Thư Viện Hoa Sen

Nhân chuyện Larung Gar

25/07/20163:25 CH(Xem: 5586)
Nhân chuyện Larung Gar

NHÂN CHUYỆN LARUNG GAR
Thơ Nguyễn Lương Vỵ

 

Từng căn nhà nhỏ nhắn, xinh xắn tạo nên vẻ đẹp cuốn hút đến kỳ lạ giữa rừng xanh1.

học viện phật giáo larung gar
khiến cao xanh cũng phải xót xa
và cát bụi la thầm trong nắng
chúng phá chùa bức tử pháp tòa

2.

văn minh tàu mấy ngàn năm trước
tranh bá đồ vương rất hung tàn
Đây là nơi sinh sống và học tập của hàng chục nghìn nhà sư và ni côtừ xuân thu chiến quốc bạo ngược
đến đại hán tóm thâu lân bang

3.

bá đạo đường lưỡi bò biển đông
vừa đánh lừa vừa lộ cuồng ngông
tòa la haye phán vẫn tỉnh rụi
vẫn mặt dày tuyên bố như không

4.

Những ngôi nhà gỗ đỏ chính là nét đặc trưng dễ thấy tại Larung GarNhững vị tăng ni, Phật tử trong trang phục mang sắc đỏ trầm mặc vẫn rảo bước trên các con đường nhỏ hẹp để tìm đến chốn văn minh tàu trước sau vẫn thế
lớn lối xưng cường quốc giả cầy
cường mà ác thì thôi khỏi nói
khỏi bàn thêm nhân quả trùng vây

5.

chỉ biết niệm thời kinh đầu mùa
larung gar màu nắng nhẹ đưa
tịch lặng của vô sanh vô diệt
vô ưu vô úy tự ngàn xưa

6.

chỉ biết lắng lòng nghe tam muội
larung gar diệu pháp liên hoa
kim cang bát nhã âm thiêng gọi
chúng sanh đảnh lễ giữa ta bà

7.

chỉ biết kính ngưỡng mạn đà la


larung gar lung linh sáng lòa
tây tạng vẫn rạng ngời tam bảo
vẫn điềm nhiên như thị sát na

8.

nắng đầu thu bay đi đâu vậy
mái hiên ngoài dõi mắt trông theo
Việc phá dỡ bớt Học viện Larung Gar bắt đầu từ sáng 20-7 - Ảnh RFAphương xa cũng có quê mình đấy
mặn đắng tà dương sóng biển reo

9.

nhân chuyện larung gar chạnh lòng
thèm đôi câu hát xẩm hát rong
bầm gan tím ruột bao nhiêu nữa
thế kỷ người-ma bật khóc ròng

07.2016


Ghi chú: Ngày 20.07.2016 (theo múi giờ Tây Tạng). chính quyền Trung Quốc bắt đầu phá dỡ Học Viện Phật Giáo lớn nhất thế giới Larung Gar, Tây Tạng. Hiện nay, học viện có khoảng 10.000 tăng ni thường trú (nếu tính thêm tạm trú có thể gần 40.000 người), trong khi chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép dân số nơi đây là 5.000 người. Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ. Kế hoạch phá dỡ dự định vào ngày 25.07.2016, bắt đầu từ các khu nhà của chư Ni, đã có 9 khu bị đánh dấu phá bỏ. (Nguồn: RFA)






Tạo bài viết
07/05/2016(Xem: 6220)
09/06/2016(Xem: 4862)
15/01/2016(Xem: 9225)
02/04/2017(Xem: 5102)
06/09/2013(Xem: 7470)
01/05/2018(Xem: 7519)
16/08/2023(Xem: 14390)
04/02/2020(Xem: 15028)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: