Thư Viện Hoa Sen

Phần 3: "Phiên tòa" đột xuất trong đêm

28/03/20162:40 SA(Xem: 7946)
Phần 3: "Phiên tòa" đột xuất trong đêm
 photo 9ecefc6151663f39d0b2c10ce782f7d7_zpsyr67f8xo.jpgTiếng gọi của Pháp Bảo:
- Sư huynh Pháp Đăng vào cho thầy trụ trì gặp.

Đã làm cho Pháp Đăng giật mình với hơi chút lo âu đã hiện rõ trên khuôn mặt, khi những ý niệm được liên  tục phát khởi cho những suy luận và loại trừ của vấn  đề đang phải đối diện:

- Bức thư của Cái Út mà làm sao thầy biết được hay chuyện gì khác. Pháp Đăng nói thầm.

- Nói thầy! Sư huynh vào liền. Pháp Đăng hô to.

- Huynh nhớ mặc áo dài vào nha, đệ đi thông báo tiếp cho mọi người đây. Pháp Bảo vừa chạy, vừa đáp.

Pháp Đăng nghe mà mừng thầm:

- Thì ra là họp chúng.

Dưới ánh đèn điện nhợt nhạt hắt xuống từ trên cao, đã làm cho căn phòng nhỏ của Thầy trụ trì thêm chút huyền ảo và đơn điệu. Chẳng mấy chốc mọi người đã tập trung đông đủ trang nghiêm áo dài quỳ trước mặt thầy để chờ nghe về nội dung phiên họp đột xuất theo lệnh triệu tập của người đứng đầu đầy quyền lực.

Với những cái hắc xì hơi liên hồi và những cơn ho nhẹ. Thầy trụ trì cứ hắc xì rồi ho và im lặng, làm cho mọi người ai cũng im thin thít mà trong lòng đầy lo lắng, bởi cái cảm giác trong sự hồi hộp mà chờ đợi một điều gì đó, sẽ làm cho con người ta phải nóng lòng hơn khi chuẩn bị phải đối diện với chúng.

Theo lời kể của bà Năm Lựu: Thầy trụ trì là người gốc xứ Quảng, theo cha mẹ di dân vào Nam lập nghiệp khi còn là một ông thầy giáo trẻ. Vào đến miền nam một thời gian, thầy vẫn theo nghiệp dạy học cho trẻ em nghèo tại một trường tiểu học tạm bợ trong khu kinh tế mới tự lập của cộng đồng người tản cư lập nghiệp.

Được một thời gian thì tai họa ập đến trong vụ tai nạn đạp phải mìn kinh hoàng làm cha mẹ thầy đột ngột qua đời cùng với vài người trong xóm trong khi đang đào khoai mì để mưu sinh.

Quá đau thương cho sự ra đi đột ngột của cha mẹ, nên thầy đã phần nào thấm thía nỗi đau thương của kiếp người mong manh tạm bợ nên quyết định từ bỏ nghiệp nhà giáolên đường tìm thầy học đạo cho đến nay.
Vừa kể mà bà Năm Lựu vừa nhai trầu bỏm bẻm làm mấy chú ai cũng hóng nhìn trong sự chờ đợi phần tiếp theo của câu chuyện.

Bà Năm Lựu kể tiếp:
- Tôi nói cho mấy chú, mà mấy chú không nói cho thầy nghe là tôi nói á nha. Hồi xưa thầy khôi ngô tuấn tú lắm, đẹp trai hết biết. Vừa nói mà bà Năm Lựu vừa chắc lưỡi.
- Nên tuy đi tu rồi mà mỗi khi đi chợ với tôi, mấy cô gái trong làng ai cũng ngước nhìn trong niềm nối tiếc: “Trời! Thầy tu gì mà đẹp trai quá”, còn mấy bà ngoài chợ thì cứ xầm xì hỏi tôi đủ chuyện:

“Ủa! Ông thầy trẻ đó thất tình ai mà bỏ đi tu” hay “hận đời chuyện gì mà trốn vô chùa” mà mấy bả có biết là thầy người ta đi tu vì lý tưởng, vì giác ngộ cuộc đời đâu. Ai biểu thầy đẹp trai quá chi, đẹp hơn mấy chú bây giờ nhiều. Bà Năm Lựu kể trong sự hoài tưởng về một quá khứ đẹp đầy hứng khởi.

Nhìn về một phía xa xăm trong ánh mắt đầy tâm sự bà Năm Lựu kể tiếp trong sự lên giọng:
- Tôi cũng nói cho mấy chú biết, hồi xưa khi còn là một thiếu nữ, tôi cũng là "hoa khôi" của cái xóm này á nha. Vượt qua mấy vòng thi ở Ấp, tôi được bà con đề cử đại diện thi cấp xã nhưng vào được Top 5 thì bị loại do cái tội không biết chữ, thì cũng tại thời đó nhà nghèo ăn không đủ no thì điều kiện đâu mà đi học.
Bà Năm Lựu kể tiếp trong niềm kêu hãnh:
- Hồi đó, mấy thanh niên phải xếp hàng theo tôi hàng loạt, nhưng tôi đâu có thèm để ý. Có người còn đem sính lễ cầu hôn, sáng đem qua nhận xong, chiều tôi mang trả lại.
Mấy chú ai cũng úa lên cười vang. Làm cho Bà Năm Lựu cũng cảm thấy ngượng ngùng nên ngắt lời:
- Ừ thì! Cũng vì Tam bảo (Phật-Pháp-Tăng), vì mấy chú mà tôi mới ở vậy tới giờ nè. Chứ không là con tôi bây giờ cũng bằng tuổi mấy chú chứ bộ.

Pháp Tất (người sư huynh cả của chùa) tiếp lời:

- Thì bà Năm không nghe thầy thường dạy à: "Công cho dày thì quả mới cao". Tính ra từ thời con gái tới giờ chắc công đức của bà Năm phải chất cao như núi còn gì, biết đâu lại đắc đạo trước tụi con không chừng, đúng không mấy chú.
Pháp Đăng, Pháp Bảo, Pháp Đạt, Pháp Đa và mấy chú ai cũng trả lời ríu rít:
- Đúng, đúng. Sư huynh nói đúng quá.

Bà Năm đáp lại trong nụ cười mãn nguyện:
- Mấy chú cũng khéo nịn quá ha. Ừ thì! Tôi khao mấy chú nồi chè đậu phộng nước cốt dừa được chưa?
Những tràng pháo tay đầy háo hức vang lên trước lời hứa khả của bà Năm, làm hân hoan cả một góc trời.

"Phiên toà" đột xuất trong đêm

Thầy trụ trì bắt đầu lên giọng:
- Đúng ra tối mai là ngày Rằm sám hối mỗi tháng thì chùa ta mới họp chúng, nhưng mai tôi có công việc Phật sự phải đi xa nên tối nay họp mặt đại chúng trước một ngày để kiểm điểm lại những việc được và chưa được suốt nữa tháng qua về sự sinh hoạt của chùa.
Thầy nói tiếp:
- Chùa chúng ta có hơn 15 thành viên, ngoài thầy và bà Năm Lựu ra thì toàn là chú tiểu. Nên việc sinh hoạt tu tập phải được tuân thủ một cách nghiêm túc đúng quy tắc thiền môn. Vì người xuất gia hơn người đời ở chỗ là oai nghi đạo hạnhtư cách đạo đức, sống nề nếp phép tắc biết trước biết sau để làm gương hạnh cho đời. Sau này, các chú còn là người tiếp nối mạng mạch Phật pháp, kế thừa gia sản của Như-lai để truyền thừa Phật pháp giáo hoá chúng sanh, trách nhiệm đó phải luôn tâm tâm niệm niệm khắc ghi mà nổ lực tu học để không phụ lòng của Phật tử đàn na.
- Chú lớn phải biết chăm sóc thương yêu chú nhỏ, ngủ dậy phải tự xếp chăn gối một cách ngăn nắp, phải đánh răng kỹ càng, gần đây nghe báo lại có mấy chú ngủ dậy không đánh răng mà lên thẳng tụng kinh sáng làm ảnh hưởng đến các chú chung quanh, ăn cơm thì phải ráng ăn cho hết không được phép để thừa thức ăn, vì đó là của Phật tử đàn na cúng dường nên mấy chú phải biết quý trọng, tắm rửa giặt đồ thì phải tiết kiệm nước, tránh việc ngâm quần áo quá lâu làm phiền người sau, phơi đồ thì không được phép phơi qua đêm, cây măng non mà không được chăm sóc uốn nắn thì làm sao mà trở thành cây tre dẻo dai, vững chắc...Thầy nói nguyên một lèo rồi hắc xì hơi một cái nhẹ nói tiếp:


- Chú Pháp Đăng quỳ thẳng lên.

- Tội thứ nhất: sau mỗi thời công phu không lo vào phòng học bài, mà cứ ra gốc cây Sala mơ với mộng xa vời.

- Tội thứ nhì: dù gì cũng là sư huynh của Pháp Bảo, mà tối nào ngủ cũng đái dầm.

- Tội thứ ba: đêm nào ngủ cũng nói mớ lung tung, có khi còn la làng khóc lóc đòi mẹ, đòi cha.

Nghe thầy kể tội, Pháp Đăng vừa lo, vừa thổ thẹn trước đại chúng khi ai cũng nhìn Pháp Đăng mà cười khoái chí vì cái tội đái dầm. Nhưng còn một điều làm Pháp Đăng mừng thầm là lá thư "Anh tiểu" của Cái Út đang nằm trong túi áo đã không bị thầy phát hiện.

Thầy lên giọng:
- Còn lại tất cả các chú quỳ thẳng lên, trừ Pháp Bảo và bà Năm Lựu. Thầy nói với giọng điệu nghiêm trọng làm mấy chú ai cũng sợ hãi mà quỳ lên một cách rụt rèlo lắng.

- Vừa qua, tôi đi vắng có mấy ngày mà các chú dám rủ nhau bỏ thời công phu tối để trốn đi tắm suối. Tội này rất nặng, không thể tha thứ được. Pháp Tất đường đườngsư huynh cả mà dám đứng ra làm chủ mưu dẫn đầu cho các chú sai phạm. Tôi nói có đúng không, các chú có muốn biện minh gì nữa không?

Chú Pháp Đạt là chú tiểu nhỏ tuổi nhất nhưng được vào chùa trước nên được làm sư huynh của Pháp ĐăngPháp Bảo. Chú quỳ thẳng đứng đệ trình với thầy hầu mong được giảm án phạt.

- Bạch thầy! Bữa đó đi tắm suối mà con không được tắm. Sư huynh Pháp Tất và mấy chú nói con mập quá nếu nhảy xuống suối thì sẽ bị ông Kẹ nhấn chìm luôn dưới đó không cho lên, nên mấy chú chỉ kêu con ở trên giữ quần áo để các chú tắm hộ. Nên con chỉ phạm tội đi suối chứ không phải tắm suối đúng không thầy. Pháp Đạt nói trong vẻ sợ sệt đầy thương hại.

Thầy trụ trì lấy tay che lại thấm thấm cười, còn bà Năm Lựu thì cười vang làm thầy phải ra hiệu cho bà im lặng để thầy xử tiếp.

Thầy nói:
- Ừ! Thì phạt chú tội đi suối.
Thôi! Các chú ngồi xuống hết. Còn riêng Pháp Đạt thì quỳ nguyên đó để nghe tội danh tiếp theo.

- Tội của chú mấy ngày gần đây trong thời công phu sáng, sau tiếng đại hồng chuông báo thức để chuẩn bị cho thời kinh cầu nguyện thì chú lại trốn vào nhà vệ sinh khoá chốt cửa để ngủ ngon trong đó, may mà sáng nay tôi đi tuần kiểm tra mới kịp thời phát hiện. Chú có còn muốn biện bạch gì nữa không? thầy nói.

- Dạ không, con xin cúi đầu nhận tội. Mong thầy từ bi tha thứ. Pháp Đạt nói thành khẩn.

Chuẩn bị cho phút giây lãnh mức hình phạt. Ai cũng ngồi im trong sự lo lắnghồi hộp. Riêng có mình Pháp Bảoung dung tự tại nhất, vì kỳ họp này lần đầu tiên Pháp Bảo được thoát khi không nằm trong danh sách phạm tội.

- Pháp Bảo đi lấy cây roi mây cho Thầy. Thầy nói to.

Vừa nghe xong mấy chú ai cũng rụng rời tay chân, cái mông thì như thắt lại để chuẩn bị đón nhận “món quà của công lý”.
Thầy trụ trì lấy giọng tuyên án phạt:

- Pháp Tất, phạt 5 roi, cho thiếu nợ lại 2 roi, đánh 3 roi. Cho cái tội sư huynh cả không làm gương cho mấy chú nhỏ.
- Pháp Đăng, Thầy phạt 4 roi, nhưng cho nợ lại 2 roi, đánh 2 roi. Cho cái tội đái dầm, ngủ mớ.
- Pháp Đạt, Thầy phạt 2 roi, không cho nợ. Cho cái tội tắm suối, à quên đi suối mới đúng và tội trốn ngủ trong nhà vệ sinh. Nói xong thầy thắm thía cười.

- Các chú còn lại mỗi người một roi, không cho nợ. Và tất cả mỗi người quỳ một cây hương vào sáng ngày mai. Thầy nói vừa dứt lời.

Bà Năm Lựu lên tiếng:
- Thôi! Thỉnh thầy tha cho tội đánh đòn các chú. Các chú cũng còn nhỏ dại ham vui, thầy nhắc nhở dạy bảo như vậy là các chú cũng đã sợ lắm rồi. Chỉ phạt các chú tội quỳ nhang vào sáng mai là đủ.
Thỉnh thầy ân xá cho các chú đi ạ. Bà Năm Lựu nói khẩn thiết như một vị luật sư thật thụ đang bào chữa cho thân chủ của mình để được giảm nhẹ khung hình phạt khi bị toà tuyên án.

- Ừ! Bà Năm đã lên tiếng xin cho các chú, nên tôi nể tình mà tha cho lần này. Sáng mai các chú phải thắp hương mà quỳ sám hối với Phật đó nha. Giao cho chú Pháp Bảo giám sát và báo cáo lại cho tôi.

- Thôi! Không có chuyện gì nữa thì hồi hướng nghỉ. Thầy nói.

Thật sự, bà Năm Lựu người luôn lên tiếng bên vực cho các chú khi bị thầy phạt, nhưng cũng là người âm thầm làm nội gián theo dõi để phát hiện và trình lên các án trạng của các chú cho thầy trụ trì luôn với lời nhắn sau cùng:

- Thầy đừng có nói cho mấy chú biết là tôi báo với thầy á nha. Mấy chú sẽ giận tôi mất.

Có lúc bà cũng thương các chú mà bỏ qua nhiều việc khi thầy hỏi đến. Nhưng bà cứ nghĩ "Từ bi thì phải có trí tuệ" cứ vậy mà tội nào lớn nhỏ của các chú cũng đều bị bà trình lên thầy trước mỗi kỳ họp để thầy có cơ sở mà phán quyết.
 
Chắc rằng, chuyện thầy trụ trì biết Pháp Đăng thường ra gốc cây Sala ngồi trầm tư, buồn bã thì cũng đã bị bà Năm Lựu theo dõi mấy ngày qua.
 
Cũng vì thế, mà "phiên toà" lưu động trong mái chùa lá nhỏ ở dưới chân đồi không bao giờ kết thúc khi có một “nội gián” nhiệt tình như bà Năm Lựu.

Bỗng chợt, có tiếng khóc của trẻ sơ sinh phát ra từ phía cổng chùa trong đêm tối, thầy và mọi người đã thầm hiểu.
Đứng dậy xá Phật, xá chúng và từ từ bước ra.

CÒN TIẾP PHẦN 4: Tiếng khóc của những đứa con không thừa nhận

Giác Minh Luật
Dựa trên câu chuyện có thật của chú tiểu Pháp Đăng.
 
Tạo bài viết
17/02/2015(Xem: 11204)
23/02/2017(Xem: 7221)
13/11/2015(Xem: 9119)
26/07/2016(Xem: 13741)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: