Nghĩ gì về những khóa tu mùa hè dành cho tuổi trẻ

09/07/20191:02 SA(Xem: 5353)
Nghĩ gì về những khóa tu mùa hè dành cho tuổi trẻ

NGHĨ GÌ VỀ NHỮNG KHÓA TU MÙA HÈ
DÀNH CHO TUỔI TRẺ

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

Xuất phát từ những ý tưởng của Chư Tôn Đức có hoài  bảo đem ánh sáng Phật pháp đến với tầng lớp phật tử trẻ tuổi, các khóa tu mùa hè dành cho phật tử trẻ đã được tổ chức gần mười năm nay. Những khóa tu mùa hè bắt đầu từ những chùa ở Miền Nam, vài năm gần đây lan ra Miền Bắc và lan ra cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Mấy năm trở lại đây  thì khóa tu mùa hè dành cho phật tử trẻ trở thành một phong trào nở rộ khắp cả nước, trước đây các khóa tu chỉ được tổ chức tại các chùa lớn, nhưng nay thì hầu như tỉnh nào cũng có tổ chức. Giai đoạn mới tổ chức vì chưa được biết nhiều nên chỉ có một, hai trăm em là con nhà phật tử thuần thành được cha mẹ hướng dẫn tới tham dự. Cho đến bây giờ sự lan tỏa qua các phương tiện truyền thông,  các khóa tu ngày càng thu hút các bạn trẻ đến tham gia ngày càng nhiều hơn, điển hình như chùa Hoàng Pháp có khóa tu lên tới hơn 3000 bạn trẻ. Hiện nay hầu hết các khóa tu mùa hè được tổ chức thời gian từ 3 ngày đến 7 ngày và thu hút từ vài trăm tới vài ngàn bạn trẻ tham gia, điều này cho thấy các khóa tu mùa hè đã có một sức hút khá lớn đối với cộng đồng giới trẻ phật tử khắp cả nước.

Không loại trừ trường hợp các khóa tu ngày càng đông người tham gia vì hội chứng đám đông, vì có người  tò mò muốn đến để xem tu như thế nào, hoặc đến vì ham vui cùng bạn bè và nhiều lý do khác nữa. Chúng ta cũng cần khách quan nhận thấy  rằng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên phật tử biết được sự lợi lạc do các khóa tu mang lại nên đã tìm đến các khóa tu để tìm lại sự bình an cho thân tâm sau những ngày tháng miệt mài với sách vở, với công việc. Họ đến để được học hỏi giáo pháp của Phật, được trau dồi kỹ năng và thực tập lối sống chánh niệm, sống tỉnh thức để phụng sự cho bản thân trong cuộc sống bộn bề lo toan và cũng không ít phiền lụy này.

Thấy những khóa tu mùa hè dành cho tuổi trẻ được tổ chức khắp nơi và thu hút rất đông bạn trẻ tham dự như thế, là người phật tử chúng ta thật sự rất vui mừng. Vui mừng vì hiện nay theo như các nhà đạo đức học, các nhà xã hội học thì nhân cách, đạo đức lối sống của giới trẻ hiện nay đang suy đồi trầm trọng. hàng ngày thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng chúng ta cũng nghe, thấy những bạn trẻ sống sa đọa, không lý tưởng, không mục đích, không có định hướng cho trương lai mà chỉ sa vào các thú vui sa đọa, rồi thì nghiện ngập, sa vào các tệ nạn xã hội, gây biết bao nhiêu khổ đau, phiền lụy cho chính mình, người thân và cộng đồng xã hội ngày càng bùng phát. Thế nhưng, nếu nhìn vào mặt tich cực thì chúng ta cũng thấy một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đang tìm cho mình một lối  sống có ý nghĩa bằng cách tham gia các công tác xã hội như làm sạch môi trường, tình nguyện đến các vùng cao, vùng sâu để giúp đỡ cho đồng bào và các em nhỏ có cuộc sống tốt hơn. Chúng ta  cũng thấy rất nhiều đoàn từ thiện của các bạn trẻ đã có những chương trình hết sức nhân ái và họ đã góp phần xoa dịu nỗi đau của những mãnh đời bất hạnh trong xã hội, chẳng những thế mà họ cũng tích cực tham gia các khóa tu để được trau dồi đạo đức tâm linh, rèn luyện nhân cách nữa.

