu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20178)
12/10/2016(Xem: 18124)
26/01/2020(Xem: 10629)
12/04/2018(Xem: 18873)
06/01/2020(Xem: 9588)
24/08/2018(Xem: 8425)
12/01/2023(Xem: 2735)
28/09/2016(Xem: 24084)
27/01/2015(Xem: 23249)
11/04/2023(Xem: 1985)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.