Nhật Ký Một Phật Tử (16)

28/07/20237:27 CH(Xem: 1011)
Nhật Ký Một Phật Tử (16)

NHẬT KÝ MỘT PHẬT TỬ (16)
Thanh Nguyễn

 

nhat kyNgày hạ, tháng này, năm nay

Hạ miên man nắng vàng trời xanh. Hạ rập rờn cây lá. Hạ biêng biếc biển xanh cát trắng và đầy ắp người. Hạ căng tràn sức sống, hừng hực năng lượng, bao người đang tận hưởng những ích lợi mà mẹ thiên nhiên hào phong ban cho. Mùa hạ xứ nhiệt đới thì quá nóng nhưng ở xứ ôn đới và hàn đới lại là một sự tuyệt vời của trời đất.

Mình cũng như mọi người rất thích tắm biển. Mình bơi ra xa và nằm trên mặt nước, thả lỏng thân tâm thư giãn và tận hưởng niềm vui cuộc sống. Chợt trong tâm, trong tạng thức của mình khởi lên những hình ảnh ghê sợ từ bộ phim “Hàm cá mập” mà mình đã xem năm xưa, thật không ngờ, chuyện phim từ mấy mươi năm trước vậy mà tạng thức vẫn lưu giữ những hình ảnh ấy. Mình nằm trên mặt nước biển và khởi tâm niệm Phật một lúc rồi thầm niệm chú Đại Bi. Bơi và nằm trên mặt biển vô cùng thoải mái, mình thầm niệm Phật, cố gắng giữ chánh niệm nên hình ảnh cá mập tấn công trong phim cũng lắng xuống. Không chỉ lúc bơi này mới thầm niệm Phật, mình cố giữ tâm có câu Phật hiệu mọi lúc, mọi nơicố gắng đến mức cao nhất mà mình có thể. Tuy nhiên thời gian thất niệm cũng nhiều hơn, cuộc sống đời thường vốn muôn màu muôn vẻ mà, ngũ dục lục trần dụ hoặc có khắp mọi lúc mọi nơi… Mình biết vậy nên cố gắng giữ chánh niệm ở mức độ tốt nhất trong khả năng của mình.

Mùa hạ muôn năm trước biển đã xanh như thế này và có lẽ mùa hạ ngàn đời sau biển vẫn xanh như thế. Mùa hạ này, ngay bây giờ và ở đây. Mùa hạ của tháng này năm nay xanh như ngọc bích, thiên nhiên hào phóng quá, đành rằng thế giới này vô thường, sanh diệt liên lỉ từng sát na nhưng mùa hạ này và mùa hạ sau ắt sẽ còn khi mà quốc độ này chưa hoại diệt.

Mùa hạ là mùa quan trọng trong Phật giáo, là mùa an cư của chư tăng – ni. Ngày xưa đức Phật chế ra pháp ankiết hạ vì có nhiều nguyên do. Thứ nhất xứ Ấn vào mùa hạ cũng là mùa mưa, côn trùng sâu bọ, cây cỏ sanh sôi nảy nở vì vậy chư tăng phải ở yên một chỗ để khỏi giẫm đạp những mần sống ấy. An cư để trau dồi pháp học pháp hành, quanh năm đi giáo chúng (độ tha), giờ phải tự tu học cho bản thân  cho chính mình (tự độ). An cư để thực hiện pháp lục hòa, tất cả tăng chúng ở chung một trú xứ đã kiết giới. Mọi người tự sám hối phát lồcầu thỉnh huynh đệ pháp hữu chỉ giúp mình những sai trái lầm lỗi của bản thân… Thời gian an cư của hai truyền thống Bắc – Nam có khác nhau nhưng chung quy là ba tháng và thường bắt đầu từ rằm tháng tư âm lịch.

Mùa hạ cũng là mùa có nhiều khóa tu cho Phật tử tại gia, có nhiều chùa tổ chức những khóa tu: thiền minh sát, tu Phật thất, tu niệm Phật, tu chữa trị tâm lý… Cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại có khóa tu học Bắc Mỹ, khóa tu học Úc Châu, khóa tu học Âu châu; trong nước có khóa tu chùa Hoằng Pháp và nhiều chùa khác… Đây là những cơ hội, những nhân duyên tốt cho Phật tử sơ cơ. Mình muốn tham gia lắm nhưng hoàn cảnh của mình không có điều kiện để tham gia những khoá tu này, tuy không được tham gia những khóa tu này nhưng lòng mình thấy vui và mừng cho các Phật tử sơ cơ như thể chính mình được trực tiếp tham gia.

Mùa hạ hay mùa nào cũng vậy, mình luôn thầm niệm Phật trong lúc làm việc mưu sinh hàng ngày, cuối tuần thì tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền trước bàn thờ Phật ở nhà. Mình đọc ngấu nghiến những sách về đạo Phậtbản tánh vốn mê sách. Mùa hạ này mình tình cờ đọc được những quyển sách của bà  Alexandra David Neel mà thấy xúc động và khâm phục vô cùng. Bà ấy vốn là một ca sĩ Opera của thành Ba Lê hoa lệ, không hiểu vì nhân duyên gì mà từ bỏ kinh thành ánh sáng, từ bỏ đời sống vật chất phong lưu để dấn thân du hành khắp các xứ sở phương đông. Bà đã đi qua Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan…. Bà đã dành ra mười bốn năm trời du hànhhọc hỏi. Đặc biệtlặn lội lên Tây Tạng học Phật, đem hết sức mình ra cầu phápthọ giáo với Lachen Gomchen Lama. Bà trở thành một nữ hành giả Kim Cang thừanhập thất trong hang đá núi Thangu. Bà đã ngồi thiền trong hang đá nhiều năm trời, cắt đứt mọi quan hệ với thế giớicon người bên ngoài, khoảng vài tuần mới có Phật tử Tây Tạng lên đặt một ít thức ăn trước cửa hang. Có những mùa đông tuyết lấp của hang nhiều tuần liền, bà ngồi yên trong hang tham thiền, sám hối. Đọc những dòng chữ của bà viết, mình có dùng trí tưởng tượng thế nào cũng không thể hình dung ra nổi những nỗi gian khổ mà bà Alexandra David Neel đã vượt qua. Quả thật một phụ nữ phi thường có một khả năng xuất chúng, một tinh thần dõng mãnh tinh tấn hiếm có, nhất là với một phụ nữ phương tây như bà. Bà Alexandra David Neel là một nữ hành giả Kim Cang Thừa xuất sắc, một phụ nữ phương tây đầu tiên lên Tây Tạng học Phật và được trân trọng gọi là Gomchema. Bà đã viết nhiều sách về Phật giáo Tây Tạng cũng như các điều huyền bí của văn hóa Tây Tạng. Sách của bà là nguồn tư liệu quý giá và chính xác về vùng đất Tây Tạng, Phật giáo Tạng truyền. Sách của bà làm say mê hàng triệu độc giả trên khắp thế giới. Bà đã được trao giải “Gold Medal of the Geographical Society of France” và được vinh danh là “ Chevalier of the Legion of honour”

Mình mê sách của bà (qua bản dịch của dịch giả Nguyên Phong), đó là những quyển: Vị Lạt Ma có năm phép thần thông, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, Phong tục kỳ lạ xứ Tây Tạng... Mình tâm đắc với hai câu nói của bà: “Sám hối rất quan trọng, nghiệp lực từ vô thủy sâu dày, không sám hối thì rất khó tu học có kết quả” và “Tu học gỡ mọi nút thắt tự mình tạo ra cho mình chứ không phải hoàn thành những lễ nghi bên ngoài...”. Mình hiểu là thế, lý là thế nhưng không chấp lễ nghi ấy là bậc thượng căn lợi trí, hàng Phật tử sơ cơ như chúng mình thì lễ nghi, lễ tiết phải thực hành đầy đủ, phải thực hành trọn vẹn, không thể nói chuyện chấp lý bỏ sự được! Phật tử sơ cơ như chúng mìnhchấp lý bỏ sự thì mang họa như chơi!

Mùa hạ đang sôi động từng phút giây, đời sống rộn ràng, thậm chí xô bồ tấp nập và quay cuồng, vì vậy mà phần lớn mọi người sống trong sự thất niệm. Mùa hạ trong vườn chùa xanh ngát cây lá, thấp thoáng những vạt áo nâu, áo lam, áo vàng của quý thầy quý sư cô đang chấp tác trong thời khóa an cư. Dòng đời dường như dừng lại ở nơi đây, mặc dù vô thường vẫn hiện diện trong từng sát na. Vườn chùa vốn yên tịnh, mùa hạ về càng thấy thêm thanh thản, nhẹ nhàng và an lạc.

Mùa hạ xứ ôn đới cũng có những ngày nóng nực, mình lại nghĩ đến quốc độ phong quang của Tịnh độ Tây phương, ở đấy cây hoa ao nước và mọi thứ đều an hòa như ý, tất cả đều do bảy báu, vô lượng báu và hương hợp thành. Còn thế giới chúng ta đầy đất đá nóng lạnh thất thường, thiên tai và nhân tai liên miên không bao giờ dứt. Tuy nhiên cũng có nơi này nơi kia, người này người nọ, lúc này lúc khác con người ta hưởng được sung sướng nhờ dư phước tiền kiếp nhưng căn bản thì vẫn là trong khổ. Ở thế gian này thì dù cho có thọ lạc cách mấy đi nữa rốt cùng vẫn là đi đến khổ, bởi vậy nên mới gọi là thế giới kham nhẫn, thế giới Sa – Bà, là dục giới, nói rốt ráo như kinh Pháp Hoa thì là: “Tam giới như hỏa trạch”. Ở thế giới này con người ta khổ vì thiên tai, nhân họa và vô vàn cái khổ khác. Phật quy nạp lại là tam khổ, bát khổ, bách bát khổ, vô lượng khổ. Thế giới như thế nào là  từ tâm chiêu cảm ra, con ngườingũ dục lục trần mà không việc ác nào không dám làm, từ tâm như thế nên thế giới phải như thế!

Mình nhớ bà Vi Đề Hy trong kinh Vô Lượng Thọ từng phát nguyện: “Đời sau không nghe cái ác, không thấy việc ác, không gặp người ác”. Nguyên do con bà là hoàng tử A Xà Thế vì muốn ngôi vua, vì nghe lời xúi của Đề Bà Đạt Đa mà bắt giam vua Tần Bà Sa La, không cho ăn uống. Bà Vi Đề Hy vì mang nước vào cho vua mà bị con mình hạ ngục luôn. Ngồi trong ngục bà Vi Đề Hy đã phát nguyện như thế và được đức Thế Tôn ứng cảm dạy cho mười sáu pháp quán. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là một quốc độ thanh tịnh, toàn thánh hiền thiện nhân… Một khi sanh về cõi ấy thì không còn nghe đến cái ác, thấy cái ác hay gặp người ác. Thế Giới Cực Lạc toàn bảy báu vì tâm người cõi ấy thanh tịnh, là thế giới nguyện lực chứ không không phải thế giới nghiệp lực như cõi Sa Bà. Điều nguyện ước của bà Vi Đề Hy chỉ có thể toại một khi vãng sanh về cõi Tịnh Độ, còn nếu ở thế giới Sa Bà này thì điều ấy không thể có được!

Mình nghe sư Giác Nguyên (Toại Khanh) giảng pháp, sư nói khi lâm chung mà chết sạch, chết an, chết nhẹ thì đó là điềm tốt, ắt sẽ sanh về cảnh giới an lành. Thế nào là chết sạch? Tức là khi chết không phóng uế tiểu tiện hay chảy đờm dãi, máu mủ...Chết an là không bị giãy dụa, oằn oại đau đớn,vật vã  trong sợ sệt khủng bố, la hét, nói xàm… Chết nhẹ là nằm, ngồi an nhiên nhẹ nhàng trút hơi thở mà đi, cứ như người đi vào giấc ngủ. Mình hâm mộ lắm, mình hy vọng mai kia khi lâm chung cũng sẽ chết sạch, chết nhẹ, chết an.

Phật giáo Bắc truyền và Phật giáo Tạng truyền vẫn quan niệm thần thức người chết có bốn mươi chín ngày để tái sanh, riêng những người cực thiện hay cực ác thì tái sanh ngay lập tức. Phật giáo Nam truyền thì không chấp nhận thuyết bốn mươi chín ngày, một khi tắt thở là lập tức tái sanh. Hai quan niệm tuy khác nhau và mỗi bên đều có đủ lý luận để lý giải. Riêng mình thì mình thấy cả hai đều có lý cả, những người cực thiện hay cực ác thì tái sang ngay vào cảnh giới tương ưng, còn những người mà nghiệp thiện và ác cân phân chưa nghiêng về hướng nào một cách rõ ràng thì đang ở cái thân trung ấm, thân trung ấm ấy cũng chính là cảnh giới vậy! (có thể là hồn ma bóng quế, tánh linh, vong linh, hương linh) nghĩa là cũng đã tái sanh, tuy nhiên chưa hoàn toàn. Bốn mươi chín ngày ấy chính là thời gian biện biệt nghiệp thiện hay nghiệp ác vậy! Việc cúng thất bốn mươi chín ngày theo Phật giáo Bắc truyền là điều rất tốt, không lợi ích lớn thì cũng lợi ích nhỏ, không độ được thần thức thì chí ít cũng cố gắng thức tỉnh thần thức, hồi hướng chút ít phước lành cho thần thức người chết.

Mùa hạ vùng phương ngoại đẹp lắm, đẹp như bao mùa hạ xưa và hẳn nhiên sẽ còn đẹp ở bao mùa hạ tới. Mình đang sống những phút giây hiện tại của mùa hạ này. Mình vẫn không quên học Phật và giữ gìn chánh niệm. Mình cố gắng ở mức tốt nhất mà mình có thể. Mình cũng mong các bạn Phật tử sơ cơ như mình hãy cố gắng học Phật, biết căn bản giáo lý, giữ chánh niệm… Việc này không chỉ trong mùa hạ này mà phải kiên trì suốt cả bốn mùa.

 

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 0723

Nhật Ký Một Phật Tử (15)
Nhật Ký Một Phật Tử (14)
Nhật Ký Một Phật Tử (13)
Nhật Ký Một Phật Tử (12)

Nhật Ký Một Phật Tử (11)
Nhật Ký Một Phật Tử (10)

Nhật Ký Một Phật Tủ (9)
Nhật Ký Một Phật Tử (8)
Nhật Ký Một Phật Tử (7)
Nhật Ký Một Phật Tử (6)
Nhật Ký Một Phật Tử (5)
Nhật Ký Một Phật Tử (4)
Nhật Ký Một Phật Tử (3)
Nhật Ký Một Phật Tử (2)
Nhật Ký Một Phật Tử (1)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2018(Xem: 6816)
23/09/2020(Xem: 3841)
18/09/2016(Xem: 11831)
14/08/2017(Xem: 7043)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.