Việc tham gia các khóa tu mùa hè do các chùa tổ chức cũng cho ta thấy một bộ phận tuổi trẻ đang có nhu cầu về mặt tâm linh, nhu cầu được tu học giáo lý của Đức Phật, nhu cầu tìm sự bình an trong tâm hồn và muốn được thực hành lối sống chánh niệmthực hành giáo pháp của Đức Phật trong cuộc sống, đó là tín hiệu đáng mừng cho Phật giáo nước nhà và cho cả xã hội nữa. Vì đã từ lâu Phật giáo được cho là tôn giáo của người già, thế nên mới có câu “trẻ vui nhà, già vui chùa”. Thực tế hiện nay nếu chịu khó quan sát thì chúng ta thấy hầu hết các khóa tu do các chùa  dành cho phật tử tại gia thì hầu hết người tham gia là những người cao niên, rất ít người trung niên và hầu như vắng bóng người trẻ. Riêng đối với các chùa thì trong các  đạo tràng hầu hết đều là người lớn tuổi và đa phần là nữ, rất ít nam cư sĩphật tử trẻ. Thấy được thực trạng như thế để khẳng định rằng  Phật giáo chưa thực sự thâm nhập được tất cả mọi  tầng lớp công chúng mặc dầu chúng ta luôn tự hào là Phật giáo đồng hành cùng dân tộc Việt trên hai ngàn năm !

Tổ chức các khóa tu mùa hè dành cho tuổi trẻ của các chùa là một việc làm hết sức thiết thựchiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu tu học của giới trẻ Phật giáo, góp phần đào tạo con người, xây dựng cuộc sống có lý tưởng, có mục đích, biết hướng thiện, chú trọng đạo đức lối sống, qua đó góp phần xây dựng một xã hội an lạc, thái bình.

Tuy nhiên nếu chỉ xét sự thành cônghiệu quả trên mặt hiện tượng thì chưa đủ, chúng ta đồng ý rằng những khóa tu đã góp phần  rất lớn trong việc giáo dục con người cho Phật giáo và cho cộng đồng xã hội. Tuy nhiên dù sao đây cũng chỉ là phong trào, mà đã là phong trào cho dù có phát triển đến đâu thì cũng chỉ đáp ứng nhu cầu (kể cả thị hiếunhất thời và chịu sự thịnh suy là lẻ thường tình mà thiếu chiến lược phát triển bền vững. Thông tin về các khóa tu được các phương tiện truyền thông loan tải rất đáng phấn khởi, nhưng nhìn lại sau thời gian được tôi luyện trong khóa tu ngắn có thể là ba, năm hoặc bảy ngày rồi thì tan hàng ai về nhà nấy, mọi người  đều trở về với công việc thường nhật của mình thì liệu những gì đã được tiếp thu trong khóa tu sẽ góp phần chuyển hóa thân tâm của những tu sinh được bao nhiêu hay là rơi rớt theo thời giantiếp tục bị cuốn hút vào vòng xoáy của cuộc sống với những xô bồ, bon chen và hưởng thụ?! và các ngôi chùa từ đây có được giới trẻ đến để tu tập, lễ bái một cách thường xuyên không hay là chùa vẫn cứ là nơi nương náu của người già như muôn thưở?!

Phật giáo Việt Nam đã có một tổ chức giáo dục thanh, thiếu, đồng niên rất vững mạnh đó là Gia Đình Phật Tử. Tổ chức này đã được một vị cư sĩ rất lỗi lạc của Phật giáo đó là bác sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám cùng với những nhân sĩ, trí thức phật giáo rất tâm huyết có hoài bảo đưa ánh sáng Phật pháp đến với tuổi trẻ để góp phần đào tạo con người hướng thiện, góp phần  bảo vệ dân tộc, xây dựng xã hội nên đã đoàn ngũ hóa các thanh thiếu niên phật tử bằng tổ chức Đoàn Phật Học Đức Dục và sau đó là Gia Đình Phật Hóa Phổ vào những năm 1940, đó là tiền thân của tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT) ngày nay. Sau năm 1954 chia đôi đất nước thì cư sĩ Tâm Minh ở lại Miền Bắc, nhưng tại miền Bắc thì GĐPT cũng như các đoàn thể xã hội khác không được phép hoạt động, trong khi đó thì GĐPT phát triển rất mạnh tại Miền Nam. Vào những thập niên 1960,1970 hầu hết các tỉnh đều có GĐPT sinh hoạt, nhất là các tỉnh miền Trung thì hầu như chùa nào cũng có GĐPT, và chúng ta thấy một hình ảnh rất đẹp của Phật giáo nước nhà vào thời kỳ đó là trong các ngôi chùa luôn có nhiều thế hệ từ em bé 6 tuổi cho đến cụ giá 80 tuổi cùng tham gia tu học, lễ bái. Đây là một hình thái hoạt động của Phật giáo rất tiến bộthiết thực đưa ánh sáng Phật pháp vào mọi tầng lớp công chúnggiáo pháp Phật-đà sẽ được các phật tử trẻ ứng dụng  trong đời sống, mang lại lợi ích thiết thực  cho nhân sinh một cách sáng tạo.

Thế nhưng, sau năm 1975 tại Miền Nam GĐPT chịu chung số phận với các đoàn thể thanh thiếu niên của tôn giáo, xã hội khác là không được phép hoạt động. Tuy nhiên với sự nhiệt tâm cùng với ý chí kiên cường, theo thời gian các huynh trưởng đã dần dần phục hoạt lại GĐPT mặc dầu vẫn tiếp tục bị cấm đoán. Cho dù GĐPT hiện diện trong cộng đồng xã hội như một thực thể, thế nhưng cho đến khi thành lập GHPGVN  vào năm 1982 thì trong hiến chương của giáo hội vẫn không hề đề cập gì đến tổ chức GĐPT. Mãi đến năm 1997 đại hội GHPGVN lần thứ IV mới chính thức đưa GĐPT vào hiến chương với danh xưng Phân Ban Gia Đình Phật Tử,. kể từ đó một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên Phật giáolịch sử nhiều năm cống hiếp cho dân tộc, đạo pháp, góp phần đào tạo con người hướng đến chiện  thiện mỹ cho xã hội đã phân thành hai lối rẽ. một số huynh trưởng và các đơn vị GĐPT chấp nhận gia nhập Phân Ban GĐPT  được nhà nước, giáo hội công nhận và hổ trợ hoạt động, số đông huynh trưởng và các đơn vị GĐPT vẫn trung thành kiên định lập trường nên không gia nhập phân ban GĐPT, không gia nhập giáo hội PGVN và được  gọi là GĐPT truyền thống. Chính vì sự phân hóa cùng với nhiều yếu tố khác tác động nên hiện nay GĐPT không còn là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên Phật giáo hùng mạnh như xưa nữa. đồng thời vị trí của GĐPT tại các chùa cũng trở thành mờ nhạt. thậm chí bị xem nhẹ, hầu như quý thầy cô trụ trì đều không đặt nặng việc tài bồi và  nuôi dưỡng cho tổ chức mầm non đạo pháp này, cho nên có nhiều đơn vị GĐPT sinh hoạt rất yếu kém không đáp ứng được nhu cầu học tập và không thu hút được giới trẻ tham gia. Hiện nay đa phần  các ngôi chùa chỉ có đạo tràng tu học và thế là dù muốn hay không muốn chùa vẫn là nơi dành cho người già, còn phật tử trẻ thì chỉ xuất hiện vào các lễ lớn như tết nguyên đán, Phật đản, Vu Lan… và hầu như họ đi chùa như là đi vãn cảnh hoặc cầu bái chứ không có khái niệm đến chùa để tu học .

Các khóa tu mùa hè dành cho tuổi trẻ phật tử ngày càng lan rộng và thu hút nhiều bạn trẻ tham gia là điều đáng mừng vì các khóa tu đã mang lại những điều hữu ích cho cá nhânxã hội. Tuy nhiên như đã nói ở trên, muốn ánh sáng Phật pháp soi sáng đến mọi tầng lớp công chúng để chùa không chỉ là nơi nương náu của người già mà là nơi tu tập của mọi thế hệ, mọi giai tầng của công chúng Phật tử  thì phải gầy dựng một thế hệ phật tửam hiểu về giáo lý của Đức Phật, biết ứng dụng giáo lý ấy vào đời sống thực tiễn hàng ngày để có cuộc sống hướng thiện và an lạc góp phần xây dựng một xã hội thái bình thì cần phải có chiến lược đào tạo các mầm non đạo pháp một cách xuyên suốt và có hệ thống chứ không phải dừng lại ở các khóa tu mùa hè như hiện nay. Xin mượn lời của bác sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám, vị cưlỗi lạc của Phật giáo nước nhà, vị sáng lập tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam để kết thúc bài viết này: “Không có một thành tựu nào bền vững mà không nhắm tới hàng ngũ thanh thiếu niên, họ là người tiếp nối chúng ta trong mai hậu”.

                                                                              Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

Bài đọc thêm:
Sao Thương Quá Khóa Tu Mùa Hạ? (Đào Văn Bình)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2014(Xem: 9171)
21/08/2014(Xem: 9987)
04/01/2017(Xem: 12960)
02/11/2023(Xem: 1311)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.