Hãy loại bỏ chính mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện

20/10/20164:12 SA(Xem: 5821)
Hãy loại bỏ chính mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện

HÃY LOẠI BỎ CHÍNH MÌNH
RA KHỎI TRUNG TÂM CỦA CÂU CHUYỆN
Leo Babauta - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn
(Removing Ourselves From The Center Of Everything - Leo Babauta)

 

hãy loại bỏ chính mìnhKhi chúng ta có một ngày bận rộn, chúng ta tự nói chuyện với chính-mình về những gì đang xảy ra ..., và chỉ có một người duy nhấtvị trí trung tâm trong câu chuyện nầy.

Người đó chính là chúng ta.

Khi tôi nói chuyện với chính-mình về một người ích-kỷ đã đối xử với tôi tồi tệ như thế đó, khi tôi nói chuyện với chính-mình rằng tôi cần phải trì hoãn công việc làm nầy, bởi vì tôi đã quá mệt mỏi và chẳng còn hứng thú ... tôi đang là trung tâm trong cuốn phim nầy. Đây là câu chuyện đời tôi đang diễn ra trước mặt, và tôi là trung tâm của mọi sự vật xung quanh tôi. 

Tôi tin chắc rằng bạn hiểu những gì tôi đang nói - bởi vì bạn cũng là trung tâm trong cuốn phim nói về cuộc đời bạn. Đấy là điều tự nhiên, và chuyện làm nầy chẳng có gì là sai trái cả.

Tuy nhiên, có một số điều khó khăn phát-sinh ra, khi chúng ta tự xem mình là trung tâm của vũ trụ:

- Chúng ta suy diễn các hành động của người khác như thể là các điều nầy liên quan đến chúng ta, như thể các điều nầy giúp chúng ta, hoặc là các điều nầy làm hại chúng ta ..., như thể các điều nầy hiến tặng những gì chúng ta muốn, hoặc là như thể các điều nầy cản trở những gì chúng ta muốn. Tuy nhiên, thật-sự các hành động của họ chẳng liên quan gì đến chúng ta cả - các hành động của họ chỉ liên quan đến họ, bởi vì họ đang là trung tâm trong câu chuyện của riêng họ. Khi chúng ta suy diễn các hành động của họ (mà chính-họ đang là trung tâm) qua cái ống-kính nhìn của chúng ta (mà chính-chúng-ta đang là trung-tâm), các hành động nầy chẳng có ý nghĩa gì cả, từ đó chúng ta sinh ra phiền muộn, đau đớn, và giận dữ.

- Khi có người nào đưa ra một lời phê-bình hoặc là một lời chỉ trích, chúng ta xem đó là lời nói tấn-công chúng ta ..., và chúng ta cảm thấy cần phải bảo vệ chính mình. Chúng ta nghĩ rằng, "tôi là một người tốt, và họ không nên (có ngụ ý) nói rằng tôi là người không tốt." Tuy nhiên, cách nhìn suy diễn nầy chỉ là cách mà chúng ta đặt chúng tatrung tâm của mọi vật .... Khi chúng ta xem lời phê-bình nầy dành cho một người nào khác, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu lý do tại sao họ lại có lời phê-bình nầy, và chúng ta sẽ không còn cảm thấy như là đang phòng thủ, hoặc như là chúng ta đang bị xúc phạm.

- Chúng ta suy diễn mọi sự vật xung quanh chúng ta - thí dụ như là đường phố bị kẹt xe, phê bình về trang mạng điện tử, về các cuộc tấn công của khủng bố - như thể các điều nầy đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng, "các điều nầy quá tệ hại (cho tôi)." Tuy nhiên, khi chúng ta không đặt chúng ta vào trung tâm của câu chuyện nầy, và khi chúng ta chỉ đơn giản nghĩ rằng các điều nầy thì đang xảy ra trên thế giới, và chúng ta đang tò mò, đang cố gắng để hiểu biết các điều nầy, và các điều nầy không phải đang xảy ra cho (hoặc vì) chúng ta.

Một lần nữa, đấy là sự tự nhiên và là sự bình thường khi chúng ta suy diễn mọi sự vật theo cách nói trên ..., tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết rằng điều suy diễn nói trên có thể gây tạo ra các trở ngại, như là gây ra sự thiếu hiểu biết, sự thiếu thông cảm, và đôi khi làm cho chúng ta mất đi hạnh phúc.

Thế thì, chúng ta phải làm gì đây?

Đầu tiên, chúng ta phải ghi nhớ câu chuyệnchúng ta nói với chính-mình.

Tiếp theo, chúng ta biết rằng chúng ta đã đặt chính-mình ở trung tâm của câu chuyện.

Sau đó, chúng ta hãy loại bỏ chính-mình ra khỏi trung tâm của câu chuyện.

