Thư Viện Hoa Sen

Nhật Ký Một Phật Tử (20)

13/01/20244:34 SA(Xem: 2044)
Nhật Ký Một Phật Tử (20)

NHẬT KÝ MỘT PHẬT TỬ (20)
Thanh Nguyễn

 

phatthanhdao-1Ngày hoan hỷ, tháng này, năm nay

Dòng thời gian miên viễn vô thủy vô chung, điểm đầu cũng là điểm cuối. Vòng luân hồi bất tận, không có điểm dừng. Đời người hữu hạn trong vòng trăm năm, thân người chưa đầy hai thước mà nghiệp lực thì cao như núi Tu Di. Hạnh phúc nhỏ bé và ngắn ngủi trong khi ấy khổ đau chồng chất nặng nề và dài theo kiếp người. Bởi vậy những khoảnh khắc sống hoan hỷ ngay bây giờ ở tại đây vô cùng quý báu mà không phải ai cũng biết hay có thể cảm nhận được! Những phút giây hoan hỷ bây giờ và ở đây quả thật có nhưng làm sao để sống được như thế? kinh Nhất Dạ Hiền Ngu có đoạn viết:

 

Quá khứ không truy tầm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai thì chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây
Không động, không rung chuyển
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai
Quá khứ đã đoạn tận

 

Có lẽ cũng vì vậyđức Phật thị hiện để giáo hóa chúng sanh khai thị ngộ nhập Phật tri kiến bằng con đường giải thoát, khai mở tâm trí để con người biết đến sự hoan hỷ hiện tại bây giờ và ngay ở đây. Đức Phật thị hiện trong cung vàng điện ngọc, thân phận tột đỉnh nhân gian, sắc dục, vật chất cực  phẩm...nhưng tất cả những thứ ấy đức Phật xem như chổi cùng rế rách. Ngài bỏ tất cả để xuất gia tầm sư học đạo. Đức Phật đã tu vô lượng kiếp. Khi thị hiệnSa Bà này biểu diễn tu khổ hạnh sáu năm ở rừng già với nhiều vị thầy và nhiều phương pháp khác nhau nhưng tất cả cũng không thể giúp thoát khỏi khổ, vẫn ở trong tam giới, vẫn lên xuống trong sinh tử, vẫn chỉ là hưởng phước nhân thiên trong thời gian ngắn mà thôi. Cuối cùng đức Phật đến bên bờ sông Ni Liên Thuyền ngồi dưới cội Bồ Đề cho đến khi sao mai mọc mà hoát nhiên đại ngộ.  Phút giây đại ngộ của đức Phật là phút giây hoan hỷ, ngày hoan hỷ, tháng năm hoan hỷ.

Niềm hoan hỷ vĩnh viễn này không chỉ đối với  loài người mà còn đối với cả chư thiênphi nhân. Vì khi đức Phật ngộ đạo, thành đạo ngài mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người, mở ra con đường giải thoát cho loài người. Ngài đem ánh sáng chân lý soi rọi đêm trường vô minh. Khi đức Phật thành đạo, ngài đã thốt lên: “Hỡi kẻ làm nhà kia, từ đây thôi nhé, ruôi mè, cột kèo đã gãy tan. Ta đã biết ngươi, từ đây ta không còn luân hồi sanh tử nữa, đây là kiếp chót của ta”. Ngài đã thành bậc chánh đẳng chánh giác. Từ đây ngài đem giáo pháp chỉ dạy cho loài người, từ đây mở ra cánh cửa ra khỏi biển khổ của sanh tử luân hồi. Ngày Phật thành đạo là ngày hoan hỷ của loài người, của tứ chúng, của bốn loại chúng sanh ở cõi Sa Bà và các cõi nước phương khác.

Đạo là từ Hán Việt, vừa là tính từ vừa là động từ và danh từ. Đạo của đức bổn sư chính là con đường, đường đi đến hết khổ, liễu sanh thoát tử. Đường chuyển phàm thành thánh, đường đi đến ngôi vị đẳng chánh giác. Đạo của đức Thế Tôn rất rõ ràng, y cứ theo thì sẽ thành. Sau khi thành đạo, đức Phật đi đến vườn Nai và đã ba lần chuyển pháp luân:

- Đây là khổ tính bức bách, đây là tập tính chiêu cảm, đây là đạo tính có thể tu, đây là diệt tính có thể chứng. Đây là khổ các ông nên biết, đây là tập các ông nên đoạn, đây là đạo các ông nên tu, đây là diệt các ông nên chứng. Đây là khổ ta đã biết, đây là tập ta đã đoạn, đây là đạo ta đã tu, đây là diệt ta đã chứng”

Đạo đế ấy chính là trung đạo, là bát chánh đạo, con đường tám nhánh, thực hiện đúng bát chánh đạo thì sẽ đắc thánh quả: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ngày Phật thành đạo là ngày hoan hỷ, hoan hỷchúng sanh không còn mò mẫn trong đêm tối, không còn mày mò tìm đường đi. Hoan hỷ vì đấng đạo sư đã vạch lối chỉ đường, đã cho chúng ta cái bản đồ đi ra khỏi biển khổ, ra khỏi khu rừng vô mình tăm tối. Hoan hỷ vì có Phật, có đạo sư. Ngày nào chúng sanh biết đạo, học đạohành đạo thì ngày đó là ngày  hoan hỷ. Hoan hỷ không truy tầm quá khứ đã qua,  không mong cầu tương lai chưa đến. Hoan hỷ ngay bây giờ và tại phút giây hiện tại này.

Ngày Phật thành đạo, nhân, thiên và phi nhân hoan hỷ vô cùng, hào quang chấn động khắp các cõi trời người, khắp các pháp giới, tỏa ra bao trùm các quốc độ. Đây là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử loài người. Lần đầu tiên nhân loại có một vị đạo sư vĩ đại mà lại vô cùng từ bi. Ngài nói: “ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành”

Hôm nay, tháng này năm này chúng con là những Phật tử sơ cơ cách Phật đã hai mươi sáu thế kỷ. Thời đại chánh pháptượng pháp đã qua lâu rồi. Đời bây giờ sâu vào thời mạt pháp. Tăng tục làm nhiều việc ma sự nhưng miệng cứ xưng Phật sự. Tăng tục nhiều kẻ loạn pháp, phá pháp bày vẽ việc vô minh mê hoặc lòng người hòng kiếm danh văn lợi dưỡng. Tăng tục  nhiều kẻ phò thế tục quan gia, tham chính, thân chính mượn chữ đạo của Thế Tôn để làm việc ma, cùng nhau đi vào ma đạo, dẫn dắt những kẻ ngu ngơ mù mờ đi theo vào ma đạo. Đạo của Thế Tôn ở nước Việt hôm nay vô cùng rối rắm và lắm thị phi, chúng con hằng mong có Bồ Tát tái thế làm bậc y vương để phẩu thuật cắt bỏ những u bứu trên thân sư vương, chữa trị những vết thương của sư vương, dùng thuốc đặc trị để trị những loài trùng độc trong thân sư vương.

Chúng con là những Phật tử sơ cơ không có danh phận gì, cũng không có khả năng gì để lên tiếng cảnh tỉnh người mê. Chúng con chỉ biết tự nhủ lòng, tự bản thân mình noi theo đúng y chỉ thánh đạo: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạocốt lõi, là căn bản, là gốc rễ thánh đạođức Thế Tôn đã dày công khai phá và chỉ dạy. Chúng con tự thầm nhủ dù có tu pháp môn nào, tông phái nào, dòng truyền thừa nào cũng phải giữ lấy căn bản cốt lõi. Ngôi nhà phải có móng, có rường cột. Nếu thiếu móng và rường cột ắt ngôi nhà sẽ đổ. Cây đại thụ phải có gốc rễ vững chải, gốc rễ vững mới có hoa lá cành, nếu chỉ có hoa lá cành mà không gốc rễ thì cây sẽ đổ! Tứ diệu đế, bát chánh đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạo chính là móng, là rường cột là gốc rễ vậy! Chúng con tuyệt đối không chấp nhận những trò ma mị mê hoặc người của những tà sư ma tăng, tuyệt đối không theo những việc: xin xăm, bói toán, phong thủy, coi ngày giờ, cúng sao, giải hạn, trục vong, mở ngải, trừ tà, cầu tài cầu lộc, thắp đèn diên thọ, treo phan tục mạng...Những trò này đang phá hoại niềm tin của Phật tử sơ cơ, đang phá hoại pháp của đức Thế Tôn.

