Thư Viện Hoa Sen

Hành Trình Của Giọt Nước (8)

03/08/20243:23 SA(Xem: 593)
Hành Trình Của Giọt Nước (8)

HÀNH TRÌNH CỦA GIỌT NƯỚC (8)
(Tập tùy bút viết trong những ngày ở Vancouver)
Bài viết của Tiểu Lục Thần Phong

 

MẤT MÌNH NƠI ĐẤT THÁNH

Xíu nghe người ta nói nhiêu về vùng đất thánh, bao nhiêu dã sử, huyền thoại, chính sử… đều rất ly kỳ và khốc liệt. Xíu rủ anh em mình làm chuyến hành hương về đây để tận mắt nhìn thấy con người, địa lý, văn hóa, phong thổ … nơi ấy như thế nào. Ý kiến vừa nêu thì giọt Sót lập tức phản đối:

- Không, không bao giờ! Tui không đi đến đấy đâu! Ghê lắm, chu du nơi nào cũng được nhưng vùng đất thánh ấy thì không!

Gịot Đủ cũng can gáin:

- Đến đấy mất mình như chơi!

Giọt Giữa cảnh báo:

- Chốn ấy nghe thì hay vậy nhưng không phải là nơi để du  ngoạn.

Xíu lắng nghe và cảm ơn ý kiến của anh em, tuy nhiên Xíu vẫn quyết tâm đi thăm vùng đất thánh. Một số anh em từ chối đi, nhưng cũng có một ít cùng đi với Xíu.

Hành trình đến vùng đất thánh quảvô cùng gian nan, khó không chỉ vì ngoại cảnh mà còn vì chính tự thân. Trên đường đi Xíu đã mất khá nhiều anh em, bản thân Xíu cũng suýt mất mình mấy lần, mất mình với nghĩa trần trụi nhất chứ chẳng phải ẩn dụ hay bóng gió gì. Trời ơi, khí hậu nóng và khô quá, khô rốc, trên trời không một gợn mây, dưới đất toàn đá là đá, đá tai mèo, đá cuội, đá viên, đá tảng… và cát bụi. Anh em nhà Xíu ở nơi này vô cùng thưa thớt, bởi vậy mà chẳng mấy khi hợp đủ lực để mưa xuống. Khi đến Gaza, Xíu nghe kể và nhìn những hình ảnh lưu lại thì Gaza cũng khá xinh nhưng nay thì như bãi tha ma. Quân đội Do thái rải thảm bom hủy diệt tất cả, không còn nhà dân, nhà thương, nhà thờ, nhà đèn, nhà nước, nhà trường… tất cả giờ chỉ là những đống xà bần gạch đá khổng lồ. Gaza giờ đã thành bình địa. Người Paletine xưa nay vốn nghèo khổ giờ thì không còn gì để ăn, không có nước để uống, không nhà cửa, quần áo, thuốc men… tất cả là con số không, duy chết chóc, bệnh tật, khổ đau thì cao ngút trời. Chính phủ Do Thái thật tàn độc, họ muốn giết hết nguời Palestine, muốt trục xuất người Palestine để độc chiếm dải Gaza. Thật khó mà nói hết sự tàn độc của chính phủ Do Thái.

Nhìn thảm cảnh của người Do Thái, Xíu đau mình quá, muốn khóc mà nước mắt khô kiệt tự bao giờ. Xíu muốn rủ anh em mình làm cơn mưa hạ nhiệt, giải khát cho nơi này nhưng ai cũng gầy rộc đến kiệt sức chẳng còn chút hơi nào đủ để làm mưa.

Chẳng biết số phận, nghiệp chướng gì mà người Palestine phải chịu kiếp nạn cực kỳ thống khổ vậy. Sự đau khổ của người Palestine chẳng thể có bút mực nào tả được. Trời ơi, vùng đất thánh mà sao chẳng khác gì địa ngục! Cũng vì cái chữ thánh mà mang họa chăng? Hai ngàn năm nay, người Do Thái, người Ả Rập, người Thiên Chúa giáo tranh giành đất thánh, tàn sát nhau, tru diệt nhau, hận thù ngút trời. Máu xương đổ xuống không biết bao nhiêu mà kể, bây giờ vẫn tiếp tục đổ và tương lai chắc sẽ còn đổ dài dài. Oán hận chất chồng, oan oan tương báo làm sao mà giải được bây giờ! Chính phủ Do Thái đang tiến hành diệt chủng, tiếng là chống khủng bố nhưng chính họ đang là nhà nước khủng bố. Họ tàn sát không kể người gìa, đàn bà, con nít, thai nhi...Những người yêu hòa bình, yêu tự do, yêu công lý khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi ngưng bắn, thông cảm với nỗi đau của người Palestine. Trong khi ấy các chính phủ Âu - Mỹ hoàn toàn im lặng, thậm chí họ viện trợ tiền bạc vũ khí vô điều kiện cho Do Thái.

Thật tình mà nói chính cái hình ảnh những phần tử Hồi giáo cực đoan  khủng bố đã làm hại người Palestine. Thiên hạ kinh sợ những kẻ bịt mặt, trùm đầu ôm bom, cài lựu đạn, quăng thuốc nổ, chặt đầu, đốt sống...Người Ả Rập và đạo Hồi quá khắc nghiệt, những giáo điều sai trái được nhồi sọ bởi những ông đạo thần quyền và thế quyền. Những giáo điều cực đoan đã cản trở sự phát tiển của chính người Hồi, mặc dù họ phát triển trước người Âu Mỹ nhiều thế kỷ.

Giọt Xíu còn nhớ vào thế kỷ mười ba, quân đội Hồi giáo đã xâm lăng Ấn Độ, đốt phá đại học Nalanda, một đại học và thư viện lớn của thế giới vào thời ấy. Quân Hồi giáo đã tàn sát 10.000 tu sĩ Phật giáo ở nơi đây, thật kinh kủng và tàn bạo. Họ đốt thư viện Nalanda cháy suốt mấy tháng trời. Cho đến bây giờ họ vẫn thế, cuồng tín, cực đoan, giáo điều, bảo thủ, tàn bạo… Họ vạt mặt những pho tượng, phá hủy những di sản văn hóa Phật giáo, họ cấm cả âm nhạc, điện ảnh, thể thao, thời trang và bao nhiêu thứ khác. Những người phụ nữ Hồi giáo khi di cư sang Âu - Mỹ sinh sống họ cũng không từ bỏ cái burka, Họ vẫn trùm kín mít từ đầu tới chân, chỉ chừa hai con mắt. Sống ở phương Tây, họ có đủ tự do, dân chủ nhưng họ vẫn tự nhốt mình trong cái giáo điều cứng nhắc của họ. Không ai có thể giải phóng họ khỏi cái “ngục tù” tư tưởng của họ, thượng đế, thánh thần cũng bó tay, chỉ có chính bản thân họ mới có thể tự giải phóng họ thôi! Tuy nhiên cái định kiến, cái tư tưởng của họ quá thâm căn cố đế khó mà thay đổi. Ngạn ngữ có câu: “Giang san dễ đổi bản tánh khó thay” là vậy!

Người Palestine đang sống cảnh màn trời chiếu đất, đang khổ đau, Xíu cũng đau mình nhưng không làm sao giúp được. Bản thân Xíu cũng đang sắp mất mình đây. Xíu phải cố gắng hết mình để giữ mình trên cuộc hành trình này.

Người Palestine đang sống trong cảnh địa ngục trần gian trên vùng đất thánh. Người Do Thái cũng đã trải qua hai ngàn năm lưu lạc khổ đau, ấy vậy mà vừa lập lại nước đã quay qua tàn sát, cướp đất gây khổ đau cho người Palestine. Thế giới Sa Bà này quả thậtthế giới kham nhẫn khổ đau, chịu đựng những điều thật khó chịu. Con người quả thậtrắc rối đáng thương, tháng ngày chất chứa tham lamsân hận, sống đời vô minh mà cứ vỗ ngực tự xưng thông minh.

Xíu đau mình quá, thương người Palestine đang chịu kiếp nạn thống khổ trong sự thờ ơ của thế giới bên ngoài. Trong khoảnh khắc vô thức, Xíu kêu lên:

- Anh em nhà Xíu đâu, Sao không hợp lại giúp đỡ người Palestine?