Nếu khôngchúng ta, câu chuyện nầy sẽ xảy ra như thế nào? đối với tôi, câu chuyện nầy sẽ xảy ra như sau:

- Thật là một điều thú vị khi chúng ta nhìn thấy các diễn tiến của câu chuyện đang xảy ra! Chúng ta học hỏi được gì từ bài học nầy? Chúng ta hiểu biết thêm được điều gì?

- Một người-khác đang nói chuyện hoặc đang làm một điều gì đó, và điều đó (có lẽ) chỉ liên quan đến họ. Làm cách nào để chúng ta hiểu biết họ nhiều hơn?

- Khi các người nầy nói chuyện và làm các điều đó, chúng ta trông thấy các nỗi bất hạnh, và các sự khó khăn của họ. Làm cách nào để chúng ta cảm thấy lòng từ bi đối với họ, và hiến tặng cho họ lòng thương yêu của chúng ta?

Khi chúng ta ghi nhớ làm điều nói trên - vì chúng ta thường-xuyên không muốn ghi nhớ - chúng ta sẽ loại-bỏ đi sự khó khăn mà tâm chúng ta thường phải đối mặt, rồi chúng ta thay đổi sự tập trung vào sự thông cảm và sự hiểu biết người khác, để rồi chúng ta hiến tặng cho họ lòng từ bi của chúng ta.

Tất nhiên, chúng ta không thật-sự loại bỏ chính-mình ra khỏi câu chuyện nầy. Chúng ta hãy còn ở đó, tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải ở vị trí trung tâm của câu chuyện. Thay vào đó, chúng ta tập trung nhiều hơn vào sự kết-nối với mọi người, với mọi vật, vì chúng ta hiểu được rằng mọi người đã hỗ trợ để chúng ta trở thành người tốt như ngày hôm nay, và chúng ta có thể hỗ trợ mọi người cũng như thế.

Source-Nguồn: https://zenhabits.net/centerless/


Removing Ourselves From The Center Of Everything
Leo Babauta - Source-Nguồn: zenhabits.net - Posted: 8/10/2016


When we go about our day, we tell ourselves a story about what’s happening ... and at the center of that narrative is a single person.

Ourselves.

When I talk to myself about how so-and-so is inconsiderate or treated me badly, when I tell myself that it’s OK to procrastinate because I’m tired and not in the mood ... I’m at the center of this movie. It’s an ongoing story about my life and everything around me, with me at the center.

I’m sure you can relate — you’re at the center of your movie as well. It’s natural, and there’s nothing wrong with doing this.

But some difficulties can arise from this self-centered view of the world:

- We interpret other people’s actions as it relates to us, so that they are helping or harming us ... giving us what we want or getting in the way of what we want. But their actions aren’t really about us — their actions are about them, because they are at the center of their own stories. When we interpret their self-centered actions through the lens of our self-centered view, the actions often make no sense, and frustrate, hurt or infuriate us.

- When someone makes a comment that we take as an attack on something about ourselves ... we then feel the need to defend ourselves. “I’m a good person,” we think, “and they shouldn’t imply that I’m not.” But this interpretation is just a self-centered way of looking at it ... we could also see it as saying something about the other person. And if we try to understand where they’re coming from, instead of seeing what it says about us, then we’ll be less defensive or offended.

- We interpret everything else around us — from bad traffic to Internet comments to terrorist attacks — by thinking about how it affects us. “This sucks (for me),” we think. But we could also remove ourselves from this story and just see that there are things happening in the world, and be curious about them, try to understand them, and see that they are not about us.

Again, it’s natural and normal to interpret everything this way ... but you can see that it can cause problems, inhibit understanding and empathy, and make us unhappy at times.

So what can we do?

First, become aware of the stories we tell ourselves.

Next, see that we are putting ourselves at the center.

Then see if we can remove ourselves from the center of the story.

What would the story be without us in it? For me, that story becomes something like:

- Things are happening — how interesting! What can be learned from them? What can be understood?

- Someone else is doing something or talking, and it’s probably about them. How can I understand them better?

- There is difficulty and unhappiness in what other people are saying and doing. How can I feel compassion for them and offer them love?

When I remember to do this — and I very, very often don’t — it lifts the difficulty that I’ve been facing internally and shift my focus to understanding and empathizing with other people, seeing how I can give them compassion.

Of course, I’m not really removed from the story. I’m still there, but just not necessarily at the center of it. Instead, I focus more on my interconnectedness with everyone else, everything else, and see that they have supported me in becoming the person I am, and that I can support them as well.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2015(Xem: 7562)
27/07/2016(Xem: 6520)
03/09/2016(Xem: 5930)
11/03/2015(Xem: 10004)
21/07/2022(Xem: 2146)
22/01/2019(Xem: 16214)
27/10/2021(Xem: 2297)
30/07/2014(Xem: 11967)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.