Đập vỡ cây đàn

03/10/20184:09 SA(Xem: 8473)
Đập vỡ cây đàn

ĐẬP VỠ CÂY ĐÀN
Thích Ngộ Phương

 

dap vo cay dan…Đập vỡ cây đàn, giận đời đập vỡ cây đàn…”

Tại sao "đập vỡ cây đàn?" vì hận đời? tại sao hận đời? vì hận nàng. Tại sao hận nàng rồi hận đời? vì nàng là một phần của cuộc đời. Tại sao hận nàng? vì nàng không đáp ứng được mong muốn ích kỷnỗi lòng cô đơn trong mình.

Đời cho ta hơn một thứ; và không có một thứ gì ta có mà không phải đời cho. Vì nhận được miễn phí quá nhiều từ đời, ta trở nên trơ trẳn mà xem đời phải phục vụ ta như một điều tất yếu. Ta cho phép mình cái quyền đòi hỏi đời phải phục vụ tất cả những tham muốn của riêng mình. Nếu được thì đó là nhiệm vụ của đời mà ta không cần lời cảm ơn nào cho đời hết vì mình nghĩ mình là Thượng Đế tạo ra cả cuộc đời này. Đời phải mang ơn mình; phải biết ơntrả ơn cho mình đến hơi thở cuối cùng của mình. Thậm chí hơi thở cuối đời mình vẫn còn than trách cuộc đời này. Nếu có một loài nào vô ơn nhất trên trái đất này thì đó là loài người chưa tỉnh thức.

Nàng thích đàn chứ chưa chắc nàng thích ta nên nàng biểu ta đi học đàn. Đối với nàng, ta là phương tiện và đàn là cứu cánh. Ta dại khờ không nhận ra điều đó, nên ngược lại xem cứu cánh là nàng và đàn là phương tiện. Đàn là đam mê của nàng thì một năm học đàn của ta thì xi nhê gì với chục năm kinh nghiệm chơi đàn của một nhạc sĩ. Bỏ của chạy lấy người, bỏ phương tiện đạt mục đích là cách thức con người hành xử xưa nay. Nàng phương tiện hóa ta, thì ta hận nàng; còn ta phương tiện hóa cây đàn thì ai hận ta?

Nếu không được thỏa mãn những mong muốn cho mình thì mình quay ra chê trách, nguyền rủa và hận thù đời như thể cuộc đời này chưa bao giờ công nhận mình, chưa bao giờ cho mình được sống, như thể trái đất này coi mình như một người ngoài hành tinh xa lạ, như thể đời dành giật không khí với mình, không cho mình được tự do hít thở. Như chân mình không được đi trên mặt đất này, mắt mình không được chiêm ngưỡng muôn ngàn hình tướng và màu sắc trên hình tinh này. Như thể tim, tế bào, mạch máu trong mình không được tự do vận hành sự sống.

Có sự chà đạp, loại trừ nào của cuộc đời dành cho mình mà không bắt nguồn từ lý do cá nhân, tham vọng riêng tư của mình không. Hãy nghĩ kỹ lại đi. Vì cuộc đời chưa bao giờ công kích kẻ vô tham; chỉ có kẻ tham lam mới công kích cuộc đời.

Cuộc đời này sở dĩsợ hãihận thù là do ta muốn sở hữu nó. Vì ta cho rằng "cuộc đời của tôi". Cuộc đời của tôi, tức là thân này của tôi, kiến thức, kinh nghiệm, bằng cấp, tài sản, dung nhan, danh tiếng, người thương,...này là của tôi. Một tay tôi tạo nên chúng thì không nên ai đụng đến tôi và những thứ của tôi. Tôi không cần biết ơn ai cả vì cuộc đời (với những thứ này) là do tôi tạo nên. Tôi có quyền tự hào với mình và đem năng lượng ngã mạn đó cùng với chút ít sỡ hữu mà cuộc đời bang tặng để đi hênh hoang đối xử lại với cuộc đời - cái mà chính là ân nhân đã tạo ra mình.

Những thứ mà mình sở hữu chỉ bằng 1/1000 mà cuộc đời có. Muốn có tất cả những gì từ cuộc đời, ta phải buông đi tất cả những gì mình sở hữu.

Thói quen sở hữu từ cuộc đờinăng lượng tiêu cực từ nó sinh ra biến mình thành một kẻ sát nhân âm thầm của cuộc đời. Chiến tranh chưa bao giờ kết thúc trên trái đất này, cá nhân và những mối quan hệ chưa bao giờ chấm dứt những xung độtmâu thuẫn; xã hội chưa bao giờ hết các tệ nạn,...nguồn gốc của những đau khổ này bắt nguồn từ sự dành dựt không ngừng giữa cái sở hữu của tôi và cái không tôi.

Nếu bao nhiêu đau khổ đến từ quan niệm sai lầm là "cuộc đời của tôi" thì một hiểu biết đúng đắn sẽ xóa sạch mọi khổ đau kia: "Tôi chính là cuộc đời". Tôi được làm từ những thứ không phải tôi, nên nếu có một lời nào thốt ra từ cửa miệng này thì đó xứng đáng là lời "cảm ơn đời" mà thôi.

Toàn bộ cơ thể bên trong và bên ngoài mình đang được tình yêu vũ trụ ôm ấp, mọi thứ sẵng sàng cho mình được sống. Không thể đếm hết những thứ mình nhận được, so với lòng tham thì chỉ vài ba thứ ta không đạt được. Thay vì mỗi ngày thấy một ít những thứ mình nhận được để biết ơntrả ơn, sống trong tự do, an lành vị tha, thì ta lại dính mắc vào vài ba thứ ta không đạt được để tự ràng buộc mình vào trách hờn, trông đợi, sợ hãihận thù.

Nếu mỗi ngày, mỗi phút giây của đời sống mà ta không biết ơn từng nốt nhạt và bài nhạc mà cây đàn cuộc sống mang lại thì ta đang đập nát nó với con tim hận thù trong mình.

Nàng cũng như ta chỉ là một phần của cuộc sống. Thích nàng là chuyện của ta, là đam mê và khao khát trong mình; không thích ta là chuyện của nàng vì nàng có những đam mê và khao khát khác. Trước khi gặp nàng ta có hận nàng không? tại sao thích nàng để hận nàng? Vậy cái "thích" với cái "hận" cái nào có trước? Nó là một. Không thích thì không hận. Ai cần mình thích, để chưa nhận được gì từ cái thích của mình, thì mình quay ra viết luôn một bài ca hận thù để nguyền rủa nàng muôn đời. Nàng mà biết được điều này thì: "hú hồn đời em".

Nàng không thỏa đam mê của mình là lý do chính đáng để mình nguyền rủa nàng và cuộc đời này sao? Nếu quả thật như vậy thì nàng là người may mắn lắm. Nàng đã ra đi trước khi mình đã học xong đàn. Vì đam mê trong mình chuyển thành hận thù chứ nàng có làm gì mình đâu, nên mình "đập vỡ cây đàn". Nếu nàng cưới mình, "cây đàn không vỡ", "thì nàng sẽ vỡ" vì mình với tiếp tục đam mê dại khờ kia sẽ một ngày nào đó sẽ "đập vỡ nàng" vì mình không được đáp ứng nữa .

Lỗi của ta là không cùng đam mê với nàng cho nên nàng bỏ ta theo đàn còn ta "đập vỡ cây đàn" để hận thù nàng thiên thu. Lỗi thứ hai là ta không được phép áp đặc đam mê của mình lên người khác, để cho bài ca hận thù muôn thở ấy được viết ra mà tố cáo nhau. Biết bao nhiêu thế hệ, biết bao nhiêu con người bỏ tiền, thời gian, năng lượng ra để thưởng thứctán thán bài hát "đập vỡ cây đàn".

Một người mang hận thù trong mình ra, bỏ năng lượngthời gian ra để viết những dòng hận thù đi rao bán và những người hận thù khác bỏ tiền và thời gian ra để mua và thưởng thức những lời thù hận đó. Và họ ngồi lại với nhau dưới một buổi biễu diễn và vỗ tay tán thưởng "hay, hay". Hay cái gì? Ta đang tán thưởng hận thù. Ta thấy được mình qua những lời hận thù đó. Vì ai cũng nghĩ rằng mình là nạn nhân của cuộc đời này. Ta cảm thấy mình được lời hát kia nói hộ nỗi xót xa, uất ức không biện mình được cùng ai trong ta.

Khi được chút rảnh rỗi, mình liền sinh nông nỗi, nên trong miệng lúc nào cũng "đập vỡ cây đàn, giận đời đập vỡ cây đàn", để cái tôi nhân cách nạn nhân trong mình lại được một lần nữa công nhận, sống dậy, than thở với cuộc đời. Cây đàn tội nghiệp như là phương tiện kia đã một lần vỡ nát rồi, nhưng cây đàn tổn thương, tư cách nạn nhân trong qua khứ của mình cứ mãi còn đó. Suốt cuộc đời mình sống với nó tức là mình đang "đập vỡ cây đàn" cuộc đời vô tội mỗi ngày của cuộc sống.

Lối sống này tạo nên số phận. Đó chính là nghiệp. Nghiệp chính là không buông bỏ được quá khứ của mình. "Nàng" chỉ là một trong rất nhiều những thứ mình không hài lòng với cuộc sống này khi tham lam của mình không được thỏa mãn. Ta mang một gánh nặng "Không Thể Tha Thứ" là do ta sống quá nhiều trong quá khứ, từ chối hiện tại và không đủ sự có mặt trong phút giây này. Hãy thôi đi "xót thương nàng” và hãy biết “khóc thương mình". Và chuyển nghiệp tức là hãy bước ra khỏi tư cách nạn nhân quá khứ kia, trọn vẹn mình cho những gì ở đây và bây giờ của cuộc sống.

Nếu cây đàn đó đang tang tình mỗi phút giây mầu nhiệm của cuộc sống thì ta nên giữ lại. Nếu cây đàn đó đang thở than những nốt trầm buồn quá khứ hay ảo tưởng tương lai thì hãy đập nát nó đi. Cây đàn bạn đang hát khúc nhạc nào?

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2014(Xem: 9144)
21/08/2014(Xem: 9940)
04/01/2017(Xem: 12830)
02/11/2023(Xem: 1254)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.