Mưa Sa Ướt Chiếc Khăn Hồng

29/06/20211:00 SA(Xem: 3853)
Mưa Sa Ướt Chiếc Khăn Hồng
MƯA SA ƯỚT CHIẾC KHĂN HỒNG
Thơ: Hoang Phong
Diễn ngâm: Hồng Vân và Phan Xuân Thi


mua sa (2)"Trời mưa ướt áo làm chi,
Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng"
Lỡ bước sang ngang (1940) - Thơ Nguyễn Bính 

 

1-  Lời người em

 

Năm mười sáu tuổi chị yêu,

Trời mưa ướt tóc một chiều biệt ly.

Chị yêu người ấy làm gì,

Để cho ướt áo ngày đi lấy chồng?

Năm mười bảy tuổi sang sông,

Mưa sa ướt chiếc khăn hồng chị tôi.

Xem như trăm sự đã rồi,

Chỉ thương mình chị suốt đời nhớ thương.

Chị tôi lỡ bước sang ngang,

Nhìn chi cuối xuống mà thương.

Mấy dây pháo đỏ bên đường nổ vang.

Này chị tráp đỏ lược gương ,

Dù sao chớ để má hồng phôi pha.

Chị đi em ở lại nhà,

Vườn dâu thay chị mẹ già em lo.

Đêm đêm mẹ lại quay tơ,

Em ngồi bên mẹ làm thơ tuổi hồng.

Tuổi hồng ngày chị sang sông,

Tuổi hồng của chị một vòng hoa tang.

Một căn nhà trống ba gian,

Em lo hương khói hỏi han mẹ già.

Chị đừng khóc nữa chị à,

Phấn hồng phết vội người ta đến rồi.

Thôi đừng khóc nữa chị ơi,

Khăn hồng đã ướt giọt này vì ai?

Hai họ chật ních trong ngoài,

Tuổi son sông nước lẽ loi một mình.

Đưa tay vén lọn tóc xanh,

Chị tôi quỳ xuống vây quanh họ hàng.

Lạy mẹ nước mắt chảy dòng,

Mẹ đỡ chị dậy khăn hồng lệch vai.

Nổ vang pháo đỏ sân ngoài,

Sửa khăn chị lạy cả hai họ hàng.

Dắt mẹ tiễn chị đầu làng,

Xót nhìn bóng chị khuất ngàn dâu thưa.

 

2- Lời người chị ra đi theo chồng

 

Khăn hồng ướt giọt nước mưa,

Rượu hồng đã ngấm hay chưa thế này?

Giọt hồng dù đắng dù cay,

Hãy vui với chị những giây cuối cùng.

Em đưa tiễn chị sang sông,

Biết đâu sóng gió trường giang đắm đò.

Mẹ già thay chị em lo,

Thân chị phó mặc con đò đưa xa.

Vững tâm em ở lại nhà,

Vườn dâu còn đó mẹ già cậy em.

Hôm nay là đã mấy đêm,

Ngồi bên khung cửi chị mềm nhớ thương.

Chót thương nên vẫn còn vương,

Hồn trinh giấu kín góc giường phòng the.

Lỡ chân ai biết ngày về,

Gối chăn còn đó lời thề chị mang.

Rồi đây em nhớ mẹ thương,

Ai ngồi với mẹ để cùng xe tơ?

Đêm đêm thui thủi bóng mờ,

Lấy ai mẹ mắng mẹ nhờ hở em?

Tuổi son gót nhỏ chân mềm,

Đã đưa chân bước vào thềm nhà ai?

Dù cho trăm đắng nghìn cay,

Cắn răng nhắm mắt, thân này chịu đau.

Tình đầu chôn chặt vì đâu?

Em đào cho chị thật sâu nấm mồ,

Chi đi để lỡ chuyến đò,

Sao em đứng đó gió lùa mưa sa.

Em đưa mẹ trở về nhà,

Gió sương mẹ lạnh mưa sa ướt đầu.

Bước đi hun hút ngàn dâu,

Cúi nhìn bóng mẹ khuất đầu làng xa.

 

3- Lời người chị sau khi đã về nhà chồng

 

Khăn hồng ướt giọt mưa sa,

Mười năm chưa khép tình xưa đáy lòng.

Từ ngày lỡ bước sang sông,

Mười năm chôn chặt đau thương với tình.

Cắn răng thà chết một mình,

Hồn trinh đem liệm với tình năm xưa.

Em ơi lòng chị xót xa,

Vườn dâu vẫn mướt hay là xác xơ?

Đêm đêm mẹ vẫn quay tơ?

Khói hương nhà lạnh chị nhờ đến em.

Mười năm là mấy nghìn đêm?

Gối chăn úp mặt chị mềm đau thương.

Nhưng em ơi, bỗng một đêm!

Hoa xoan nở rộ cái đêm hôm hè.

Chị xin nói nhỏ em nghe,

Tim chị máu đỏ tìm về tình xưa.

Cứ như trời ngớt cơn mua,

Cứ như bùng dậy như vừa hồi sinh.

Ngỡ như đã thác với tình,

Tưởng như chết đuối một mình vì yêu.     

Ngỡ rằng yêu để mà yêu,

Sang sông lỡ bước con diều đứt dây.

Ai ngờ lại có hôm nay,

Vượt sông người ấy vì ai có ngờ.

Bỗng dưng lòng bớt bơ vơ,

Rưng rưng nước mắt cứ ngờ chiêm bao.

Em ơi biết nói thế nào,

Biết là dan díu làm sao với tình?

Em ơi chị biết phận mình,

Đò ngang đến bến thuyền tình đứt dây.

Đoái thương thân chị hôm nay,

Xót xa cho chị những ngày héo hon,

Người xưa sông nước mỏi mòn,

Ngỡ con đò muộn vẫn còn chuyến sang.

Biết nào phận chị dở dang,

Đưa chân lỡ bước sang ngang đắm đò.

 

4- Lời người em và phần kết của câu chuyện

 

Đò giang đâu đến được bờ?

Em ngồi bên mẹ làm thơ máu đào,

Máu đào tim chị tuôn trào,

Con tim hết máu liệm vào hồn trinh.

Thế rồi đưa đám một mình,

Chị tôi khóc tiễn người tình cách sông.

Ngỡ rằng bỏ lại khăn hồng,

Với ai giong ruổi trường giang dặm hồng.

Ngờ đâu chịu chết trong lòng,

Tiễn đưa người ấy ruỗi giong dặm trường.

Ra đi tám hướng mười phương,

Giang hồ trăm vạn nẻo đường mù khơi.

Chốn nào người ấy có vơi,

Có quên bóng chị trông vời bến sông?

Thôi chị đừng nhớ đừng mong,

Ví như chị đã sang sông đắm thuyền.                  

                 Bures-Sur-Yvette, 26.10.2000

             Bài thơ "Lỡ bước sang ngang" là một kiệt tác của thi sĩ Nguyễn Binh, thuật lại nỗi lòng của một người con gái về nhà chồng, đã gợi ý cho bài thơ "Mưa sa ướt chiếc khăn hồng" trên đây. Chuỗi dài những lời than thở của người con gái trong bài thơ của Nguyễn Bính đã được sắp xếp lại, một số tình tiết được ghép thêm, tạo cho một số xúc cảm sâu đậm hơn:

                        Lạy mẹ nước mắt chảy dòng,

                        Mẹ đỡ chị dậy khăn hồng lệch vai.

            Lạy họ hàng thì chỉ là lễ giáo:

                        Nổ vang pháo đỏ sân ngoài,

                        Sửa khăn chị lạy cả hai họ hàng.

            Người mẹ tiễn con ra tận đầu làng, người con dù đã đi xa thế nhưng vẫn còn ngoái nhìn lại mẹ:

                        Bước đi hun hút ngàn dâu,

                        Cúi nhìn bóng mẹ khuất đầu làng xa",

            Ngoái nhìn thế nhưng phải cúi xuống, cử chỉ kín đáo đó phải chăng là đề che dấu hai dòng nước mắt?      

            Về với gia đình người khác thế nhưng vẫn còn thương nhớ mẹ:

                        Đêm đêm thui thủi bóng mờ,             

                        Lấy ai mẹ mắng mẹ nhờ hở em?.

            Trên những nẻo đường xa xôi, kẻ giang hồ có còn nhớ đên chăng người tình xưa trên bến nước:

                        Chốn  nào người ấy có vơi,

                        Có quên bóng chị trông vời bến sông?

            Nói chung câu chuyện thật trắc trở, nói lên sự cam phận và chịu đựng của tất cả các nhân vật, từ người mẹ, người con gái, người em cho đến cả người tình, Truyền thống, gia đình, lễ giáo, phong tục, tạo ra cho họ một sự "bất toại nguyên" trong lòng và thật nhiều "khổ đau" trong cuộc sống. Thế nhưng giữa họ, dường như vẫn bàng bạc những xúc cảm tuyệt đẹp: tình mẹ con, tình chị em và cả tình yêu tuổi trẻ. Nếu nhìn sâu hơn nữa thì những sự "bất toại nguyên", các nỗi "khổ đau", kể cả các xúc cảm "thương yêu" và "bám víu" đó, phải chăng là những gì bắt nguồn từ bản năng truyền giống cùng các sự ràng buộc gia đình và xã hội? Thế nhưng sự cam phận, sức chịu đựng, sự hy sinh và cả những xúc cảm thương yêu đó, phải chăng cũng chính là động cơ kín đáo thúc đẩybảo vệ sự tồn vong của giống người? Đây là bài thơ thứ ba viết theo "hơi thơ" của Nguyễn Bính.

             

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 29.06.21


Cứ rằng [Thơ Hoang Phong - Diễn ngâm; Hồng Vân]
Đỗ Hoa (Thơ: Hoang Phong | Diễn ngâm: Hồng Vân)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/05/2016(Xem: 5708)
09/06/2016(Xem: 4496)
15/01/2016(Xem: 8240)
02/04/2017(Xem: 4794)
06/09/2013(Xem: 7068)
01/05/2018(Xem: 6955)
16/08/2023(Xem: 12910)
04/02/2020(Xem: 14116)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.