Còn Gì Thảm Hơn

04/01/20174:04 SA(Xem: 12827)
Còn Gì Thảm Hơn
CÒN GÌ THẢM HƠN
Toại Khanh

ngãRõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn: Đi làm để sống và sống để đi làm, một ngày lăn đùng ra lạnh ngắt, cứng đơ, vô duyên như một vở kịch dở ẹt !

Một người sống giữa thiên hạ phải có chút hình thức tươm tất, vì ít nhất hai lý do là tự trọng đối với mình và tôn trọng người khác. Nhưng không gì thảm bằng việc suốt đời cứ bận tâm vì vẻ ngoài, sợ bị chê xấu, thích được khen đẹp. Xin vài lần nhìn quanh mình xem, mình ăn mặc trang điểm ra sao thì thiên hạ có ai thèm nhìn đâu, và sau những cái nhìn thoáng qua của họ, có ai về rồi vẫn còn nghĩ đến mình. Trừ phi mình quá sức đặc dị mà thôi. Tin tôi đi !

Làm gì cũng phải có thầy và bạn. Trong chuyện tu học cũng vậy. Nhưng không gì thảm bằng cảnh một người suốt đời nhắm mắt đi theo một pháp môn hành trì mà chính mình chỉ hiểu biết mơ hồ, trong khi lý do của sự đáng tiếc đó chỉ đơn giảnniềm tin hay tình riêng với ai đó. Đời ta rẻ đến vậy hay sao ? Trăm năm đâu phải tấm giẻ rách mà coi thường quá vậy !

Xin làm ơn nhớ giùm chuyện này: Nhẹ dạ, lười suy nghĩ, cuồng tín đều là mẹ ruột của các tín ngưỡng mù quáng, những hệ thống chính trị ngu xuẩn tàn độc. Chính những người dân thiếu suy nghĩ đã dọn chỗ cho bạo chúa, độc tài về đày đọa họ.

Phật pháp nói chung, hay nói riêng giáo lý A Tỳ Đàm chẳng hạn, hoàn toàn có thể dung nạp được mọi trình độ. Vì vậy không gì thảm bằng việc học đạo theo cách thuộc lòng trả bài rồi đem giới thiệu cho người khác. Đối với một người dạy đạo thiếu Phật duyên và Phật chất thì bằng cấp học vị hay uy tín đối với quần chúng đôi khi chỉ là khối thuốc nổ tăng mức sát thương mà thôi.

Phật pháp qua cách hiểu nông nổi rất dễ bị xem là ngô nghê buồn cười. Thầy trò khi đó giống hệt đám trẻ lấy ngọc quý đem chơi đánh đáo hay trò ô quan. Tinh hoa tuệ giác của một đức Phật đâu phải tầm thường đến thế. Nghĩ mà đau lòng lắm vậy!

Thiền Quán hay Tứ Niệm Xứcon đường duy nhất dẫn đến giải thoát. Toàn bộ kinh điển chỉ có một lý tưởng duy nhất là xác định nhận thức này.

Phật giáo Miến Điện tô đậm nhận thức đó bằng việc dạy và tu Tứ Niệm Xứ. Pháp môn này không phải là đặc sản của riêng họ như cách nói của một phóng viên Tây Phương: Các xứ khác có máy móc hay nông lâm thuỷ khoáng sản để xuất cảng, Miến Điện có thêm pháp môn Tứ Niệm Xứ để đưa ra thế giới bên ngoài.

Người đến Miến Điện tu thiền Quán không giống như kẻ đến Ấn Độ để học Yoga hay qua Tàu học khí công. Ta sang Myanmar để tìm một bối cảnh thích hợp, như ra bờ biển để chạy bộ vậy. Và không gì thảm hơn một người qua đây chỉ vì phong trào: Đi cho sang, cho thỏa tò mò, cho giống người ta.

Ở đâu cũng vậy, tu Quán là để thấy mình là gì và đang ra sao. Đủ duyên thì thành thánh, kém duyên một chút thì cũng được an lạc hiện tiền. Ta khổ vì nhiều hiểu lầm quá, về mình và về người. Tu thiền là để hiểu đúng hơn, về ta và về đời.

Chuyện đã hết đâu. Giáo lý chưa thông, ngôn ngữ bất đồng, người ngoại quốc đến thiền viện Miến Điện phải lệ thuộc người phiên dịch để tương thông với thiền sư. May gặp người dịch có trình độ Phật học thì OK, xui mà gặp tay ngang thì cứ như muốn mua mít chín mà nhờ cậy người nghẹt mũi. Vậy mà nghe đâu có khối người sau một hai khóa tu thiền Quán ngắn hạn ở Miến Điện trở về đã mặc nhiên trở thành những hành giả có cầu chứng (marque deposee/ trade mark). Thiên hạ thích thì cứ, nhưng bản thân thiền sinh có lẽ nên quên đi. Nếu không thì còn gì thảm hơn !

 

TOẠI KHANH

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2014(Xem: 9144)
21/08/2014(Xem: 9940)
02/11/2023(Xem: 1253)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.