Hãy Giữ Chân Thầy Nhất Hạnh Cho Nước Đức Và Châu Âu Chân Y Nghiêm

06/09/201212:00 SA(Xem: 26547)
Hãy Giữ Chân Thầy Nhất Hạnh Cho Nước Đức Và Châu Âu Chân Y Nghiêm

Hãy giữ chân thầy Nhất Hạnh 
cho nước Đức và châu Âu 
Chân Y Nghiêm

Các bạn thân mến,

Tôi lớn lên trong cảnh bất công và quê hương nhuộm đầy máu lửa. Trái tim tôi đã dược nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương qua những tấm gương của các vị anh hùng yêu nuớc. Tôi yêu lí‎ tưởng Từ Bi của Đức Phật qua tinh thần bất bạo động, tôi không thích tham gia vào các tổ chức và các cuộc đấu tranh. Tôi đã đi dự những khóa tu của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức trong một số chùa lớn của ba miền đất nuớc, trong thời gian Thầy về Việt Nam.

Năm 2011, tôi theo Tăng thân đi bốn tiểu bang nuớc Mỹ nghe Thầy thuyết giảng. Tôi đã chia sẻ với các bạn sáu bài văn một cách chân tình.

Năm nay, tôi về Làng Mai dự lễ kỷ niệm Ba Mươi Năm Sinh Nhật của Làng. Tôi đã chia sẻ với các bạn bài văn Mười Năm Tình Cũ.

vphudca_1Bây giờ, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn khóa tu của Sư ông Làng Mai và Tăng thân ở Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu - Nước Đức. Trước khi chia sẻ về Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu, tôi xin nhắc sơ qua về quá trinh hành đạo của thầy Nhất Hạnh.

Truớc năm 1960, Thầy đã đi dạy các trường đai học ở Pháp và Mỹ. Năm 1964, theo lời kêu gọi của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thầy về Việt Nam mở Trường Cao Đẳng Phật Học - sau này là Viện Đại Học Vạn Hạnh - tạo nên một phong trào sinh viên và trí thức theo đạo Phật rất đông.

Sau đó, những biến cố chính trị dồn dập xảy ra, xô đẩy đất nuớc vào cảnh nồi da xáo thịt. Chính quyền Saigon kêu gọi nước Mỹ viện trợ tài chánh và quân sự. Họ đã mang quân viễn chinh đổ xô vào miền Nam cùng với phi cơ và bom đạn, gây nên thảm họa chiến tranh ‎‎ý‎ thức hệ, gây đau thương cho đồng bào khắp hai miền đất nước.

Trước cảnh đau thương khôn cùng, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất yêu cầu thầy Nhất Hạnh đi khắp thế giới kêu gọi hai phe ngưng chiến, thiết lập tình huynh đệ giữa hai miền Nam Bắc, thống nhất đất nước, mang lại hòa bình, tự do, độc lập cho dân tộc Việt Nam. Lời kêu gọi của Thầy được thế giới ủng hộ, nhưng chính quyền Saigon đã phản ứng mạnh, cấm Thầy trở lại quê hương. Thầy sống đời lưu vong từ năm 1966.

Năm 1975, trước cảnh đồng bào ra đi tìm tự do, lênh đênh trên biển cả, mạng sống mong manh, Thầy đã mang tàu ra cứu, tìm đủ mọi phương tiện để giúp đồng bào tị nạn. Việc làm dũng cảm của Thày và các đệ tử đã gây ra biết bao rắc rối cho Thầy trên đất khách quê người, nhưng Thầy vẫn không nản chí. Chính nỗi đau khổ của quê hương đã nuôi dưỡng tình yêu thương Thầy rộng lớn.

Năm 1982 Làng Hồng chính thức được thành lập trên nuớc Pháp. Lúc đầu chỉ có 3 người xuất giasư cô Chân Không, Chân Đức, Chân Vị. Có các sư cô Viên Quang, Như Phước, Thanh Luơng, Huệ Hảo,…về tu học và một số các thầy. Số người đến tu học ở Làng Hồng phần lớn là những Phật tử Việt Nam đã quen biết Thầy khi còn ở quê nhà.

