Phần 6. Tóm Tắt Lời Giảng 1978-1985

07/06/201112:00 SA(Xem: 8673)
Phần 6. Tóm Tắt Lời Giảng 1978-1985

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
[www.thuvienhoasen.org]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
[www.scribd.com/.../Pupul-Jayakar-Krishnamurti-A-Biography]
Lời dịch: Ông Không
Tập II/II - Tháng 6-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 32

“Liệu bạn có thể từ Hôm nay nhìn Ba mươi năm như Quá khứ?

Không phải từ Ba mươi năm nhìn Hôm nay?”

 

Đ

ầu mùa hè năm 1978, tôi ở Anh tại Brockwood Park. Trong khi ở đó, tôi thực hiện hai đối thoại cùng Krishnaji. Từ khoảng năm 1970 tôi đã cảm thấy một thay đổi trong lời giảng của Krishnaji. Sự tiếp xúc của anh cùng cộng đồng khoa học, trong những bàn luận và những hội thảo, đã giới thiệu vào từ ngữ của anh một chính xác hơn nhiều. Anh đang thâm nhập nghĩa lý gốc của những từ ngữ; đang cẩn thận định nghĩa sự sử dụng những từ ngữ bộ não, cái trí, ý thức của anh. Anh không còn thâm nhập từng bước một vào sự suy nghĩ hay vào những vấn đề như sự sợ hãi, ghen tuông, tức giận. Những diễn tả anh đã sử dụng trong cuối những năm 1940 và 1950 – “người suy nghĩsuy nghĩ là một”, hay “sự cần thiết phải quan sát suy nghĩ, thấy nó nảy sinh, thấy nó biến mất, theo sát nó cho đến khi nó kết thúc”; hay “lắng nghe và nhận biết khoảnh khắc quan trọng của nảy sinh suy nghĩ” – không còn rành rành trong những nói chuyện sau giữa những năm 1970. Đến năm 1978 anh đang nói về một tổng thể của thấy, một thấy tổng thể.

 Tôi nói với anh rằng tôi đã lắng nghe anh được ba mươi năm, và tôi cảm thấy rằng đã có một thay đổi trong những lời giảng. “Liệu tổng thể có thể nảy sinh mà không cần sự quan sát từng bước một của ý thức?” Tôi hỏi. “Anh đã chuyển động khỏi? Liệu đã có một khai mở hay một thay đổi?”

 Krishnaji thâm nhập câu hỏi của tôi, sau đó nói, “Khai mở sẽ là đúng đắn; lời giảng đều trong cùng phương hướng, nó là tổng thể hơn là một tìm hiểu của chi tiết. Nó là trực tiếp, đơn giản, và bao quát.”

 Tôi hỏi, liệu sự bất động tổng thể của cái trí mà anh nói, lúc này có thể xảy ra được mà không cần sự quan sát, chất vấn, tìm hiểu? Krishnaji đang lắng nghe cẩn thận, bởi vì anh luôn luôn làm như thế trong đối thoại. Anh nói, “Kết thúc tổng thể của suy nghĩbất động, là yên lặng; suy nghĩ như thời gian phải kết thúc.”

 Tôi hỏi anh, “Nếu thời gian là chuyển động của trở thành, không cần quan sát chuyển động của trở thành đó trong ý thức, liệu trở thành có thể kết thúc? Không cần ba mươi năm lắng nghe, quan sát phía bên ngoài và phía bên trong, liệu có thể có một kết thúc đối với trở thành? Liệu không có một thay đổi cơ bản trong lời giảng?”

 Trả lời của Krishnaji gây giật mình. Anh hỏi, “Liệu bạn có thể từ hôm nay nhìn ba mươi năm như quá khứ? Không phải từ ba mươi năm nhìn hôm nay?”

 Trong một khoảnh khắc, tôi bị bối rối bởi sự phân biệt – “Không cần hôm qua, liệu người ta có thể nhìn lại hôm qua?”

 “Khi bạn nhìn từ hôm nay sang hôm qua, bạn nhìn từ một cái trí khác hẳn, bằng hai mắt trong đó bạn không bám vào hôm qua,” anh nói.

 “Tôi có một hôm qua,” tôi nói, “Vì vậy, từ hôm nay, tôi có thể nhìn lại hôm qua.”

 “Làm thế nào bạn nhìn quá khứ từ hôm nay?” Krishnaji hỏi. “Chất lượng cốt lõi vốn có sẵn là thấy tổng thể. Thấy và lắng nghe từ hôm nay sang hôm qua đó là bất động. Hiện tại chứa đựng tổng thể của quá khứ. Đó là như thế sao?” Krishnaji nghi ngờ. “Và bạn có ý gì qua từ ngữ hiện tại? Liệu có thể hiểu rõ, có một thấu triệt vào tổng thể ngay tức khắc?” Krishnaji đang tự-thâm nhập vào chính anh khi những đáp lại của anh nảy ra.

 “Không cần tự-hiểu rõ, tìm hiểu, dò dẫm vào ý thức, làm thế nào có thể xảy ra được?” Tôi từ chối chuyển động khỏi vị trí của tôi. Rồi thì, bỗng nhiên, tôi thấy nó. Thấy từ hôm nay sang ba mươi năm là kết thúc những liên tiếp, những ảnh hưởng từ một sự việc qua một sự việc. Nó là thấy bằng chiều sâu vào chiều sâu. Thấy trở lại, hay thấy từ ba mươi năm đến hôm nay, là thấy từng bước một, thấy bằng thời gian như đo lường.

 “Lúc này, chúng ta sẽ thâm nhập như thế nào?” Krishnaji hỏi.

 “Cách đây ba mươi năm anh nắm tay dắt chúng tôithâm nhập vào ý thức; hôm nay, anh đã buông tay anh ra,” tôi nói.

 “Chúng ta chín chắn hơn nhiều,” Krishnaji nói.

 “Điều gì đã gây ra sự chín chắn đó? Ba mươi năm?” Tôi hỏi.

 “Không – không – không.”

 Tôi nói tôi thấy ba thời kỳ rõ rệt trong lời giảng. Những ngày đầu tiên, khi Krishnaji nói về hiểu rõ về chính mình, về người suy nghĩsuy nghĩ là một, về tự do khỏi sự bênh vực và chỉ trích. Trong những năm 1960, anh ấy đã chuyển động sang một phủ nhận của cá thể như tách khỏi dòng chảy của nhân loại; từ sự tiếp cận từng bước một, Krishnaji đã chuyển động sang sự cấp bách phải có một cách mạng trong dòng chảy của nhân loại. Anh ấy đã không còn đề cập đến bất kỳ vấn đề cụ thể nào như tham lam hay hận thù. Trong quá khứ, anh ấy đã sử dụng những từ ngữ như bộ não, cái trí, suy nghĩ, ý thức theo một cách thay thế lẫn nhau, như quá khứ, như ký ức. Trong những năm 1970, những thuật ngữ của anh ấy đã trở nên chính xác hơn nhiều. Anh ấy đang dò dẫm vào bản chất của sự quan sát, và sự ảo tưởng nằm dưới sự phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát. Năm 1978, dường như anh ấy lại quan tâm đến vũ trụ, và đến một nhận biết tổng thể.

 “Khi Krishnaji nói rằng sự nhận biết tổng thể có thể xảy ra được ngay lúc này, cái gì khởi sự nó? Cái gì cho sự chín chắn đến hai mắt và hai tai để lắng nghe, mà không cần quá khứ của ba mươi năm?” Tôi hỏi.

 “Làm thế nào một người mù thấy ánh sáng?” Krishnaji hỏi. “Không cần sự chuẩn bị, liệu có thể có một tầm nhìn tổng thể? Không cần sự tìm hiểu tỉ mỉ, liệu người ta có thể thấy tổng thể của tất cả sự tồn tại? Liệu người ta có thể thấy tổng thể của ý thức? Tôi nói, có, điều này có thể xảy ra được.”

 “Vậy là, vị trí của cách đây ba mươi năm là không thực sự?” Tôi hỏi.

 “Không, tôi sẽ không nói như thế,” Krishnaji nói. “Lúc đó, vị trí là thực sự.”

 “Liệu sự nhận biết của người suy nghĩsuy nghĩ như một – một nhận biết tổng thể – có thực sự đúng đắn như sự nhận biết này hôm nay?” Tôi hỏi.

 “Nhưng tôi nghi ngờ liệu K đã trải qua tất cả việc đó. Điều gì anh ấy đã nói lúc đó đều từ tổng thể như điều gì anh ấy nói lúc này. Sự tìm hiểu tỉ mỉ đó được sinh ra từ một tổng thể của nhận biết,” Krishnaji nói.

 Tôi không thỏa mãn, và theo đuổi sự thâm nhập. “Liệu người tiếp cận lời giảng lần đầu tiên hiểu rõ ‘trở thành’, mà không cần thấy trở thành như một chuyển động trong ý thức?’

 “Bạn đang hỏi liệu bạn phải đi qua trường học, cao đẳng, trước kỳ thi cuối cùng của bạn?” Krishnaji đáp lại.

 “Tôi biết anh sẽ nói tiến trình là thời gian. Nhưng tôi nói, lúc đó nó đã là tổng thể giống như nó là lúc này. Nếu anh nói rằng, lúc đó người ta có thể đi thẳng vào thấy tổng thể như anh đã chỉ bảo cho chúng tôi, liệu anh có thể chỉ bảo cho chúng tôi ngay lúc này?” Tôi thách thức Krishnaji.

 Krishnaji hỏi, “Liệu người ta có thể thấy không cần quá khứ? Liệu người ta có thể có thấu triệt không cần gánh nặng của hôm qua? Thấu triệt là tức khắc. Sự nhận biết của tổng thể là một nhận biết tức khắc. Nếu điều đó là như thế, sự cần thiết cho chuẩn bị là gì?” Người ta có thể cảm thấy trạng thái cứng đơ của cái trí bất động. “Thấu triệt có thể xảy ra được chỉ trong tức khắc. Tức khắc không bị kiềm hãm trong thời gian. X không thể thấy điều đó. Anh ấy nói, ‘Chỉ cho tôi phải làm gì?’ K nói, ‘Quan sát người suy nghĩsuy nghĩ như một.’ Liệu X đang lắng nghe, hay liệu một qui trình của trừu tượng đang xảy ra, mà xô đẩy X ra khỏi sự nhận biết tức khắc?”

 “Anh có lẽ phủ nhận ba mươi năm, nhưng nó hiện diện ở đó. Cái trí mà đã lắng nghe suốt ba mươi năm có thể thâu nhận điều gì anh nói ngày hôm nay.”

 Krishnaji hỏi, “Lắng nghe là gì? Tại sao người ta đã không thấy khi người này nói, ‘Sự nhận biết tức khắc là tổng thể?’ ”

 “Nó giống như đang yêu cầu anh ‘đưa thấu triệt cho tôi,’ ” tôi trả lời.

 “Không ai có thể đưa thấu triệt cho một người khác. Bạn hỏi, anh có thể đưa thấu triệt cho tôi? Phản ứng của bạn đến câu nói, ‘Không thời gian nào, không tiến hóa nào có thể đưa nó cho bạn.’ là gì? ”

 “Vâng, đó là như thế,” tôi nói.

 “Đối với điều đó K nói, ‘Lắng nghe, không ai có thể đưa nó cho bạn.’ Nếu bạn lắng nghe, nó phải có một hiệu quả lạ thường. Toàn chú ý của bạn được gom lại trong lắng nghe. Trong lắng nghe, không có thời gian.”

 “Anh nghĩ rằng không-tìm hiểu, không-dò dẫm, có thể lắng nghe như thế?” Tôi hỏi.

 Krishnaji đang nói bằng sự khẩn thiết và đam mê vô cùng, “Dò dẫm sẽ không tạo ra lắng nghe. Điều gì xảy đến cho cái trí của bạn khi bạn lắng nghe? Nó có nghĩa tôi phải xóa sạch mọi thứ. Toàn sự lệ thuộc mà tôi đã vun đắp suốt hàng thiên niên kỷ.”

 “Liệu anh nói rằng đã không có sự thay đổi trong lời giảng?” Tôi hỏi.

 “Không gì cả,” Krishnaji trả lời.

 Có sự yên lặng trong phòng. “Liệu đã có một thay đổi phía bên trong ở trong anh suốt những năm này?” Tôi hỏi bằng sự lưỡng lự vô cùng. Có một khoảng ngừng lâu. Dường như Krishnaji đang nhìn phía bên trong, đang thâm nhập thăm thẳm vào chính anh ấy.

 “Cho phép tôi nhìn ngắm. Tôi chưa bao giờ được đặt ra câu hỏi này. Liệu từ khởi đầu hay từ ba mươi năm đã có một thay đổi phía bên trong? Không,” Krishnaji nói, “Tôi nghĩ đã không có thay đổi cơ bản nào. Cái đó là bất động.”

 Lại có sự yên lặng trong một khoảng thời gian. Sau đó Krishnaji hướng về phía bác sĩ riêng của anh, Dr. Parchure, và Narayan và hỏi họ, “Các bạn nói gì cho câu nói này, rằng sự nhận biết của tổng thể là tức khắc? Rằng thời gian không cần thiết. Sự chuẩn bị không cần thiết. Bạn hỏi, ‘Tôi sẽ làm gì? Lời giảng kế tiếp là gì?’ Đối với nó, trả lời sẽ là ‘lắng nghe.’ Bạn đã lắng nghe câu nói đó một cách chính xác? Thời gian, sự chuẩn bị, toàn qui trình của sự tiến hóa đều không-cần thiết. Nếu bạn lắng nghe như thế, bạn có sự nhận biết tổng thể.”

