Ma Và Người Học Phật | Ngọc Huyền

30/10/20243:25 SA(Xem: 592)
Ma Và Người Học Phật | Ngọc Huyền

MA và NGƯỜI HỌC PHẬT
Ngọc Huyền


                                                                 

ma.jpgTrong đời sống hằng ngày, không ít người đã có lần gặp ma dưới nhiều hình thức. Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe kể nhiều chuyện ma quỷ từ đông sang tây. Số người sợ ma không phải là nhỏ. Số người không tin có ma cũng nhiều không kém. Vậy có ma hay không? Nhân mùa lễ hội Halloween đang diễn ra tại Mỹ, chúng ta thử tìm hiểu về ma.

MA LÀ GÌ?

Theo lời kể hay trong các chuyện viết về ma, ma thường là những bóng đen trắng mờ ảo, những hình ảnh ghê rợn xuất hiện về đêm có khi với  những âm thanh bất thường. Nghĩa địa hay những ngôi nhà có ma thường có  âm khí lạnh lẽo.

THẦN THỨC và  THÂN TRUNG ẤM

Phật giáo, đặc biệt Tử Thư của Mật Tông Tây Tạng, chỉ rõ rằng khi một người trút hơi thở cuối cùng thì thần thức của người đó sẽ thoát ra khỏi cơ thể của mình.

Thần thức là gì?  Là nghiệp tích lũy từ quá khứ, nghiệp tạo ra trong đời sống hiện tại, cận tử nghiệp và những vọng tưởng hay mong đợi trong tương lai của một chúng sinh hữu tình.

Khi thần thức ra khỏi một xác thân vật lý sẽ có ba trường hợp xảy ra. Nếu là người thiện lành thì họ sẽ vãng sanh lên các cõi thanh cao hoặc tái sinh làm người ngay tức khắc. Nếu là người bất thiện thì thần thức của họ lập tức sẽ bị đoạ  vào một trong ba cõi địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Phần còn lại là những người khi còn sống hai nghiệp thiện ác không nhiều thì thần thức gá vào thân Trung ấm từ 1 đến 49 ngày để chờ ngày đón nhận một thân xác mới. Đây là lý do của việc cúng 7 tuần trong  vòng 49 ngày cho người vừa chết trong văn hoá Phật giáo.

Thân Trung ấm còn được gọi là Hương ấm vì khi đói chỉ ngửi mùi phẩm vật gia đình cúng mà no. Thân Trung ấm còn được trang trọng gọi là Hương Linh. Ít trang trọng hơn một chút  là Vong Linh. Các tôn giáo khác gọi là Linh Hồn. Phần lớn họ yếu ớt, hoảng hốt,  sợ hãi, không biết đi về đâu, không tự đinh vị được mình, không có  khả năng huyền bí nào và bị cuốn theo Gió Nghiệp.

Thân Trung ấm có thể kề cận,  truyền thông với người sống nhưng người sống không nghe được, không cảm nhận, không biết có họ đang ở bên cạnh mình. Dù vậy,  thân Trung ấm vẫn thấy, nghe, ngửi, di chuyển, cảm xúc vui buồn, đau khổ, hối tiếc, hối hận, giận dữ, oán thù, thương ghét..., vẫn đọc được sóng tư tưởng hay sóng tâm của người sống. Vì không có xác thân vật lý nặng nề, thân Trung ấm di chuyển rất nhanh, có thể xuyên qua những cản trở vật lýkhông gian để tới nơi muốn đến trong chớp mắt. Thí dụ, một người  qua đời ở Việt Nam có thể tới Mỹ gặp người thân trong chớp mắt. Thân Trung ấm trong cõi trung ấm có thể xem như đang ở trạm trung chuyển, transit,  giữa đời sống vừa chấm dứtđời sống sắp tới dưới bất cứ hình thức nào. Cũng giống như khi từ Mỹ về Việt Nam, chúng ta phải quá cảnh đổi máy bay ở Đại Hàn, Tokyo hay Đài Loan...vậy.

SÁU CÕI LUÂN HỒI

Theo Phật giáo, hành tinh trái đất mà chúng ta đang ở đây thuộc về  Dục giới và có 6 cõi: Thiên (các cõi Trời ),  Nhân ( cõi người), A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Vậy là không có cõi cho thân Trung ấm tạm trú. Thần thức sẽ ở đâu? Dựa vào những kinh nghiệm về cận tự nghiệp mà chúng ta đã nghe được như người chết nhìn thấy xác thân mình còn trong bệnh viện, ở nhà xác, nhà quàn, nhìn thấy sự đau khổ của thân nhân mà nói lời an ủi nhưng thân nhân nào nghe nào biết;  hoặc chuyện người chết  hiện về báo mộng cho gia đình; hoặc những chuyện hồn ma báo oán quậy phá; hoặc qua chuyện kể về ma của những người đã thấy, có thể tạm nói rằng trạm trung chuyển cho các chúng sinh hữu tình ở ngay trong cõi người ta.  Hay nói cách khác, cõi Nhân gồm cõi hữu hình  cho người sống, còn gọi là cõi dương,  và cõi vô hình cho thân Trung ấm, còn gọi là cõi âm.

THÂN TRUNG ẤM RA SAO SAU THỜI HẠN 49 NGÀY Ở TRẠM TRUNG CHUYỂN?

Khi Phật còn tại thế, có một phú ông sau khi chết vì luyến tiếc gia tài nên sinh vào kiếp chó, sống trong gia đình để giữ của mà con cái không biết. Cũng có trường hợp vì quá lưu luyến người phối ngẫu hay người yêu, hoặc vì oán hận bởi tình phụ nên thần thức không rời thân trung ấm mà chờ trong cõi âm để tái hợp  hay trả thù. Những người có lý tưởng mãnh liệt khi mất thân xác cũng thường lưu lại cõi trung ấm với mong ước được tiếp tục thực hiện nguyện vọng tâm đắc  còn dang dở của mình. Nhân viên làm việc trong toà Bạch Ốc thỉnh thoảng nhìn thấy Tổng Thống Abraham Lincoln đi trong hành lang rồi vào Phòng Bầu Dục. Những khoa học gia, học giả danh tiếng, những nhà lãnh đạo chính trị quyền lực, những văn nghệ sĩ tài tử nổi tiếng... cũng khó rời bỏ thân xác mình vì đã hoá thân vào tiếng tămuy quyền tạo được.

Thập kỷ 80 của thế kỷ trước y khoa Hoa Kỳ đã hoàn chỉnh  kỹ thuật  tân tiến nhất thế giới trong việc cấy ghép nội tạng. Từ đấy bao nhiêu người khắp nơi trên hành tinh trái đất  đã được cứu sống nhờ thành công này. Tuy nhiên một số hệ lụy xảy đến cho một số người nhận mà y khoa và tâm lý học chưa giải mã được. Chẳng hạn người nhận thường xuyên nằm mơ thấy rất thân thiện  như bạn với một người lạ mặt hay  luôn có cảm giác người lạ mặt đó với họ là một. Có người bắt đầu những thói quen mà trước khi giải phẫu cấy ghép họ không hề có chẳng hạn như thích  uống rượu, chửi thề. Có người thay đổi dáng đi bộ điệu, cách nói năng hùng hổ  như đàn ông mặc dù họ là phụ nữ và không muốn hay không cố ý thay đổi như thế. Có khi người nhận là đàn ông và ông này vẫn thấy phụ nữ rất duyên dáng nhưng họ không cảm thấy nhu cầu cần có người nữ bên đời họ nữa... Luật pháp nhiều nước, đặc biệt là ở Mỹ không cho người hiến tặng và người nhận  biết được thông tin cá nhân của nhau. Họ chỉ có thể biết nội tạng hiến tặng đó đến trong trường hợp nào,  từ nam hay nữ và độ tuổi thôi. Nội tạng hiến tặng có hai nguồn: tự nguyện và những người bị đột tử vì tai nạn bất ngờ xảy ra. Trường hợp thứ hai thường do gia đình hiến tặng và có thể khi còn sống, người chết này chưa nghĩ đến việc cho đi một phần thân thể của mình. Thử tưởng tượng khi người đột tử này biết mình đã chết, nhìn lại thân xác mình thấy thiếu nhiều bộ phận. Bất ngờ nhận ra thân xác không vẹn toàn đầy đủ hẳn họ sẽ rất ngỡ ngàng hoảng hốt. Việc định vị  những bộ phận cơ thể đã mất của mình hẳn là đơn giản với thân trung ấm. Y học và tâm lý học khó mà chấp nhận cách giải thích này vì họ chỉ quan tâm đến diễn tiến trong cơ thể vật lýtâm lý của người nhận mà thôi. Họ không chú ý đến người đã cho các nội tạng đó.

Thân trung ấm lúc này được dân gian gọi  là ma, hồn ma, vong, phần âm hay người âm.

Như thế, MA có thể  xem là  những chúng sinh hữu tình  không còn thân tứ đại và  muốn ở lâu dài tại  trạm trung chuyển với nhiều lý do khác nhau.

TẠI SAO THẦN THỨC KHÔNG RA KHỎI THÂN TRUNG ẮM?

Nguyên nhân chính không ngoài Ngũ Dục đã huân tập, đắm nhiễm đời này và nhiều đời trước. Với các ví dụ liệt kê bên trên, những Dục thấy rõ nhất là Tài, tiền bạc, tài sản với lòng tham; Sắc với lòng luyến ái, sân hận; Danh với ngã chấp, thân kiếnsi mê. Họ cũng chưa đủ duyên lành học Phật, không có niềm tin vào Tam Bảo.  Họ cũng chưa chuẩn bị cho cái chết của mình. Thế nên lời kinh tụng, chú nguyện của chư tăng,  lễ Quy y Hương linh khôngtác động. Nếu là tôn giáo khác  thì  các nghi lễ tôn giáo đó cũng không hề ảnh hưởng đến họ. Họ nhất quyết nắm giữ trong hư ảo những gì đã thuộc về mình nên không muốn tái sanh hay đầu thai theo nghiệp lực vì biết như thế sẽ mất hết.

Những điều trên lại chứng minh một lần nữa lời đức Thế Tôn đã dạy: “Tất cả các Pháp lấy Dục làm căn bản”,  “Ý dẫn khởi các Pháp”.

SO SÁNH THÂN TRUNG ẮM và NGƯỜI SỐNG

A-Giống Nhau

1-      Đều là chúng sanh hữu tình, đầy cảm xúc: hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục và khổ; biết đói, khát, thèm thuồng, lạnh lẽo.

2-      Đều là chúng sanh phàm phu bị cuốn theo  hay bị tác độngảnh hưởng bởi luật Nhân Quả, A lại Da Thức, Lậu hoặc, Kiết Sử, Tùy Miên  tức là nghiệp lực  của chính mình.

3-      Đều trong cõi Nhân. Đều không có bất cứ Thông nào trong Lục Thông trừ  khi tu tập thiền định sâu mầu. Cũng không có bất cứ quyền lực huyền bí nào.

B- Khác Nhau

Thân Trung Ắm

Người Sống

     1-không hình tướng, cõi vô hình. Di chuyển không thấy bóng và dấu chân. Soi gương không thấy hình ảnh phản chiếu. Gồm người và súc vật

1-      có hình tướng, cõi hữu hình. Di chuyển có bóng và dấu chân. Soi gương thấy hình ảnh mình. Kể cả súc vật

        2-vượt không gian trong chớp   mắt. Nhưng không phải là Thần Túc Thông. Chỉ nhờ thân thể nhẹ nhàng vì cấu trúc do những phân tử tinh vi

2-      không thể vượt không gianthân tứ đại với cấu trúc vật chất thô nặng

3-      có thể đọc được tâm tư, suy nghĩ nhờ sóng tư tưởng rung động của người sống. Nhưng không phải là Tha Tâm Thông, giống lý do phần 2     

3-không thể đọc được tâm tư, suy nghĩ của bất cứ ai hay thần thức trừ khi chứng đắc các quả thiền định

4-      thấy, nghe, lại gần người sống; cảm nhận sóng tư tưởng người sống nên hiểu được người sống. Nhưng rất đau khổ vì người sống không nhận ra mình.

4-      người sống không thấy, nghe, xúc chạm, nhận biết thần thức, hay sóng tư tưởng của của thân trung ấm  dù họ ở ngay bên cạnh mình

5-      vượt thời gian, nhiều hồn ma tồn tại mấy chục thế kỷ tại trạm trung chuyển này. Có thể thành yêu tinh, ác quỷ, tạo băng nhóm. Bùa ngải, thư phù, đồng cốt, ngoại cảm, quỷ nhập tràng, ma cà rồng... phát sinh từ đây.  Bị tác động, tích cực hay tiêu cực bởi thầy pháp hay thầy phù thủy

5-không thể vượt thời gian. Tựa như người đi máy bay chỉ ở đúng thời gian quy định ở phi trường giữa 2 chuyến bay. Bị tác động bởi quy luật sanh, già, bệnh, tử. Có thể bị tác động, tích cực hay tiêu cực bởi bùa ngải, thầy pháp,  thầy phù thủy.

6-  đói khát không ăn uống được, chỉ ngửi mùi là no (Hương Ấm)

6-      ăn uống bình thường

 

NÊN LÀM GÌ KHI GẶP MA?

Qua so sánh  trên, có thể nói MA không có gì đáng sợ mà ngược lại là những chúng sinh rất đáng thương. Hãy khởi lòng từ bi thương yêu giúp đỡ,  dùng ái ngữ truyền thông với họ và an ủi, vỗ về họ với lòng thương cảm chân thành. Nên tụng kinh, trì chú, cầu nguyện cho họ vãng sanh và khuyến khích họ quy y Tam Bảo. Nên hồi hướng công đức để họ có đủ duyên lành mà chuyển tâm.

KHÔNG NÊN LÀM GÌ CHO VONG LINH?

Không nên nhờ vả, cầu xin vong linh làm những điều mình không làm được.  Họ không có quyền năng. Những lời cầu xin chỉ làm họ đau khổ vì bất lực, thêm quyến luyến thân nhân mà không đi được.

KẾT LUẬN

Chúng ta chắc chắn không ai muốn trở thành ma sau khi từ bỏ xác thân tứ đại này. Vậy chúng ta phải làm gì khi còn mạnh khoẻ, minh mẫn?

Trước hết hãy mau đi học Phật để quán triệt Tam Pháp Ấn, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo. Cần Quy Y Tam Bảo để xây dựng niềm tin vững chắc sâu dày nơi Tam Bảo và để phòng hộ thân tâm khi sống cũng như khi chết. Quy y rồi phải giữ gìn ngũ giới nghiêm minh qua đó sẽ thấu hiểu Luật Nhân Quả lúc nào cũng vận hành. Nói cách khác, tất cả là hãy thực hành lời Phật và chư Tổ dạy để gieo trồng những hạt giống Bồ Đề tốt lành cho đời này và đời sau.

                                                                                            Ngọc Huyền, mùa Halloween 2024

1-    https://discourse.suttacentral.net/t/the-nature-of-in-between-lives/34675

2-    https://discourse.suttacentral.net/t/sutta-about-nibbana-in-between-one-life-and-the-next/21169/2

3-    https://www.kidney-international.org/article/S0085-2538(21)00657-8/fulltext

4-    https://www.google.com/search?sca_esv=95be9b4eddff4e70&q=First+transplanted+organ+heart&sa=X&ved=2ahUKEwjglrmk_rSJAxXSJEQIHXG9IcMQ1QJ6BAg8EAE&biw=1163&bih=532&dpr=1.65

5-    https://thuvienhoasen.org/a8084/thuc-trung-am

6-    https://thuvienhoasen.org/a25346/chet-vao-than-trung-am-va-tai-sinh-theo-phat-giao-tay-tang

7-    https://thuvienhoasen.org/a25248/than-thuc

8-    https://thuvienhoasen.org/a31666/song-chet-tai-sinh-trung-am-cung-vong

9-    https://thuvienhoasen.org/a33265/21-song-chet-tai-sinh-trung-am

10-            https://thuvienhoasen.org/p21a4939/4-sau-khi-than-thuc-thoat-ra-khoi-xac-no-phai-o-trong-trang-thai-trung-am-than-bao-lau-truoc-khi-di-tai-sinh

 

  • Từ khóa :
  • ma
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21448)
12/10/2016(Xem: 19339)
26/01/2020(Xem: 12054)
12/04/2018(Xem: 20278)
06/01/2020(Xem: 11117)
24/08/2018(Xem: 9587)
12/01/2023(Xem: 4013)
28/09/2016(Xem: 25237)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…