Nên phát huy âm nhạc dân tộc

07/12/20181:04 SA(Xem: 4569)
Nên phát huy âm nhạc dân tộc

NÊN PHÁT HUY ÂM NHẠC DÂN TỘC

Thích Trung Hữu

 

nhà hát 1.500 tỷKhi chúng ta làm điều gì, chúng ta nên biết rõ điều đó có ý nghĩa gì, hoặc ít nhất nó có nhu cầu thật sự hay không. Việc xây dựng nhà hát giao hưởng ở thành phố Hồ Chí Minh, theo thiển ý của tôi, thì không cần thiếtý nghĩa, ít nhất là lúc này.

Một công trình vĩ đại và có ý nghĩa thường là vì nó gắn liền với lịch sử của dân tộc, của đất nước đó. Ví dụ Vạn lý trường thành của Trung Quốc gắn liền với giai đoạn lịch sử chiến tranh giữa người Hán và các tộc người khác, tượng Nữ thần tự do ở Mỹ mang ý nghĩa đất nước của tự do của một hợp chúng quốc mới đầu lập quốc, hay Tháp Eiffel gắn liền với cuộc cánh mạng Pháp… Nhạc giao hưởng là âm nhạc phương Tây, không phải là âm nhạc dân tộc Việt Nam ta. Dù Việt Nam có nhà hát giao hưởng lớn nhất thế giới đi nữa thì cũng không có gì để tự hào, ngược lại, có khi còn làm trò cười cho thiên hạâm nhạc, văn hóa dân tộc mình mà mình không phát triển, lại phát triển âm nhạc, văn hóa của người khác. Nhà hát giao hưởng sẽ phát huy cái gì của con người và dân tộc Việt Nam? Việt Nam có quyền có nhà hát giao hưởng, nhưng đó phải là công trình thứ yếu đứng sau những công trình mang tính dân tộc. Nói thiệt, tôi sẽ rất tự hào nếu một người bạn quốc tế nói với tôi rằng Việt Nam có nhà hát dân ca hay cải lương lớn nhất thế giới, chứ còn nói Việt Nam có nhà hát giao hưởng lớn nhất thế giới thì tôi còn cảm thấy hổ thẹn thêm, vì đó không phải là văn hóa của dân tộc tôi. Cũng như chúng ta chỉ tự hào khi nghe thế giới khen chiếc áo dài của Việt Nam đẹp, chứ còn khen cái áo đầm đẹp thì có gì là tự hào, vì nó đâu phải của mình.

Một công trình vĩ đại thì công trình đó phải có những chuyên gia về cả sáng tác lẫn thưởng thức. Nói đến nhạc giao hưởng, người ta thường nghe nhắc nhiều đến những cái tên như J.Haydn, Mozart, L.V. Beethoven, Schubert, Tchaikovsky, Berlioz, List…cùng những tác phẩm kinh điển như các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll (số 40), C - dur (số 41), "Anh hùng ca" - số 3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9… Việt Nam có những bản giao hưởng lớn nào chưa, cũng như trình độ thưởng thức của người dân về thể loại âm nhạc này? Muốn thưởng thức “kỳ quan của âm thanh” đòi hỏi người thưởng thức phải am hiểu và có một số kiến thức nhất định về thể loại âm nhạc này. Đó là chưa kể giá vé để xem một buổi nhạc giao hưởng là rất cao, nếu không muốn nói là "trên trời". Với nhu cầu thưởng thức âm nhạc và mặt bằng thu nhập của người dân hiện nay, có mấy người có điều kiện để đi xem đây? Còn khách nước ngoài thì được mấy người. Việt Nam không có truyền thống về nhạc giao hưởng, nếu muốn thưởng thức nhạc giao hưởng cho đàng hoàng thì chắc chắn họ sẽ không chọn việt Nam. Chẳng lẽ bỏ ra 1.500 tỉ xây một nhà hát chỉ để phục vụ một số ít thành phần thượng lưu và những người giàu có trong xã hội? Và thử hỏi họ có yên tâm ngồi trong một nhà hát sang trong như vậy để thưởng thức những bản nhạc giao hưởng trong khi thành phố thì ngập nước, đường xá thì kẹt xe, an ninh thì bất ổn và những người bịnh thì đang đi xin từng phần cơm từ thiện để sống qua ngày?

Tôi rất tự hào mình có một Chủ tịch nước là một “người Bác – Bác Hồ”, và tôi cũng tự hào mình có một chính quyền được gọi là Chính quyền nhân dân. Những khái niệm ấy nghe rất gần gũi vì các vị lãnh đạo cũng là nhân dân, cũng từ nhân dân mà ra. Nhưng sẽ tốt hơn nếu họ cũng hiểu và đồng cảm được với nguyện vọng của nhân dân. Nhà hát sẽ tôn vinh vẻ đẹp của thành phố chỉ khi nào đời sống của tất cả người dân được bình yên, ấm nohạnh phúc, nếu không thì dù là nhạc gì đi nữa thì cũng chỉ là cung đàn lạc điệu mà thôi.

Thích Trung Hữu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/05/2016(Xem: 5704)
09/06/2016(Xem: 4495)
15/01/2016(Xem: 8239)
02/04/2017(Xem: 4793)
06/09/2013(Xem: 7068)
01/05/2018(Xem: 6955)
16/08/2023(Xem: 12908)
04/02/2020(Xem: 14115)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.