Kinh Hiền- Hội Hoa Đàm

19/09/20143:55 CH(Xem: 15284)
Kinh Hiền- Hội Hoa Đàm

Phạm Thiên Thư
KINH HIỀN
HỘI HOA ĐÀM
Thi Hóa Tư Tưởng Kinh Hiền Ngu
Cơ sở Văn Chương Sài Gòn xuất bản lần thứ nhất năm 1973
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP. HCM tái bản năm 2014

blankThi Hóa Tư Tưởng Kinh Hiền Ngu (Dàmamùka Nidàna Stra) với 12.000 câu thơ lục bát của Phạm Thiên Thư. Cơ Sở Văn Chương ấn hành năm Quý Sửu 1973 - Trần Thị Tuệ Mai nhuận sắc - Thượng Tọa Thích Tâm Giác (Viện trưởng Viện Hóa Đạo), và Thượng tọa Thích Huyền Vi (Giáo sư Viện Đại Học Nalanda Ấn Độ) viết lời giới thiệu - Thượng Tọa Thích Thanh Kiểm (Tiến Sĩ Đại Học Phật Giáo Nhật Bản- Trú Trì Tổ Đình Vĩnh Nghiêm) viết Đề Tựa. Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh tái bản lần thứ 2 năm 2014 với lời giới thiệu của HT. Thích Giác Toàn.

Hoà thượng Thích Huyền Vi
giới thiệu Hội Hoa Đàm


Xem qua bản thảo tập Kinh Hiền của thầy Phạm Thiên Thư, thấy có nhiều công phu thi hóa truyện tích nhà Phật qua thể thơ lục bát uyển chuyển, chúng tôi hoan hỉ cho công việc làm hết sức can đảm và đầy sáng kiến của thầy.

Kinh Hiền Ngu nguyên chữ sanskrit là Damamùka Nidàna Sùtra, Trung Hoa dịch là “Hhien Yu yin yuen king” nằm trong Tạp tạng (Samyukta Pitaka). Kình có tất cả chín quyển, bốn mươi sáu chương. Tư tưởng Kinh này, chúng ta có thể gói gọn trong một bài kệ (gàthà) nhân duyên sau đây:

  Ye dharmà hetuprabhavà
  Hetum tesam tathàgato hyavadaya.
  Tesm ca yo nàirodha
  Evam vàdì mahàsramana.

  Mọi việc do nhân duyên sanh
  Đến khi tan hoại lẫn quanh theo chiều
  Thích-già, một bậc cao siêu
  Thường tuyên diệu lý, sử nêu muôn đời.


Vì muốn hợp thời, hợp cơ và hợp cảnh, nên thi sĩ văn chương hóa triết lý và sử liệu cổ truyền Phật giáo trong Kinh Hiền Ngu thâu gọn qua 12.000 câu lục bát vừa tràn đầy đạo vị vừa thanh thoát uyên áo, thật là một công trình vĩ đại đối với thời khoa học tân tiến ngày nay.

Đây cũng là một nhân duyên hy hữu, trong thời gian chúng tôi lưu trú tại Viện đại học Vạn Hạnh đã được thưởng thức thi tập này. Để tán thán công việc làm đầy sáng kiến và tích cực của Phạm Thiên Thư, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Kinh Hiền đến với các bạn trong cũng như ngoài nước.

Thích Huyền Vi
Giáo sư tại Viện đại học Nalanda, Ấn Độ.
12.7.1971

Thượng tọa Tâm Giác giới thiệu Hội Hoa Đàm

Trong lúc đang bận rộn xây ngôi Quán Âm bảo tháp trong dự án kiến trúc Việt Nam quốc tự, thì cơ duyên đưa đến, tôi được thưởng lãm trọn tập bản thảo Kinh Hiền của thi sĩ Phạm Thiên Thư, một thi sĩ trẻ tuổi nhưng đã có công lớn đối với nền văn hóa nước nhà. Phạm Thiên Thư đã mở ra một trang sử mới cho nền văn học Phật giáo Việt Nam trong việc thi hóa kinh Phật và mang giáo nghĩa giải thoát vào thi ca dân tộc. Mỗi khi nghe lời Đạo ca, ngâm Đoạn trường vô thanhđọc Kinh Ngọc, Kinh Thơ, Kinh Hiền… của thi sĩ họ Phạm, người ta như thể không còn phân biệt nổi biên giới giữa đạo và đời, mà dường như bị thu hút vào một dòng sinh lực không gian vô tận dung hòa mọi tư tưởng nhân sinh. Phải chăng, đó là nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam đã hơn một lần chói sáng qua triều đại Lý, Trần.

Qua mười hai ngàn câu lục bát của Kinh Hiền, thi hóa trọn bộ Kinh Hiền Ngu, gồm các truyện tiền kiếp nhân duyên của chư Phật, chúng tôi thấy không những tác giả đã làm sáng tỏ hơn về những tư tưởng trên so với nguyên bản, mà Kinh Hiền còn trở nên một tác phẩm nghệ thuật đầy xán lạn.

Ở vào thời mạt pháp, con người phải cần nhiều trợ duyên trên đường tu học, mà văn nghệ chính là trợ duyên cần thiết để Phật tử càng thêm yêu mến và tin tưởng vào con đường giải thoát giác ngộ, lòng yêu mến đó chính là một bảo vật vô giá của con người Phật tử.

Để đánh dấu mối duyên với bộ Kinh Hiền trước khi đem ấn hành, chúng tôi hoan hỉ giới thiệu tác phẩm này với độc giả, nhất là các quân nhân Phật tử trong nước.

Sự thâu nhận dung hòa các tinh ba tư tưởng để bồi bổ vào đời sống tâm linh phải chăngnhiệm vụ của những người con Phật.

Thích Tâm Giác
Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN
Giám đốc Nha tuyên úy Phật giáo Việt Nam


Đề Hội Hoa Đàm thi tập
(Trụ Vũ - 4.3.1973)

mười hai ngàn chẵn hạt trân châu
kết Hội Hoa Đàm giữa biển dâu
ánh lộng kim phong vàng liếp cải
hương vời cổ nguyệt ngát song ngâu
ba năm, điệu Ngọc, cung tìm kiếm
sáu tám, vần Thơ, nguyện bắc cầu
cảm ứng quang trung vô số Phật
Văn Xương chiếu diệu Phượng Hoàng lâu.

(Bài thơ này in ở bìa 4 quyển "Hội Hoa Đàm", những chữ ở đầu câu thơ không có viết hoa, không có chấm câu, trừ câu cuối.)


Đề tựa quyển "Hội hoa đàm"
của hoà thượng Thích Thanh Kiểm

Giáo lý của Phật bao hàm trong ba tạng Kinh, luật, luận. Kinh tạng, những bộ kinh ghi chép lời thuyết pháp của Phật nói ra để hóa độ chúng sinh. Luật tạng, những bộ luật quy định giới điều cho các hàng đệ tử. Luận tạng, những bộ luận bàn rõ về hệ thống tư tưởngtinh thần vĩ đại của Phật-đà.

Trên lãnh vực liên hệ đến nghệ thuật văn học, thì Luật tạngLuận tạng không phải là thiếu, nhưng lại kém phần phong phú khi so với Kinh tạng. Vì lẽ Kinh tạng do đức Phật trực tiếp nói ra, dựa trên phương pháp chỉ đạo thiện xảo, nên đượm nhiều tính chấtgiá trị văn học.

Nối tiếp, lại có những bậc kết tập gia lỗi lạc, các ngài có cái tài xếp đặttuyển trạch lời văn cho mạch lạc quán thông. Và sau đó, các nhà phiên dịch đại tài lại khéo biết ứng dụng những từ ngữ phiên dịch để thích hợp với nguyên văn. Do đó cũng là cái nguyên nhân làm cho giá trị của nền văn học Phật giáo phát sinh nảy nở.

Mỗi khi được truyền vào nước nào thì ảnh hưởng của Phật giáo đều thấm nhuần và hòa đồng vào mỗi lãnh vực tư tưởng triết học, văn học cũng như mọi sinh hoạt hàng ngày của từng nước đó. Phật giáo được truyền vào Việt Nam ta cũng đã có gần hai ngàn năm lịch sử nên ảnh hưởng của Phật giáo đã in sâu vào tâm khảm của mọi tầng lớp quốc dân.
Ý thức được trách nhiệm người truyền đạt phần tư tưởng siêu việt của Phật giáo phổ cập đến mọi tầng lớp dân gian, thầy Phạm Thiên Thư đã mạnh dạn thi hóa Kinh Hiền Ngu (Damamuka Sutra, được gọi tắt là Kinh Hiền) qua thể thơ lục bát. Trong Kinh có đoạn:

Phật rằng: “kiếm cũng như lời,
Một câu một nhát hại người như chơi.
Kiếm thì hủy một thân thôi,
Lời sai hại đến muôn đời mai sau.
Trí bi là cách nhiệm mầu,
Tùy duyên bất biến có đâu ngại ngần.
Kiếm dùng ngăn ác phù chân,
Lời dùng giải oán chúng nhân mọi đường.


Đọc mấy vần thơ trên, tuy những lời văn không trau chuốt như “Kim Vân Kiều”, nhưng là lời diễn tả một cách trung thực khiến cho người đọc dễ nhớ hiểu mau, thì đó cũng là một nghệ thuật phổ biến giáo lý của Phật-đà qua thi ca.

Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứliên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tạiliên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… vv.

Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệpác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”.

Kinh Hiền này ra đời không chỉ bổ ích trên phương diện sinh hoạt hóa Phật giáo qua thi ca, mà còn là viên gạch quan trọng góp phần xây đắp nền văn học Phật giáo thế giới và dân tộc ngày thêm phong phú.
Nay tựa.

Phật lịch 2515. Saigon, ngày 23.5 năm Tân Hợi

Thích Thanh Kiểm
Tiến sĩ Đại học Phật giáo Nhật Bản
Trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm

GIỚI THIỆU SÁCH
HT. Thích Giác Toàn

blankNhân lần tái bản thứ hai tập Kinh Hiền – Hội Hoa Đàm của Phạm Thiên Thư, một thi phẩm lục bát diễn ý từ Kinh Hiền Ngu, Văn Hóa Phật Giáo nhận được bản tặng của Nhà Xuất bản Tổng Hợp TP.HCM. Chúng tôi nghĩ đây là một tác phẩm rất có giá trị nên xin trích bài giới thiệu ở đầu sách của Hòa thượng Thích Giác Toàn.

Quả tình, tôi rất ái ngại khi Nhà Xuất bản Tổng Hợp TP. HCM đề nghị tôi có mấy lời nhân lần tái bản thứ hai thi phẩm lục bát Kinh Hiền Hội Hoa Đàm của Phạm Thiên Thư. Sở dĩ như vậy là vì ở đầu sách đã có hai bài giới thiệu và một bài tựa của ba vị cố Đại lão của Phật giáo Việt Nam, HT.Thích Tâm Giác, HT.Thích Huyền Vi và HT. Thích Thanh Kiểm. Mặt khác, Phạm Thiên Thư là nhà thơ mà từ hơn bốn chục năm qua, được giới phê bình văn học và rất nhiều người yêu thơ ca ngợi, nay tôi dù có thêm biểu cảm đồng tình thì cũng là thừa. Hơn nữa, nếu nói về tình thân “pháp lữ” thì đó cũng là chuyện riêng tư, không đáng để đưa ra công chúng. Thế rồi sau khi đắn đo, cuối cùng tôi lại cầm bút viết mấy dòng này bày tỏ đôi chút đồng điệu của một người tu Phật, lại có lòng yêu thơ và mến phục tác giả.

Tôi nghĩ Phạm Thiên Thư đã chuyển thơ từ bản Việt dịch Kinh Hiền Ngu của HT.Thích Trung Quán gồm 7 quyển, 46 bài, từ bản dịch chữ Hán của Sa-môn Tuệ Giác đời Nguyên Ngụy gồm 13 quyển, 69 bài từ Phạn bản là Damamuka Nidana Sutra thuộc Tạp tạng (Samyukta Nipata). Kinh Hiền Ngu, gọi đủ là Hiền Ngu Nhân duyên kinh, là một bộ kinh bao gồm gần như toàn bộ những yếu pháp của giáo lý Phật giáo: Vô thường, duyên khởi, nhân quả, Bồ-tát hạnh với nỗ lực tu hành cao độ, từ bi, trí tuệ, nhẫn nhục, tinh tấn… Tất cả được trình bày trong bối cảnh thời tiền thân Đức Phật và lúc Ngài còn tại thế, chủ yếu qua những câu chuyện mang tính chất bình dân, dễ hiểu, dễ phổ biến. Kinh diễn tả lý bằng sự, trong sự bao hàm lý; lý sự, sự lý viên dung, lại phù hợp với mọi trình độ người đọc.

Việc chuyển ý kinh ra thể thơ lục bát của Phạm Thiên Thư hình như là một biệt tài, một sở thích, một yêu cầu mang tính bổn phận của người con Phật, lại hình như là một nhu cầu làm thơ. Trong 5 năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ trước, anh đã chuyển kinh thành thơ, Kinh Ngọc, Kinh Thơ, Kinh Hiếu, và riêng Kinh Hiền với 12.062 câu lục bát.

Anh yêu thơ và làm thơ trong khi còn là một Tỳ-kheo ở chùa Vạn Thọ – Sài Gòn. Anh giao tiếp, thân thuộc với nhiều văn nhân, thi sĩ, học giả và nhất là những người đồng điệu trong giới Phật học. Cũng hơn bốn mươi năm trước, nhiều lần nhà thơ Trụ Vũ, anh và tôi trong những lần gặp gỡ, thường ước mơ có nhà xuất bản lớn, in thật nhiều sách văn học (bấy giờ anh Trụ Vũ đã có Nhà Xuất bản Nến Hồng, nghèo, nhỏ, nhưng cũng gây được tiếng vang tốt) và lập Hội thơ Ba miền. Năm 1968, Phạm Thiên Thư cho ra đời tập Thơ Phạm Thiên Thư, có lẽ cũng là thể hiện ước mơ đó, và đến nay vẫn chỉ là ước mơ. Liên tiếp khoảng mười thi phẩm nữa ra đời, anh đã trở thành nhà thơ nổi tiếng được đông đảo độc giả ái mộ. Nhà thơ và là tu sĩ ấy yêu Đạo, yêu người, yêu thiên nhiên. Tình yêu nhẹ nhàng mà thâm thiết, trong sánglãng mạn, được thể hiện một cách tài tình qua những dòng thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn… Có lẽ do vậy mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc khá nhiểu bài thơ của anh: Ngày xưa Hoàng thị, Động hoa vàng, Gọi em là đóa hoa sầu, Em lễ chùa này, Mười bài Đạo caTrong khoảng hơn mười tám thi phẩm đã in của anh, có lẽ Đoạn trường vô thanh được giải thưởng Văn học Toàn quốc năm 1972 với 3,254 câu lục bát, tiếp ý từ Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là tác phẩm gây ấn tượng nhất của Phạm Thiên Thư thời bấy giờ. Qua những vần thơ đẹp, tác giả đã khéo léo đưa tư tưởng Phật giáo vào tác phẩm của mình: Khổ, không, vô ngã… Tôi nghĩ đây là tác phẩm về Đạo, về đời, xoa dịu những u uất, khổ đau để khuyến khích người ta đi tiếp đường đời bằng thái độ ung dung tự tại trong ý nghĩa chữ Không….

Xin được nói thêm đôi chút về Kinh Hiền. Vì diễn ý từ một bộ kinh Phật nên nội dung là nội dung của kinh như tôi đã giới thiệu khái quát trên đây. Tôi xin nêu dẫn vài chỗ về hình thức diễn đạt của tác giả. Đó là sự thể hiện tính chất của thi ca, êm ái, nhẹ nhàng, bồng bềnh, gợi cảm trong nghệ thuật tả cảnh lộng ý mà ta thấy trong những câu thơ chen vào câu chuyện kể.

Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, tinh khiết, nơi tu hành của chư Tăng:

Suối mừng cất tiếng nao nao

Sương mừng rơi ướt hạt nào long lanh Dưới bờ dương liễu rờn xanh

Chúng Tăng tịnh mặc kinh hành đạp hoa.

(Ngọc nở thành sen)

Vẫn là cảnh của người tu ở núi rừng thanh vắng. Bút pháp khiến ta liên tường đến thơ của Nguyễn Du:

Một vùng cây cỏ thâm u

Suối reo biêng biếc, chim gù hắt hiu Hoa theo bướm lượn dập dìu

Sườn non ai bắc nhịp cầu uốn quanh.

(Hạnh nhẫn nhục) Lời thơ có lúc mang ý vị của một bài cổ thi:

Lần hồi ngày tháng qua đi

Rừng phong thoảng đã mấy kỳ vàng đưa.

(Nhân quả chẳng dời)

Xin nói thêm một ý nữa. Thơ đẹp, nhẹ nhàng, thanh thoát, nhưng có chỗ cũng mạnh mẽ, hùng tráng như lời quyết tâm, thúc giục và hy vọng qua tư tưởng Phật giáo: Hình ảnh người luyện kiếm, cây  kiếm  đây  là cây gươm trí của Bồ-tát Văn Thù, diệt phiền não, phá vô minh, trừ tà kiến, si mạn, xóa phân biệt nhân ngã, quyết tạo trí tuệ, từ bi, bình đẳng:

Phá bờ nhân, ngã dưới, trên

Muôn loài như thể một thân khác gì Sạch lòng tà kiến, mạn si

Chung xây quốc độ trí bi đại hòa.

(Luyện kiếm độ đời) Nghệ thuật diễn đạt tài tình này có thể được tìm thấy rất nhiều chỗ trong Kinh Hiền và trong tất cả các thi phẩm khác của tác giả. Vì khuôn khổ bài viết, tôi không thể nêu hết những chỗ đắc ý của tôi về sự diễn đạt này.

Tôi rất vui vì Kinh Hiền được tái bản lần thứ hai và xin chúc mừng tác giả. Mong sao thi phẩm này một lần nữa được phổ biến đến những ai hữu duyên để cùng Phạm Thiên Thư cảm nhận sâu lắng về thể tánh đại hiền của Đức Từ phụ Thích-ca Mâu-ni. (TC. Văn Hóa Phật Giáo)
Thích Giác Toàn



Nội dung được chia ra làm 5 phần: Phần 1 từ 1-10 / Phần 2 từ 11-20 / Phần 3 từ 21-30 / Phần 4 từ 31-40  Phần 5 từ 41-50 & Phần 6 từ 51-55 (Xem nội dung theo mục lục bên tay phải phía trên)

1. Kệ khai kinh 35. Bố thí mắt
2. Cơ duyên 36. Năm trăm người mù
3. Hội Phật dưới hoa 37. Phụng Đô
4. Giữa đài mây toả 38. Áo rách lòng vàng
5. Ngàn ngọn hương dâng 39. Đại Kiếp Tân Ninh
6. Trăm con hạc trắng 40. Vi Diệu Tỳ Khiêu Ni
7. Hoa đơm hố lửa 41. Người mẹ từ hòa
8. Huỷ thân cầu đạo 42. Hóa thân cứu đời
9. Chim tiên cầu đạo 43. Vẽ tranh hoá đạo
10. Rũ áo hồng trần 44. Con rắn cúng ngọc
11. Giếng mắt rồng 45. Thắng lòng tham dục
12. Trồng đào cúng Phật 46. Nước vua Phạm Thiên
13. Lão đánh cá và thần biển 47. Xuống biển tìm kinh
14. Tìm duyên giải thoát 48. Bà buôn tơ trợ đạo
15. Người con hiếu hạnh 49. Con chim soi nước
16. Thay đổi dung hoa 50. Nhân quả chẳng dời
17. Ngọc nở thành sen 51. Một lòng trợ đạo
18. Bắc cầu dâng Phật 52. Vì đức quên thân
19. Luyện kiếm độ đời 53. Cá ba đầu
20. Hạnh nhẫn nhục 54. Chúa tiên cúng Phật
21. Chính đạo 55. Thiên tán ca
22. Phép mầu khai ngộ
23. Hạnh nguyện
24. Đức vua và con voi
25. Phép giới trai
26. Nàng Vân Anh
27. Tiền thân của vị vua trời
28. Chàng Kim Thiên
29. Dứt lụy trần
30. Chú Tâm Mai
31. Sạch nhơ cũng một lòng này
32. Triệu Cát Tường
33. Năm trăm người nghèo
34. Bố thí đầu
Nguồn: Cơ sở Văn Chương ấn hành, mùa Hạ năm Quý Sửu 1973, Sài Gòn, Việt Nam.


Kinh sách liên hệ:
Kinh Hiền Ngu, HT.Thích Minh Châu
Kinh Hiền Ngu, Tỳ Kheo Giới Đức, Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Kinh Hiền Nhân, HT. Thích Hành Trụ
Kinh Hien Ngu Thích Trung Quán (PDF)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/05/2016(Xem: 5705)
09/06/2016(Xem: 4495)
15/01/2016(Xem: 8239)
02/04/2017(Xem: 4793)
06/09/2013(Xem: 7068)
01/05/2018(Xem: 6955)
16/08/2023(Xem: 12909)
04/02/2020(Xem: 14115)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.