Thư Viện Hoa Sen

Thắng bại trong đời

04/12/20163:49 CH(Xem: 7333)
Thắng bại trong đời

THẮNG – BẠI TRONG ĐỜI
Lê Bích Sơn

 

da gaThưở nhỏ, tôi thường cùng chúng bạn đi xem những trận ‘đá gà cá độ’ do người lớn tổ chức. Những chú gà chọi được trang bị những cái móng sắt để có thể hạ gục đối phương bằng cách đau đớn nhất. Người ta chia ra thành hai nhóm để cổ vũ cho hai chú gà chọi nhau, người ta vui sướng hò hét khi hai chú gà tung ra những đoàn quyết tử cày xới da thịt nhau (dù rằng những chú gà không hề thù hận gì nhau)… Và cuối cùng, một trong hai chú gà thua trận, có khi tả tơi lông lá, có khi gục chết bên vũng máu của mình, đó cũng là lúc thiên hạ kết thúc một trận hả hê…

Sử sách truyền rằng, sau khi chinh phạt Kalinga bằng cuộc chiến đẫm máu và hung tàn nhất trong thời gian trị vì của mình, khi khói lửa cuộc chiến chưa tan, tiếng gươm đao vừa dứt; Aśoka cỡi ngựa dạo quanh một vòng chiến trường để tận mắt chứng kiến chiến công oanh liệt của mình, và trong mắt ông Kalinga bấy giờ chỉ còn là những căn nhà cháy rụi, xác người vương vãi khắp nơi, cô nhi quả phụ khóc than đi tìm xác người thân vừa mất, chiến tượng binh mã gục đầu bên những xác chết, tử khí oan hồn bao quanh chiến địa, v.v. Aśoka đau đớn thốt lên rằng “Ta đã làm gì thế này!”, rồi thề vứt bỏ đao kiếm, sám hối những bạo tàn do chính mình gây ra. Aśoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận trong phút giây bi hùng như vậy! Cũng kể từ đó, Aśoka từ một bạo chúa (Chandashoka) dần chuyển hóa trở thành vị minh quân hộ pháp (Dharmashoka) trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ.

Dường như tôi và bạn đã đôi lần biến thành những chú ‘gà chọi’, hay trở thành những ‘chiến binh’ trong những cuộc chơi của kẻ khác? Khi đã lâm vào cái vòng lẩn quẩn hơn - thua, dù thắng hay bại, cả hai đều mang  thương tích trên người hay đâu đó trong tâm hồn. Kẻ thắng bị oán ghét -  người thua ôm hận thù, đã là chuyện của muôn đời. Vậy tại sao chúng ta không tỉnh thức thoát khỏi thân phận những con ‘gà chọi’ đang mua vui cho kẻ khác? Tại sao chúng ta không dừng lại trước khi tiếp tục làm tổn thương cho nhau? Và tại sao chúng ta không tự làm một Aśoka cho chính cuộc đời mình?

Mến tặng những người bạn của tôi câu Pháp cú 201 thay cho lời khuyên ‘Hãy dừng lại!’:

“Chiến thắng sinh thù oán,
Thất bại chịu khổ đau.
Sống tịch tịnh an lạc,
Bỏ thắng bại phía sau…”

(Jayam veram pasavati
dukkham seti parajito
upasanto sukham seti
hitva jayaparajayam.)

 

North Carolina, một ngày cuối Thu 2016

LÊ BÍCH SƠN

 

Tạo bài viết
29/01/2015(Xem: 10763)
01/01/2021(Xem: 4192)
17/10/2014(Xem: 19808)
27/07/2018(Xem: 9911)
21/02/2017(Xem: 8620)
13/11/2016(Xem: 10686)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: