Thư Viện Hoa Sen

Hiền Sĩ

30/09/20235:05 SA(Xem: 1926)
Hiền Sĩ

HIỀN SĨ
Tiểu Lục Thần Phong

 

lotus flower (3)Đã toan viết rồi lại thôi đến mấy lần, viết gì đây bây giờ? Nào đâu phải là chuyện hí luận chữ nghĩa hay phù phiếm văn chương? Viết gì đây khi mình không thể nào thấy hết tầm vóc của ngài về: Pháp học, pháp hành, trí huệ, bản lãnh, khí phách, đức hạnh, công phu… Trí huệ của ngài như biển rộng núi cao. Đức hạnh của ngài thanh tịnh như pha lê; tín tâmtinh thần vô úy như kim cang bất hoại. Ngài như đóa hoa sen trong tâm tưởng của hàng tứ chúng. Ngài là tòng lâm thạch trụ, là long tượng của Phật giáo Việt Nam.

Tự biết mình quá hèn kém, mê mờ ngu si nhưng lòng ngưỡng mộ, tâm kính ngưỡng thì không biết bày tỏ ra sao nên đành mượn những dòng chữ thô sơ để làm phương tiện thổ lộ. Cũng vì bất tài vô tướng và bạc nhược nên chỉ còn có cách duy nhất là mượn văn tự để tỏ lòng tôn kính bậc tôn sư.

Nhớ năm xưa khi cuộc chiến tương tàn chấm dứt, tiếng là thống nhất nhưng nước non tan nát, lòng người ly tán, loạn lạc tràn lan, khủng bố dữ dội, đời sống cùng quẫn kiệt quệ. Mọi người đành vượt biên đi tìm một vùng đất khác để sống. Nhiều người cũng khuyên ngài ra đi nhưng ngài nhất định ở lại. Lúc bấy giờ ngài chỉ là ông thầy tu còn rất trẻ nhưng tư tưởng của ngài rất lớn, tấm lòng rất quảng đại từ bi, sự can đảm của ngài không cần phải nói nữa. Ngài nói: “Thầy ở lại với các con”, chỉ một lời nhẹ nhàng nhưng chứa đựng cả tấm lòng đại bi. Ngài làm đúng như lời đã nói, chấp nhận ở lại với tứ chúng đang trong cơn cùng khốn ly loạn đau thương của xứ sở. Nếu như Bồ tát Địa Tạng Vương đi vào địa ngục thì ngài ở lại cũng là vào “địa ngục trần gian” vậy. Tâm từ của ngài biết viết sao cho đủ đây? Chữ nghĩa vô phương, miệng lưỡi cũng không sao nói hết được! Những năm tháng cả dân tộc đói nghèo cùng quẫn, quốc gia tụt hậu, đời sống tâm linh hoàn toàn bị phế bỏ và cấm kỵ… Ngài chống gậy trúc lên đường. Ngài dựng lập những gì đã đổ, phục hoạt những gì bị phá hoại… và ngài bị tù tội, thậm chí mang trên thân cái án tử hình. Đọc những bài thơ trong tù ngục của ngài mới thấm thía thân phận con người trong vòng lao lý và càng thấy tôn kính ngưỡng mộ hơn. Ngồi trong ngục thất, mang cái án tử hình ngài gõ ngón tay lên tường rêu mà nhìn xem thế sự xoay vần.

Rồi những năm tháng sau khi hòa thượng tăng thống Thích Quảng Độ tịch, con thuyền giáo hội lại lần nữa tròng trành. Ngài phụng mệnh thọ ấn truyền thừa đứng ra gánh vác trọng trách nặng nề và nguy hiểm. Thật sự mà nói thì cái danh vị “ Tăng thống”, “ Xử lý thường vụ viện”… chỉ là hư danh nhưng thật nguy hiểm vì thế lực chính trị thế tục luôn tìm mọi cách đánh phá, mạ lỵ, bôi nhọ, hãm hại… Cái danh vị hão huyền ấy chỉ mang họa vào thân chứ chẳng lợi lạc gì, tuy nhiên bậc Bồ tát thì sá gì chuyện lợi lạc hay hiểm nguy. Bậc Bồ tát xem danh vị, danh văn lợi dưỡng như dép rách, gạch bể ngói vụn. Ngài đương thân thọ ấn đứng ra gánh vác trách nhiệm là vì đại chúng, vì cơ đồ và tương lai của Phật giáo Việt Nam. Những thế lực chính trị thế tục đánh phá đã đành, ngay cả trong nội bộ cũng tranh giành lũng đoạn hòng mưu đoạt cái danh vị ấy. Vi trùng nội thân trong giáo hội gây ra phân chia, cắt xẻ, mưu lập cát cứ cũng vì danh văn lợi dưỡng rắp tâm tranh ngôi đoạt vị , ra sức lập những thứ trá hình để tự xưng tiếm xưng. Ngài vẫn ẩn nhẫn trong am nhưng tín tâm không suy suyển, tinh thần kiên cố bất suy. Giáo hội truyền thừa vẫn âm thầm hoạt động phục hoạt bất chấp mọi khó khăn bủa vây, bất chấp mọi âm mưu đánh phá từ ngoài vào hay từ trong ra.

Từ Thị Ngạn am, thanh âm những khúc giao hưởng vẫn văng vẳng vang vọng khắp đất trời, tiếng đàn piano thánh thót bay cao bay xa thượng cúng dường hạ hóa chúng sanh. Ngón đàn trác tuyệt, những vần thơ vô cùng đẹp khiến người đời phải thảng thốt: “ Đại sư hãy làm thơ nữa đi” (Bùi Giáng). Những trước tác luận giải kinh sách triết học của ngài quả thật không phải ai cũng đủ sức đọc, đủ sức hiểu.

Ngài ngồi đó gầy gò trong bộ áo lam, ngài như cây sậy nhưng bão dông không thể quật ngã. Ngài là bậc thượng sĩ : “… bần tiện bất năng di uy vũ bất năng khuất”. Ngài là tay nghệ sĩ tài hoa với những ngón đàn vi diệu giữa đêm trường. Ngài là bậc hiền sĩ, những gì ngài viết ra phải hàng trung cănthượng căn mới kham nổi. Ngài là bậc thiền sưhành trạng không phải người nào cũng hiểu và theo kịp, ngay cả pháp lữ cũng không mấy người thấy hết tầm vóc của ngài. Ngài nối tiếp công việc dịch kinh dang dở của hội đồng dịch kinh trước kia, dưới sự chỉ đạođiều hành của ngài hội đồng phiên dịch đã hoàn thành bộ Thanh Văn tạng, một phần trong bộ đại tạng kinh tiếng Việt. Bộ Thanh Văn Tạng đã dịch xong và ấn hành gởi đi khắp các chùa Việt. Đây là công trình lớn và đầy ý nghĩa. Công trình phiên dịch kinh đòi hỏi năng lực trí huệ, trình độ văn hóa, công sức, tâm huyết của ngài và cả hội đồng. Bộ Thanh Văn Tạng đã hòan thành, mang lại niềm hoan hỷ lớn cho cả bốn chúng, là cơ sở để tu học, đọc tụng, tham khảo, tra cứu, lưu truyền cho hậu thế…

Có một điều rất đáng buồn là việc lớn như thế, quan trọng như thế, lợi lạc to lớn và dài lâu như thế mà ở Việt Nam với cả trăm cơ quan báo chí truyền thông Phật giáo không hề đề cập đến, dù chỉ là một dòng tin tức vắn tắt. Bộ Thanh Văn Tạng được phiên dịch, ấn hànhcúng dường khắp nơi trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì không ai hay biết! Những người con Phật có thể bất đồng chính kiến, bất hòa kiến giải… nhưng chí ít việc dịch và in kinh Phật thì cũng nên hoan hỷ mới phải! Thế mới biết lòng người thật khó hiểu, cùng xưng con Phật, cùng hình tướng như nhau nhưng lòng dạ tâm tánh chẳng như nhau. Qua sự im lặng trước việc phiên dịchấn hành bộ Thanh Văn Tạng, thử đọc lại “Thư gởi tăng sinh thừa Thiên – Huế” của ngài lại càng thấy xót xa và thống thiết như thế nào!

Phật giáo Việt Nam hiện nay quả thật cần một cuộc đại phẩu thuật để cắt bỏ những ung bứu, u nhọt, thịt thừa...Cần gỡ bỏ những thứ cấy ghép tà vạy trên thân, cần thuốc đặc trị để điều trị những vết thương lở loét và những loại độc trùng nội thân, virus từ bên ngoài. Phật giáo Việt Nam hiện nay toàn hình tướng màu mè, âm thanh rền rang, toàn đại ngôn sáo ngữ mà thực chất không có bấy nhiêu. Tương lai Phật giáo Việt Nam thật đáng ngại, tiền đồ giáo hội dân lập cũng đầy gian nan thử thách. Ngài là bậc long tượng, là tòng lâm thạch trụ nhưng sách cũng có câu: “ Mãnh hổ nan địch quần hồ”, bao nhiêu chia chẻ, phân tán, xâu xé, tranh đoạt… từ bên trong; bao nhiêu cô lập, cấm bế, mạ lỵ, hạn chế sinh hoạt, cản trở sự phục hoạt từ bên ngoài… Ngài nay cũng đã cao niên, sức khỏe cũng đã suy, trên trước ngài còn có những bậc long tượng khác nhưng dưới sau ngài thì chưa thấy ai. Cơ đồ của giáo hội dân lập, tương lai của Phật giáo Việt Nam quả thật đáng để lo ngại lắm thay.

Cầu mong chư Phật, chư bồ tát, chư hiền thánh gia hộ cho ngài pháp thể khinh an, diên thọ tăng long để phục hoạt giáo hội, dẫn dắt hàng tứ chúng, phục quang Phật Việt.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0923

Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21566)
12/10/2016(Xem: 19492)
26/01/2020(Xem: 12163)
12/04/2018(Xem: 20443)
06/01/2020(Xem: 11247)
24/08/2018(Xem: 9634)
12/01/2023(Xem: 4153)
28/09/2016(Xem: 25342)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: