Phải chăng tu là mất trong người một ít?

07/10/20223:53 SA(Xem: 2354)
Phải chăng tu là mất trong người một ít?

PHẢI CHĂNG TU LÀ MẤT TRONG NGƯỜI MỘT ÍT?
Tâm Anh

 

Tu hay nói đầy đủ là tu hành, không chỉ dành cho những vị đã thoát ly thế gian mà còn dành cho tất cả chúng ta, không ngoại lệ và ai cũng có thể thực hành được, tùy cấp độ dễ khó mà tiến tu. Có thể một đời, nhiều đời nhưng một khi đã có ý chíquyết tâm thì sẽ đến đích cuối cùnggiải thoát, giác ngộ. Trên hành trình tiến tu đạo nghiệp, phải chăng tu là mất trong người một ít?

Đây là câu nói vui. Nếu nói đầy đủ là mỗi ngày trôi qua, nếu tu tốt, chúng ta sẽ thấy mình mất mỗi ngày một ít. Thậm chí mất nhiều hay mất hết luôn thì càng tốt.

Đến đây sẽ có người hỏi “Nếu tu mà mất thì tu làm gì?” hoặc “Ôi! Tu mà mất thì ai dám tin” hoặc có người hỏi “Nếu bảo mất thì chính xác là mất cái gì?” Hoặc có người thường suy nghĩ “Tu là cội phúc, tu là được chứ sao lại mất?”

Trong thực tế, có một số người tu khi có được chút kết quả thì họ lại tự hào, khoe khoan, cho rằng như vậy mình tu tốt. Khi ai đó luôn suy nghĩ như vậy thì làm cho tâm kiêu ngạo và tự hào dễ phát khởi. Khi tâm kiêu ngạo phát khởi thì họ sẽ mất lý trí, mất trí tuệ và sẽ không còn phân biệt được đúng hay sai.

 Người khôn khéo là người luôn nhìn vào cái xấu, cái khiếm khuyết, cái dở của mình. Hễ ai nhận ra mình xấu, dở, khiếm khuyết sẽ làm cho tâm khiêm tốn của mình tăng cao, trí tuệ sẽ sáng và ta cứ xoay vào sửa lỗi, sửa những điểm chưa hoàn thiện.

Như vậy, qua thời gian, bạn sẽ trở thành một con người rất hoàn hảo, đạo đức của bạn sẽ ngày một sâu dày.

Có người nói tu là suốt cuộc đời đi tìm lỗi của mình, có đúng không?

Người có trí tuệ là người biết thổi bay những cấu uế của bản thân, như một người thợ rèn thổi sạch những cặn bã của chất bạc từng cái một, từng tí một, từng lúc một.

Cuộc đời đầy những cạm bẫy và lo toan, chúng ta hãy học cách sống theo Đức Phật, tu tâm theo Phật thì tâm của mình sẽ được nhẹ nhàng và bình an hơn. Nếu vậy sao chúng ta không vứt đi những cấu uế, vứt đi những vọng niệm, diệt trừ tính kiêu căng...sẽ thoát được mọi sự ràng buộc

Có người hỏi, tu hànhnhất thiết là phải thoát ly cuộc sống, vào chùa tu hành. Niệm kinh lạy Phật, có phải nhất định cần chuyên chú tọa thiền, học cách tu sửa tâm tính hay không?

Trong cuộc sống, người tu hành giữa chốn xô bồ cần phải dũng cảm hơn những người  tu ẩn một mình rất nhiều lần, họ phải cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa áp lựcsức khỏe, giữa nhũng mong muốn, cảm xúc, vui vẻ, khổ đau cùng vô thường. Tìm cầu sự cân bằng trong các mối quan hệ phức tạp đan xen, trái lại càng có thể khiến ta nhìn rõ bản chất thực của cuộc sống.

Mỗi khi những vấn đề rắc rối trong cuộc sống xuất hiện, chúng ta thường có cảm giác những rắc rối đó làm rối loạn việc tu hành của chúng ta. Kỳ thực tu hành và cuộc sống là một thể. Chúng là nhất tínhđồng hành.

Mục đích của tu hành để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. Nếu cách ly cuộc sống mà nói chuyện tu hành chẳng phải né tránh vấn đề hay sao? Những công việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày như nấu cơm, quét nhà, rửa chén...mỗi mỗi đều thể hiện sự tu hành của chúng ta.

Tu hành chính là loại bỏ, dứt trừ những nguyên nhân gây khổ đau bằng lời nói, hành động và tư tưởng của mình. Những nguyên nhân xuất phát nơi cửa miệng bằng lời nói, dù biết rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua” vì thế hãy “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Tu hành không phải là hiển thị bên ngoài mà là hướng vào chính nội tâm mình. Tu hành không phải để gặp Phật bên ngoài mà là để gặp chính mình trước nhất, là tu tròn đạo làm người.

Chân chính tu hành không chỉ ở nơi núi sâu, ở trong chùa mà còn là ở trong hiện thực cuộc sống để tôi luyện tâm can. Môi trường hoàn cảnh chính là nơi tu đạo tốt nhất mà mỗi người nên tận dụng.

Như chúng ta biết, các quả Thánh được đo bằng khả năng phá được các kiết sử. Ví dụ, muốn chứng Sơ Quả Tu Đà Hoàn thì bạn phải làm mất ba cái trong tâm đó là Mất sự ích kỷ (thân kiến), mất sự Nghi ngờ (niềm tin đối với Tam Bảo) và Giới cấm thủ (chấp nguyên tắc). Nếu ai làm mất ba yếu tố đó, chắc chắn sẽ chứng được quả thánh đầu tiên và bước vào dòng Thánh là Quả Vị Tu Đà Hoàn rồi.

Sau khi tiếp cận, học hỏi, thông hiểu giáo pháp,bước tiếp theothực hành giáo pháp đó, đem lời Phật dạy áp dụng trong đời sống, nương theo các phương pháp được trao truyền lại từ Tăng đoàn. Đức Phật tuy không còn tại thế, nhưng lời dạy của Ngài còn nơi kinh điểnTăng đoàn là những đệ tử đang nương theo những lời dạy của Ngài, xuất xứ từ kinh điển, thực hành chúng và có khả năng chỉ dẫn lại cho những ai muốn đi trên con đường tu hành theo giáo pháp của Đức Phật.

Người tu hành luôn nhận ra họ từ từ mất đi tâm oán hận, mất đi sự ỷ lại, sự hẹp hòi, mất đi sự bi quan, chỉ trích và tham cầu. Không chỉ thế những người tu hành còn nhận ra họ mất đi sự nông cạn, mất đi tầm nhìn hạn hẹp, mất hết thảy những thứ gây ra bao trầm luân đau khổ đó là ba độc tham, sân, si.

Như vậy, chân lý của tu hành không phải vì muốn đạt được mà chính là sự buông bỏ, dần dần vứt bỏ tâm chấp thủ, những ngục tù quan niệm đã hình thành bao đời và tự giam hảm mình trong đó.

Tóm lại, mục đích của sự tu hành không phải vì đạt được. Vậy phải chăng tu là mất trong người một ít? Muốn giải thoát mà vẫn không buông bỏ là một mâu thuẩn lớn nhất trong chúng ta. Mong rằng mọi người đều nhận ra tu hànhsửa đổi, loại bỏ những sai lầmthực hành những gì đúng với kinh điển được lưu truyền và cũng có nghĩa là đúng với chánh pháp.   

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2015(Xem: 7587)
27/07/2016(Xem: 6537)
03/09/2016(Xem: 5954)
11/03/2015(Xem: 10026)
21/07/2022(Xem: 2198)
22/01/2019(Xem: 16275)
27/10/2021(Xem: 2336)
30/07/2014(Xem: 12021)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.