Năm năm sau, số đệ tử xuất gia của Thầy tăng nhanh, số người đến tu học mỗi lúc một đông, phần lớn là người ngọai quốc. Đồi mận - loại mận mà người Việt Nam miền Bắc gọi là mai - trái ô mai - rộng lớn ở xóm Mới, Xóm Hạ nở bông trắng xóa vào Mùa Xuân nên Thầy đổi tên thành Làng Mai.

Hai muơi năm sau, Làng Mai đã trở thành Trung tâm tu thiền chánh niệm nổi tiếng ở vùng Bordeaux, miền Nam nuớc Pháp. Các thiền sinh khắp thế giới về tu học rất đông, nhất là về mùa hè. Mỗi tuần số thiền sinh tham dự tu học lên đến trên ngàn người.

phương tiện di chuyển tốn thời gian, nên các tăng thân cư sĩ trên nhiều nuớc thỉnh cầu Thầy và tăng thân đến mở khóa tu, do Phật tử tổ chức. Thế nên hàng năm tăng thân tháp tùng Thầy đi mở khóa tu khắp thế giới.

Tu viện Lộc Uyển ở miền bắc California đựơc thành lập. Thầy Giác Thanh đựoc cử làm Trú trì bên tăng và sư cô Trung chính làm trú trì bên ni. Sau đó đến Tu viện Rừng Phong, rồi Thiền viện Thanh Sơn và sau này là Tu viện Bích Nham (Blue Cliffs) ở NewYork được thành lập đã là nơi thực tập thiền chánh niệm cho giới trẻ và trí thức Mỹ rất đông.

Nhu cầu thực tập thiền chánh niệm cho người Việt và ngọai quốc ngày một mở rộng. Phật tử cúng dường đất cho Thầy nhiều nơi, nhưng Thầy đều từ chối vì không đủ nhân lực. Số giáo thọtăng ni có hạn.

Năm 2005, Thầy được nhà nuớc Việt Nam mời về quê hương. Thầy dự đoán những bất trắc có thể xảy ra, nhưng với tình yêu quê hương thiết tha, Thầy chấp thuận trở về nuớc với những yêu cầu đựơc mở khóa tu thìền chánh niệm cho Phật tử trên một số chùa lớn khắp ba miền đất nuớc. Thầy nhận lời thành lập Tu viện Bát Nhãgấp rút đào tạo tăng ni.

Chỉ trong vòng ba năm, Thầy đã nhận được 400 tăng ni ưu tú, đa số từ trung học và đại học. Biến cố Bát Nhã xảy ra, làm chấn động lương tâm nhân lọai.

Thầy nhận 120 mẫu đất do Phật tử cúng dường ở tiểu bang Mississipi. Đến năm 2006, Tu viện Mộc Lan được thành lập và đón nhận các tăng ni trẻ ở Tu việt Bát Nhã Việt Nam sang tu học. Năm 2011, dù Tu viện Mộc Lan chưa xây cất xong, nhưng số thiền sinh từ các tiểu bang nuớc Mỹ về dự khóa tu trên một ngàn người

Làng Mai là nơi thành lập đầu tiên của Thầy và tăng thân, hàng năm đã quy tụ hàng ngàn thiền sinh đủ các màu da, sắc tộc trên khắp thế giới về tu học. Tỉnh Bordeaux nằm ở cuối bản đồ nuớc Pháp, rất xa toàn thể khối Châu Âu. Làng lại xây dựng trên vùng nông thôn, cách xa phi truờng Bordeaux 120km, xa phố thị khiến sự sinh họat và đi lại của thiền sinh gặp nhiều trở ngại. Thầy ước mong thành lập được một trung tâm thực tập thiền chánh niệm ở Châu Âu để cho các nước lân bang về tu học .

Duyên may đã đến, các Phật tử ở Đức báo cáo rằng: Bộ Quốc phòng Đức đang bán những dẫy nhà lớn ngày xưa dành cho quân đội với giá rẽ lắm 100 000 € một dẫy 20 phòng. Nhưng thầy trò đi xem mấy chục chỗ không vừa ý thì có một người Đức, làm việc ở Bộ Quốc phòng Đức chuyên đặc trách về viêc bán những bất động sản cho Bộ. Ông có người em làm việc ở Sứ quán Đức tại Hà Nội và một người em làm việc bên Nhật, cả hai em của ông đang làm việc tại hai nước Phật giáo. Khi nghe ông anh hỏi về Thiền sư Nhất Hạnh, cả hai người đều khuyến khích ông anh “Nếu anh giữ được vị tu sĩ này ở lại Đức là một phước lớn cho nước ta và cho toàn Âu Châu” Ông anh nghe thế bèn tìm một địa điểm sinh họat lý tưởng ở thị trấn Waldbroel không xa thành phố KOELN cũng gần BONN là thủ đô Tây Đức ngày xưa.

Đây là bệnh viện rộng lớn cũ, có nhà bảo sinh, có chỗ nuôi người khuyết tật. Quân Đức hồi đó do Đức Quốc Xã cầm đầu có nhiều tư tưởng rất kỳ thị, chọn những thanh niên thiếu nữ hình dáng xinh đẹp làm những bức tranh vĩ đại, thân thể đẹp xinh, những kiệt tác về mosaic tuyệt hảo trên các bức tường vĩ đại tại phòng tiếp tân. Điều đó cũng tốt. Nhưng Đức Quốc Xã đã sai lầm nghĩ rằng người Do Thái là người bán chúa Ki Tô nên đã cho hàng ngàn người vào lò hơi ngạt giết chết họ. Thật là khốc liệt ác đức không thể. Riêng 700 trẻ em khuyết tật ở bệnh viện Waldbroel, họ cho chở đi đâu mất tích.

Khi Đức Quốc Xã sụp đổ, Bộ Quốc phòng Tây Đức tự do đã dùng tòa nhà năm tầng rộng lớn, lót sàn nhà toàn bằng đá cẩm thạch hồng có hoa vân hồng, nâu, tím rất đẹp, dài 150m. Tòa nhà này là nơi để các tướng lãnh lớn của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) về đây hội họp.

Ông nhân viên cao cấp của Bộ Quốc phòng đã được hai người em khuyến khích “Giữ cho được ông thầy tu Thích Nhất Hạnh này ở lại Đức”, và sau đó ông đọc nhiều sách, lên trang nhà Làng Mai âm thầm tìm hiểut hêm, nên ông đã quyết định tìm cách mời cho được Thiền Sư về đây. Khi hai chị trong hai tăng thân cư sĩ ở Đức thuộc Làng Mai (chị Chân Diệu và chị Ilona phu nhân anh Chân Pháp Nhãn Karl Scmied) đến hỏi thì tòa nhà trị giá khoảng 30 triệu €.

Hai chị được biết rằng: Sư ông đã dùng phần lớn số tiền Phật tử cúng dường cho các cháu học sinh, sinh viên nghèo hiếu học và các lớp mẫu giáo ở vùng sâu vùng xa trên cao nguyên, hay những vùng nông thôn thiếu thốnquê nhà. Ngân quỹ Làng Mai chỉ còn khoảng 400.000 € thôi, nên hai chị lắc đầu từ chối.

Ông nhân viên Bộ Quốc phòng mời mọc: “Có một nhóm người Thổ Nhĩ kỳ vừa mới đến trả giá tòa nhà này bảy triệu bảy trăm ngàn € để làm trường học, nhưng chúng tôi không bán. Chúng tôi muốn bán cho Thiền sư Nhất Hạnh với giá rẻ đó. Vì chúng tôi tin tưởng Thầy sẽ mang lại niềm an lạc cho đất nước Đức. Hai chị từ chối vì thật tình, tăng thân không có được số tiền đó.

Bốn tháng sau, Ông nhân viên gọi báo tin: Có nhóm người Đức chịu mua với giá 3 triệu 500.000 €, chắc chính phủ Đức sẽ bán mất. Quý vị nên đến mua ngay kẻo không kịp.

Làng Mai vẫn không đủ sức. Lúc đó một vị nữ Phật tử người Đức, chị Annabelle Zínser bỗng phát tâm cúng 4 trăm ngàn €, cùng với sự giúp đỡ của vài Phật tử Việt Nam, Tăng Thân cố gắng lên giá mua là 1 triệu €. Ông đại diện Bộ Quốc phòng chê quá ít, ông sợ bị cấp trên khiển trách. Nhưng cuối cùng Bộ Quôc phòng đã chịu bán tòa nhà 6 tầng đó cho Làng Mai với gia một triệu một trăm nghìn €. Nhưng khi sắp ký giao kèo mua bán, ông đại diện Bộ Quốc phòng đâm ra lo lắng, sợ Làng Mai không kham nổi chi phí điện nước nên do dự hỏi quí vị có kham nổi 200.000 € mỗi năm chi phí sưởi điện và nước không. Chị Chân Diệu nói nửa đùa nửa thật “Thì quý vị trả giúp chúng tôi!!”. Ông ấy nghe có lý và quyết định giúp ba năm đầu là 600.000 € . Thừa thế hiểu biết của ông, chị Thục Quyên tức Chân Diệu nói khéo. Chúng tôi còn phải xài nhiều tiền lắm về chuyện sửa chữa… Ông ta cao hứng đồng ý bớt thêm 200.000 nữa, tồng cộng là 800.000 €.

Như vậy, Tăng thân trả tiền ngôi nhà đó từ 30 triệu thành ba trăm ngàn !!! (1% của trị giá ) Đúng là chư tổ bắt Sư Ông phải về đây để giúp chuyển hóa nghiệp lực lớn lao nầy.

Người có công thương thuyết là chị Chân Diệu-Thục Quyên và Ilona Schmied. Người làm giấy tờ thủ tục luật lệluật sư tiến sĩ Alexander Publick. Chị Thục Quyên làm Giám đốc trong thời gian giao tiếp. Sau đó Sư ông Làng Mai đề nghị thầy Pháp Ấn làm Viện chủsư cô Chân Đức làm Giám đốc Giáo Dục. Cả hai vị này đều có bằng tiến sĩ bên Mỹ và Anh. Thầy Chân Pháp Trạch là Trụ trì. Ban Giáo Thọsư cô Chân Châu Nghiêm tốt nghiệp thủ khoa Viện đại học Standford, California. Sư cô viết văn rất thanh thoát, có thể kế tiếp sự nghiệp văn học của Sư Ông. Có năm chục tăng ni trẻ: 23 từ Làng Mai và 28 từ Tu viện Bát Nhã Việt Nam, và một số vị giáo thọ trẻ từ bên Làng Mai qua tu họcphụ giúp. Những tu sĩ trẻ Việt Nam đựơc chính phủ Đức cho theo học các trường nhà nuớc miễn phí. Khóa học sáu tháng. Sau mỗi khóa phải thi kiểm tra học lực. Sau khi tốt nghiệp sẽ đựơc phát bằng cấp, đựơc tạm trú lâu dài tại Đức.

vphudca_2Chiều nay, 11-8, Tăng thân tổ chức lễ Trai Đàn cầu siêu cho những vong hồn bị chết thê thảm, oan ức. Ban kinh sư do các thầy từ Tổ đình Từ Hiếu và Làng Mai tụng kinh theo nghi thức cầu siêu độ, có sự tham dự của Tăng Thân các nơi, người Đức, người Hòa Lan và rất đông các cháu thiếu nhi.

Bài chiêu hồn được đọc bằng tiếng Anh, tiếng Đức, thầy Pháp Ấn đọc tiếng Việt, giọng Thày xúc động: Xin hương linh quý vị và các cháu lắng nghe và chứng giám. Bảy mươi năm về truớc, người ta đã đối sử rất tệ hại với liệt vị. Ngày nay Tăng thân đã tới, Tăng thân đã lắng nghe và đã hiểu tất cả những nỗi khổ đau tủi nhục vá uất ức ấy. Tăng thân đã đi thìền hành, đã ngồi thiền, đã thở trong chánh niệm, đã trì chú, tụng kinh, thí thực để cầu ơn trên : chư Bụt, chư vị Bồ Tát, chư vị Tổ Sư để quý Ngài hồi hướng công đức vĩ đại của quý Ngài cho liệt vị và các cháu, để quý vị và các cháu có cơ hội chuyển hóa, tái sinh ra dưới những hình thức mới. Những người đã làm khổ quý vị, họ cũng đã gánh chịu nghiệp quả khổ đau, xin quý vị mở lòng từ bitha thứ cho họ để họ cũng có cơ hội giải thoátchuyển hóa. Xin hộ trì cho Tăng thân và cho các thế hệ hành giả kế tiếp, để họ có thể biến nơi này thành một cơ sở thực tập chuyển hóatrị liệu, không những cho thành phố Waldbroel mà cho cả nuớc Đức và cả toàn thế giới.

Tôi ngồi đó mà tưởng chừng như đang trở về quá khứ, mắt nhìn thấy rất nhiều người thoi thóp trong phòng ngạt của Đức Quốc Xã, tai nghe thấy những tiếng kêu hãi hùng của nạn nhân.

Tôi liên tưởng đến đồng bào quê hương tôi, bị chết dưới những hố bom của Mỹ, bị chết trong những trận đấu tố cải cách ruộng đất, bị chết vùi dập trên đại lộ Kinh Hòang - Quảng Trị, bị chết chôn vùi tập thể ở Huế tết Mậu Thân, bị chết nơi Côn Đảo và rất nhiều nhà tù, hàng trăm ngàn người bị đày ải ở bao nhiêu trại học tập cải tạo. Tôi rùng mình, trái tim se lạnh. Tôi thầm gọi: Mẹ Trái Đất ơi, danh vọngquyền lực đã khiến những người con của mẹ trở nên khát máu, bạo tàn, gây bao tang tóc đau thương cho chính anh em, cùng là con của Mẹ ! 

***

Tôi đựơc các Thầy cho đi chợ mua thực phẩm. Siêu thị ở Đức cũng giống như các siêu thị khác, nhưng giá cả ở đây rẻ hơn. Các siêu thị cách Viện Phật Học không xa. Waldbroel là một thị trấn lớn, có đầy đủ các siêu thị và nhà hàng ăn uống của người Hoa, Đại Hàn, người Việt. Các Thầy đưa chúng tôi tới quán ăn Việt Nam Hạ Long book. Quán thiết kế dân dã, đẹp mắt. Chủ quán là người miền Bắc, có các món ăn Việt Nam ngon khiến các gia đình người Đức thường xuyên đến ăn. Quán chỉ mở cửa vào buổi chiều. Kem của Đức nổi tiếng ngon và rẻ. Buổi chiều, nguời ra phố đông đúc, họ đi bộ và đi xe đạp, nên đường phố ở Đức ít khi bị kẹt xe. Trong tất cả các nuớc tôi đã viếng thăm, tôi thích nuớc Đức hơn cả, vì nó sạch sẽ, nhà thiết kế đẹp và đều, dân chúng có tinh thần kỷ luật cao, họ không gây ồn ào những nơi công cộng như người Châu Á. Họ bảo vệ môi truờng bằng cách mang các chai lọ làm bằng plastic phế thải bỏ vào thùng có hệ thống máy trả tiền bằng hóa đơn ở siêu thị. Chỉ cần bỏ vào máy sáu vỏ chai coca, máy sẽ nhả ra hóa đơn là 2 €. Hóa đơn đó sẽ được thanh toán với quầy tính tiền.

Từ Học Viện bạn chỉ cần đi băng qua đường là bạn sẽ thấy các cửa hàng, siêu thị, bênh viện, nhà băng, bưu điện. Đi xa hơn chút nữa, bạn sẽ gặp xe bus đưa tới nhà ga; nơi đây bạn sẽ có tàu lửa đưa bạn đi Paris hoặc các thành phố lớn khắp nước Đức. Đây là nơi l‎í tưởng để bạn ghi tên nghỉ ngơi, tu học. Chung quanh Học Viện là bãi cỏ, đồi táo xanh tươi. Từ đồi táo này, bạn có thể đi xuyên qua những con đường mòn trong rừng thông cao vút. Những vạt nắng sớm xuyên qua khóm lá, long lanh, nhảy nhót theo từng bước chân. Chiều đến, bạn có thể ngồi dưới gốc cây táo ngắm mặt trời lúc hoàng hôn trong không gian xanh yên tĩnh.

Bạn có thể thăm Thành Phố KOELN hay BONN cách Học Viện không xa. Đấy là một trong những thành phố lớn của nuớc Đức. Các cửa hàng và siêu thị rộng lớn đầy đủ hàng hóa, giá rẻ hơn các nơi. Trung tâm thành phố có một nhà thờ Thiên Chúa giáo cao ngất, vĩ đại, khách du lịch đến chiêm bái kiến trúc xưa cỗ của ngôi thánh đường này rất đông.

Cách xa Phật học viện, đi xe hơi hơn sáu giờ bạn sẽ gặp thành phố BERLIN (Bá Linh) nơi đây có bức tường phân nước Đức ra làm hai gọi là Đông Đức và Tây Đức. Họ cũng đã từng thù ghét nhau. Nhưng rồi chính quyền cả hai bên đều nhận ra: Sự chia rẽ ấy chỉ làm dân tộc Đức yếu hơn trước đà phát triển nhanh của khối Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Nuớc Đức có nhiiều người tài giỏi. Họ có tinh thần dân tộc và đoàn kết rất cao. Hai bên đã nắm tay nhau, hòa hợp để xây dựng lại một nuớc Đức thống nhất hùng mạnh. Bức tuờng Bá Linh ô nhục đã bị toàn dân phá bỏ. Họ thống nhất đất nước mà không tốn đạn viện trợ, không cần kêu gọi các nước đàn anh tiếp sức để cõng rắn cắn gà nhà. Quá khứ đau thương của họ đã được đền bù bằng những nhà lãnh đạo đương thời sáng suốt, tài ba và trong sạch! Họ tôn trọng tự do nhân quyền nhưng tinh thần kỷ luật của người dân rất cao. Pháp luật của nước Đức công bằng, không đối xử thiên vị với những kẻ phạm pháp.

Tôi ít đi ra ngoài, nên chỉ biết một vài chi tiết nhỏ kể cho bạn. Thấy môi trường nước Đức phố thị sạch sẽ, công viên, rừng cây xanh tươi mát. Đời sống sinh họat của họ đậm nét văn hóa cao, công nghệ văn minh vượt bực mà phục quá đi thôi.

***

Tòa nhà sáu tầng cao ngất của Học Viện chưa có kinh phí sửa chữa. Thầy Pháp Ấn phải thuê công ty xây dựng Đức làm tạm cái lều mica, rộng 1000m2, có thể chứa đựợc 1.500 thiền sinh. Hôm nay bắt đầu vào khóa tu cho người Hòa Lan, Thiền đường rộng vậy mà đông kín những người. Mở đầu, Sư ông Làng Mai nói về chánh niệmchuyển hóa khổ đau cho thân và tâm.

Mỗi bước chân chánh niệm, lời nói chánh niệm, hành động chánh niệm, suy nghĩ chánh niệm thì trái tim sẽ nảy mầm hạt giống hiểu biếtthương yêu. Sự hiểu biếtyêu thương sẽ mang lại cho nhân lọai một nền hòa bình trong tình huynh đệ…

Bài pháp thọai Sư Ông nói bằng tiếng Anh, đựơc sư cô Sáng Nghiêm dịch ra tiếng Hòa Lan, đã lôi cuốn thiền sinh lắng nghe chăm chú

Cả rừng người đi thiền hành với Sư Ông trong im lặng. Mặc dù một tháng qua, Sư Ông giảng pháp thoại liên tục, một tuần bốn buổi, có khi năm hay sáu buổi - mỗi buổi khỏang 2 tiếng đồng hồ - sức khỏe Sư Ông đã sút giảm, dáng người gầy đi nhiều, nhưng bước chân Sư Ông vẫn thanh thản, nhẹ nhàng, nụ cượi Sư Ông mỗi ngày một tươi thêm. Sư Ông dắt tay các em bé Hòa Lan đi thiền hành. Phía sau, Tăng thân và thiền sinh vẫn từng buớc chân tiếp nối.

Khóa tu cho thiền sinh Hòa Lan kết thúc. Sáng nay, thay vì ngồi thiền, chúng tôi đi dự lễ truyền 5 giới. Các giới tử chiếm phân nửa thiền đường. Có các cụ già và nhiều cháu bé nữa. Nhìn họ quỳ lạy một cách kính cẩn khi nghe Sư Ông đọc năm giới, tôi thấy xúc động và vui quá đi thôi. Tôi nhớ năm ngoáiTu viện Blue Cliffs - New York, một bà thiền sinh, sau khi nhận giới, cảm động nói trong nuớc mắt: Tôi mong rằng sẽ có rất nhiều người đựơc nhận năm giới thì chiến tranh và hận thù sẽ vắng bóng trên thế giới này.

Nhìn lên rừng cây cao, mùa hè sắp qua đi, mùa thu đang tới, lá vàng sẽ rụng theo từng đợt gió đong đưa, cuốn trôi theo sóng vô thường. Tôi nhìn xuống thấy các sư em tươi thắm như những hoa hướng dương, thấy các cháu bé như những nụ hồng vừa hé nở, dưới chân tôi sân cỏ mát xanh. Trên rặng thông già, bầy chim rừng đang hát bài ca mùa hè bằng tiếng Đức, nghe lạ lắm. Tôi thấy niềm tin yêu - hy vọng đang bừng nở, khe khẽ hát hòa với tiếng chim và tiếng thông reo:

Sóng vô thường vẫn trôi
Ngàn lá thu vẫn rơi
Mang theo người yêu dấu
Em và tôi cũng vậy
Rồi ta sẽ đi thôi
Không có gì mất đi
Không có gì còn lại
Trái đất vẫn xinh tươi
Chúng ta vẫn ca hát
Mặc vô thường nổi trôi…

Các bạn thân mến ơi, những điều gì cần làm ngày hôm nay thì bạn hãy làm đi, đừng để đến ngày mai. Ngày mai dài vô tận, nó sẽ làm bạn lỡ nhịp hẹn, nhất là bạn hẹn sẽ gặp lại người thương. Sóng vô thường không đợi chờ ai cả. Nó đến và cuớp đi rất nhanh mạng sống muôn loài. Sư ông Nhất Hạnh năm nay 86 tuổi rồi, mặc dù sức khỏe mong manh, nhưng Sư Ông vẫn đến giảng những khóa tu, dạy cho chúng ta pháp môn Thiền Chánh Niệm của Đức Phật từ phụ Thích Ca, dạy chúng ta chuyển hóa khổ đau thành an lạc, sống tỉnh thức trong tình thương yêu, mang lại hạnh phúc cho gia đình, hòa bình cho thế giới. Chúng tôiniềm tin lớn rằng: chư Phật, chư Bồ tát, chư Tổ, chư Thần linh đất đai và, với tài đức song toàn của thầy Pháp Ấn - sư cô Chân Đức - các vị Giáo thọ lớn và các sư em mẫn tuệ của Sư Ông, cùng với Tăng thân cư sĩ khắp thế giới, Phật tử Việt Nam sẽ hỗ trợ cho Viện Phật Học Châu Âu ngày càng vững mạnh để cho người dân Đức và toàn thể thế giới quay về đây thực tập thiền Chánh Niệm, chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc, chuyển hóa hận thù thành yêu thương, để tất cả nơi nơi đều sống trong hòa bình, an lạc.

Xin mời các bạn đến dự các khóa tu, thực tập pháp môn Thiền Chánh Niệm đi. Nó sẽ giúp bạn tỉnh táo, sáng suốt ra, trái tim bạn được tưới tẩm hạt giống từ bi, bạn sẽ nhìn mọi người bằng đôi mắt thương. Bạn sẽ mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, vợ con, anh em hoặc người mà bạn thương yêu để cùng nhau đi suốt cuộc hành trình trong hạnh phúc, xây dựng quê hương tươi sáng, bạn có biết không ?

Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu
Tháng 8 -2012.
Chân Y Nghiêm

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2015(Xem: 7562)
27/07/2016(Xem: 6520)
03/09/2016(Xem: 5930)
11/03/2015(Xem: 10004)
21/07/2022(Xem: 2146)
22/01/2019(Xem: 16214)
27/10/2021(Xem: 2297)
30/07/2014(Xem: 11967)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.