Nhật Ký Một Phật Tử (14)

08/07/20233:58 SA(Xem: 1576)
Nhật Ký Một Phật Tử (14)

NHẬT KÝ MỘT PHẬT TỬ (14)
Thanh Nguyễn

 

nhat kyNgày vô sự, tháng này, năm nay

Dòng thời gian miên viễn vô tận, từng mùa nối tiếp xoay vần. Ngày tháng trôi qua liên lỉ không ngừng dù chỉ một khoảnh khắc. Đời người sanh tử bất tận, thật sự thì không phải đến khi tắt thở mới là một lần sanh tử, sanh tử vẫn diễn ra trong từng sát na với hàng triệu tế bào sanh diệt, mỗi ngày đêm lại là một lần sanh tử, ngay trong một giấc mộng cũng có bao lần sanh tử xảy ra. Cuộc sống hàng ngày thành bại mỗi một lần lên voi xuống chó là một lần luân hồi. Dễ thấy nhất là những người chuyển giới, họ từ nam sang nữ hay nữ sang nam ấy chính là luân hồi chuyển đổi thân phận ngay trong kiếp hiện tại.

Trong kinh Pháp Hoa Phật đã nói: ”Tam giới như hỏa trạch”, mình cũng biết lý thuyết nhà Phật vẫn nói thế giới này vô thườngbất an, bởi vậy sống trong thế giới này muốn vô sự là một điều không thể, muôn vàn khó khăn. Vô sự là sự huyễn tưởng chứ khó mà có được, Chỉ trừ những vị Bồ tát hóa thân, cao nhân hùng tâm tráng khí, du sĩ xuất trần, hoặc là những vị đắc quả A La Hán.

Mình sống ở đời này mà muốn vô sự là việc khó có được, tuy nhiên mình học Phật, tu Phật thì có thể từng bước một giảm bớt sự lo lắng, giảm bớt nhiễu sự chứ chưa thể vô sự được, khi đối sự mình có thể thực tập những gì đã học, những gì Phật dạy để bớt loạn tâm, xao động.

Ngày tháng mưu sinh vất vả lắm, việc đụng chạm nhau trong công việc, trong đời sống hàng ngày là không thể tránh khỏi! Chỉ cần một lời đâm thọc, một lời nói xấu hay một câu bâng quơ cạnh khóe của những kẻ đa sự cũng đủ để mình nổi giận, tìm cách trả miếng, trả đũa. Rồi khi mình được xu nịnh, tâng bốc dù biết là xạo nhưng vẫn chấp chặt vào đó vì những lời ấy nó ve vuốt cái tôi, cái ngã của mình. Mình dính chặt vào thanh trần, nếu mình có học Phật, sống tỉnh thức thì mình sẽ cố gắng điều chỉnh để mình không đến nỗi dính vào đôi co với lời không vừa ý và mê đắm với lời hợp ý. Mình hoàn toàn không vô sự nhưng chí ít không bị thanh trần chuyển mình, mà mình phải chuyển thanh trần để cái sự nhiễu sự ấy dần dần nhẹ hơn. Và rồi cứ như thế sắc trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần cũng thực hành như thế. Sở dĩ cụ thể cái thanh trần là vì ngày ngày chúng ta phải nghe quá nhiều và vô số những âm thanh nên dễ bị nhiễu sự nhất. Chúng ta vốn rất nhạy cảm và dụng nhĩ căn nhiều nhất, vì thế mà Bồ tát Quán Thế Âm mới chế ra pháp tu:” Nhĩ căn viên thông”.

Chúng ta dính mắc quá chặt, quá sâu vào lục trầnngũ dục nên sanh đa sự, rối sự, nhiễu sự mà không thể vô sự được. Nhà thiền dạy chúng ta hãy nhìn nó như nó là (look as is) đừng để cái tâm phán xét, vọng động, phân biệt can thiệp vào thì là vô sự, nói dễ làm khó, thế mới biết tu không phải dễ, tu là sửa, sửa lại cái nhìn sai lệch. Cái khó là chúng ta đã vô tận kiếp dính mắc nên không thể sửa trong một sớm một chiều, phải cố gắng từng tí một, dù chưa được vô sự nhưng chí ít đừng đa sự, nhiễu sự nữa.

Lục căn tiếp xúc lục trần sanh ra lục thức biến hóa không cùng, bởi vậy mà những người xuất gia thường nhập thất, phải sống một mình, hoặc sống chung trong tu viện, rừng sâu, non cao… để lục căn bớt tiếp xúc với lục trần, để thực hành công phu thanh tịnh hóa thân tâm. Những vị thầy thật sự buông bỏ thì khi mình nhìn sẽ thấy sự an hòa, từ ái, thấy thanh tịnh và vô sự làm sao.

Lục trần đã thế, ngũ dục cũng là sự lớn trong đời người. Con người ta ai mà không ham muốn danh tiếng, tiền của, ăn uống, sắc dục, ngủ nghỉ chơi bời. Ngũ dục là năm cái dù che chắn làm cho mình sống trong vô minh, năm món này là đại sự ràng buộc làm cho con người mãi trôi lăn sanh tử muôn đời. Năm món này là đa sự, khiến thân tâm như lửa đốt (ngũ ấm xí thạnh), chìm đắm trong ngũ dục mà muốn vô sự là việc không thể có được! Nếu mình là Phật tử, chịu học giáo lý, chịu thực hành lời Phật dạy, có chánh kiến… thì mình cũng có thể từ từ từng tí, từng bước nho nhỏ thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ dục để mà nếm chút vị hạnh phúc của vô sự.

Món đầu tiên trong ngũ dục là tài, tức là tiền của vật chất, mình học Phật thì không nên tham lam bỏn xẻn, mưu sinh để nuôi sống bản thângia đình còn phải biết san sẻ với đồng loại, giúp đỡ người và vật. Mình phải tập biết đủ để không phải tranh đoạt bằng mọi giá. Mình vẫn còn trong vòng khống chế của tiền của vật chất nhưng chí ít mình không tham lam thái quá mà biết buông bớt, mình giúp được người vui thì mình cũng vui lây.

Sắc dục là thứ mà Phật nói là sợi dây vô hình bền chặt hơn bất cứ loại  xiềng xích nào của thế gian. Sắc dục nam nữ dễ mấy ai biết đủ, lòng khát dục, thèm muốn dục lạc là cái gốc của luân hồi. Một khi sự khát ái dục không còn thì sanh tử luân hồi cũng không còn nữa, ví như củi đã hết thì lửa không thể tiếp tục cháy. Phật tử sơ cơ như mình chỉ có thể cố gắng giữ gìn năm giới một cách tốt nhất chứ chẳng dám cao vọng viển vông. Khi giữ được năm giới thì gia đình yên ổn, không vướng vào thị phi tình ái sắc dục, không gây tổn hại đến người khác hay tổn hại vật, nhiêu đó cũng có thể nếm được chút xíu bình an vô sự vậy.

Danh tiếng là thứ vô hình nhưng nó làm khổ không ít người ở thế gian, địa vị càng cao thì danh tiếng càng lớn, càng cố chấp, càng mưu cầu tranh đoạtgiữ gìn bằng mọi giá. Khi danh tiếng có nguy cơ bị hủy hoại  thì sẵn sàng ra tay mà không từ một thủ đoạn tàn độc nào miễn sao giữ cho bằng được cái danh hão ấy. Phật tử sơ cơ như mình thì chẳng có danh tiếng gì, cũng chẳng mưu cầu, cái cụ thể nhất là tâm bị động, bị bất an khi bị người khác chê cười hay nói những lời không làm vừa ý mình, cái danh này quả là nhiễu sự chứ chẳng chơi, càng cố gắng giảm bớt mức độ dính mắc thì càng dễ gần với vô sự.

Thực là đồ ăn món uống, con người không thể không ăn uống, nhà nho nói: ”Dân dĩ thực vi tiên” kia mà! Tuy nhiên tham lam và sa đà quá thì thành ra đa sự, loạn sự. Con người ta đam mê ăn uống, nghĩ ra trăm ngàn cách để ăn uống sao cho ngon miệng, bổ khỏe, cường dương...hưởng ăn uống và ăn uổng để sung sức hưởng thụ những thứ khác nữa.Vì đa sự trong ăn uống mà gây ra sự khổ đau chết chóc, đau đớn cho muôn loài động vật. Con người là loài ăn tạp nhất, ăn không chừa bất cứ loài vật nào, nhất là những dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của người Tàu. Mình là Phật tử, thực hành tâm từ bi, nuôi dưỡng lòng từ, giảm bớt sự ăn uống, giảm bớt thọ hưởng máu huyết thịt xương của loài vật. Mình có thể ăn chay theo ngày vía hoặc ăn chay kỳ, ăn chay trường… Riêng bản thân mình thì đã từ bỏ việc ăn thịt đã hơn hai mươi mốt năm rồi, việc này cũng có ngĩa là mình có được chút vô sự trong việc ăn uống, không còn bất cứ vướng víu gì vào việc ăn uống hay lựa chọn thức ăn.

Mục cuối cùng là ngủ nghỉ, còn người ta ai mà không ham ngủ nghỉ chơi bời, sự ngủ nghỉ chơi bời cũng đã huân tập từ vô lượng kiếp rồi. Mình là Phật tử sơ cơ nên cũng không có mộng gì lớn và cũng chẳng phải cố gắng gì cho lắm, chỉ là ngủ nghỉ ở mức độ cơ bản, không ham ngủ nhiều vì ngủ nhiều cũng là sự hôn trầm, mê mờ. Tóm lại ngũ dục lục trần rất nhiễu sự, đa sự, loạn sự càng dính mắc càng xa, càng khó khăn trên con đường tìm đến mục đích vô sự. Muốn đạt đến vô sự thì chỉ có con đường học Phật, tu Phật,làm theo lời Phật dạy, phải cố gắng từng ngày và từng tí một chứ vô sự không thể một sớm một chiều.

Thân thể mình là sự kết hợp của tứ đạithần thức, là cái đãy da hôi thối, là cái thân nghiệp báo… đã hợp thì ắt sẽ tan, bao nhiêu bệnh tật, tai họa, hoạn nạn đã, đang và sẽ xảy ra cho nên cái thân này, cái tâm này khó mà vô sự ở trong cuộc đời này được. Cái thân giả hợp bất tịnh, cái tâm vô thường sáng nắng chiều mưa, đã thế lại còn ràng buộc trói chặt trong ngũ dục lục trần nên khó mà nói đến chuyên vô sự. Thế gian này vô thường, bất an, mọi vật, mọi việc thay đổi liên tục, thiên tai, nhân họa đầy dẫy cho nên muốn vô sự là một việc không hề dễ tí nào, khó mà đạt được vô sự ở giữa cuộc sống luôn loạn động này. Mình nhớ có lần lên tầng thượng của dinh Độc Lập ở sài Gòn, trên ấy có một cái các nghỉ ngơi hóng gió và có tấm biển đề: ”Tứ phương vô sự lâu”, Chữ vô sự ấy lập tức in sâu vào tâm khảm mình, vô sự sao được? Đất nước không còn chiến tranh nhưng nỗi bất bình vẫn tràn lan, vẫn bất công, đói nghèo, lạc hậu, bị thế giới cô lập, dân chúng quá khổ sở vì bị cai trị tàn bạo nên lăn xả vào cái chết lao mình ra biển tìm đường sống. Rồi sau này khi mình nhọc Phật mình càng cảm nhận sâu hơn nữa về hai chữ vô sự. Muốn vô sự mà mình cứ đa sự, loạn sự, nhiễu sự thì làm sao vô sự được? Mình học Phật, thực hành lời Phật dạy, tập buông bỏ bớt, tập biết đủ, tập sống đơn giản… dẫu chưa vô sự nhưng không còn quá nhiễu sự hay đa sự nữa. Mình đã không còn quá tham lam hay quá dính mắc vào ngũ dục nên trong cuộc sống thường nhật đôi khi cũng nếm được chút vị vô sự, cảm nhận được hạnh phúc của vô sự.



Nhật Ký Một Phật Tử (13)
Nhật Ký Một Phật Tử (12)

Nhật Ký Một Phật Tử (11)
Nhật Ký Một Phật Tử (10)

Nhật Ký Một Phật Tủ (9)
Nhật Ký Một Phật Tử (8)
Nhật Ký Một Phật Tử (7)
Nhật Ký Một Phật Tử (6)
Nhật Ký Một Phật Tử (5)
Nhật Ký Một Phật Tử (4)
Nhật Ký Một Phật Tử (3)
Nhật Ký Một Phật Tử (2)
Nhật Ký Một Phật Tử (1)

Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21441)
12/10/2016(Xem: 19329)
26/01/2020(Xem: 12048)
12/04/2018(Xem: 20266)
06/01/2020(Xem: 11111)
24/08/2018(Xem: 9584)
12/01/2023(Xem: 4007)
28/09/2016(Xem: 25233)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…