Tiếng kêu yếu ớt của Xíu tan vào hư không, không có hồi đáp. Ở vùng đất thánh này anh em nhà Xíu thưa thớt lắm, không mấy ai giữ được mình trong cái thời tiết nắng nóng hanh khô, cái khí hậu khắc nghiệt. Họ đã mất mình rồi, khi thân mình còn không giữ được thì làm sao giúp kẻ khác! Giây lát sau Xíu nghe có một thanh âm mỏng tang, nhẹ hơn cả hơi thở của Xíu. Lắng nghe kỹ thì ra giọng của giọt Long Lanh:

- Xíu ơi, làm sao giúp được đây? Đây là kiếp nạn của người Palestine, oan oan tương báo, oán thù chất chồng giữa người Do thái và người Ả Rập mấy ngàn năm nay. Họ gây thù, báo thù, trả thù, hận thù liên miên không bao giờ dứt.

- Biết là vậy, nhưng chí ít anh em mình cũng làm cái gì đi chứ!

- Chẳng thể làm được gì, chẳng qua chúng ta góp chút từ thiện, kêu gọi ngừng bắn, nói lên tiếng nói hòa bình, công lý, yêu thương… để thức tỉnh mọi người. Tuy nhiên chúng ta là những kẻ tiểu tốt vô danh, không thân phận, không vai trò gì, không có năng lực gì… nên tiếng nói của chúng ta chẳng có mấy tác dụng. Chúng ta chỉ có thể làm những gì trong khả năng của mình mà thôi! Xíu đừng có dằn vặt mình như thế! Cảm thông khổ đau của tha nhân nhưng không thể làm gì hơn khi mà cái quả đã chín muồi, cái nghiệp đã hiện tướng. Bản thân chúng ta cũng phải giữ mình chứ không thì mất mình ngay bây giờ, điều kiện ngoại quan quá bất thuận nếu mình lơ là một chút là mất mình ngay!

Bên Xíu giờ chỉ còn một số ít anh em, giọt Gầy đã hóa thân, giọt Xinh đã mất mình, giọt Thừa đã về lại nguồn cội...Xíu và anh em Xíu váng vất vật vờthời tiết khí hậu ở vùng đất thánh, ngoài ra còn phải kể cả của bom đạn thuốc súng, khói lửa từ những đám cháy khắp nơi càng làm cho anh em nhà Xíu mệt thêm. Tên lửa, đạn bom và bao nhiêu vũ khí hạng nặng khác của quân Do thái vẫn ầm ầm tấn công vô tôị vạ vào bất cứ mục tiêu nào, dù đó là thánh đường, bệnh viện, trường học, trại tị nạn, văn phòng đại diện của liên hiệp quốc, trụ sở từ thiện...

Tại bức tường ngăn phân chia người Do Thái và người Palestine, Xíu và anh em phải khó khăn lắm mới vượt qua được, mặc dù cả bọn vẫn vô hình tướng. Chính cái không khí căng thẳng, nghi  kỵ, thù hận ở đây đã làm khó vậy! Bức tường kiên cố này dựng lên để bảo vệ ngừoi Do thái nhưng lại là cái trại tù giam lỏng người Palestine, cô lập người Palestine. Cả một dân tộc bị nhốt trên một rẻo đất hẹp tí teo, trước mặt là biển và sau lưng là bức tường.

Dải Gaza tan tành thành bình địa, dải Gaza giờ là một bãi tha ma, công lý ở đâu? Lương tâm nhân loại ở đâu?  Tình yêun thương nhân ái ở đâu?  Hỡi những chính khách Âu - Mỹ, những nhà chính trị vô đạo, những tướng lãnh diều hâu, những con buôn vũ khí, những ông đạo cuồng tín cực đoan… Có bao giờ, có khoảnh khắc nào các người thấy trái tim mình lay động vì đồng loại khổ đau chăng?

 

Tiểu Lục Thần Phong

Vancouver, 0724

 



Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21566)
12/10/2016(Xem: 19492)
26/01/2020(Xem: 12163)
12/04/2018(Xem: 20444)
06/01/2020(Xem: 11247)
24/08/2018(Xem: 9634)
12/01/2023(Xem: 4153)
28/09/2016(Xem: 25342)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: