Nhật Ký Một Phật Tử (10)

15/02/20235:16 SA(Xem: 1558)
Nhật Ký Một Phật Tử (10)

NHẬT KÝ MỘT PHẬT TỬ (10)
Thanh Nguyễn

  

nhat kyNgày ba thời của tháng này, năm nay

Không gian vô hạn độ, vô cùng tận; thời gian vô thủy vô chung. Ngày nay với các bộ óc siêu việt của con người lẫn trí tuệ nhân tạo (AI) cũng không làm sao biết đượ đâu là giới hạn của không gianthời gian, thậm chí có thể sẽ mãi mãi không thể biết được. Cái tri kiến của con người vốn hữu hạn, đem cái hữu hạn để đo lường cái vô hạn là việc không thể ! Đã không thể lường được không gianthời gian thì càng không thể bàn về tri kiến Phật hay Phật huệ, Phật lực. Cái mình có thể chỉ là học và hành theo những lời Phật dạy. Mình học và hành ấy là cho mình chứ chẳng phải cho Phật hay cho ai khác. Đạo Phật rất khoa học và minh bạch rõ ràng: Ai ăn nấy no, ai đi nấy đến, ai uống thuốc thì người ấy hết bệnh. Dân gian Việt xưa nay cũng thường nói: “ông tu ông đắc bà tu bà đắc”. Cái trí huệ không thể san sẻ hay biếu tặng, ai có nấy xài, duy cái phước thì có thể chia sẻ cho nhau. Tỷ như cha mẹ giàu có thì con cái hưởng sung túc, còn như cha mẹ thông mình thì cái trí ấy chỉ cha mẹ xài, con cái không thể xài, tuy nhiên vì có duyên hay nợ mà gặp nhau trong một nhà thì cũng hưởng ít nhiều được cái phước ấy.

Ngày hôm qua, tức là quá khứ, tức là đã qua rồi. Cái khái niệm quá khứ, vị lai cũng là giả tạm của ngôn ngữ, là ước chừng của đơn vị đo lường thời gian. Thời gian không thật thì làm sao cái khái niệm thật được, vừa mở miệng ra thì cái sát na ấy đã là quá khứ, cái sự vi tế của quá khứ - hiện tại - tương lai rất khó để diễn giải. Tuy nhiên mình có thể hiểu một cách thông thường thì quá khứ là những gì đã qua, những việc đã làm, những lời đã nói, những gì đã nghĩ. Phàm sự vật, sự việc, con người, hiện tượng tự nhiên, xã hội… đều có đủ ba thời. Quá khứ một quốc giaquá khứ một dân tộc hay một tôn giáo, mình không thể chối bỏ quá khứ, không có quá khứ thì cũng không có hiện tại và tương lai.

Ngày hôm qua đã qua nhưng những gì đã nói, đã làm vẫn đang tiếp diễn, bằng chứng là mình đang thọ nhận, Bởi vậy nhà Phật mới bảo: dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị” nghĩa là: Muốn biết quá khứ của mình đã làm gì, nói gì, nghĩ gì thì hãy xem những gì mình đang có, đang hưởng hay đang chịu đựng trong cuộc sống hiện tại này! Ngày hôm qua đã qua nhưng không hề qua, vẫn đang tiếp diễn.

Ngày hôm qua của tộc Việt vốn từ đồng bằng Bắc bộ, với những cuộc chiến thương đau để chống lại sự đồng hóa và đô hộ của phương Bắc, chinh phục phương Nam, để rồi hôm nay là một dải đất hình chữ S

Ngày hôm qua của đạo Phật vốn từ miền bắc Ấn, trải qua hai mươi lăm thế kỷ hoằng dương, phát triển, giữ gìndung hòa với văn hóa bản địa để rồi có hôm nay là đạo Phật hiện diện khắp năm châu. Nếu không có hôm qua thì sao biết được hôm nay và cũng sẽ chẳng thể nào hình dung được ngày mai.

Dòng thời gian tương tục vĩnh viễnvô thủy vô chung. Ngày, giờ, tháng, năm, mùa… là cái thước đo mà con người chế ra để áp dụng vào cuộc sống, những mốc thời gian ấy tạo sự thuận tiện cho việc sinh hoạt,đời sống, sản xuất của con người. Tự nhiên không hề có hôm qua, hôm nay, ngày mai; lại càng không có khái niệm ngày, giờ, tháng, năm… Cái khái niệm kiếp số trong nhà Phật cũng là một cách để hình dung sự vô tận của thời gian, Thời gian thật vô phương để tính đếm, đo lường; vô phương để tìm ra điểm đầu hay điểm cuối. Chúng ta cứ thử tưởng tượng một phiến đá mà bề dài mỗi cạnh dài cả dặm, rồi cứ mỗi một trăm năm có người đến cầm cái khăn lụa mỏng phất sơ qua một lần, cứ làm như thế cho đến khi tảng đá mòn hết thì là một kiếp. Chao ôi, một con số thiên văn, con số vô lượng, không sao có thể hình dung chứ nói gì đến tính toán hay đo lường. Đem cái con số bất khả tư nghị ấy so với trăm năm của đời người thì thật chẳng biết dùng từ gì để nói cho hết được nỗi cảm thán này! Hôm qua, hôm nay, ngày mai…. Vẫn cứ mãi mãi là hôm qua, hôm nay và ngày mai, đời mình mấy lần trải qua hôm qua, hôm nay, ngày mai? Vô phương!

Còn một khái niệm nữa mà chúng ta thường thấy trong kinh Phật:” Hằng hà sa số” hay còn gọi là số cát sông Hằng. Thế gian này với nền văn minh của nhân loại, với khoa học kỹ thuật tân kỳ nhất cũng không làm sao đếm được!  Thời gian vô cùng tận, những con số ngày, giờ, tháng, năm; những khái niệm hôm qua, hôm nay, ngày mai chỉ là phương tiện tạm để dùng trong đời sống con người, nó vốn không thật, vốn không ngoài một niệm tâm.

Ngày hôm qua đức Phật đã nói:” Việc cần làm ta đã làm, việc cần nói ta đã nói”

Ngày hôm qua của mỗi phật tử chúng ta đã từng là Phật tử, vì giữ được năm giới nên mới tái sanh làm người, tuy nhiênphước báo, thiện ác khác nhau nên mới sanh ra có Giàu- nghèo, sang- hèn, trí - ngu, xấu- đẹp…

Ngày hôm qua của mỗi con người chúng ta đã từng làm trời, người, ngạ quỷ, súc sanh… ngày hôm nay lại làm người nhưng ngày mai là gì thì chưa thể biết. Điều ấy phụ thuộc ở ngày hôm nay chúng ta làm gì, nghĩ gì, nói gì. Cũng chính vì vậy mà nhà Phật mới có câu kệ:”dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị” Nghĩa là muốn biết ngày mai mình sẽ như thế nào thì hãy xem những gì mình nói, nghĩ và làm ở ngày hôm nay.

Người Phật tử hay cư sĩ tại gia mà giữ được năm giới thì tái sanh làm người, còn như làm được thập thiện thì sanh thiên, nâng cao hơn là Bồ tát giới tại gia thì càng phước đức lớn hơn nữa. Nếu ai niệm Phật được nhất tâm bất loạn thì cái quả không sao có thể nghĩ bàn được. Còn giả như chẳng giữ được giới nào, tham lam vô độ, sân hận cuồng điên, si mê u tối thì có thể tam đồ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh đang hiện tiền, đang chờ phía trước.

Ngày, giờ, tháng, năm là cái khái niệm do con người đặt ra, rồi con người bị ràng buộc vào chính cái mình đã đặt ra, cho là có ngày giờ tốt xấu, có sao kiết - hung… ấy chính là mê. Hôm qua Phật đến để phá mê cho chúng ta, giải thoát cho chúng ta thoát khỏi sở tri chướng của chính bản thân mình, giải thoát khỏi trói buộc của tà kiến: thân kiến, biên kiến, giới kiến thủ… Phật là đấng thiên nhơn chi đạo sư, là nhà cách mạng triệt để nhất của loài người. Ngài dùng trí huệ để chỉ đườngphương pháp để giải thoát chúng ta khỏi những trói buộc, khổ đau hệ lụy của đời ngũ trược ác thế

Ngày hôm qua Phật đã đến

Ngày hôm nay chúng tacon đường giải thoát và phương thuốc hết khổ

Ngày mai phụ thuộc vào ngày hôm nay của chính chúng ta

 

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 04/22

Nhật Ký Một Phật Tủ (9)
Nhật Ký Một Phật Tử (8)
Nhật Ký Một Phật Tử (7)
Nhật Ký Một Phật Tử (6)
Nhật Ký Một Phật Tử (5)
Nhật Ký Một Phật Tử (4)
Nhật Ký Một Phật Tử (3)
Nhật Ký Một Phật Tử (2)
Nhật Ký Một Phật Tử (1)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2014(Xem: 9232)
21/08/2014(Xem: 10060)
04/01/2017(Xem: 13141)
02/11/2023(Xem: 1430)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.