Tấm Lòng Nghĩa Hiệp

02/08/20204:01 SA(Xem: 3354)
Tấm Lòng Nghĩa Hiệp
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

TẤM LÒNG NGHĨA HIỆP

 

 

Cảnh vật ở đây hình như đã thay đổi và khác hẳn khi xưa. Đúng vậy, vật đổi sao dời, một phần tư thế kỷ tuy ngắn ngủi, nhưng cũng có thể làm thay đổi một cục diện, một thể chế chính trị hay nói một cách khách quan. Một triều đại, vị vua nào lên nắm quyền đều có sự thay đổi cả, ví dụ như một cơ sở hay một công sở nho nhỏ khi đổi chủ đều phải thay đổi giờ giấc hoặc nhân sự huống hồ chi cả một quốc gia. Vận mệnh đất nước nào, vẫn tùy theo vị vua lãnh đạođức độ hay ngược lại chỉ một thời gian là dân chúng đoán ra liền, bởi vậy người xưa có câu:

 

 “ý dân là ý trời”.

 

Cho dù hoàn cảnh có ra sao quốc gia nào, xưa hay nay cũng thế thôi. Vua mẫu mực biết yêu thươnglo lắng bá tánh làm cho đất nước thăng hoa giàu mạnh - thịnh vượng, do đó được dân chúng ban tặng cho một mỹ từ “minh quân”, ngược lại những kẻ tham ô tàn bạo, ngày đêm tửu sắc vô độ thì đó là kẻ “hôn quân”.

 

Nhắc đến, vị vua trước đã gây không biết bao nhiêu lầm than cho đồng bào ruột thịt của mình, để rồi nhà vua ra đi cũng chẳng mang theo được gì.

 

Hai Hoàng Tử lớn đều chết cả, Hoàng Tử Út lên kế vị, tính đến nay cũng đã khá lâu. Mười lăm năm trên ngai vàng, Hoàng Tử Út cũng đã trải qua rất nhiều gian truân và đương đầu - đấu trí với những vị đại thần có công được phong danh hiệu “khai quốc công thần” nhưng lâu ngày rồi cũng tham ô dẫn đến lạm dụng chức tước quyền hành, làm nhiều điều trái với lương tâm ỷ mạnh hiếp yếu, hà hiếp dân lành, khiến cho bá tánh tán thán…Vị Hoàng Đế này tuy tuổi còn trẻ nhưng luôn luôn có tấm lòng vị tha, biết thương yêu dân lànhcân nhắc từng sự việc, xử lý liêm minh, trên tinh thần cầu tiến tạo nhiều cơ hội tốt, cho kẻ hậu học, mở trường đào tạo nhân tài. Vững tay chèo lèo lái vương quyền, đưa quốc gia từ chỗ thấp kém đến phồn vinh, thịnh vượng đức độ của Ngài rất bao la luôn hướng đến con đường “Chân-Thiện-Mỹ”. Chẳng những vậy ngài còn khuyến hóa mọi dân chúng nên đi trên con đường chánh đạoáp dụng giáo lý Phật đà triệt để trong mọi sinh hoạt thường nhật...!

 

Quả thật, quá khứ không thể phai mờ theo năm tháng tại làng…xã tỉnh…có một gia đình họ Khương Lão chuyên sống về nghề bốc thuốc và trị bệnh (Đông y) rất tuyệt vời. Ông đã chết vì hỏa hoạn, chẳng những vậy, mà cả làng bị thiêu hủy do ngọn lửa oan trái mà không biết bao nhiêu người phải gánh chịu (già trẻ lớn bé) làng ấy không còn một ai sống sót. Được biết năm xưa triều đình cho người đến trừng phạt, nhưng không rõ lý do.

 

Trong số người ấy có gia đình Khương Lão qúa bất hạnh, gặp phải cảnh trớ trêu không sao kể xiết! Thế nhưng trong rủi có may hoặc ngược lại trong may có rủi, nếu như mình lành nhiều điều bất thiện.

 

Sự cộng nghiệp của một gia đình hay xã hội đều có duyên kiếp với nhau cả. Không biết chừng kẻ bất hạnh lại mang hạnh nguyện của vị Bồ Tát “hóa thân” phải chịu trăm đắng ngàn cay để làm những việc ích nước lợi dân về sau.

 

Nhắc đến vị vua tiền nhiệm, khi trước bởi vì quá thương con. Cho nên khi gặp nghịch cảnh đưa đến, không thể chịu nổi một lúc hai người con cùng chết một lúc, mất bình tỉnh nghe những lời không đúng sự thật của bọn gian thần dẫn đến những việc chẳng hay đến với gia đình Khương Lão. Một người con lớn rất giỏi về lương y bị kết tội đã cho Hoàng Tử thứ hai uống thuốc độc chớ không phải thuốc bệnh cũng vì sự ganh tỵ mà ra. Dẫn đến hậu quả tù tội suốt mấy chục năm đầy đi biệt xứ. Đã vậy, nhưng chưa đủ gia đình ông còn gặp đại nạn bị hỏa thiêu cảnh cả làng không còn ai sống sót. Cũng vì sự ganh tỵ nghề nghiệp mà ra. Trong tù người con nghe tin gia đình mình cùng làng xóm bị thiêu hủy vô căn cớ nhưng cũng chẳng biết than thở cùng ai chỉ cầu nguyện cho mọi người mà thôi. Chính bản thân chàng còn mang phải chiếc vòng oan nghiệp.

 

Nhưng chàng cố gắng vượt qua mọi thử thách để hóa giải nghiệp quả của mình, từ tiền kiếp đã tạo ra. Cho nên hôm nay luôn luôn sám hối nghiệp chướng. Cầu mong sao sớm thoát khỏi chốn lao lý. Nếu đã vào tù rồi thì không còn cách nào, để diễn tả cảnh địa ngục trần gian. Xưa có câu:

 

  “Nhứt nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

   (Một ngày trong tù hơn ngàn ngày bên ngoài)

 

Thử nghĩ, những oan hồn bị ngọn lửa vô cớ thiêu đốt năm xưa làm sao họ có thể siêu thoát được? “Oan oan - tương báo” đến bao giờ mới chấm dứt được. Quả thật, câu chuyện này không đơn thuần chút nào cả, hậu quả sẽ ra sao?

 

Thế nhưng, đời vẫn còn nhiều khúc quanh uẩn khúc với bao nhiêu người chết oan uổn cũng vì kẻ có quyền lựcáp bức bao người khốn khổ. Vẫn biết rằng dĩ vãng sẽ trôi theo dĩ vãng, giòng đời vẫn lặng lẽ đi qua nhưng âm hưởng (tốt hay xấu) vẫn còn vương vấn đến ngày sau.

 

Vào một buổi đẹp trời nọ, trên đỉnh Tuyết Sơn xuất hiện một chàng trai tuấn tú, rất tinh thông về y thuật. Chẳng những vậy chàng còn là một tay giỏi võ thuật. Những môn võ “bí truyền” hầu như chàng đã được học lại từ một vị Cao Tăng “ẩn danh” truyền thụ. Không hiểu chàng “này” xuất thân từ đâu thuộc môn võ nào hay đệ tử của ai mà sao tiếng đồn vang khắp mọi nơi. Sau khi rời khỏi Tuyết Sơn, chàng nhớ lại lời sư phụ dặn trước khi hạ san: “Hy vọng chuyến đi này con sẽ làm rạng danh cho môn phái”.

 

 Hai thầy trò chia tay trước hang động, những lời nhắc nhở của sư phụ chàng vẫn nghe văng vẳng bên tai.

 

 “Khi mê nhờ thầy độ, ngộ rồi thì phải tự độ…”.

   (Ngũ tổ - Hoằng Nhẫn)

 

Thật chí lý cho nên chàng luôn luôn khắc cốt ghi tâm và quyết thực hiện cho bằng được

 

Năm tháng…bôn ba khắp nẻo đường, sau khi hạ san chàng phải trải qua bao gian khổ và chấp nhận cuộc sống mới hòa nhập vào giòng người ô hợp, giàu, nghèo sang hèn, trí thức khoa bảng, bình dân, giang hồ, luơng thiện chàng đều trải qua cả.

 

Năm năm trôi qua!

 

Cũng đủ cho chàng thấm mùi đắng cay của xã hội cơm , áo, gạo, tiền làm sao tránh được cảnh tranh giành, mạnh hiếp yếu giàu lấn nghèo...Những cảnh ấy đều ghi rõ vào tâm trí của chàng. Để rồi chàng càng trầm tĩnhphán đoán từng công việc hoặc biết được sự cạnh tranh của kẻ tiểu nhơn luôn rình rập để hại người nhẹ dạ.

 

Hình ảnh xa xưa của sư phụ trên ngọn Tuyết Sơn từng thế võ, từng bài quyền (truy hồn đoạt sát) từng lời chỉ dạy đều khắc kỷ ghi tâm. Dù phải vượt qua bao gian khổ tìm cho ra lẽ thật, để chứng minh gia đình họ Khương không phải là hạng người nham hiểm chế độc dược hại người mà phải mắc tội với triều đình. Để rồi cả làng bị chết oan uổng. Nghĩ như thế chàng đã thiếp đi trong một giấc ngủ dài. Khi chợt tỉnh đã thấy mình đang ở một nơi xa lạ. Nhìn cho kỹ giống như một trại lính đang đóng đồn ở đâu đó! Khi hỏi ra thì mới rõ mình đã ngất xỉu ba ngày rồi, nhóm lính này đã đưa về trại và cứu sống. Lúc bấy giờ hồn phách chưa tỉnh hẳn nên chàng tịnh tâm cố nhớ lại sư kiện…Chợt lúc có một người lính nhỏ nhanh nhẩu liền nhắc lại. Này anh bạn: “Đừng bận tâm chi nữa, anh sống là chúng tôi mừng rồi.” Chưa hiểu rõ những người lính này đang nói gì về mình. Thì có một người lính khác cũng bị thương, băng vải trắng quấn vào tay cũng liền nói ngay: “May quá không có đại hiệp ra tay cứu giúp thì bây chúng tôi thành thây ma rồi. Đâu còn mà khoát lát nữa. Ơn này chúng tôi xin mãi khắc ghi trong lòng, hẹn ngày sẽ đáp đền”.

 

Lúc bấy giờ trời cũng đã về chiều rồi, không khí trại lính lúc nào cũng căng thẳng cả, kẻ đi qua người đi lại đều mang gươm giáo cả. Thật không hiểu vì sao mình lại bị lạc vào khu gia binh này sống chung với đám lính của triều đình. Thấy chàng đang trầm tư suy nghĩ, liền có một người ăn mặc binh phục chỉnh tề trông vẻ oai phong, có lẽ đây là cấp chỉ huy của chúng, ông ta liền bước vào trại, mọi người đứng lên nghiêm chỉnh chào.

 

Sau khi nghe kể lại câu chuyện chàng mới chợt tĩnh lại và nhớ ra rằng. À, thì ra hôm trước, trên đường gặp phải nhóm người đang đánh nhau kịch liệt, không thể làm ngơ, bèn ra tay làm nghĩa hiệp “thế thiên hành đạo” cho nên liền xông vào cứu nhóm lính ít người này. Không ngờ nhóm lính này lại là người của triều đình mang “mật lệnh” đi bị bọn thích khách theo dõi ám hại, chúng mặc toàn đồ đen bịt mặt không hiểu là ai mà lại quá đông người sao lại hành hung kẻ yếu, thế cô. Nên chàng mới ra tay nghĩa hiệp, cứu được họ, nhưng người nào cũng bị thương tích đầy mình. Sau khi có toán quân tinh nhuệ kịp thời tiếp cứu, và chữa lành vết thương cho mọi người. Trước khi trở về trình diện nhà vua, lúc đó dùng quá đánh gục hết đám thích khách ngất xỉu nên chàng cũng bị áp giải đi chung với đám lính bị thương tích đó. Trên đường về hoàng cung, họ còn nói với chàng “tân hoàng đế trẻ” rất trọng những anh tài dám xả thân cứu người khi gặp hoạn nạn. Xưa Khổng Tử có câu:

 

“Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ mệnh”

(Thấy lợi thì suy nghĩ đạo nghĩa, thấy nguy nan thì dấn thân trao sinh mệnh)

Tạm dịch: Khi thấy lợi ích vật chất, thì suy nghĩ đến đạo nghĩa; khi thấy quốc gia lâm nguy, thì nguyện dấn thân phó thác sinh mệnh. Đó mới là nhân vật lớn, là người đại nghĩa.

Hoặc là:

 

Quân tử hữu cửu tư: thị tư minh, thính tư thông, sắc tư ôn, mạo tư cung, ngôn tư trung, sự tư kính, nghi tư vấn, phẫn tư nan, kiến đắc tư nghĩa”. 

 

Tạm dịch: Quân tử có 9 điều luôn lo nghĩ

Khi nhìn nhận cần suy xét xem có nên nhìn thông suốt hay không?

  • Khi nghe cần tự cân nhắc có nên nghe rõ hay không?
  • Cần tự xét xem thái độ, sắc mặt của bản thân mình có ôn hòa hay không?
  • Cần tự xét xem dung mạo của bản thân có khiêm tốn hay không?
  • Cần tự vấn xem trong lời nói của mình có đủ sự trung thực hay không?
  • Khi hành sự cần phải tự hỏi bản thâncung kính, nghiêm túc hay không?
  • Khi gặp điều nghi vấn cần tự vấn bản thân hay có nên hỏi người khác hay không?
  • Khi phẫn uất, giận dữ cần phải tự hỏi mình, có gây ra hậu họa gì không?
  • Khi đạt được lợi ích tiền tài cần tự vấn, xem như vậy có phù hợp với nhân nghĩa hay không?  (Lời dạy của: Khổng Tử)

 

 Sau khi thi hành công vụ xong, nhóm lính khoảng chừng mười hai người tuy võ nghệ rất cao cường, nghe nói họ là những cao thủ trong đại nội, giết người trong chớp mắt nhưng đối với chàng chẳng là gì cả. Dù rằng chi nữa cứu được người là chàng vui rồi. Vì sư phụ đã từng nói kẻ xấu thì mình phải hướng cho họ trở lại con đường tốt chớ nên đẩy họ vào con đường cùng, hãy xem họ như chính bản thân mình, vì chính sách cai trị hay đường lối chủ trương tàn bạo. Chứ con trong thế gian này ai ai cũng có tình yêu thương chân thật, nhưng vì bị hoàn cảnh hoặc vấn đề tư lợi nào đó, họ trở nên làm việc trái với lương tâm. Người xưa có nói:

 

“Nhân chi sơ tánh bổn thiện”

 (Có ai mới sanh ra mà ác đâu.)

 

Xét cho cùng, “Gieo nhân nào thì gặt quả ấy” luật nhân quả nay vẫn thế.

 

Về đến hoàng cung nhóm lính này cho chàng ăn uống và thay đổi quần áo chỉnh tề ra mắt nhà vua. Thật là ngỡ ngàng khi gặp mặt nhà vua, sau những cung cách do nhóm lính này hướng dẫn.

 

-Nhà vua liền lên tiếng hỏi rằng:

“Người từ đâu đến, quê quán...cần việc chi...? ”

 

Chàng còn lúng túng chưa kịp trả lời.

 

-Thì có người đỡ lời nói ngay:

 

“Bẩm bệ hạ, chúng thần trên đường thi hành nhiệm vụ, gặp kẻ gian hành thích bọn, chúng quá đông. Nên y đã ra tay nghĩa hiệp cứu chúng thần. Nếu không có y nhiệm vụ, không thành, mà bản thân chúng thần không còn mạng về gặp bệ hạ.

 

-Mong bệ hạ hãy anh minh xem xét “nghĩa hiệp” xem y có thể giúp ích gì cho triều đình chăng?

 

-Thôi được, bãi triều. Việc này sẽ tính sau. Hình như nhà vua cũng chẳng mấy vui vẻ, khi gặp mặt chàng, vì nhà vua luôn luôn thận trọng, sợ kẻ gian trà trộn vào triều đình làm “nội gián” cho giặc rất là nguy hiểm.

 

Sau khi chàng là khách “bất đắc dĩ” của triều đình, nhà vua luôn luôn cho người canh gác cẩn mật, sợ có chuyện không hay xảy ra? Nhưng chàng lúc nào cũng bình thản, vì chàng không phải hạng người tranh ngôi đoạt vị. Bây giờ ở trong cung vua, ai nấy cũng cảm thấy như lên “thiên đình” còn chàng thì ngược lại. Cảnh kẻ ra, người vào canh gác nghiêm ngặt trong chốn hoàng cung, con vật đi ngang qua cũng không lọt, chẳng khác nào nhà tù. Nhất cử, nhất động mọi sự giao tiếp không giống bên ngoài chút nào. Sơ xuất một chút kể như là mất mạng. Riêng chàng đã quen rồi, hoàn cảnh nào cũng thích nghi được.

 

Mọi ý tưởng chàng vẫn thản nhiên. Sự im lặng ấy khiến cho lính hầu trong cung mang tin đến bẩm báo với nhà vua rằng: “Kẻ này không phải là người bình thường như bệ hạ tưởng, trông hắn lúc nào cũng ngồi xếp bằng không trò chuyện với bất cứ một ai”. Khiến nhà vua đa nghi, âm thầm cho người tiếp tục theo dõi. Thời gian giam lỏng chàng, chẳng phát hiện được gì…!

 

Mười ngày sau nhà vua cho mở một buổi thi thố võ công lẫn văn chương xem tài năng của chàng ra sao? Mọi tin tức được thông báo gấp rút chẳng mấy chốc hào kiệt, khắp nơi kéo đến rất đông.

 

Buổi thi tuyển do nhà vua quyết định. Ba hồi trống vang lên, không khí triều đình náo nhiệt hẳn lên như ngày lễ hội, tuy không chuẩn bị trước nhưng cũng thật là sôi nổi.

 

Khi gọi đến tên chàng để ra tham dự, chàng nói rằng:

 

“Xin thưa, cùng các bậc cao thủ võ lâm. Hạ thần đến đây diện kiến nhà vua, chớ không phải tranh tài, đoạt giải…!

 

Nhưng nhà vua vẫn tiếp tục tổ chức cuộc thi. Gần đến xế trưa cuộc thi sắp chấm dứt, cuối cùng cũng chọn ra một đối thủ “thượng thặng” để so tài với chàng. Nhà vua này làm như thế thật “độc chiêu” nếu chàng không đủ bản lãnh thì chỉ có con đường chết mà thôi, không cần tra khảo chi hết.

 

-Nhưng chàng vẫn bình thản trả lời:

 

“Hạ thần không muốn làm tổn thương đến ai cả, xin bệ hạ xá tội cho”.

 

Nhưng nhà vua “trẻ” này vẫn giữ mực khư khư không thay đổi sắc mặt chút nào cả. Khiến cho mọi người càng thắc mắc. Thế chẳng đặng đừng, chàng bước đến đấu trường nhưng không ra vẻ tranh tài với ai cả, chỉ ngồi xuống kiết già trong tư thế tọa thiền hàng nhiều giờ bất động. Khiến cho đối thủ chẳng biết chiêu thức gì mà đấu dù giỏi cách mấy cũng phải chạy vòng quanh xem xét kẻ hở của đối phương.

 

Khiến cho mọi người chung quanh cả nhà vua, ai nấy cũng đều ngạc nhiên. Hai giờ đồng hồ trôi qua chưa phân thắng bại, vì quá nóng lòng đoạt giải vô địch cho nên võ sĩ kia dồn hết lực lao thẳng vào chàng, chẳng may không đạt được ý nguyện mà rơi xuống sàn đài đụng phải người đang tham dự. Buổi tỷ thí đến đây được kết thúc mọi người vui vẻ ra về. Riêng nhà vua cùng một số quan võ trong triều đình rất khâm phục và kính nể.

 

-Một vị tướng quân  hùng hổ cất tiếng hỏi lớn: “Thưa đại sĩ không hiểu, ngài dùng thế võ gì, mà trông rất nhẹ nhàng vẫn hạ được đối phương?”.

 

-Chàng chỉ liền mỉm cười đáp lại rằng:

“Vô chiêu - thắng hữu chiêu...” 

 

Chàng được nhà vua phong thưởng rất nhiều bổng lộc và trao cho chàng nhiều chức tước quan trọng trong triều, nhưng chàng từ chối không nhận lãnh bất cứ một thứ nào. Thời gian lưu lại tại triều đình đàm đạo và trò chuyện...rốt lại chàng cũng quyết định ra đi nhà vua không thể nào ngăn cản được.

 

Trước giờ chia tay, chàng cũng không quên dâng nhà vua một tặng vật nho nhỏ do sư phụ trao lại gọi là quà kỷ niệm lúc chia tay.

 

-Nhà vua nhận lấy và mở ra ngay: “Ồ đây là “Bát Nhã Tâm Kinh”  giáo lý Đại Thừa Phật Giáo mà bao nhiêu năm ta vẫn chưa hiểu ra được, thật là một đại nhân duyên hiếm có.

 

Nhà Phật có câu: “Vạn pháp đều do duyên mà có, còn duyên thì hợp - hết duyên thì tan”.

 

-Nhà vua liền mở quyển kinh ra xem ngay liền đưa cho đại thần đọc cho mọi người cùng nghe. Nhà vua rất trịnh trọng lắng nghe từng câu một trong bài Kinh Bát Nhã:

 

“…Sắc tức thị không, không tức thị sắc thọ tưởng hành thức diệt phục như thị...” đọc tới đâu nhà vua cảm thấy như mình đang lạc một một thế giới cao siêu thoát ra vòng tục lụy của thế gian. Dù là vua chúa bạc vàng, chất ngất nhưng tâm hồn lúc nào cũng dẫy đầy phiền nãolo âu trăm mối...Sau đó nhà vua liền ra lệnh cho đại thần đọc bài thơ Tô Đông Pha cho mọi người cùng nghe:

 

“Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều

Vị đáo sinh bình hận bất tiêu

Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự

Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều”

 

(Câu thơ vừa chấm dứt chàng liền cất tiếng nói rằng: “Trong đạo lý của thiền, một khi tâm và cảnh cùng tương giao tương ứng, không cốc truyền thanh, thì mọi hành vi đều là đạo. Mà cảnh là thiền thì lúc nào cũng như “Mù tỏa Lô Sơn khói Chiết Giang” cho nên tâm của thiền cũng luôn luôn tương ứng với “Mù tỏa Lô Sơn khói chiết giang” (Tô Đông Pha)

 

Nói dứt lời chàng liền từ biệt nhà vua và mọi người ra đi, có một vị quan hỏi vọng lại: “Người đi rồi bao giờ trở lại...”

 

-Chàng liền đáp: “Khi nào bệ hạ và các đại thần cần gặp kẻ cơ hàn, thì xin hãy đến Bạch Vân Am trên đỉnh Tung Sơn sẽ gặp...”. Vừa dứt lời nói chàng gật đầu chào mọi người. Thẳng bước ra khỏi cung thành. Mọi người đều dõi mắt trông theo.

 

-Trước lúc đi chàng bèn nói rằng:

 

Đến đi không hẹn cùng ai,

việc đời như gió thoảng qua mau”.

 

Nhà vua tuy trẻ, nhưng cũng rất am hiểu giáo lý Phật đà nên thấy cảnh sinh lòng liền đáp lại rằng:

 

“Cảnh tịch an cư tự tại tâm

Lương phong xuy đệ nhập tòng âm

Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển

Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm (kim)”

(Cư Trần Lạc ĐạoTrần Nhân Tông))

 

Nghĩa: (Cảnh tĩnh, khi tâm an nhiên tự tại, hay ngược lại, tâm an nhiên tự tại khi khám phá ra rằng cảnh luôn luôn vẫn tĩnh như thế. Rồi từ tâm ấy phát hiện ra, ứng với ngọn gió trong mát thổi vào hàng thông. Và tiền sư kế sàng ngồi dưới gốc cây, cùng với một quyển kinh. Đó là lúc hai chữ “thanh nhàn” đi về lồng lộng cao quý hơn cả mọi thứ sang trọng của trần gian).

 

Cảnh vật trở lại như cũ, kẻ đi người ở ngậm ngùi như nhau. Đó cũng là duyên đến, duyên đi. Chuyện đời không thể hẹn cùng ai. Nhưng chàng trai trẻ kia vẫn còn luyến tiếc điều chi, tuy chân bước đi nhưng lòng thổn thức ngẫu hứng liền ngâm nga:

 

“Từ trong hạt bụi bay bay

Tam Thiên Giới bờ này bến kia

Đâu là ngộ, đâu là mê?

Mưa lên trăm hướng cũng về biển xa”

                     (Hàn Long Ẩn)

 

Tóm lại bài này, nói lên Tấm Lòng Nghĩa Hiệp của chàng trai trẻ xả thân cứu người, nhưng cuối cùng còn bị nhà vua nghi là kẻ xấu, cho đám cường đạo bên ngoài vào triều đình thử sức. “Thiệt vàng thì chẳng sự chi lửa”, nếu là hàng “dỏm” thì đâu còn mạng ngồi đó mà kiết già có phải không quý vị? Học đạo cũng thế, làm sao mà “loại” được “bản ngã” sống với chính “tâm từ- tâm bi” của mình, không tham – sân – si- mạn- nghi- ác – kiến làm được như thế, cũng tạm đủ làm hành trang trên bước đường tu tập. Tiến thân trên con dường giải thoát – hầu mong không còn lặn hụp trong chốn hồng trần này nữa, có phải không quý vị độc giả?

Vu Lan - Báo Hiếu,  PL 2554 - 2010

 

            Nhuận Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/10/2014(Xem: 17080)
27/07/2018(Xem: 8996)
21/02/2017(Xem: 7831)
23/01/2019(Xem: 5865)
09/09/2018(Xem: 5217)
16/05/2023(Xem: 1889)
13/08/2013(Xem: 23751)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.