Tết Thiền Xuân Đinh Dậu 2017

06/02/20178:56 SA(Xem: 5203)
Tết Thiền Xuân Đinh Dậu 2017

TẾT THIỀN XUÂN ĐINH DẬU 2017
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Tết ThiềnTrong những ngày cuối của tết nguyên đán, thầy trò chúng tôi rủ nhau đến một tu viện thật xa, ở trong  rừng, xung quanh là núi đồi để hành thiền. Nơi đó không có phương tiện công cộng nào đến được và muốn về giữa chừng cũng khó. Chúng tôi gác lại mọi công việc, lo toan, kế hoạch, dự án ở thành phố để hành thiền. Tất cả tập trung  cho thiền và chỉ thiền mà thôi. Thế là chúng tôi có 5 ngày của Tết Thiền rất tuyệt vời.

Ngày tết nguyên đán, người ta lo uống bia, uống rượu, uống nước bổ nước quý còn chúng tôi thì uống nước lọc, uống trà. Năm mới người ta ăn sơn hảo hải vị, còn thầy trò chúng tôi ăn cơm chay. Mà không, chúng tôi ăn cảm xúc tuyệt vời, ăn bằng sự tiếp xúc với giây phút hiện tại, ăn bằng sự hành thiền tinh tấn, bằng cách sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây. Tết Thiền của chúng tôi năm nay như vậy đó. Tết Thiền có từ nhiều năm nay, mỗi năm, khi xuân về.

Chúng tôi đến tu viện và mỗi người quay vào bên trong trong im lặng quan sát thân mình, tâm mình. Ngày thường, dù đã thường xuyên nhắc mình sống trong chánh niệm, sống thiền nhưng tâm vẫn còn rong ruổi khắp nơi, lúc về quá khứ, khi đến tương lại. Vẫn nhắc mình hết mình sống với hiện tại trong từng việc làm theo tinh thần “tu trong công việc” nhưng thất niệm vẫn đến hoài. Vậy nên cần quãng thời gian, ít nhất vài ngày của Tết Thiền để thực hành hạnh “sống một mình như con tê ngưu một sừng”.

Chúng tôi, nhiều thiền sinh, cùng có mặt tại tu viện nhưng mỗi người tự quay vào tâm mình. Chúng tôi không nói chuyện (bởi nếu đến đây mà còn nói chuyện nữa thì có mà thành đi giao lưu chứ đâu còn đi hành thiền). Mỗi người ý thức rất rõ ý nghĩagiá trị của 5 ngày Tết Thiền nên tự giác không sử dụng internet, điện thoại di động, các phương tiện truyền thông bình thường. Tất cả tự nhắc mình chỉ quay vào bên trong mà thôi. Mỗi chúng tôi có “thế giới riêng” của mình và thật sự là “alone but not lonely”, một mình nhưng không cô đơn.

Trong Tết Thiền, chúng tôi thả lỏng các cơ bắp trên toàn thân thể: trên khuôn mặt, trên các bắp thịt trên mặt. Chúng tôi buông thư toàn thân. Chúng tôi để cho và cảm nhận rất rõ  từng cơ bắp trên khuôn mặt được thư giãn. Chúng tôi ghi nhận các cảm giác dễ chịu đang xảy ra. Chúng tôi thả lỏng đôi vai, thả lỏng hai cánh tay đến tận các ngón tay. Chúng tôi thả lỏng và chú tâm đến ngực, đến bụng, đến lưng để toàn phần thân được thư giãn và an lạc. Rồi chúng tôi chuyển sự chú tâm và thả lỏng đôi chân, từ bắp chân trên đến đầu gối chân, bắp chân dưới đến tận các ngón chân. Khi chú tâm thì tức khắc có sự thư giãn. Mọi căng thẳngmệt mỏi dần tan biến nhường chỗ cho bình an và thư giãn.

Trong Tết Thiền, chúng tôi kết hợp thư giãn từng bộ phận trên toàn thân với nụ cười nhẹ nhàng, tự nhiên và thư giãn. Nụ cười làm cho các cơ bắp tại từng bộ phận trên toàn thân (chứ không chỉ trên khuôn mặt) được bình an hơn, thư giãn hơn. Hạnh phúc vô cùng.

Những giây phút tuyệt vời là khi chúng tôi nằm dài trên giường hay trên các bãi cỏ với đôi mắt nhắm lại, với nụ cười thật tươi, hai cánh tay và đôi chân thả lỏng và hoàn toàn thư giãn. Chúng tôi chú ý và quán thân thể của mình từ đỉnh đầu đến chân, từng bộ phận một, và ngược lại. Đôi khi chúng tôi ngủ lúc nào không biết. Thế đấy.

Thời gian cho hành thiền là quãng thời gian nhiều nhất trong từng ngày và luôn nằm trong sự ưu tiênchú tâm của chúng tôi. Chúng tôi tập chánh niệm trong từng việc làm của mình, từ khi bước chân ra khỏi giường mỗi sáng sớm đến từng bước đi đến nhà vệ sinh, từ các động tác khi rửa mặt, đánh răng đến tắm, giặt, từ lúc lấy thức ăn đến từng động tác nhai, từ ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn đến nghe tiếng dế kêu, chim hót hay gà gáy,… Quang trọng là tự nhắc mình thấy và biết như thật từng cử chỉ mỗi động tác của mình. Chú tâm và nghi nhận từng hành động là rất quan trọng. Đó là cách quay về với thế giới của những phút giây hiện tại tốt nhất.

Thiền hành thật thú vị nơi thiền viện này. Đất ở đây rất rộng. Cây xanh bạt ngàn. Những con đường nhỏ xen lẫn những khu rừng. Chúng tôi bước chậm, chú tâm vào các động tác nhấc gót, nâng chân, đưa về phía trước và hạ chân xuống. Thường chúng tôi nhấc chân hơi cao hơn, đi hơi chậm hơn bình thường để sự chú tâm cao hơn. Tôi rất thích đi thiền hành vào buổi tối và sáng thật sớm khi trời nhiều sao, dưới ánh trăng sáng. Mới đầu tháng mà trăng sáng và đẹp vô cùng. Bầu trời ở đây trong xanh vào ban ngày còn ban đêm nhiều sao lắm. Thật là tuyệt vời khi đi thiền hành với từng bước chân trong chánh niệm, từng sự cảm nhận thật bình an và nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng chúng tôi dừng lại là thư giãn giữa thiên nhiên.

Bạn đã bao giờ thiền đứng chưa. Có lẽ ít ai quan tâm đến thiền đứng. Đang thiền hành, chúng tôi dừng lại ít phút và đứng im. Đơn giản là đứng im. Có khi mở mắt để quan sát cây cối, rừng núi, thiên nhiên, bầu trời. Có khi nhắm mắt để cảm nhận. Lúc đầu khi nhắm mắt thiền đứng, có thể có cảm giác không vững chãi hoặc hơi chao đảo. Tuy nhiên không sao, một lúc sau sẽ thấy vững chãithảnh thơi ngay thôi mà.

Khi đi thiền hành, chúng tôi thả lỏng hai cánh tay hai. Đôi khi chúng tôi đan các ngón tay lại với nhau và để trước bụng, Có khi chúng tôi nắm hay tay lại và để sau lưng. Quan trọng nhất là chúng tôi luôn nhắc mình thả lỏng toàn thân, buông thư toàn thân. Thật thú vị.

Trong Tết Thiền giữa rừng và núi, tôi rất thích ngắm hoa, ngắm cây. Khi thả mình vào thiên nhiên thật là thú vị. Tuy nhiên chúng tôi luôn nhắc mình 2 chữ “cảm giác” hoặc “cảm thọ” để ý thức rõ rằng mắt mình đang tiếp xúc với các hình ảnh, tai mình đang tiếp xúc với tâm thanh, mũi mình đang tiếp xúc với mùi vị,… để không bị cuốn hút vào cảnh, để mình thực sự có mặt trong giây phút hiện tại và không bị dính mắc.

Một việc làm rất quan trọng trong Tết Thiền là chúng tôi luôn nhắc mình thư giãn. Nhắc thường xuyên. Đồng thời chú ý xem mình đang ở tư thế nào trong 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Điều này khá cần thiết đấy ạ.

Thiền ăn và thiền trà luôn thú vị. Chúng tôi cảm nhận khi đứng xếp hàng lấy thức ăn. Đây là cơ hội thiền đứng rất tuyệt vời. Từng động tác lấy thức ăn, từng bước chân về nơi ngồi ăn rất quan trọng. Từng miếng gặp thức ăn, từng động tác nhai luôn được chú tâm. Từng cử chỉ, tiếp xúc của 2 bàn tay với ly trà rất thú vị. Cảm nhận ly trà nóng hay hương của trà, vị của trà cho ta những cảm giác tươi mát và tỉnh thức.

Khi ăn chúng tôi luôn nhai kỹ, nhai lâu hơn so với các bữa ăn đời thường. Áp dụng những gì được nêu trong cuốn sách “Nhân tố enzyme” vào sống thiền thật ý nghĩacần thiết. Nhai cơm, uống nước cơm và thức ăn khi đã nhai kỹ cũng là cảm nhận rất thiền thú vị.  Thưởng thức từng ngụm nước trà thơm ngon, nhất là sớm mai thì thật là tuyệt.

Trong Tết Thiền, mỗi chúng tôi nhắc mình tinh tấn quán thân, quán thọ, quán tâmquán pháp. Thực hành bốn niệm xứưu tiên hàng đầu của mỗi chúng tôi trong  5 ngày quý giá đầu xuân này.

Năm nay những bạn thiền sinh đồng tu với chúng tôi thật đa dạng. Doanh nhân có, bác sỹ có, kỹ sư cũng có. Có các thầy hiệu trưởng, cô hiệu trưởng, lại có cả các em học sinh, sinh viên. Có các nghệ nhân và nghệ sỹ, biên tập viên, nhà báo, người đã nghỉ hưu,… Các đối tượng thật khác nhau nhưng tất cả cùng chung một tâm trạng thư giãn và bình an của Tết Thiền.

Bạn biết không, Tết Thiền không chỉ có thể tổ chức nhân tết nguyên đán. Bất cứ khi nào cũng có cơ hội cúng ta có thể tổ chức Tết Thiền mà. Giống như Tết Sách trước đây chỉ tổ chức vào ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/04, nhưng những năm gần đây đã có Tết Sách nhân Phố Sách Xuân và Lễ Hội Đường Sách. Hay như Tết Thầy Trò được tổ chức nhân ngày 20/11.  Các tết khác như Tết Chay, Tết Yêu Thương cũng được tổ chức tại các khoảng thời gian khác nhau của năm chứ không nhất thiết là trong tết âm lịch. Tết là bình an, là thư giãn. Tết là thưởng thức trọn vẹn mỗi ngày, mỗi phút giây. Tết là hạnh phúc.

Từ nhiều năm nay, chúng tôi đặt vấn đề rằng tại sao không tổ chức riêng các khóa thiền cho các đối tượng quan trọng như doanh nhân, giáo viên, bác sỹ, kỹ sư, sinh viên, học sinh, đầu bếp, tù nhân, nông dân, công nhân,… Mỗi khóa thiền dành cho một đối tượng riêng biệt. Tổ chức ngay tại Việt Nam ta. Nếu được như vậy thì thật là tuyệt. Nhất là 3 đối tượng đầu tiên. Rồi tại sao không mang thiền vào các cơ quan, đến từng doanh nghiệp, trường học… Thiền là khoa học mà.

Tôi mang chuyện này ra bàn với chị Hương – chủ tịch của VNDirect thì được ủng hộ ngay. Tôi bàn với anh Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT cũng được hoan nghênh. Anh Nam – chủ tịch của VGI cũng nhất trí. Một số thầy hiệu trưởng, cô hiệu trưởng, các bác sỹ cũng ủng hộ. Sẽ rất là tuyệt vời khi thiền, khi chánh niệm đến với thật nhiều người, nhất là người dân Việt Nam ta. Mong 1 ngày không xa, ý tưởng không chỉ dừng lại là ý tưởng.

Thiền thật ý nghĩa. Tết Thiền thật bình an và giúp ta ngộ ra nhiều thứ, thấy biết nhiều điều. Thiền giúp chúng ta trong cuộc sống và công việc nhiều lắm đấy bạn nhé. Chỉ có trải nghiệm và kết quả thực tế của chính bạn mới cho bạn và tôi những cảm giác rõ nhất. Ai ăn người đó mới cảm nhận được. Ai uống người đó mới thấy được. Còn những gì tôi viết ra chẳng có ý nghĩa nhiều bởi ngôn từ hay câu chữ không thể toát lên hết cảm nhận đâu ạ.

Tôi biết rằng bạn có thể kêu rằng mình rất bận, rằng bạn không có thời gian. Hành thiền là trong cả 4 tư thế cơ mà bạn. Hành thiền là suốt cả nhà và đêm cơ mà bạn. Mà nếu bạn chưa hiểu hoặc thật sự quá bận, tôi xin bạn dành 10 phút mỗi ngày, 5 phút buổi sáng và 5 phút buổi tối cho thiền. Có được không ạ. Mà thôi, chỉ xin bạn 2 phút thôi nhé, 1 phút buổi sáng và 1 phút buổi tối. Mong bạn từ bi tặng tôi 2 phút mỗi ngày để hành thiền.

Tết Thiền xuân Đinh Dậu 2017 đã chính thức kết thúc và các bạn thiền sinh của chúng tôi quay lại với công việc và cuộc sống thường ngày. Nguyện mong mọi người mang theo thói quen tốt này, thói quen hành thiền này, mang những trải nghiệm của chánh niệm này về nhà để ứng dụng hàng ngày. Chỉ có khi nào mỗi chúng ta thực sự sống thiền mỗi ngày, khi đó mới thực sự có an lạc trọn vẹn.

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà  

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2014(Xem: 9171)
21/08/2014(Xem: 9987)
04/01/2017(Xem: 12960)
02/11/2023(Xem: 1310)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.