Ngày hoan hỷ, khi khoảnh khắc sao mai mọc,Thế Tôn chứng tam thân tứ trí ngũ nhãn lục thông… tất cả sự thật (diệu đế) bày ra trước mắt, không còn có gì có thể ngăn ngại được Phật nhãn, không có thế lực nào có thể quấy phá được tâm thanh tịnh của Thế Tôn. Bạo lực ma vương, sắc dục ma nữ, tất cả những khủng bố hay cám dỗ đều tan biến như hơi sương dưới ánh mặt trời.

Đức Phật sanh ra và lớn lên trong ngũ dục lục trần, sống trong bao nhiêu ràng buộc quyến rũ của đời nhưng rồi đức Phật rũ bỏ tất cả để lên đường, cuối cùng ngài đã thành bậc chánh đẳng chánh giác. Ngài như một đóa hoa sen từ torng bùn vươn lên khỏi bùn để tỏa hương thơm. Thân vùi trong bùn mà không nhiễm bùn, sinh ra trong cuộc đời ô trược mà không hề nhiễm ô ngũ dục . Ngài tu đạothành tựu, thành tựu cho chính ngài và thành tựu cho tất cả chúng sanh. Chúng sanh nhờ sự thành tựu của ngài, nhờ sự khai mở con đường sáng của ngài , từ đó mới có đường chánh đạo để đi đến giảm khổ, hết khổ, giác ngộ, niết bàn.

Đức Phật là ông thầy dẫn đạo căn bản (bổn sư), là người chỉ đường, còn chúng ta là những người thọ hưởng thành quả của ngài, chúng ta chịu học, chịu tu, chịu lên đường hay không là vấn đềchúng ta. Việc đi có đúng đường chánh mà Phật đã dày công khai phá hay không là tùy thuộc vào sự tỉnh táo hay mê muội của chúng ta. Thực tế cho thấy rất nhiều Phật tử sơ cơ vẫn xưng là Phật tử nhưng lại đi vào đường tà đạo, ma đạo. Có nhiều ,môn phái lấy cắp một chút giáo lý, một tí ngôn từ Phật học rồi chế biến, rồi thêm thoắt những điều tà vạy, di đoan, mê tín… để lập môn phái mới dụ hoặc người mê. Thời đại hôm nay có lắm môn phái mới phát sinh, những tà sư, ma sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng, thật đúng như lời huyền ký năm xưa của đức Thế Tôn: “Sư tử trùng phàm thực sư tử nhục”.

Ngày hoan hỷ, tháng này năm nay. Chúng con mừng ngày thành đạo của đức Bổn sư. Chúng con đê đầu đảnh lễ đức Thế Tôn, đảnh lễ mười phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng. Chúng con vô cùng hoan hỷan lạc ngay tại đây, ngay phút giây này. Ngày Phật thành đạo, ngài đã thành tựu cho ngài và cho tất cả chúng con. Thế gian này, quốc độ này nếu không có sự thành đạo của ngài ắt mãi mãi chìm trong tăm tối vô minh.

 

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 1223

Nhật Ký Một Phật Tử (19)
Nhật Ký Một Phật Tử (18)
Nhật Ký Một Phật Tử (17)

Nhật Ký Một Phật Tử (16)

Nhật Ký Một Phật Tử (15)

Nhật Ký Một Phật Tử (14)
Nhật Ký Một Phật Tử (13)
Nhật Ký Một Phật Tử (12)

Nhật Ký Một Phật Tử (11)
Nhật Ký Một Phật Tử (10)

Nhật Ký Một Phật Tủ (9)
Nhật Ký Một Phật Tử (8)
Nhật Ký Một Phật Tử (7)
Nhật Ký Một Phật Tử (6)
Nhật Ký Một Phật Tử (5)
Nhật Ký Một Phật Tử (4)
Nhật Ký Một Phật Tử (3)
Nhật Ký Một Phật Tử (2)
Nhật Ký Một Phật Tử (1)

Tạo bài viết
04/04/2013(Xem: 19961)
11/06/2014(Xem: 10523)
12/03/2018(Xem: 15698)
17/04/2018(Xem: 10001)
03/06/2018(Xem: 8654)
23/11/2022(Xem: 55885)
04/02/2016(Xem: 11109)
28/02/2015(Xem: 7234)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.