Nhật Ký Một Phật Tử ( 13)

30/06/20234:02 SA(Xem: 1416)
Nhật Ký Một Phật Tử ( 13)

NHẬT KÝ MỘT PHẬT TỬ ( 13)
Thanh Nguyễn

 

nhat kyNgày hên xui, tháng này, năm nay

Cuộc sống vẫn đều đều trôi qua, thỉnh thoảng có những gợn sóng lăn tăn thậm chí có đợt sóng lớn làm chao đảo tưởng chừng ngã nghiêng nhưng rồi cũng lắng xuống. Thế giới này là cõi vô thường đầy bất an, thiên tai, nhân họa, khủng hoảng… diễn ra liên miên nhưng rồi cũng dần dần lãng quên. Thời gian đào thải chôn vùi đi tất cả, thời gian là cái khái niệm trừu tượng không thể nào nắm bắt được, ngày giờ tháng năm là đơn vị đo lường thời gian do con người chế ra. Oái ăm thay con người lại lệ thuộc vào cái mình chế ra, tự gán cho nó tốt xấu, hên xui… để rồi nô lệ nó, tốn công sức tiền bạc để đi coi bói, xin xăm, phong thủy… Làm bất cứ việc gì cũng phải coi ngày giờ tốt xấu, mạng hạp hay không, phong thủy hợp hay không. Người không học Phật đã đành, đằng này nhiều Phật tử, nhiều người tự xưng con Phật cũng cắm đầu cắm cổ tin vào ngày giờ tốt xấu hên xui. Phật đã dạy rõ ràng:

Ba nghiệp thân,khẩu, ý

Hiền thiện và thanh tịnh

Chính là ngày cát tường

Là giờ phút hanh thông

(Kinh Thắng Hạnh)

Người ngoài đời luôn kỳ vọng vào hai chữ hên xui, trông chờ vận hên, cầu mong vận hên, cúng bái quỷ thần thậm chí tà ma ngoại đạo… để được ban phước, trừ họa. Nhiều người không có chánh kiến tin tà vạy đi sửa sắc đẹp để cải mạng, sửa tướng để được vận hên. Hên xuiniềm tin dân gian, làm gì có chuyện đó, làm gì có ngày giờ hên xui tốt xấu! Tất cả đều có nguồn gốc cội rễ, chẳng qua là khi cái quả chín muồi thì phát tác ra, hên xui chính là cái quả trổ từ cái nhân trong quá khứ. Mình làm gì gặt nấy, cái quả hiện tại là do cái nhân quá khứ, cái nhân hiện tại là cái quả tương lai
Dục tri tiền thế nhân

Kim sanh thọ giả thị

Dục tri lai thế quả

Kim sanh tác giả thị

Tất cả những gì mình đã làm, đã nói, đã nghĩ đều lưu giữ trong tạng thức. Vì chúng ta chỉ có nhục nhãn nên không thể biết những gì đã xảy ra trong quá khứ cũng như không biết những gì sẽ đến trong tương lai. Những chủng tử thiện ác trong quá khứ có thể ví như những hạt cỏ nằm trong đất, khi có cơn mưa qua là lập tức nẩy mần và cả thảo nguyên xanh rì, khi trời trở lạnh hay hạn hán thì cỏ vàng úa héo tàn. Hên xui cũng thế, khi mình gặp hên hay bị xui ấy chính là những chủng tử thiện ác trổ quả khi điều kiện chín muồi.

Thật tình mà nói nếu có ngày hên xui, có số phận may rủi thì mình là kẻ cực kỳ xui rủi: làm gì cũng không thành, đụng đâu cũng toàn trắc trở xui rủi, việc gì cũng thua thiệt… nhiều lúc tủi và hận cái số mình sao đen đủi, thậm chí còn không muốn tin ở đạo Phật, không tin nhân quả nữa, muốn theo ngoại đạo thờ cúng quỷ thần để được hưởng lộc. Cũng may là cái duyên của mình với Phật pháp khá sâu nên sau khi lung lay chao đảo thì lấy lại bình tâm, giữ được chánh kiếntiếp tục con đường tu học Phật pháp. Mình biết chắc chắn không có ngày hên xui, không có số phận may rủi, tất cả những thứ ấy là cái quả trổ ra từ cái nhân trong quá khứ. Người nào hanh thông gặp thuận lợi thì ấy là quả lành từ nhân thiện, còn ngược lại thì quả xấu từ nhân xấu.

Mình học Phật, tin Phật thì phải hiểu giáo lý và có chánh kiến, không thể tin mù quáng, tin xằng bậy hoặc chạy theo đám đông mê muội. Thế Tôn đã nói: ”Tin ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta”. chữ ta ở đây cũng có thể là Phật, là giáo lý, là chân lý, là con đường trung đạo. Thế gian này không có cái gì tồn tại độc lập để gọi là cái ta, không có cái gì là của ta… Tất cả chỉ là duyên hợp mà thành, duyên tan thì ly tán. Nói theo ngôn ngữ toán học là điều kiện cần và đủ. Hên xui cũng thế thôi, khi điều kiện cần và đủ thì chúng xuất hiện chứ chẳng phải có một thế lực thần bí hay quyền năng nào có thể tạo ra hên xui, ban phước giáng họa cho mọi người. Mình tin Phật, học Phật đi theo sự chỉ dẫn của Thế Tôn, ấy chính là cái hên lớn nhất trong đời và của nhiều kiếp, cái hên này chính là nhân duyên phước báo của mình. Gặp Phật pháp, tin Phật, học Phật chỉ có giáo lý của Phật đà mới có thể làm cho mình bớt khổ, hết khổ, đi đến giải thoát, giác ngộ, niết bàn. Thế gian này có mấy tỷ người nhưng đa số không tin Phật pháp, thậm chí chống báng, hoặc tin lệch lạc mù quáng đó chính là cái xui vậy! (tất nhiên là trong số đó có rất nhiều người giàu sang nhờ dư phước tiền kiếp). Cái hên là biết và tu học Phật pháp, cái xui không biết hay không tu học Phật pháp cũng đều có nguyên nhân và duyên chứ chẳng phải do ai xui khiến. Mình có một thời gian nhiễm chủ nghĩa vô thần quay qua bài bác tôn giáo, cho Phật giáolạc hậu, mê tín...Dĩ nhiên là ba mình rất đau lòng, gia đình mình cũng khổ với mình. Rồi sau đó đời sống tình cảm vợ chồng của mình nhiều bất đồng, nhiều đau khổ, thế là mình lại quay về với Phật giáo, từ đó mình tìm hiểu, đọc kinh sách, nghe giảng… và mình đã hoàn toàn trở lại làm người con Phật. Mình đã thổ lộ với ba mình và ba mình rất vui mừng. Ông nói: ”Đây là điều làm ba vui sướng nhất, với ba điều này còn hơn cả trúng số độc đắc”. Thế đấy! hên - xui cũng rất vô chừng và hoàn toàn có cái nhân, cái duyên cả. Gặp Phật pháp, chịu học và làm theo lời Phật là một cái hên lớn nhất của kiếp người.

Nhân chuyện hên xui, mình lại nhớ câu chuyện Tái ông thất mã mà mọi người đều biết, hên xui nó cứ xà quần luân phiên thay đổi nhau và nhân vật trong câu chuyện hoàn toàn thụ động ngồi chờ hên xui và  hoàn toàn bó tay chứ chẳng biết làm gì, hoàn toàn lệ thuộc số phận. Người học Phật thì khác, vẫn nằm trong sự xoay vần của hên xui do nhân quá khứ đã trổ thành quả nhưng họ có thể chủ động tạo cho nhân tốt (hên) loại bỏ nhân xấu (xui) cho sau này, cho ngay hiện đời và đời sau. Mình học Phật, tu Phật có thể tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, trì chú để cho ba nghiệp thanh tịnh. Mình bố thí, phóng sanh, ăn chay, giữ giới, làm điều thiện có lợi cho người và vật… là tạo phước. Mình cúng dường Phật, pháp, tăng cũng là phước đức (vận hên) cho mình. Tất cả những việc ấy đang tạo vận hêngiảm thiểu vận xui cho cả hiện tại và tương lai. Kinh suy niệm về nghiệp viết:

“Người làm việc thiện thì đời này an lạc đời sau an lạc cả hai đời an lạc. Người làm việc ác thì đời này đau khổ, đời sau đau khổ cả hai đời đau khổ”. An lạc, hạnh phúc là hên, là cát tường; còn khổ đau, bất hạnh chính là xui, điềm xấu vậy.

Mình và mọi người vẫn thường nghe nói: ”Sao thế gian này người giàu có thì ít mà người nghèo thì nhiều. Người hạnh phúc quá ít mà người khổ đau đầy dẫy, người may mắn chẳng có bao nhiêu mà toàn là người xui rủi...”. Điều này là thực tế ai cũng thấy. Mình, gia đình, bạn bè thân sơ, người dưng… cũng đang ở trong hoàn cảnh ấy và ai cũng thấy như thế nhưng nhiều người trong chúng ta chỉ thấy cái quả mà không thấy cái nhân vì thiếu hiểu biết giáo lý, không có chánh kiến từ đó sanh ra tin bậy là có thế lực thần minh nào đó ban phước giáng họa, cho hên trút cái xui, từ đó tin rằng có ngày giờ hên xui, tốt xấu. Nếu chúng ta chịu học Phật một tí, chịu học giáo lý một chút thì sẽ không tin tà vạy như thế! Chúng ta cứ thể xem xét một chút nhé, hàng ngày chúng ta nghĩ gì nhiều? thiện hay ác?; làm gì nhiều? thiện hay ác? lợi hay hại người và vật? nói gì nhiều? tốt lành hay xấu? phải nói là đa số chúng ta dồn hết tâm tư vào việc hưởng thụ, tranh đoạt ngũ dục (tài, sắc,danh, thực, thùy) chứ có mấy ai nghĩ tốt, làm tốt, nói tốt. Một ngày hai mươi bốn giờ, một tháng ba mươi ngày, một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày… toàn nghĩ, nói, làm bất thiện thì hậu quảthế gian này đa số người khổ đau, bất hạnh, nghèo khổ là phải rồi! Nhân qủa không hề sai, không có ai hay thế lực nào có thể làm lệch hay thay đổi nhân quả được! Có điều là nhân quả có thể xảy ra nhanh hay chậm mà thôi!

Hên thì ít, xui thì nhiều, tất cả từ tam nghiệp của chúng ta mà ra, hên xui phụ thuộc ở chính bản thân mình. Nếu mình muốn có vận hên, ngày hên thì mình hãy làm điều lành đừng làm điều ác nữa, hãy làm theo bài kệ: ”Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo”. Đó lời dạy của đức bổn sư, cũng là lời dạy của chư Phật ba đời mười phương.

Thực tế cũng có nhiều người sống hiền thiện, làm việc thiện lành nhưng gặp vận xui và cũng có những người ác, làm việc ác nhưng lại gặp vận hên. Ấy là là vì cái nhân quá khử trổ quả và chín mùi còn cái nhân hiện tại đang làm chưa kịp trổ quả, những việc tạo tác hiện đời tuy chưa trổ quả nhưng nó cũng tác động thúc đẩy cái vòng quay hên xui nhanh hay chậm, làm cho cái mức độ nặng hay nhẹ hơn. Ví như có người đang chịu quả xấu từ quá khứ nhưng hiện tại làm việc thiện thì ít nhiều nó cũng giảm bớt cái mức độ nặng của quả xấu đó, ví như mình cứ thêm từng tí nước trong lành vào bát nước muối thì mỗi ngày bát nước muối sẽ giảm bớt độ mặn vậy. Có rất nhiều những bằng chứng chứng minh trong đời, tỷ như những người nghèo khổ bất hạnh, tai nạn được sự cảm thông, yêu thương và giúp đỡ của người xa lạvượt qua được nỗi bất hạnh đó và cũng có những người giàu sang thế lực lại bị phá sản, khánh kiệt, rơi vào vòng lao lý… Đó là nhân duyên quả, là hên xui trong đời. Nếu muốn vận hên, ngày tốt lành, nếu muốn không gặp vận xui, ngày xấu… thì hãy tu học Phật pháp. Phật pháp “Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu” đây chính là cái vận hên lớn nhất của con người.

 

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 2023


Nhật Ký của Một Phật Tử (12)
Nhật Ký Một Phật Tử (11)
Nhật Ký Một Phật Tử (10)

Nhật Ký Một Phật Tủ (9)
Nhật Ký Một Phật Tử (8)
Nhật Ký Một Phật Tử (7)
Nhật Ký Một Phật Tử (6)
Nhật Ký Một Phật Tử (5)
Nhật Ký Một Phật Tử (4)
Nhật Ký Một Phật Tử (3)
Nhật Ký Một Phật Tử (2)
Nhật Ký Một Phật Tử (1)





 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21164)
12/10/2016(Xem: 19122)
26/01/2020(Xem: 11751)
12/04/2018(Xem: 19948)
06/01/2020(Xem: 10829)
24/08/2018(Xem: 9344)
12/01/2023(Xem: 3758)
28/09/2016(Xem: 25020)
27/01/2015(Xem: 26064)
11/04/2023(Xem: 3017)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.