Cổ thụ nghìn năm, vươn thẳng trời phương nam Đâm chồi, tủa nhánh, tỏa bóng bao la trên đất lành Người nương thân, cỏ cây trổ hoa đơm trái, Chim, sóc, côn trùng... đêm ngày lừng tiếng hoan ca Một thời vòi vọi bờ đông, sừng sững non đoài, cao vút Nào ai hay, có khi cũng hiện tướng suy tàn! Nước cạn, đất khô, sâu mọt đục khoét Từ rễ đến ngọn e chừng đã mục ruỗng Cũng đành: đại bàng soải cánh tha phương, người hiền lánh mặt Những người hiền đã từng đánh đuổi kẻ hung hăng Đã từng uy phong chống giặc ngoài lấn hiếp Nhưng không biết đối sách nào với loài sâu mọt bé tí Cũng đành: ẩn tích non cao, khuất thân rừng thẳm Có khi làm kẻ không nhà, du hành qua những phố thị Lắng nghe hơi thở sinh dân Quặn đau tiếng khóc muôn loài… Có khi băng rừng vượt biển, làm kẻ tha hương Lao đao sống gửi quê người, mà lòng nào nguôi Nhớ nước, thương non, xót dân tình khổ lụy Vời vợi đôi bờ biển lớn Canh cánh quê nhà đoái trông
Này anh này chị này em Nước đục còn dùng được không? Nước nhục lấy chi mà rửa? Tôm cá, chim trời, cây cỏ chết Rồi người sẽ chết dần mòn trong năm tháng nào đó Biển, đất hoang vu Làng quê quạnh vắng Còn ai ghi lại tang thương nầy!
Ngoắc ngoải chờ ai cứu vớt Lây lất tạm sống từng giây Biển rộng không dung được cá Thì đất nầy chứa chấp những ai! Quê nhà rợp cả rừng cờ Hay máu lệ trải khắp non sông! Người đi, kẻ ở nay cùng một phận: LƯU VONG! Làm người xa xứ, hoặc lạc loài trên chính quê hương mình.
Hỡi anh chị em, hãy tự hỏi Còn lối thoát nào cho chúng ta? Cây nghiêng bờ đông, cành gẫy bờ tây Bão giông đã tận một phương nầy Biển mất, đất mất, ta còn gì để mất! Ngồi xuống cùng nhau, mở rộng đôi tay trần Mặc định một lần: không làm kẻ lưu vong nữa Quê nhà là đây: Trong tiếng nói, trong con tim đồng điệu Hãy nói cùng nhau, hãy đập cùng nhau Trang sử nầy!
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.