 Anh quay về phía tôi. “Vậy là, Pupulji, sự kiện là, toàn thái độ của chúng ta đều được đặt nền tảng trên sự tiến hóatrở thành, phát triển, kiếm được, cuối cùng đến được. Tôi nghĩ rằng sự tin tưởng cơ bản đó là tuyệt đối sai lầm.”

 “Tôi thấy sự thật của điều đó. Tôi có thể lắng nghe điều đó mà không có một lăn tăn trong ý thức,” tôi nói.

 “Nếu bạn lắng nghe như thế, điều gì xảy ra?” Sự yên lặng trôi chảy. Từ chiều sâu vô hạn Krishnaji nói, “Điều gì xảy ra nếu Buddha nói với tôi, ‘sự kết thúc của đau khổ là ân lành của từ bi’? Tôi là một người trong số những người lắng nghe của ông ta. Tôi không tìm hiểu câu khẳng định này. Tôi không diễn giải câu khẳng định này thành cách suy nghĩ của tôi. Tôi chỉ đang ở trong trạng thái của chú ý tổng thể cực nhạy của lắng nghe. Không có gì khác nữa. Bởi vì khẳng định đó có sự thật lạ thường, sự thật vô hạn. Từng đó đủ rồi. Sau đó tôi sẽ hỏi Buddha, ‘Tôi không thể có khả năng mãnh liệt của lắng nghe đó, vì vậy làm ơn hãy giúp tôi,’ và trả lời là, ‘Trước hết lắng nghe điều gì tôi đang nói. Không có tác nhân bên ngoài mà cái trí hay suy nghĩ đã sáng chế.’ Nhưng tôi lại kinh hãi, bởi vì tôi thấy nó có nghĩa từ bỏ mọi thứ mà tôi bám víu. Thế là, tôi hỏi, ‘Làm thế nào tôi sẽ được không-lệ thuộc?’ Khoảnh khắc tôi nói ‘làm thế nào,’ tôi rơi lại rồi. Ông ta nói, ‘Đừng lệ thuộc,’ nhưng tôi không đang lắng nghe. Tôi tôn sùng ông ta, nhưng tôi không đang lắng nghe. Bởi vì sự quyến luyến có một vị trí quan trọng trong sống của tôi. Thế là, ông ta nói, ‘Quẳng nó đi, quẳng nó đi, trong một tích tắc.’ ” Anh ngừng rất lâu. “Khoảnh khắc bạn có sự nhận biết vào sự kiện, bạn được tự do khỏi sự kiện.”

 “Liệu nó là một nghi vấn của thấy sự tổng thể của câu khẳng định đó của Buddha, ‘Đừng quyến luyến,’ mà không có những từ ngữ?” Tôi hỏi.

 “Dĩ nhiên, từ ngữ không là sự việc. Câu khẳng định, nói nở hoa không là sự việc đó. Phải có tự do khỏi từ ngữ. Sự mãnh liệt của lắng nghe là mấu chốt của nó,” Krishnaji nói.

 “Cái gì cho người ta sự mãnh liệt đó?” Tôi khoét sâu.

 “Không gì cả.” Câu khẳng định là tuyệt đối. “Toàn cách suy nghĩ của chúng ta đều được đặt nền tảng trên trở thành, tiến hóa. Nó không liên quan gì đến sự khai sáng.

 “Cái trí đã bị quy định quá nặng nề. Nó không lắng nghe. K nói điều gì đó tuyệt đối sự thật. Điều gì đó bất di bất dịch, không thể thay đổi, và nó có trọng lượng vô hạn, giống như một con sông cùng những khối lượng khổng lồ của nước đằng sau nó. Nhưng X không lắng nghe câu khẳng định lạ thường đó. Bạn đưa ra một câu hỏi: ‘Liệu đã có một thay đổi cơ bản trong K từ những năm 1930, 1940?’

 “Tôi trả lời, không. Đã có thay đổi đáng kể trong sự diễn tả. Lúc này, nếu bạn đang lắng nghe bằng mãnh liệt, vậy thì điều gì xảy ra khi một khẳng định được thực hiện – rằng thời gian, qui trình, tiến hóa, bao gồm hiểu biết – phải được xóa sạch. Liệu bạn sẽ lắng nghe câu khẳng định đó? Nếu bạn có lắng nghe, bạn thực sự đang xóa sạch chúng. Rốt cuộc, lắng nghe, thấy một cách tổng thể, giống hệt như sấm sét mà hủy diệt mọi thứ. Trải qua toàn tiến hành đó không là phủ nhận sự việc khoảnh khắc này.”

 “Đó là nó – lúc này anh đã nói nó.”

 “Cái gì?” Krishnaji hỏi.

 “Nó có nghĩa trải qua toàn sự việc, mà không phủ nhận sự tức khắc,” tôi nói. “Điều đó không có nghĩa thời gian bị dính dáng.”

 “Nhưng con người diễn giải nó như thời gian,” Krishnaji nói.

 Ngày hôm sau tại Brockwood, chúng tôi bàn luận về khả năng định nghĩa những thuật ngữ của anh để cho sự nhầm lẫn không nảy sinh từ những người lắng nghe của anh. Qua năm tháng phần nhiều trong những từ ngữ của anh đã thay đổi ý nghĩa. Chúng tôi bắt đầu bằng những từ ngữ ý thức, suy nghĩ, bộ não, và cái trí. Chúng tôi bàn luận về từ ngữ ý thức, và anh hỏi, “Bạn định nghĩa nó như thế nào?” Tôi nói rằng ý thức là sự nhận biết của tồn tại, của hiện diện. Sự nhận biết rằng người ta ‘là.’ Tiếp theo chúng tôi tìm hiểu sự liên quan của suy nghĩ với ý thức. “Suy nghĩ không liên quan gì với tổng thể của ý thức, nhưng liên quan với những bộ phận của nó.” Krishnaji nói.

 “Nhưng liệu do bởi nhờ vào suy nghĩý thức tự-phơi bày chính nó? Bộ phận đó được phơi bày trong ‘ngay lúc này’ như mảnh,” tôi trả lời.

 “Suy nghĩ phơi bày bộ phận đó hay sao? Suy nghĩ là một mảnh. Liệu suy nghĩ, mà là một mảnh, có thể thấy tổng thể của ý thức? ‘Tôi bị tổn thương’ – cảm giác đó là một bộ phận của ý thức. Suy nghĩ là một mảnh bị vỡ ra trong chuyển động. Mảnh đó, suy nghĩ đó, không thể thấy tổng thể. Suy nghĩ không thấy nó bị tổn thương; nó nói, ‘Tôi bị tổn thương.’ ” Krishnaji đang nói tỉ mỉ thêm.

 “Nhưng đó là một hình thành suy nghĩ,” tôi nói.

 “Danh tánh – hình dạng – môi trường sống là cấu trúc của ‘cái tôi.’ Suy nghĩ không nói nó bị tổn thương.”

 “Ai nói điều đó?” Tôi chất vấn.

 “Hãy quan sát nó một cách thực tế,” Krishnaji nói. “Tôi bị tổn thương – trong giải thích sự tổn thương đó, suy nghĩ nghĩ rằng nó khác biệt với cấu trúc mà nó đã dựng lên, mà là sự tổn thương. Suy nghĩ không bao giờ có thể nhận biết được toàn nội dung của ý thức. Nó chỉ có thể nhận biết được mảnh. Nội dung tổng thể của ý thức là gì? Bạn nói ý thức hàm ý sự tồn tại – cái gì sẽ cho ý nghĩa tổng thể đối với ý thức?” Krishnaji hỏi.

 “Nó có một ý nghĩa tổng thể sao?”

 “Ý thức là tổng thể của sự sống. Không những sống của tôi, sống của bạn, nhưng còn cả sống của thú vật, cái cây; tổng thể của tất cả sự sống,” Krishnaji nói.

 “Anh đang sử dụng từ ngữ ý thức rất khác biệt với điều gì anh đã nói vào đầu những năm 1950.”

 “Vâng, tôi đang chuyển động khỏi điều gì tôi đã nói lúc ban đầu,” Krishnaji nói.

 “Liệu ý thức là tổng thể của sự sống?” Tôi lại thắc mắc.

 “Tôi đang cảm thấy quanh quanh. Tôi đang hỏi, liệu ý thức là tổng thể của sự sống? Tôi nghĩ ý thức có thể là toàn cầu, nhưng nó vẫn còn bị giới hạn.” Krishnaji đang khoét sâu.

 “Điều gì anh nói rất mới mẻ. Liệu chúng ta có thể theo sát nó? Ý thức là tổng thể của sự sống. Liệu nó khác biệt với trải nghiệm về sống của tôi?”

 “Trải nghiệm về sống của bạn là trải nghiệm của mọi con người. Nó có lẽ có những sắc màu khác nhau, nhưng nó có cùng phương hướng. Sống của bạn là sống của con người, của nhân loại, tại cơ bản bạn không khác biệt với nhân loại. Ý thức của bạn là ý thức của nhân loại. Nhân loại trải qua sự khó nhọc – mọi thứ đều trải qua sự khó nhọc – thú vật, tất cả thiên nhiên?”

 “Anh muốn nói ý thức là toàn hiện tượng của sự sống – của sự tồn tại?”

 “Bạn có ý gì qua từ ngữ hiện tượng?” Krishnaji vẫn còn đang nhìn vào nghi vấn.

 “Cái mà có thể nhận biết được bởi những giác quan.”

 “Đó chỉ là bộ phận của nó,” Krishnaji nói.

 “Bộ phận còn lại là gì?” Tôi hỏi.

 “Tất cả trải nghiệm, hiểu biết được tích lũy, những khốn khổ thuộc tâm lý của con người mà bạn không thể tiếp xúc hay nếm trải. Sự rối loạn, sự lo âu thuộc tâm lý có thể gây ảnh hưởng các cơ quan của con người hay cây cối. Đó là tiến trình của nhân loại. Nó là toàn cầu. Nó là số mạng chung của con người.”

 “Làm thế nào suy nghĩ có thể nhận biết tổng thể của ý thức?”

 Krishnaji ngừng lại để thả cho nghi vấn lắng sâu. “Nếu suy nghĩ không thể nhận biết, vậy thì cái gì nhận biết tổng thể? Phải có một nhân tố vận hành mà thấy tổng thể. Nếu nó không là suy nghĩ – Liệu nó là cái trí? Liệu nó là những tế bào não?”

 “Như chúng hiện diện hôm nay, những tế bào não mang ký ức. Bộ não như nó là, không thể nhận biết tổng thể của ý thức,” tôi trả lời.

 “Bởi vì suy nghĩ không thể thấy nó. Chuyển động của bộ não không thể hiểu rõ sự tổng thể. Liệu cái trí có thể nhận biết sự tổng thể? Vậy thì cái trí là gì? Pupulji, chúng ta hãy xác thực hơn. Hãy tìm ra liệu có một chuyển động vượt khỏi ý thức. Liệu chúng ta hiểu rõ chuyển động của suy nghĩ như một hoạt động của bộ não? Liệu đó là một bộ phận của suy nghĩ phía bên trong bộ não, giả mạo một nhận biết mà vượt khỏi ý thức này? Tôi không nghĩ nó có thể thấy cái đó như nó là ‘ngay lúc này.’ ” Anh ngừng. “Cái trí là gì? Liệu nó thuộc trí năng? Dĩ nhiên, bộ phận của nó là mảnh trí năng. Liệu mảnh trí năng có thể nhận biết?”

 “Trí năng tách khỏi suy nghĩ?” Tôi hỏi.

 “Không phải. Trí năng là vật lạ thường nhất mà chúng ta có. Chúng ta tôn thờ mảnh trí năng, nhưng liệu nó có thể nhận biết sự tổng thể của ý thức? Mảnh trí năng là sản phẩm của suy nghĩ. Liệu cái trí có thể nhận biết sự tổng thể?” Krishnaji vẫn còn đang khoét sâu.

 “Bạn đang sử dụng cái trí như thể nó là một dụng cụ. Bạn nói nó có thể nhận biết. Cái trí là một dụng cụ hay một cánh đồng?”

 “Cái trí là cánh đồng à? Nó là toàn cánh đồng – hay bộ phận của cánh đồng?”

 “Cái trí gồm cả trí năng, và những giác quanvai trò gì?” Tôi hỏi.

 “Tôi không nghĩ những cảm xúccảm giác – có thể tạo ra một nhận biết của tổng thể.”

 “Anh sẽ loại trừ vị trí của những giác quan như loại đó?”

 “Không, tôi không loại trừ chúng.”

 “Chúng đang được sử dụng sai lầm?” Tôi hỏi.

 “Khi suy nghĩ tự đồng hóa chính nó cùng cảm xúc, vậy thìtrở thành ‘cái tôi,’ ” Krishnaji nói. “Bạn nói cái trí là cánh đồng, ma trận. Một cánh đồng bị giới hạn. Cái trí gồm cả bộ não, suy nghĩ, cảm xúc, trí năng. Liệu thời gian là bộ phận của cánh đồng – bộ phận của cái trí?” Krishnaji đang mở rộng lãnh vực của thâm nhập. “Nếu thời gian không là bộ phận của cái trí, liệu cảm xúc là bộ phận của cái trí?”

 “Chúng ta đang bàn luận những giác quan được đồng hóa cùng ham muốn đang xây dựng cấu trúc của cái tôi, hay những giác quan có bất kỳ vai trò nào khác?” Tôi hỏi.

“Vâng. Tôi thấy mầm mống của nó là gì. Quan sát cùng tất cả những giác quan của bạn – trong đó không có sự đồng hóa. Câu hỏi là, liệu bạn có thể quan sát và lắng nghe cùng tất cả những giác quan được thức dậy?” 

“Liệu anh có thể quan sát và lắng nghe trong một tích tắc của thời gian?” Tôi hỏi. “Liệu có thể quan sát cùng tất cả những giác quan của anh, và trong trạng thái đó liệu có bất kỳ chuyển động của suy nghĩ?”

Krishnaji tiếp tục thâm nhập khi anh chất vấn. “Khi có chuyển động của suy nghĩ, lúc đó nó là một giác quan riêng biệt đang vận hành. Liệu tôi có thể tìm ra, không hiểu có một kích thước hoàn toàn khác hẳn? Một trạng thái nơi ý thứcchúng ta biết nó, không còn hiện diện?”

“Anh đã thâm nhập và đã phủ nhận tất cả những dụng cụ đã được biết mà chúng tôi có. Dụng cụ duy nhất mà anh không phủ nhận là sự chuyển động của giác quan.”

 “Làm thế nào tôi có thể phủ nhận những giác quan?” Krishnaji nói.

 “Nhờ vào những giác quan mà có lẽ có khả năng được tự do khỏi ảo tưởng.”

 “Điều này chỉ có thể được khi giác quan như đồng hóa cùng suy nghĩ, được hiểu rõ. Lúc đó, những giác quan không sản sinh cấu trúc thuộc tâm lý, như ‘cái tôi.” Sự chuyển động của suy nghĩ, những cảm xúc, như sợ hãi, hận thù, quyến luyến, đang tiếp diễn không ngừng nghỉ trong bộ não. Chúng ta muốn tạo ra trật tự trong nó. Dụng cụ hay chất lượng nào là cần thiết để chuyển động khỏi vòng tròn mê đắm này của ý thức?” Krishnaji hỏi.

 “Nghi vấn cuối cùng rất có giá trị.”

 “Tôi đang cố gắng chuyển tải rằng phải có trật tự tổng thể cho cái vũ trụ hiện diện. Tôi thấy rằng có vô trật tự tổng thể trong sống hàng ngày. Trật tựcần thiết. Cái gì sẽ mang lại trật tự?”

 “Chỉ có một dụng cụ mà có khả năng của được tự do khỏi sự bại hoại.”

 “Những giác quan?” Krishnaji hỏi.

 “Nói cách khác, anh đã khóa chặt mọi dụng cụ mà bộ não có.”

 “Chúng ta cũng không khóa chặt những giác quan, hay sao?” Krishnaji hỏi.

 Con gái của tôi Radhika đã ra nước ngoài từ năm 1957 – trước hết như một sinh viên và, sau hôn nhân của cháu, như một người cư ngụ ở Mỹ và kế tiếp ở Toronto, Canada. Những gốc rễ của cháu nằm sâu thẳm ở Ấn độ và trong lời giảng của Krishnaji, mà cháu đã lắng nghe từ mười tuổi. Cốt lõi của điều gì anh đã nói đã vững vàng trong cháu qua những năm tháng bằng một đơn giản và một chất lượng giống như trẻ em. Cháu có những gặp gỡ thỉnh thoảng cùng Krishnaji ở Ấn độ và Mỹ, nhưng trong một cử chỉ của tự-phòng vệ cháu đã lẩn tránh anh, để bảo toàn cách sống mà cháu đã cam kết. Kết hôn với một giáo sư, cháu sống trong một thế giới của uyên bác và những quyển sách. Nhưng sâu thẳm bên trong cháu, cháu nhận biết sự tầm thường của sống và những giá trị của cháu; một luyến tiếc vô hạn cho sự khai sáng mà cháu đang buông bỏ nằm sâu thẳm trong cháu.

 Tháng 12 năm 1978, cháu cùng hai người con gái của cháu đến ở cùng Krishnaji tại Rishi Valley, và quay về vào mùa đông năm 1979. Cháu gặp Krishnaji nhiều lần; anh lan tỏa sang cháu bằng sự chú ý của anh và cháu bị chuyển động sâu thẳm bởi sự hiện diện của anh.

 Năm 1980 và 1981, người chồng của cháu, Hans Herzberger, theo cháu đến Ấn độ, và cháu sống và dạy học ở Rishi Valley. Chính là trong suốt thời kỳ này, cháu đã bàn luận cùng Krishnaji về khả năng quay về Ấn độ và đến Rishi Valley của cháu. Tôi đứng ngoài những nói chuyện, bởi vì tôi không muốn sự quyến luyến cháu của tôi tạo thành một đám mây quanh quyết định của cháu. Người chồng của cháu, hiểu rõ sự tốt lành trong con người Radhika và nhạy cảm đến bầu không khí tỏa ra từ Rishi Valley, đã đồng ý làm việc dựa vào những thể thức cho phép cháu Radhika ở Ấn độ. Krishnaji không gây ảnh hưởng cháu, nhưng nói chuyện với cháu về sống của cháu và lời giảng. Radhika và gia đình cháu đi từ Rishi Valley đến Oxford. Cháu thăm Brockwood Park nhiều lần, gặp Krishnaji. Quyết định quay về Ấn độ của cháu rất chắc chắn. Mùa xuân năm 1982 cháu đã hoàn tất bằng Ph. D. tiếng Phạn và Nghiên cứu Phật giáo, và mùa thu năm 1982 cháu ở Rishi Valley. Người chồng của cháu đã đạt được một sắp xếp với trường đại học của cậu ấy để dạy một học kỳ và trải qua học kỳ thứ hai làm công việc nghiên cứu trong lãnh vực riêng của cậu ấy, triết học.

 Trong bốn năm qua, nhiều người trẻ tuổi có năng lực cao đã giúp đỡ những ngôi trường – Rishi Valley; Valley School ở Bangalore; Rajghat, Varanasi; School ở Madras; và Bal Anand, ngôi trường cho trẻ em không quyền lợi ở Bombay, mà Nandini đã điều hành suốt ba mươi năm qua. Một thức dậy mới mẻ là điều rõ ràng.

 

_________________________________________________

 

CHƯƠNG 33

“Năng lượng là Vũ trụ, nó cũng là Hỗn độn.

Đó là Nguồn của Sáng tạo.”

 

K

rishnaji một mình quay lại Ấn độ vào đầu tháng mười một năm 1979. Chúng tôi đang ở ngưỡng cửa của một thập niên then chốt. Trong những năm 1980 thế giới trải qua một thay đổi khó chịu. Một cách mạng đang xảy ra trong môi trường sống và trong những cái trí của con người. Sự tìm kiếm cho thông minh nhân tạo chẳng mấy chốc đã trở thành một quan tâm chính của sự nghiên cứu công nghệ; vi mạch sẽ trở thành rẻ tiền hơn cho sự sản xuất, dẫn đến một cách mạng trong những phương tiện liên lạc; khoa học gene và sinh sản vô tính tạo ra những tiến bộ mau lẹ, làm vẩn đục tương lai của nhân loại, tuy nhiên lại hứa hẹn những ích lợi lớn lao cho nhân loại. Những công cụ cho tốt lành lẫn xấu xa không kể xiết đều sẵn có.

 Tôi tham gia cùng Krishnaji ở Madras. Asit Chandmal cũng ở đó, và cả gia đình Patwardhan, Radha Burnier, và Ahalya Chari, một người giáo dục nổi tiếng đã từ bỏ chức vụ của chính phủ trong những năm 1970 để gia nhập Krishnamurti Foundation. Ngay khoảnh khắc chúng tôi thấy Krishnaji, chúng tôi liền cảm thấy uy quyền của sự hiện diện của anh và năng lượng vô hạn đang tuôn trào từ anh. Dường như cái trí của anh có trọng lượng và chiều sâu và một bất động vô hạn. Tôi đã thấy sự nhấn mạnh của lời giảng thay đổi qua năm tháng. Sự cấp bách đã chuyển từ thay đổi cá thể, sang nghi ngờ về sự thật của tánh cá thể, và một thừa nhận về một dòng chảy của ý thức nhân loại mà trong đó cách mạng sâu thẳm phải xảy ra. Đối với anh cá thể là người đã vượt khỏi dòng chảy.

 Lúc này sự nhận biết đã quét sạch tất cả những giới hạn, để bao gồm vũ trụnăng lượng không bờ bến của nó.

 Mặc dù anh đã đi máy bay thẳng từ London quá cảnh Delhi tới Madras, anh không có vẻ mệt mỏi, háo hức bắt đầu những bàn luận cùng chúng tôi. Ngay hôm đó tại bữa ăn trưa, chúng tôi bắt đầu nói chuyện.

 Nghi vấn được đưa ra là, “Một yêu cầu duy nhất mà tôi sẽ đòi hỏi, khi thấy sự thoái hoá ở Ấn độ, là điều gì? Nếu nó có thể giúp đỡ? Sự việc trọng điểm là gì?” Sau đó nói chuyện chuyển động quanh bàn ăn và đến một đồng hóa của nghi vấn. Krishnaji nói, “Ấn độ đã sống tất cả những thế kỷ này dựa trên những ý tưởng. Nó phải chuyển động khỏi sống được đặt nền tảng trên những ý tưởng, mà là không-sự kiện, để chỉ thấy sự kiện.” Sau đó anh hỏi, “Làm thế nào cậu trai này nắm được nó?” Chúng tôi thấy rằng quả là vô ích khi đưa ra những giải thích. Trọng lượng và chiều sâu của nghi vấn có nghĩa là nghi vấn phải được nhốt chặt trong cái trí mà không cần cái trí đang sục sạo đáp án.

 Krishnaji đang thâm nhập vấn đề của Ấn độ; nhưng bầu không khí trở nên bị dồn lại đậm đặc đến độ người ta thấy rằng Ấn độ là chính người ta, và rằng anh đang xô đẩy nghi vấn vào mỗi người lắng nghe. Cho “bạn” là Ấn độ.

 Ngày 28 tháng mười một năm 1979, chúng tôi ở Rishi Valley. Radha Burnier từ Madras đến để trải qua vài ngày cùng chúng tôi. Tại bữa ăn sáng vào một ngày nào đó, Krishnaji hỏi Radha Burnier liệu cô sẽ đảm đương chức chủ tịch của Theosophical Society. Cô trả lời rằng cô không biết. Anh hỏi, “Bạn có ý gì qua câu bạn không biết?”

 Bỗng nhiên, bầu không khí lại đậm đặc bởi một năng lượng mới mẻ. Krishnaji nói, “Mrs. Besant có ý định dành riêng mảnh đất tại Adyar cho lời giảng. Theosophical Society đã thất bại, mục đích khởi nguồn bị hủy diệt.” Anh nói về tinh thần tôn giáo trung thực mà chất vấn, nghi ngờ, và phủ nhận. Anh nói nước Mỹ đã không nhận được nó. Châu âu đã không nhận được nó. Ở Ấn độ nó đã bị xóa sạch và bị hủy diệt. Tuy nhiênhiện diện ở đó, Ấn độ, đang khắc khoải trong đất. “Liệu chúng ta có thể làm việc gì đó cho nó?” anh hỏi.

 Lần đầu tiên sự nhấn mạnh không vào cá thể, nhưng vào đất đai, quả đất – đất vật chất của Ấn độ và sự thiêng liêng của nó và khả năng cho nó bám chặt vào cái nguồn của sự sáng tạo. Như thể là Krishnaji đã tìm được cái gì đó quý báu vô cùng; có sự hân hoàn vô hạn trong anh, như thể thời gian mong đợi thật lâu đã đến rồi. Chúng tôi không nói lời nào. Anh quay về chúng tôi, đang tìm kiếm sự khẳng định. “Pupulji,” anh hỏi “bạn cảm thấy ra sao?” Khi tôi nói rằng đây là một huyền bí mới mẻ, anh không phủ nhận nó. Sau đó anh lại nói về Theosophical Society và về Radha Burnier đang trở thành chủ tịch. Tôi hỏi anh, “Tại một khía cạnh anh nói rằng Radha ở sâu thẳm trong Krishnamurti Foundation, tại một khía cạnh khác anh lại nói chị ấy nên là chủ tịch Theosophical Society. Anh thỏa hiệp hai câu phát biểu này như thế nào?”

 Anh nói, “Tôi có thể nói nó, những người khác không thể.” Anh lặp lại, “Tôi có thể nói bất kỳ điều gì.” Nó nhắc nhở tôi về một đoạn trong Brihadaranyaka Upanishad, mà khi nói về người đã khai sáng, nói, “Vậy là hãy để một Brahmana sau khi anh ấy đã thực hiện xong học hành, ham muốn sống như một đứa trẻ. Khi anh ấy đã thực hiện trạng thái của đứa trẻ và học hành, sau đó anh ấy trở thành người tư duy yên lặng. Sau khi đã thực hiện những trạng thái tư duy và không-tư duy, vậy là anh ấy trở thành một Brahmana. Tuy nhiên anh ấy cư xử như anh ấy thực sự là.”

 Krishnaji tiếp tục nói về Ấn độ như nền tảng mà thiêng liêng có thể nở hoa, mặc dù nó đã bị hủy diệt bởi sự xấu xa của chính trị, thoái hóa, và suy đồi đạo đức. Ấn độ là nền tảng nơi hạt giống đã được gieo. Bất kể tất cả mọi chuyện đã xảy ra, nền tảng vẫn còn đó. Anh nói anh cảm thấy cái gì đó đang chờ đợi. Tôi hỏi liệu nền tảng anh nói là nền tảng vật chất, hay anh có ý điều gì khác nữa? Anh trả lời rằng anh có ý quả đất và thiêng liêng của nó. Anh cảm thấy rằng nền tảng này đã được chuẩn bị.

 Bầu không khí đang rộn ràng, mãnh liệt, sinh động. Tại một câu hỏi anh nói, “Họ tìm cho tôi hai thiên thần – qua những năm tháng tôi đã có được nhiều hơn nữa.” Anh đang cười; có những tiếng cười thật vang, và khoảng giữa anh tiếp tục nói, “Tôi rất nghiêm túc.” Anh đã không cười như thế này trong nhiều năm. “Bây giờ tôi phát giác rằng tôi có thể vận hành mà không có một số người trong họ.” Anh quay về Rađha và nói, “Tôi có thể cho bạn hai?” Anh đang cười, hân hoan, nhưng thật nghiêm túc, đang gợi ý điều gì đó.

 Anh nói nhiều người đã bảo anh đừng quay lại Ấn độ. Anh luôn luôn cảm thấy sự thiêng liêng của mảnh đất và ưa thích đến. Cái gì đó đã bị hủy hoại ở Ấn độ, nhưng một hiện diện đã chờ đợi trong đất đai. “Ân lành của không-thời gian đang chờ đợi, đất đai sẵn sàng rồi. Liệu chúng ta có thể sáng tạo cái gì đó thuộc về ân lành này?”

 Cái gì hiện diện là một chiều sâu và mãnh liệt. Nó là một tiên tri rằng một năng lượng thiêng liêng đã sống lại trong mảnh đất Ấn độ.

 Mỗi sáng tại bàn ăn, những câu hỏi được đưa ra và thấu triệt trôi chảy. Chúng tôi thâm nhập, ngừng lại, chất vấn. Cái trí của Krishnaji rất vô lượng và chứa đầy huyền bí. Một buổi sáng, đang nói về sự mãnh liệt vô cùng, Krishnaji chuyển tải một phương cách của nhận biết, của thách thức và trả lời từ một trạng thái nằm vượt khỏi cái trí, vượt khỏi bộ não, ký ức, tất cả những đáp lại của ý thức. “Một trạng thái hiện diện trong lắng nghe tại chiều sâu vô tận; nơi ý thức và chuyển động của nó không can thiệp. Một trạng thái nơi thấy là tổng thể, bao gồm, không-tách rời, một trạng thái của không-chuyển động từ đó hay hướng về; vượt khỏi ma trận và tất cả những ký ức thuộc chủng tộc của con người.” Krishnaji cũng nói về cái trí mà hiện diện khi có sự tin cậy tuyệt đối. Điều này chỉ có thể xảy ra khi cái trí đã trút bỏ tất cả những gánh nặng, được tự do. “Trạng thái này không là một trạng thái của kết thúc suy nghĩ,” Krishnaji nói. “Nó không là khoảng trống giữa những suy nghĩ, nhưng một lắng nghe mà có toàn trọng lượng và chiều sâu của hàng triệu năm của con người, và vượt khỏi nó. Một trạng thái mà có thể tiếp xúc được tại bất kỳ khoảnh khắc nào. Nó giống như đang rút ra năng lượng của vũ trụ.”

 Chúng tôi nói về vị trí của đạo sư và liệu vai trò của đạo sưgiá trị. Tôi nói với Krishnaji rằng, nhìn trở lại từ hôm nay sang nhiều ngày hôm qua, tôi thấy rõ ràng rằng đối với tôi Krishnaji là đạo sư. Krishnaji ngăn cản và hỏi, “Bạn có ý gì qua từ ngữ đạo sư?” Radha Burnier trả lời, “Người mà chỉ đường.” Có những lời bình phẩm khác. Tôi nói, “Người mà đánh thức. Krishnaji đã đánh thức tôi. Có một nhìn mắt vào mắt. Nhìn như thế hiếm hoi.” Tôi hỏi, “Vai trò của anh trong năm 1948 là gì – anh không đánh thức à?” Krishnaji nói, “Sự tiếp cận của người đánh thức và người được đánh thứcsai lầm. Khi có ánh sáng và tôi ở trong bóng tối và chuyển động vào ánh sáng, không có sự tách rời. Chỉ có ánh sáng. Người đánh thức ở đâu? Một số người ở trong ánh sáng, một số người lang thang khỏi, đó là tất cả.” Chốc lát sau anh nói, “Tôi không đang nói rằng tôi là ánh sáng.”

 Một buổi sáng khác, tại bữa ăn chúng tôi bàn luận về bộ não và khả năng thay đổi bộ não của con người. Krishnaji nói anh đã bàn luận cùng những người khoa học về bộ não. Anh đã hiểu rõ họ khi nói rằng “mỗi tế bào trong bộ não con người chứa đựng ký ức của hàng triệu năm của nhân loại.” Sau đó anh hỏi, “Liệu có thể có một thay đổi tổng thể trong đó?”

 Khi những bàn luận tiếp tục, sự quan tâm của Krishnaji đến bộ não và vận hành của nó là điều rõ ràng. Sự nhận biết của anh đã chuyển đến một thâm nhập vào liệu chuyển động của ký ức phía bên trong những tế bào não có thể kết thúc. Chỉ đến lúc đó một cách hoàn toàn mới mẻ của sự nhận biết có thể nảy sinh.

 Người nào đó hỏi liệu sự tiếp xúc và sờ chạm của Krishnaji có thể giải phóng năng lượng được giam giữ trong một vật, và luân phiên vật đó có thể chuyển tải trạng thái tổng thể, thiêng liêng? Liệu nó có thể chữa trị, bảo vệ? Krishnaji nói từ niên thiếu anh có thể đọc những suy nghĩ của người khác, chữa trị con người. Cậu trai đã được đưa ra những vật để hấp dẫn, để làm cho mạnh mẽ bởi năng lượng. Nhưng cậu trai Krishnamurti không hứng thú những quyền năng này.

 Anh nói về một nguồn dự trữ vô hạn của năng lượng mà phải tồn tại. “Liệu con người có thể đến được nó và cho phép nó vận hành?” anh hỏi. Asit nói, “Chắc chắn, một cậu trai không có xấu xa trong cậu ấy, không cái tôi, là một con người hiếm hoi; cậu ấy có thể sờ chạm nó, nhưng liệu năng lượng đó có thể được tiếp xúc bởi những con người bình thường?”

 “Tôi nghĩ có thể được, thưa bạn,” Krishnaji nói đầy do dự.

 Krishnaji ở trong một trạng thái rất lạ thường. Anh nói về một hiệp thông cùng thiêng liêng bằng một cái trí mà có thể thâu nhận, nhưng không tha thiết quyền hành, vị trí. Điều gì cần đến là một tinh khiết tuyệt đối của cái trí.

 Tôi hỏi liệu còn có bất kỳ thứ gì khác cần thiết, và hỏi anh bản chất của sự tinh khiết này của cái trí. Krishnaji nói, “Sự tinh khiết của cái trí của tôi không là sự tinh khiết của ‘cái trí.’ Sự tinh khiết của ‘cái trí’ là cái trí của vũ trụ. Đó là thiêng liêng.” Sau đó tôi hỏi liệu con người mà có sự tinh khiết của cái trí, là một nơi chứa đựng mà có thể thâu nhận. “Bởi vì nó có thể trao năng lượng đến một vật, liệu một con người có thể chuyển tải tổng thể, liệu anh có thể trao cho người khác?”

 Krishnaji nói, “Không. Dù tinh khiết như thế nào, bộ não vẫn còn là vật chất, nó vẫn còn là cái trí. Cái khác lạ là vũ trụ. Nó là vô hạn.”

 Krishnaji chối từ bị trói buộc trong bàn luận. Anh tự hỏi mình, “Liệu có một tối thượng vượt khỏi mà không có gì cả? Một nền tảng từ đó mọi sự vật hiện diện, đằng sau và vượt khỏi mà không có gì cả, không nguyên nhân?”

 “Sau đó chúng tôi bàn luận về sự thiêng liêng của Rishi Valley. Tôi nói ở Ấn độ có một địa điểm như một Punya Sthal – một nơi thiêng liêng. Những vị thần có thể đến và đi, nhưng thiêng liêng của nơi đó tiếp tục.

 Krishnaji nói, “Tôi cảm thấy đất của Rishi Valley có chất lượng đặc biệt này. Nó là,” anh nói rất trang trọng, “ ‘Mảnh đất của tất cả những mảnh đất.’ ”

 Tôi nói toàn thung lũng là một nơi thiêng liêng. Nó đã được thẩm thấu bởi sự hiện diện của Krishnaji và những từ ngữ của anh. Rajghat cũng có ý thức của thiêng liêng đó. “Người ta phải thấy,” Krishnaji nói, “rằng cảm thấy này không bị hủy diệt.”

 Krishnaji nói anh bị hấp lực vô cùng để tiếp tục ở lại Rishi Valley. Anh cảm thấy mạnh mẽ về nó. Asit hỏi tại sao anh không thể sống ở Rishi Valley và để cho mọi người đến gặp anh ở đó từ khắp thế giới.

 Krishnaji yên lặng, sau đó nói, “Sống của tôi đã là một trong chuyển động vật chất. Tôi ở lại đây là điều rất quan trọng, nhưng tôi không thể. Vì Chúa, hãy bước đi nhẹ nhàng trên mảnh đất này.”

 Sau đó, Krishnaji sẽ nói, “Năng lượng là vũ trụ, nó cũng là hỗn độn. Đó là nguồn của sáng tạo. Tức giận là năng lượng, đau khổnăng lượng – nhưng có trật tự tuyệt đối. Liệu nó có thể được thiết lập ở Rishi Valley?”

 

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 34

Sự Phủ nhận và Cái trí Cổ xưa

 

T

háng giêng năm 1980, Krishnaji thực hiện một bàn luận tại Vasant Vihar cùng những bạn bè đã cộng tác chặt chẽ cùng anh trong nhiều năm. Chúng tôi nói về Rishi Valley School và những học sinh của nó và việc gì cần được làm ở đó. Bỗng nhiên, chất lượng của bàn luận được thay đổi, một cấp báchđam mê nảy sinh trong những câu hỏi của Krishnaji. Nói bằng sự tinh khiết của lửa, những từ ngữ của Krishnaji đốt cháy những phát triển thêm mà che phủ cái trí. Anh nói về một phủ nhận tổng thể của tất cả mọi điều mà con người đã suy nghĩ, đã nói, hay đã làm.

 Nó bắt đầu bằng một thắc mắc đơn giản: “Làm thế nào Narayan đang thực sự giúp đỡ những học sinh – không chỉ nói chuyện với các em, nhưng còn đánh thức sự thông minh, chuyển tải nó là gì để thâm nhập tại chiều sâu vô hạn?”

 Narayan trả lời, “Tôi sẽ gặp gỡ các em hàng ngày trong những nhóm nhỏ, cả những giáo viên và những học sinh.” Em ấy biết việc này sẽ không làm hài lòng Krishnaji, nhưng không có gì nữa mà em ấy có thể nói.

 “Làm thế nào bạn sẽ thực hiện nó? Chỉ nói chuyện với họ hay có những bàn luận sẽ không sáng tạo cái này. Làm thế nào bạn khiến cho họ nhạy cảm, tỉnh táo?”

 “Phải có một trật tựnhạy cảm cơ bản.” Narayan bị bủa vây dồn dập.

 Krishnaji tiếp tục khoét sâu. “Đã có một yếu tố khác biệt trong tất cả nó. Đã có một bộ não tốt lành lạ thường. Nhưng từng đó vẫn chưa đủ. Điều gì cần thiếtsáng tạo một thiên tài. Sự đòi hỏi là rằng phải có bộ não tốt lành, có thể tranh luận kéo dài; một con người mà có sự ân cần, tình yêu vô hạn. Ngoại trừ tất cả điều này, phải có trong anh ấy cái gì đó hoàn toàn không trần tục. Làm thế nào K tình cờ bắt gặp nó? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi?”

 “Anh đã đưa ra câu hỏi này nhiều lần. Nhưng tôi chưa bao giờ hiểu rõ sự liên quan của nó. Không biết được làm thế nào Krishnaji bắt gặp nó, nhưng làm thế nào nó có thể tình cờ xảy đến cho một số người chúng tôi?” Tôi chen vào.

 “Liệu K là một kỳ dị thuộc sinh học?” Krishnaji tiếp tục chất vấn của anh.

 “Tôi không thể trả lời điều đó,” tôi nói. “Nó có lẽ như thế. Tôi phát hiện rằng anh đang thắc mắc và đang đẩy thăm thẳm hơn. Liệu có phải rằng anh đã đến một cột mốc mới mẻ trong những lời giảng của anh? Lúc trước anh thường nói, ‘Nếu bạn đang đi về hướng nam, liệu bạn có thể thay đổi phương hướng và đi về hướng bắc?’ Lúc này anh hỏi, ‘Liệu cái trí của Narayan, cái trí của Sunanda, tại cơ bản có thể ở trong cùng tình trạng như cái trí của Krishnaji?’ ” Tôi thách thức lại.

 Krishnaji tiếp tục sự thâm nhập của anh. “Liệu chúng ta có thể trao cho một cậu trai hay cô gái một ý thức của tự do, cảm giác rằng các em ‘được bảo vệ’? Rằng các em có một vai trò đặc biệt trong sống, rằng các em là những con người đặc biệt? Tôi đang cố gắng tìm ra, Pupul, vật xúc tác là gì, cái vật mà thay đổi toàn cái trí, toàn bộ não là gì?

 “Tôi đang hỏi, liệu có thể có một chất lượng của cái khác lạ? Liệu có thể có kích thước khác để cho cái trí bén nhạy, bộ não sắc sảo, những giác quan tỉnh táo? Để cho không bao giờ có một điểm nơi bộ não nghỉ ngơi, nhưng nó đang chuyển động, đang chuyển động, đang chuyển động? Tôi muốn học sinh có một chuyển động như thế. Tôi muốn bàn luận cùng bạn ấy. Tôi muốn dạo bộ cùng bạn ấy, ngồi yên lặng cùng bạn ấy. Tôi muốn phần vật chất làm bất kỳ việc gì để bừng bừng cái sự việc này trong bạn ấy. Nhưng liệu bạn ấy sẽ chuyển động? Hay liệu cái vật chất, chính bộ não vật chất, lờ đờ quá đến độ nó không thể theo sát mau lẹ, bắt gặp vùn vụt? Liệu Narayan, là một học sinh tại Rishi Valley, có thể là một con người lạ thường để cho bạn ấy nhận biết được những cái cây, cảm giác của quả đất, và cũng có một bộ não vùn vụt lạ thường? Liệu bạn ấy có thể lắng nghe cái gì đó mà là sự thật? Liệu có thể có một đột phá để cho có một ý thức của sinh lực, năng lượng, thúc đẩy? Tôi muốn bạn ấy nhận được nó, và tôi tự hỏi mình, tôi sẽ làm gì và tôi có thể làm gì để cho bạn ấy nhận được cái này?

 Lại nữa anh yên lặng, và sau đó hỏi, “Liệu nó trong tầm tay của tôi? Hay liệu nó là một cái cửa cần được mở bởi cả hai người chúng ta? Một cái cửa mà không là cái cửa của bạn ấy hay cái cửa của tôi; nhưng cái cửa phải được mở. Tôi có một cảm giác rằng có cái gì đó đang chờ đợi để đi vào, một Thiêng liêng đang chờ đợi; cái gì đó đang chờ đợi các bạn mở cái cửa, và nó sẽ đi vào. Tôi không hiểu liệu tôi đang chuyển tải cái gì đó?

 “Vì vậy tôi nói, Narayan, hãy thực hiện tất cả việc đó. Hãy ngồi yên lặng, hãy thấy bạn cư xử như thế nào, bạn nhìn một cái cây, một phụ nữ như thế nào, hãy thực hiện tất cả việc đó. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Có một ý thức của ân lành đang chờ đợi, và chúng ta không đang chuyển động hướng về nó. Tất cả chúng ta đang nhặng xị loanh quanh, đang ngồi loanh quanh. Việc gì bạn đang làm là cần thiết, nhưng nó vẫn chưa đủ.”

 Rajesh ngắt lời, “Trạng thái của cái trí mà nhận ra rằng việc gì nó làm là chưa đủ, là gì?”

 “Chắc chắn như thế, thưa bạn. Hàng triệu người đã tham thiền. Những thầy tu Thiên chúa giáo, những khất sĩ đã tham thiền, nhưng họ đã không tạo ra ân lành.

 “Bây giờ, tôi có thể làm gì trong sự liên hệ của tôi cùng Narayan? Bạn ấy là học sinh của tôi. Bạn ấy sẵn lòng làm tất cả những việc mà tôi nói – quan sát, yên lặng, nói chuyện, đọc sách, nhìn chung quanh, cảm thấy vẻ đẹp của quả đất. Nhưng có một chất lượng khác mà đang đòi hỏi cái gì đó, và đòi hỏi đó sẽ không tìm được trong nói chuyện, bàn luận, nhìn ngắm của bạn ấy. Và ân lành không hiện diện.”

 Sự mãnh liệt trong mỗi người chúng tôi đã thăm thẳm. Narayan hỏi, “Khi ông nói cái cửa phải được mở, liệu ông có thể nói nó là gì?”

 “Tôi rất quan tâm rằng cái này nên xảy đến cho Narayan,” Krishnaji nói, “và tôi hỏi tôi sẽ làm gì để thúc giục cái này?”

 “Có lẽ có cái gì đó từ phía chúng tôi mà đang ngăn cản chúng tôi. Có một chất lượng không thể diễn tả được, một chất lượng vô hạn trong ông, và tôi cảm thấy rằng chúng tôi không đang đón nhận,” Achyut nói.

 “Bạn có đón nhận, nhưng nó không đang xảy ra. Có lẽ do bởi chúng ta bị kết tội, và thế là nó chỉ dành riêng cho rất, rất ít người. Cùng với Buddha mới chỉ có hai người sau năm mươi năm – Sariputta và Mogallanna – điều đó có lẽ là số mạng của con người.” Krishnaji đăm chiêu.

 “Liệu nhất thiết phải có bất kỳ chất lượng nào của sự từ bỏ?” Achyut hỏi.

 “Tôi không nghĩ nó có liên quan đến bất kỳ sự từ bỏ nào. Con người đã nhịn đói; đã ngồi một mình trong những hòn núi; anh ấy đã thực hiện đủ mọi việc để có cái gì đó; nhưng rõ ràng nó không xảy ra theo lối đó. Vì vậy tôi nói, có lẽ anh ấy nên hoàn tất sự yên lặng đang quan sát, đang nhìn ngắm này thật mau lẹ, và kết thúc nó. Và tôi hỏi, việc quan trọng nhất là gì? Nó là năng lượng? Người truyền giáonăng lượng vô hạn khi anh ấy đi quanh giảng đạo, và tuy nhiên cái này không hiện diện ở đó.” Kishnaji đang tự-chất vấn anh rất thăm thẳm.

 “Liệu do bởi sự đam mê của tôi mà có thể thay đổi Narayan? Nếu Narayan ở cùng tôi, lắng nghe tất cả những bàn luận, luôn luôn đang đẩy vào sâu, đang thách thức phía bên trong bạn ấy, liệu việc đó sẽ có tác động nào đó? Bạn hiểu chứ?” Anh lại ngừng và yên lặng. Sau đó từ một chiều sâu vô cùng, anh nói, “Hay phải có sự từ bỏ mọi thứ, vai trò của người khất sĩ, người thầy tu mà giữ yên lặng suốt sống của anh ấy, mà ngồi một mình, liệu tất cả việc đó phải được buông bỏ? Liệu bạn có thể phủ nhận tất cả việc đó?

 Suốt hàng thế kỷ con người đã đấu tranh, và vẫn vậy cái khác lạ đã không xảy ra. Và liệu Narayan có thể nói, ‘Tôi hiểu rõ tất cả việc đó và tôi sẽ không thèm sử dụng nó. Nó chấm dứt’?” Bỗng nhiên, có một vùn vụt vô cùng. “Tôi là vị thánh; tôi là thầy tu; tôi là người mà nói, tôi sẽ ăn chay, tôi sẽ hành hạ thân xác của tôi, tôi sẽ khước từ mọi ái ân; tôi là người đó. Tôi nói tôi đã chấm dứt tất cả việc đó, nhưng tôi là tất cả việc đó bởi vì cái trí của tôi là cái trí của nhân loại mà đã thử nghiệm tất cả việc đó và tuy nhiên vẫn không bắt gặp ân lành này. Thế là tôi sẽ không sử dụng tất cả việc đó. Nó biến mất.”

 “Bạn đang theo sát chứ? Liệu bạn có thể thực hiện điều đó? Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói, Rajesh?”

 “Tôi chỉ đang lắng nghe.”

 “Từng đó không đủ đâu. Tôi không phải ngồi yên lặng suốt phần còn lại thuộc sống của tôi. Những thầy tu dòng Luyện tâm đã thực hiện việc đó, tại sao tôi phải làm nó?” Tôi thấy những vị thánh, những người nhịn đói, những người hành hạ thân xác của họ, những người học hành những quyển sách vĩ đại, những người tham thiền; tôi thấy rằng tôi là tất cả việc đó. Bởi vì họ đã thực hiện nó, bộ não của tôi là bộ phận của những thực hiện đó. Thế là tôi đã thực hiện nó, tôi không phải hoàn tất tất cả việc đó.” Thấu triệt được thức dậy đang khoét sâu.

 “Liệu có thể phủ nhận nó bằng cùng sự khẩn thiết như cái người học hành, giữ những lời thề? Liệu bằng cùng sự khẩn thiết đó bạn thấy điều này và phủ nhận nó, nhưng sau khi phủ nhận nó, liệu sự khẩn thiết tan biến?”

 “Nó có lẽ như thế, thưa ông, khi chúng ta phủ nhận, chúng ta cũng đang phủ nhận sự khẩn thiết.”

 “Cái gì còn lại tại khúc cuối của sự phủ nhận?” Tôi hỏi.

 “Tôi thấy nghi vấn của bạn. Tôi thấy mọi thứ. Con người đã thấy và đã làm đủ mọi việc từ sự khởi đầu của thời gian. Anh ấy đã thực hiện mọi việc để nắm bắt ân lành này, cái không thể gọi tên. Tôi thấy nó trước mặt tôi và tôi không thể tiến gần nó. Tôi không thể làm bất kỳ việc gì về nó.” Krishnaji bất động.

 “Suốt những năm tháng này anh cũng đã nói về sự hiểu rõ về chính mình, về sự nở hoa của ‘cái gì là.’ Anh đã nói quan sát, tìm hiểu, thâm nhập. Lúc này dường như anh đang đến một mấu chốt của phủ nhận tất cả việc đó.”

 Bằng sự đam mê và khẩn thiết mãnh liệt, Krishnaji nói, “Tôi đã phủ nhận. Tôi thấy rằng tất cả việc đó không dẫn đến nơi nào cả. Bạn hiểu rõ điều gì tôi đã làm? Tôi đã phủ nhận mọi việccon người đã thực hiện, nhằm vào đạt được cái đó. Bạn theo kịp điều gì tôi đang nói? Và tôi tự hỏi mình, liệu Narayan có thể thực hiện việc này? Bạn ấy là học sinh của tôi ở Rishi Valley và tôi hỏi, liệu bạn ấy có thể thực hiện nó?

 “Liệu sự phủ nhận đó thể hiện một chín chắn, một chín chắn lạ thường? Liệu nó là chín chắn thực sự khi nói rằng tất cả những việc mà con người đã thực hiện đã không tạo ra ân lành, và thế là tôi sẽ không trải qua tất cả nó?

 “Liệu đó là điều gì đang bỏ lỡ? Liệu nó là ý thức của sự chín chắn lạ thường khi không trải qua tất cả việc đó?

 “Tôi thấy những đạo sư và sự không-chín chắn theo cùng họ. Tôi thấy rằng tôi không nên theo. Nhưng khi thấy điều đó, liệu tôi ngả người ra sau và bắt đầu tuột dốc? Liệu tôi trở nên trì trệ hay lười biếng?

 “Cái người mà nói, ‘Tôi đã thử nghiệm tất cả việc này và đã phủ nhận,’ anh ấy đang chuyển động. Nếu bạn không chuyển động hay chuyển động trong một vòng tròn chật hẹp và trải qua mọi thời gian của bạn đang so sánh điều gì K nói với điều gì Buddha nói, tại khúc cuối của nó, cái gì còn lại?

 “Chúng ta phải phủ nhận hiểu biết, phủ nhận mọi thứ.

 “Narayan, người học sinh của tôi tại Rishi Valley, liệu tôi có thể chỉ cho bạn động thái của phủ nhận tổng thể này?”

 “Điều đó có nghĩa tôi phủ nhận anh? Nhìn vào điều gì anh đang nói.” Tôi không thể không chen vào.

 “Đúng, bạn phải phủ nhận tôi,” Krishnaji đáp lại. “Điều gì tôi nói là, bạn không thể phủ nhận sự thật, nhưng bạn phải phủ nhận mọi thứ khác. Tôi phủ nhận mọi thứ mà con người đã tìm kiếm, nhằm vào đạt được cái này. Tôi phủ nhận vị thánh mà đã hành hạ thân xác anh ấy, những thầy tu dòng Luyện tâm mà đã thề cả đời không nói. Họ đã thực hiện mọi thứ trong sự rèn luyện để đạt được cái này và tôi phủ nhận việc gì họ đã thực hiện. Liệu bạn có thể phủ nhận như thế? Liệu có phải do bởi không-phủ nhận tổng thể nên mới là lý do tại sao cái cửa không mở?”

 “Trong những ngày còn trẻ của tôi, khi anh phá vỡ khỏi trật tự và anh nói sự thật không có con đường dẫn vào, tôi thực sự đã cảm thấy rất hoang mang. Lúc này tôi đang có cùng cảm thấy như thế bởi vì tôi cảm thấy rằng không con đường nào sẽ dẫn đến nó,” Achyut than vãn.

 “Chúng ta đã bắt đầu bằng cách hỏi liệu những giáo viên của Rishi Valley, Rajghat, có thể chuyển tải cùng những học sinh và giúp đỡ các em thức dậy. Narayan nói bạn ấy sẽ bàn luận cùng các em, nói chuyện cùng các em trong những nhóm nhỏ. Nếu cần thiết, bạn ấy sẽ ngồi yên lặng cùng các em, nhìn ngắm những con chim, nhạy cảm. Nhưng tôi thấy nó không sáng tạo hương thơm này. Hãy thấy việc gì những thầy tu và những con người khác đã thực hiện để nắm bắt sự thông minh lạ thường này, và họ đã không nhận được nó. Vì vậy, tại sao chúng ta lại phải thử nghiệm nó? Vì vậy, tôi phủ nhận tất cả những việc mà con người đã cố gắng thực hiện, để nắm bắt cái này. Thế là cái trí của tôi, bộ não của tôi, được tự do khỏi sự thử nghiệm.” Krishnaji đang mở toang những cửa sổ của cái trí anh. “Tôi nghĩ đó là manh mối. Suốt những năm tháng trong những cánh rừng, những người này đã thử nghiệm, nhưng họ không nắm bắt được nó. Tại sao tôi phải trải qua tất cả nó?”

 “Điều gì anh đang nói là, cái trí phải ở trong một trạng thái của không-phương hướng mà nó chuyển động theo, không-tìm hiểu mà suy nghĩ theo đuổi,” tôi nói.

 “Trong trạng thái đó, thấy bộ não là gì. Nó không còn ở trong một trạng thái của thử nghiệm hay tìm hiểu.” Anh đang nói, nhưng không có chuyển động ra khỏi chiều sâu và đam mê của nhận biết. “Con người đã tìm hiểu và tất cả họ đều đã thất bại. Họ đã thử nhậu nhẹt, đã thử ái ân, đã thử thuốc men. Tôi thấy tất cả việc đó. Tại sao tôi phải trải qua tất cả việc đó? Thế là tôi thấy và tôi phủ nhận. Nó không là sự phủ nhận mù quáng. Sự phủ nhận có sự lý luận, hợp lý lạ thường đằng sau nó. Đúng chứ? Và thế là cái trí của tôi, bộ não, hoàn toàn chín chắn. Bạn theo sát điều gì tôi đang nói? Bạn trong trạng thái đó? Làm ơn trả lời tôi. Đây là một thách thức. Bạn phải trả lời. Liệu bạn vẫn còn đang thử nghiệm?” Anh ngừng lại.

 “Trong sự phủ nhận này, tôi gồm cả Theosophical Society cùng những thứ bậc của nó, cùng những Bậc Thầy của nó. Tôi gồm cả tất cả việc đó.

 “Liệu sự phủ nhận tổng thể đó là cốt lõi để giúp đỡ cậu trai, em học sinh thấy và thoát khỏi nó? Vậy là, bộ não tuyệt đối kiên định, bởi vì nó không đang nhìn trong bất kỳ phương hướng nào. Nó đã phủi bỏ hoàn toàn tất cả mọi phương hướng. Bạn nói gì đây, Narayan? Bạn là học sinh của tôi ở Rishi Valley.”

 “Không sức mạnh của thân thể và cái trí chen vào,” Narayan nói.

 Krishnaji nói, ‘Tôi đã tám mươi lăm tuổi và tôi nói, bạn phải phủ nhận. Trong hàng thế kỷ con người đã nói anh ấy phải kiểm soát thân thể của anh ấy, phải thấy rằng nó không can thiệp. Liệu bạn có thể phủ nhận tất cả việc đó? Nếu bạn không thể phủ nhận như thế, tôi nói với bạn, tại sao bạn không thể phủ nhận?”

 “Anh đang quay lại hiểu biết, bàn luận, vân vân?” Narayan đang lẩn tránh, không thể đối diện sự phủ nhận tuyệt đối. Krishnaji nói, “Đó là một nhỏ nhen. Quan tâm của tôi là thấy rằng em học sinh không trải qua tất cả đấu tranh này. Rằng cái trí đã chín chắn, sinh động. Liệu tôi có thể làm việc này cùng mười em trai hay em gái? Vậy là bạn đang sáng tạo một nhóm em trai và em gái hoàn toàn khác biệt.”

 “Làm thế nào người ta gặp gỡ tất cả những vấn đề của tuổi trưởng thành?” Narayan lại đang cố gắng chuyển động thoát khỏi.

 Krishnaji nói, “Một cậu bé ở cùng chúng ta từ lúc năm tuổi và bỗng nhiên thay đổi khi cậu bé mười ba tuổi hay như thế. Tôi muốn ngăn ngừa việc đó. Tôi sẽ tìm ra việc gì xảy ra. Tôi muốn ngăn ngừa sự tầm thường.”

 “Không người giáo dục nào đã thực hiện việc này,” Narayan bình phẩm.

 Krishnaji nói, ‘Tôi sẽ phủ nhận tất cả những người giáo dục. Tôi muốn tìm ra. Liệu nó là tuổi dậy thì, giới tính? Liệu nó là một ý thức của tuổi trưởng thành mà làm cho em ấy tầm thường? Bạn có thể thấy sự thay đổi tại thời kỳ đó thuộc sống của em ấy. Tôi muốn ngăn ngừa nó. Tôi nghĩ bạn có thể ngăn ngừa nó. Chắc chắn bạn có thể thấy rằng thuộc thân thể em ấy trưởng thành rất, rất chầm chậm.”

 “Điều đó có nghĩa gì?” Rajesh hỏi.

 “Bạn không biết nó có nghĩa gì hay sao? Tại sao một cậu trai hay một cô gái, đến một tuổi tác nào đó, có một ý thức của nhẹ nhàng và sau đó trở thành tầm thường? Liệu có phải do bởi cơ quan thân thể liên quan đến sự sinh sản? Liệu có phải do thế mà sinh ra sự thay đổi? Nếu là như thế, liệu việc đó có thể xảy ra muộn hơn trong sống? Narayan, tôi xin lỗi đã phải ức hiếp bạn. Nhưng liệu bạn có thể phủ nhận tất cả mọi điều bạn biết?”

 “Tôi sẽ vẫn học hành.”

 Krishnaji nói, “Học hành. Nhưng bạn biết tại khúc cuối của bốn mươi năm, bạn ở nơi bạn là, đúng chứ? Học hành, thực hành kiêng khem, sống độc thân, giữ những lời thề; làm tất cả việc đó, nhưng nó không dẫn bạn đến nơi nào cả. Tại sao tôi phải trải qua tất cả việc đó? Tôi là bộ phận của con người mà đã thực hiện tất cả việc đó.”

 “Thưa anh, tôi cảm thấy rằng tất cả những việc này đều có những ảnh hưởng giới hạn. Chúng sẽ không dẫn tôi đến cái đó. Tôi sử dụng những phương pháp luyện tập, vân vân, nhưng chúng không dẫn đến cái đó.” Achyut bình phẩm. Anh ấy tiếp tục, “Ông chăm sóc thân thể của ông rất kỹ càng. Có một cân bằng. Qua sự phủ nhận tôi hiểu rõ rằng có sự tiêu cực, nhưng tất cả việc đó có một vị trí. Có sự chuyên cần vô hạn.”

 Achyut đang gắng sức trả lại năng lương bị dồn vào. Nhưng Krishnaji bất động. “Sự chuyên cần đó không hiện diện qua tất cả việc này. Bộ não của tôi là bộ não của nhân loại. Tôi tuyệt đối chắc chắn về điều đó. Vì vậy, là bộ não của nhân loại, bộ não của tôi đã thực hiện tất cả việc này. Tôi không phải trải qua tất cả nó. Bạn biết điều đó có nghĩa gì?”

 Kinh Vedas nói về người thầy vĩ đại thâu nhận môn đồ của ông ta trong chính ông ta, như một phôi thai. Suốt ba đêm giam giữ môn đồ trong sự tối tăm của phía bên trong, những vị thần đã tụ tập để chứng kiến sự sinh nở. Trong một ý nghĩa nào đó Krishnaji đang làm việc đó với chúng tôi, đang thu hút gần lại những người ngồi quanh anh, đang khiến cho những cái trí của họ hiệp thông cùng cái trí của anh, tất cả phân chia đang kết thúc. Krishnaji nói, “Tôi nghĩ chúng ta đang nhẹ nhàng mở cánh cửa. Bạn thấy chúng ta đang làm gì? Chuyển động. Từ trước đến nay chương này đã không được học hành. K đã không thử nghiệm tất cả những bài tập này. Tại sao anh ấy phải?”

 “Ông có được những nhận biết của ông từ đâu?” Narayan hỏi.

 Krishnaji trả lời, “Bằng cách không làm tất cả việc này.”

 “Bằng cách không làm, liệu tôi sẽ có được nó?” Narayan hỏi.

 Tiếng nói của Krishnaji phát ra từ chiều sâu, nó được giữ trong không-thời gian. “Không. Chính bộ não nói rằng nó già nua quá, và bộ não đó nói nó sẽ không ở cùng sự hiểu biết. Liệu bạn thấy việc gì xảy đến cho bộ não này? Nó giống như một tảng đá bất động. Nó là kiên định, mà không có nghĩa rằng nó bị trì trệ. Nó sẽ không ngủ quên. Liệu bạn thấy điều gì xảy đến cho một bộ não mà nói, ‘Tôi là nhân loại, và việc gì nhân loại đã làm, tôi đã làm’? Và tôi thấy rằng nó không sáng tạo ân lành, và vì vậy tất cả mọi việc đã được làm, đều không có ý nghĩa.” Có một ngừng lại lâu. Krishnaji hỏi, “Liệu có một manh mối trong tất cả việc này? Thấy điều gì đã xảy đến cho bộ não. Nó đã chuyển động khỏi vòng tròn của nó. Hãy làm nó ngay lúc này. Chuyển động khỏi vòng tròn đó mà con người đã đan dệt quanh chính anh ấy.

 “Lúc này, liệu bạn có thể làm việc này cho em học sinh? Liệu bạn sẽ sáng tạo cái gì đó, một ngôi trường mà trước kia chưa bao giờ tồn tại?”

 Vài ngày sau, Krishnaji đưa tôi vào phòng của anh và nói với tôi, “Tôi đã muốn kể cho bạn điều gì đó. Tại Rishi Valley một sự việc lạ lùng đã xảy ra. Một đêm tôi thức dậy đang cảm thấy toàn vũ trụ hội tụ vào tôi. Một đang đi vào của mọi thứ và đang đi mỗi lúc một sâu thẳm thêm vào một chiều sâu không kết thúc.” Mặt của anh nghiêm túc lạ thường khi anh nói, rực rỡ bởi ánh sáng.

 

_________________________________________________

 

CHƯƠNG 35

“Người ta đã chạm vào cái nguồn năng lượng của tất cả mọi sự vật.”

 

T

ừ khoảnh khắc Krishnaji đến Bombay, anh bừng bừng và chuyển tải sự mãnh liệt của anh. Không ngừng nghỉ trong nghi vấn của anh, một buổi sáng tại bàn ăn, anh hỏi, “Liệu bộ não, mà là ký ức, có thể hoàn toàn được tự do khỏi ký ức? Liệu trong bộ não có một khả năng có thể hoàn toàn tự-thay đổi chính nó? Điều gì xảy ra khi bạn nghe một câu hỏi thuộc bản chất này?” Anh yên lặng một lúc, và những cái trí của chúng tôi cũng trở nên yên lặng.

 “Liệu cái trí của con người đang thoái hóa bởi vì nó là một thiên niên kỷ của truyền thống và ký ức?” Có một yên lặng mãnh liệt và một lùi dần vào những chiều sâu vô hạn của ý thức của Krishnaji, và chính từ chiều sâu này anh thốt lên. “Liệu có một khả năng trong bộ não mà có thể thay đổi bản chất và cấu trúc của bộ não để cho nó tự làm tự do chính nó khỏi quá khứ, để cho nó sinh động và mới mẻ?

 “Từ Rishi Valley – và tôi không đang nói điều này trong bất kỳ ý thức cá nhân nào và không đang phóng đại – mỗi đêm bộ não đã và đang ‘phá vỡ’ và đang thâm nhập cái gì đó vô hạn. Tôi đã và đang nhìn việc này, như thể tôi đang nhìn một giải phẫu trên người nào khác.”

 Nhận biết được sự mãnh liệt đọng lại trong Krishnaji, tôi hỏi liệu anh sẽ nói ra những suy nghĩ mà anh có. Anh đồng ý. Việc này xảy ra tại Sterling Aparments, Bombay, gần đến cuối tháng giêng năm 1980.

 “Bốn tháng vừa qua hay gần gần như thế, đã có một hoạt động đang diễn ra, như thể bộ não đang được rửa sạch – một tiệt trùng đang xảy ra – và tôi không hiểu nó ra sao. Mới đây, khi tôi ở Rishi Valley, một việc đặc biệt đã xảy ra. Suốt nhiều đêm, người ta thực sự hiệp thông cùng cái nguồn năng lượng của tất cả mọi sự vật. Nó là một cảm giác lạ thường; không phải từ cái trí hay bộ não, nhưng từ chính cái nguồn. Và việc đó đã và đang xảy ra, ở Madras và ở đây. Nó như thể người ta hoàn toàn bị cô lập – nếu người ta có thể sử dụng từ ngữ đó mà không có ý nghĩa của thối lui. Có một ý thức của không-gì-cả đang hiện diện ngoại trừ ‘cái đó.’ Cái nguồn hay cảm thấy đó là một trạng thái trong đó cái trí, bộ não, không còn vận hành nữa – chỉ cái nguồn đó đang vận hành. Việc này nghe ra có vẻ điên khùng hay kỳ cục, nhưng không phải vậy. Tôi tự nhủ với mình rằng tôi phải quan sát thật cẩn thận để xem thử liệu tôi đang tự dối gạt mình hay bị trói buộc trong ảo tưởng, một khao khát cho cái đó bắt đầu và sự khao khát mong muốn gia tăng nó, thay đổi nó. Tôi đã và đang theo dõi rất chặt chẽ để thấy rằng sự khao khát đó không len lỏi vào nó. Bởi vì khoảnh khắc khao khát len vào, nó trở thành một hồi tưởngnăng lượng không còn nữa, cái khởi nguồn không còn nữa. Vì vậy tôi cực kỳ cẩn thận để thấy rằng cái đó vẫn còn tinh thiết. Từ ngữ tinh khiết có nghĩa trong sạch, không thoái hóa, không ô uế. Nó giống như nước tinh khiết, nước được chưng cất, một con suối núi không bao giờ bị tiếp xúc bởi cái trí hay bàn tay của con người.

 “Tôi đã rất cẩn thận về điều này. Mới đây tôi đã phát hiện rằng bộ não đang mất – tôi phải rất cẩn thận rằng tôi diễn tả nó như thế nào – đang mất đi ý muốn riêng của nó, hoạt động riêng của nó. Chỉ lắng nghe trong một phút. Tôi không hiểu liệu nó là thông thường đối với số phận của con người, rằng qua vô số năm mà tôi có thể nhớ lại được, tôi đã từng dạo bộ suốt ba hay bốn tiếng đồng hồ và không có một suy nghĩ nào trong thời gian đó. Đây không là một sáng chế, đây không là một sản phẩm ao ước. Và ‘cái đó’ đã và đang diễn ra, khi tôi dạo bộ nó luôn luôn hiện diện ở đó.

 “Cái trí, bộ não, quá quen thuộc với sự hồi tưởng, với trải nghiệm, hiểu biết, ký ức. Nó phải tìm ra sự an bình riêng của nó…đến độ cái nguồn gốc, khởi đầu không được can thiệp. Những từ ngữ trong kinh Bible và những quyển sách tôn giáo khác của phương Đông là rằng, sự khởi đầu là hỗn độn và từ hỗn độn đó trật tự hiện diện. Tôi nghĩ, nó là cách ngược lại. Tôi có lẽ sai lầm, nhưng sự khởi đầu là trật tự. Con người đã tạo ra hỗn độn. Bởi vì sáng tạo không thể là hỗn loạn. Hỗn độn có nghĩa vô trật tự, và kinh Genesis nói có hỗn độn, tối tăm; từ hỗn độn đó Thượng đế sáng tạo trật tự. Tôi cam đoan rằng đó không là như thế. Đã phải có trật tự tuyệt đối; những động đất, những dịch chuyển, những phun núi lửa, tất cả đều là trật tự. Tôi nghĩ chúng ta đã mất đi ý thức của trật tự ân lành, khởi đầu, trọn vẹn, tuyệt đối đó. Chúng ta đã mất nó, và sự tối tăm của hỗn độn đã bị tạo ra bởi con người.

 “Không phải rằng khởi đầu là hỗn độn. Điều đó không thể xảy ra được. Thậm chí nếu có Thượng đế – tôi đang sử dụng từ ngữ Thượng đế trong ý nghĩa thông thường của nó – và ngài đã sáng tạo sự hỗn độn khởi đầu, và từ đó đã sáng tạo trật tự, khởi đầu đã phải là trật tự. Nó không thể là vô trật tự và từ đó sáng tạo trật tự. Khởi đầu phải là trật tự. Và con người đã gọi nó là hỗn độn và từ đó con người đã tạo ra vô trật tự khủng khiếp.

 “Bây giờ anh ấy tìm kiếm để quay lại khởi đầu đó, trật tự đó. Trạng thái đó phải là cái gì đó của ân lành vô cùng, một trạng thái vô hạn, không thời gian, không ô uế, ngược lại nó không là trật tự.

 “Vậy là liệu con người có thể quay lại cái đó?

 “Nó không bao giờ có thể được trải nghiệm. Bởi vì trải nghiệm hàm ý công nhận, hồi tưởng. Nó không là một sự việc mà bạn có thể trải qua như ‘Tôi nhớ.’ ‘Cái này’ ở phía bên ngoài lãnh vực của tất cả trải nghiệm, phía bên ngoài của tất cả hiểu biết, tuyệt đối vượt khỏi tất cả nỗ lực của con người.

 “Nhưng con người bị bỏ lại cùng những giác quan của anh ấy, và những ham muốn của anh ấy và sự tích lũy vô bờ bến của hiểu biết bị thâu gom trong bộ não.

 “Vì vậy câu hỏi là, liệu người ta có thể xóa sạch sự tích lũy vô bờ bến của một triệu năm?

 “Tôi nghĩ nó có thể được khi tất cả những giác quan hoàn toàn thức dậyhoàn hảo. Vậy thì, không có trung tâm từ đó một trải nghiệm có thể xảy ra. Chừng nào còn có một trung tâm, phải có trải nghiệm và hiểu biết. Khi không có trung tâm, có một trạng thái của không-trải nghiệm, một trạng thái của quan sát, khi tất cả những giác quan đều được thức dậy cao độ và đang vận hành, nhạy cảm hoàn hảo, vậy thì trong trạng thái đó, không có trung tâm như ‘cái tôi’ bị dính dáng. Chính là trung tâm như ‘cái tôi’ mới tạo ra sự ham muốn. Trạng thái này, trung tâm này, không thể đạt đến trạng thái đó – khởi đầu.

 “Con người không thể tham vọng hay hy sinh hay kỷ luật để đạt đến bất kỳ nơi nào gần nó. Thế là anh ấy sẽ làm gì? Hiểu rõ sự ham muốn là điều rất quan trọng. Nếu nó không được hoàn toàn hiểu rõ, sự tinh tế của ham muốn là vô hạn và vì vậy nó có những triển vọng vô hạn, lạ lùng của ảo tưởng.

 “Ham muốn, ý muốn, thời gian, phải chấm dứt hoàn toàn. Đó là, cái trí, bộ não, phải tuyệt đối tinh khiết – không phải tinh khiết như không tình dục, không những suy nghĩ xấu xa – nhưng bộ não phải tuyệt đối trống không khỏi sự hiểu biết. Một trạng thái nơi đó sự suy nghĩ không bao giờ có thể nảy ra – nếu không cần thiết. Để cho sự suy nghĩtrách nhiệm riêng của nó, để cho nó chỉ có thể hành động trong những phương hướng nào đó.

 “Một bộ não được tự do khỏi tất cả trải nghiệm, và do đó hiểu biết, không ở trong lãnh vực của thời gian, thế là đã đến được khởi đầu của tất cả những sự vật. Bạn không thể giải thích tất cả điều này cho con người. Nhưng họ phải lắng nghe nó – bạn theo kịp chứ?”

 “Anh đã nói những giác quan không xấu xa – nhưng những giác quan tạo ra hiểu biết?” Achyut hỏi.

 Sunanda thắc mắc, “Sự liên quan giữa trạng thái của cái trí và cái đó là gì?”

 “Cái này không thể đi đến cái đó, cái đó mà không thời gian. Cái trí mà được tự do khỏi tất cả trải nghiệm, một cái trí mà không bao giờ trải nghiệm – giống như một cái thùng chứa, nó có thể thâu nhận cái đó. Nhưng cái này không thể đi đến cái đó.”

 “Sự liên quan giữa cái thùng chứa và ‘cái đó’ là gì?” Sunanda hỏi.

 “Không. Bạn đang nói về gì vậy?” Krishnaji đang ở trong một trạng thái của ngây ngất. “Ham muốn của những giác quanham muốn mà có từ trung tâm phải hoàn toàn được xóa sạch. Không có chuyển động hướng về ‘cái đó’, mà có nghĩa một kết thúc của thời gian. Bất kỳ chuyển động nào trong bất kỳ phương hướng nào đều là thời gian. Con người đã thực hiện sự đấu tranh mãnh liệt để đến được cái đó. Nó không thể xảy ra được. Sự ham muốn quá tinh tế và thế là vật sáng chế của ảo tưởng, phải chấm dứt. Bộ não phải được tự do khỏi ham muốn. Không thể có khuôn mẫu, không-phương hướng, không-ý muốn, không-ham muốn.”

 Chúng tôi đã chạm vào cái gì đó, và tôi nói, “Đó là sáng tạo. Không có ‘đã là’ trong cái đó. Chỉ có khởi đầu. Chỉ có trạng thái của khởi đầu.”

 “A, chờ đã – hãy quan sátcẩn thận. Luôn luôn có trạng thái của khởi đầu, theo dõi nó, theo dõi nó, Pupulji, ở lại đó. Khi bạn nói điều này, nó có nghĩa gì với những người lắng nghe bạn?” Cái trí của Krishnaji đang cảm giác chung quanh.

 “Những hàm ý của điều này là gì? Kết thúc luôn luôn là khởi đầu? Đúng? Nó có nghĩa gì?” Asit hỏi.

 “Nó có nghĩa sự kết thúc của quyến luyến. Đó là khởi đầu. Hãy quan sát, thưa bạn, kèm theo sự kết thúc của một vấn đề, cái trí được trống không. Không-vấn đề, toàn bộ, là không-trải nghiệm. Nhưng tôi là một con người bình thường. Tôi có đủ mọi loại sợ hãi, ham muốn, tôi vác nó theo suốt sống của tôi và tôi không bao giờ hỏi – liệu tôi có thể kết thúc một điều? Quyến luyến, ganh tị.”

 “Cái trí vẫn còn nhồi nhét đầy suy nghĩ,” Asit nói.

 “Cái trí đầy suy nghĩ bởi vì những giác quan không đang nở hoa trọn vẹn. Những giác quan tạo ra suy nghĩ. Những giác quan tạo ra trải nghiệm, mà là hiểu biết, ký ức – suy nghĩ. Khi những giác quan đang nở hoa trọn vẹn, điều gì xảy ra? Không có trung tâm như ham muốn,” Krishnaji nói.

 “Những hàm ý của cái đó trong sống hàng ngày của tôi là gì?” Asit dò dẫm.

 Krishnaji trả lời, “Trong sống hàng ngày của bạn, quan tâm chính của bạn là liệu những giác quan có thể nở hoa. Tất cả những giác quan của bạn, không chỉ là tình dục, không chỉ là thị lực, không chỉ là nghe bằng tai. Liệu bạn có thể nhìn ngắm một người con gái, bằng tất cả những giác quan của bạn? Vậy là bạn mất trung tâm; trải nghiệm không hiện diện. Đúng chứ?”

 “Cái gì ngăn cản sự nở hoa của những giác quan?” Asit lại hỏi.

 “Không có gì ngăn cản. Chúng ta không bao giờ thả cho những giác quan nở hoa. Chúng ta đã vận hành cùng suy nghĩ như phương tiện trung gian của hành động. Nhưng chúng ta đã không tìm hiểu một cách sâu sắc nguồn gốc của suy nghĩ. Nếu tôi không có những giác quan, tôi sẽ là một miếng đá, cùng những rung động, hay một đống thịt. Nhưng khoảnh khắc những giác quan bắt đầu, sự ham muốn, nhục dục hiện diện – tôi bắt đầu chuyển động trong một khe rãnh chật hẹp. Bạn phải thâm nhập thật thăm thẳm vào ‘cái đó’ để cho tất cả những giác quan đều đang vận hành. Truyền thống chối từ những giác quanvì vậy luôn luôn có…”

 Asit ngắt lời, “Liệu tôi được phép hỏi, sự liên quan giữa một tảng đá không-những giác quan, với tất cả những giác quan đang vận hành, là gì? Những tảng đá không có những giác quan.”

 “Tôi không chắc chắn rằng những tảng đá không có những giác quanvật chất chỉ là bộ máy của năng lượng,” Krishnaji nói.

 “Liệu nó là nghi vấn về sự thâm nhập của năng lượng vô hạn này? Một nghi vấn về số lượng năng lượng mà có thể thâm nhập vào đá, hay những giác quan mà được thức dậy nửa chừng hay được thức dậy trọn vẹn? Liệu năng lượng vô hạn đó luôn luôn hiện diện ở đó để thâm nhập? Liệu do bởi số lượng năng lượng mà có thể được thâu nhận mới tạo ra sự khác biệt?” Asit hỏi.

 “Quan tâm của tôi là tìm ra, liệu những giác quan của tôi có thể nở hoa bởi vì từ đó mọi thứ nảy sinh,” Krishnaji nói.

 Asit đẩy vào sâu thêm, “Liệu những giác quan trở thành đờ đẫn bởi vì không-chú ý?”

 “Bạn không nhận biết những giác quan. Bạn là những giác quan. Tất cả những liên tưởng đã được củng cố trở thành quan trọng nhất. Liệu tình yêu là một chuyển động của những giác quan?” Krishnaji hỏi.

 “Liệu sự chú ý đánh thức những giác quan?” Asit hỏi.

 “Sự chú ý có nghĩa ân cần, trách nhiệm, thương yêu, không động cơ.” Krishnaji nói rõ.

 “Vậy là sống hàng ngày,” Asit nói.

 “Khi những vấn đề nảy sinh – tổng thể của những giác quan không đang vận hành. Khi những giác quan được thức dậy và không có trung tâm, có một khởi đầu và một kết thúc.

 “Những vấn đề thuộc tâm lý không tồn tại trong trạng thái của không-trung tâm. Đừng nói ‘Tôi phải nhận biết’; vậy thì bạn bị mất hút. Ngày hôm qua, khi chúng ta đang dạo bộ, bạn đang kể cho tôi về máy tính. Bộ não đang lắng nghe, nó không ghi lại. Có một nhận biết của một đang trào ra, cái gì đó đang trút xuống bộ não. Khi việc gì đó đang xảy ra thực sự, không có cảm giác; khi có sợ hãi thực sự, không có cảm giác. Sự sợ hãi nảy sinh một giây sau. Khoảnh khắc bạn không đang hiểu rõ, có sự sợ hãi,” Krishnaji nói.

 “Phải có cái gì đó trong trạng thái đó.” Asit khăng khăng.

 “Cái này không thể được trả lời.” Krishnaji nói.

 “Liệu có một mới mẻ lại hoàn toàn?” Asit hỏi.

 “Một mới mẻ lại của bộ não? Vâng, những tế bào não được lau sạch. Chúng không mang ký ức cổ xưa,” Krishnaji nói.

 “Bộ não của anh không mang bất kỳ ký ức cổ xưa nào? Hàng triệu năm được xóa sạch?” Tôi hỏi.

 “Ngược lại, chỉ có sự tối tăm,” Krishnaji nói.

 Những ngày sau đó, khi chúng tôi ngồi tại bàn ăn sáng, tôi hỏi liệu Krishnaji đang chỉ đến một sử dụng mới mẻ của những giác quan. Khi những giác quan đang nở hoa trọn vẹn, trong một trạng thái của tự phát, trung tâm kết thúc. Tôi hỏi anh liệu trong trạng thái này, sự thúc đẩy của ý thức ‘cái tôi’, mà đưa phương hướng cho cái trí, tan biến? Trạng thái tổng thể này của sự thông minh thuộc giác quan phủ nhận ranh giới phân chia của phía bên ngoài và phía bên trong, ngày hôm qua và ngày mai.

 “Thấy nó, Pupulji, thấy nó,” Krishnaji nói. “Chỉ có đang là và đang khởi đầu.”

 Trong những ngày tiếp theo, Krishnaji lặp đi lặp lại nói về cái đó mà nằm vượt khỏi chính sự sáng tạo. Anh nói, “Trật tự là khởi đầu, cái nguồn của một năng lượng mà không bao giờ có thể tiêu hao. Muốn thâm nhập nó phải có một tìm hiểu về những giác quan và sự ham muốn. Ân lành của trật tự đó hiện diện khi cái trí không còn một ham muốn nào và những giác quan đang vận hành một cách trọn vẹn, toàn bộ.” Tôi hỏi Krishnaji, liệu anh đang nói tại cốt lõi giống hệt như anh đã nói trong những năm trước, nhưng chỉ sử dụng những từ ngữ mới; hay những thấu triệt này hoàn toàn khác hẳn? Anh trả lời, “Cái này hoàn toàn khác hẳn.”

 Tôi quan sát từ Rishi Valley và Madras rằng, khi anh nói về hạt giống, bộ não già thiên niên kỷ của con người, sự khởi đầu, sự sáng tạo, mặt của anh thay đổi.

 

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 36

“Nghi ngờ như Bản thể của Sự thâm nhập

 tôn giáo.”

 

T

rên đường từ London đến Colombo vào ngày 1 tháng mười một năm 1980, Krishnaji được theo cùng bởi Mary Zimbalist đến Madras. Hành lý của họ bị chuyển sai lộ trình, và Mary chỉ có một xách tay bạn ấy mang theo. Krishnaji quan tâmlo lắng cho Mary, thân thể yếu ớt của anh có vẻ bị khích động. Chiều hôm đó anh không ra bãi biển, nhưng dạo bộ trên con đường vòng quanh Vasant Vihar.

 Sáng hôm sau một bàn luận quan trọng diễn ra tại bàn ăn, mà tiết lộ những thấu triệt vào sự nghi ngờ không ngớt của anh. Hôm đó câu hỏi của anh là liệu cái trí Ấn độ đang thoái hóa. Achyut kể về một gặp gỡ giữa Krishnaji và Jawaharlal Nehru và Acharya Kripalani năm 1931 mà ông có mặt. Achyut nói, “Nehru và Kripalani[1] cảm thấy rằng Ấn độ nhất thiết phải được tự do thuộc chính trị trước khi một tái sinh trong cái trí Ấn độ có thể xảy ra.” Krishnaji đã trả lời rằng nếu họ lơ là sự tái sinh phía bên trong trong sự đấu tranh giành Độc lập, Ấn độ sẽ mất phương hướng. Nehru còn trẻ tuổi; cái trí chú ý và nhạy bén của ông ấy hiểu rõ sự quan trọng của tái sinh, nhưng cảm thấy rằng sự tự do thuộc chính trị phải hiện diện, cho cái trí Ấn độ nở hoa; để có không gian trong đó nó có thể thâm nhập. Tại thời điểm đó Achyut đã đồng ý với Nehru.

 Nhưng trả lời của Krishnaji với Nehru là rằng Ấn độ đã tượng trưng cho tinh thần tôn giáo suốt lịch sử. “Phật giáo truyền bá từ Ấn độ sang Trung quốc, Nhật bản, toàn phương Đông và vùng Viễn đông. Sự liên quan của hạt nhân tôn giáo đó của Ấn độ với thế giới hôm nay là gì?” Anh đã hỏi Jawaharlal Nehru.

 Achyut đang diễn tả bằng sự cảm xúc vô cùng. Krishnaji yên lặng lắng nghe điều gì Achyut nói, sau đó hướng về chúng tôi và hỏi, “Hạt nhân còn tươi tốt không? Thế giới phương Tây, thế giới Thiên chúa giáo, có một hạt nhân tôn giáo mà dựa trên sự trung thành. Ở Ấn độ tại tâm điểm của tôn giáo là sự phủ nhận mọi thứ ngoại trừ ‘cái đó’. Lúc này, liệu hạt nhân, hạt giống tôn giáo đó, đang biến mất? Nếu nó còn tồn tại, phản ứng của nó với phương Tây và những giá trị của nó là gì?”

 Krishnaji nói với Achyut, “Bạn nói quốc gia này có một mảnh đất khác hẳn. Những người cổ xưa đã sử dụng từ ngữ Tat hay Brahman để diễn tả nó. Trong những thời cổ xưa, tôn giáo không bị đặt nền tảng trên đẳng cấp hay nghi lễ. Sự quan tâm đến hạt nhân đã dẫn tới một cách sống khác hẳn. Lúc này, liệu hạt giống mà đã nằm im lìm trong đất suốt hàng thế kỷ có thể thức dậy?”

 “Chính hạt giống đang thức dậy mới là sự sống, và mới đáp lại – đang nở hoa của hạt giống là sự đáp lại,” tôi nói, sau đó tiếp tục nói về viếng thăm mới đây của tôi đến Varanasi cách đây vài tuần lễ. Tôi đã bàn luận về Krishnaji và lời giảng cùng Pandit Jagannath Upadhyaya. Một học giả Mahayana trong truyền thống Nagarjuna, ông đã tham gia trong những bàn luận cùng Krishnaji. Ông đã nói, “Chúng ta phải hiểu rõ phép biện chứng của Krishnamurti, nhưng hạt nhân của Krishnaji là vẻ đẹp, một tuôn trào tổng thể của Hiện diện.” Tiếp theo ông nói nhiều người bạn của ông, bị đau khổ bởi xu hướng hiện nay của Ấn giáo, đã tìm tới Phật giáo để cân bằng; họ đã thực hiện những đối thoại để tìm hiểu cho chính họ điều gì Buddha sẽ nói nếu lúc này ngài còn sống. Họ hiểu ra rằng điều gì Krishnaji đang nói là điều gì Buddha đã nói.

 Krishnaji kiên nhẫn nghe tôi, nhưng không sẵn sàng chấp nhận điều gì tôi đang nói, “Bạn không đang trả lời câu hỏi của tôi,” anh nói. “Tất cả các bạn là những người Ấn độ, nhận biết văn hóa Ấn độ. Bạn phải trả lời câu hỏi này. Bạn nhận biết việc gì đang xảy ra ở Ấn độ, những đạo sư khác nhau, những nghi lễ, và cũng vậy bạn phải có một cảm thấy về hạt nhân từ đó những sự việc vĩ đại xảy ra. Hạt nhân đó có sự liên quan gì, nếu nó vẫn còn tồn tại, với phương Tây và tôn giáovăn hóa phương Tây mà được đặt nền tảng trên sư trung thành, niềm tin?” Sau đó Krishnaji hỏi, “Nếu không có sự liên quan, vậy thì liệu đó là mấu chốt từ đó một tái sinh mới mẻ có thể nổi lên?”

 “Nếu hạt nhân đó, trung tâm đó, đã biến mất ở Ấn độ, liệu có phải trong biến mất đó, mà phương Tây và phương Đông đang hòa hợp cùng nhau?”

 “Rõ ràng,” anh nói, “từ khởi đầu của thời gian, con người của Ấn độ có cái gì đó mà trung thực, thực sự. Họ có tinh thần tôn giáo sâu thẳm trong ý nghĩa thực sự của từ ngữ. Có những Buddha và những Buddha trước mà đã để lại ảnh hưởng sâu sắc của họ trên mảnh đất của Ấn độ. Thế giới hiện nay của những người chiêm tinh, những đạo sư – việc đó thể hiện rằng chiều sâu của sự việc thực sự đang diễn ra?

 “Trong thế giới Thiên chúa giáo sự nghi ngờ chưa bao giờ đã là bộ phận của tôn giáo. Ở đây sự nghi ngờ, như bộ phận của sự thâm nhập tôn giáo, đã luôn luôn hiện diện. Liệu khả năng nghi ngờ đang bị biến mất? Cái đó đang biến mất và dần dần đang trở thành sự trung thành?

 “Liệu bạn thấy rằng sự nghi ngờ trong sự thâm nhập tôn giáo là một trong những sự việc lạ thường nhất mà tồn tại ở Ấn độ? Thiên chúa giáo được đặt nền tảng trên sự trung thành; sự nghi ngờ, sự hoài nghi, sự chất vấn bị phủ nhận. Chúng được gọi là dị giáo. Ở Ấn độ và ở thế giới Châu á, sự nghi ngờ là một trong những nguyên tắc của sự thâm nhập tôn giáo. Sự nghi ngờ đó đang biến mất, và vì vậy Ấn độ đang gia nhập dòng chảy phương Tây? Hay nếu sự nghi ngờ vẫn còn tồn tại, liệu nó đang bị bóp nghẹt và chúng ta đang mất đi sức sống của nó? Sự nghi ngờ như một tẩy sạch lạ thường.”

 “Sự nghi ngờ đang trở thành một thâm nhập chính thức,” Radha Burnier nói.

 “Tôi đang nói về sự nghi ngờ thực sự, cùng năng lượng vô hạn nằm sau nó. Bạn nói gì đây, Pupulji? Bạn là một pha trộn của cả phương Đông lẫn phương Tây.”[2]

 “Khi anh sử dụng từ ngữ ‘nghi ngờ’ đó, nó là một nghi vấn vô hạn. Nhưng tôi không thể trả lời chất vấn của anh về liệu nó vẫn còn tồn tại hay không,” tôi nói.

 “Theosophical Society hay Amma có chất lượng đó tại khởi đầu. Dr. Besant từ bỏ Thiên chúa giáo, bà từ bỏ người chồng; có sự nghi ngờ, và sau đó bà bị mắc bẫy trong những tổ chức và mất đi sinh lực. Nhưng cái trí Ấn độ, cái trí khởi nguồn, nhấn mạnh vào sự nghi ngờ. Sự nghi ngờ cùng sự rõ ràng của nó, sự nghi ngờ cùng sức sống mãnh liệt của nó xóa sạch cái trí khỏi những ảo tưởng. Liệu Ấn độ đang mất đi sự nghi ngờ đó? Bạn theo kịp chứ? Bởi vì chỉ qua sự nghi ngờ bạn mới đến được Brahman, không phải qua sự chấp nhận của uy quyền,” Krishnaji nói.

 “Đó là điều gì Buddha cũng nói,” Radha nói.

 “Liệu chúng ta đang mất đi sự nghi ngờ đó? Không phải một ít người của chúng ta. Nhưng cái trí Ấn độ. Liệu nó đang mất đi chất lượng đó, tìm kiếm đó cho sự rõ ràng?” Krishnaji đang đẩy sâu nghi vấn.

 Radha đáp lại, “Tôi vẫn nghĩ rằng ở Ấn độ sự nghi ngờ còn tồn tại, nhưng sự nghi ngờ này đã trở thành một truyền thống. Chúng ta thâm nhập trong một ý nghĩa nghiêm túc. Ở Phương Tây, sự nghi ngờ này mang hình thức của sự nghiên cứu thuộc khoa học. Sự nghi ngờnghi vấn mà đã không khẳng định được bởi sự thí nghiệm. Cái trí Ấn độ đã chuyển trong phương hướng của sự nghiên cứu thuộc khoa học.”

 “Truyền thống phương Tây của sự tuân phục cũng đi vào dòng chảy Ấn độ,” Achyut thêm vào.

 “Krishnaji đã mang vào lời giảng của anh một nhân tố mới mẻ: sự nghi ngờ mà không chuyển động đến một đáp án. Khi anh sử dụng từ ngữ ‘nghi ngờ’ bên trong ngữ cảnh Ấn độ, ngay tức khắc sự tìm kiếm nảy sinh từ sự nghi ngờ đó,” tôi nói.

 “ ‘Tôi là gì, tôi là ai?’ Đây là nghi vấn Ấn độ. Đây không là một nghi vấn có một phương hướng,” Achyut bình phẩm.

 “Dĩ nhiên. Nếu bạn có sự nghi ngờ cùng phương hướng, vậy thì nó có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn,” Krishnaji nói.

 “Sự nghi ngờ mà không đang bị theo sau bởi sự tìm kiếm đã không còn hiện diện trong dòng chảy Ấn độ. Trong nghi ngờ của Krishnaji là một bất động tức khắc của cái trí,” tôi nói.

 “Tôi đang đưa ra một nghi vấn thực sự rất nghiêm túc. Tôi muốn tìm ra, liệu ở Ấn độ cái trí đang bị trói buộc và đang bị dẫn dắt bởi làn sóng vật chất. Làn sóng đó đang đe dọa thế giới phương Tây, đang tự phơi bày chính nó qua công nghệ, chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa quốc gia. Cái trí phương Tây đang chuyển động trong phương hướng của phía bên ngoài, và nó thống trị thế giới. Vì vậy liệu Ấn độ đang mất đi cái gì đó mà tồn tại ở đó? Từ điều gì người ta có thể thấy dường như Ấn độ đang mất đi nó.”

 Mary Zimbalist chất vấn, “Anh đang hỏi liệu tinh thần khác lạ mà nằm dưới Ấn độ đang buông xuôi? Làm thế nào người ta nói được điều đó?”

 “Bạn có thể trả lời câu hỏi đó? Bạn có thể cảm thấy, thâm nhập nó? Liệu Pupul hay Achyut có một cảm thấy của điều gì đang xảy ra trong quốc gia này? Liệu bạn có thể sử dụng phía bên ngoài như một tiêu chuẩn và chuyển động vào phía bên trong?” Krishnaji hỏi. “Cái khác lạ luôn luôn hiện diện ở đó. Tôi đang nói điều gì đó rất đơn giản. Ấn độ chuyển động từ một trung tâmtrung tâm đó lan tràn khắp thế giới Châu á qua sự tìm kiếm bên trong, vũ điệu, âm nhạc, và sự diễn tả thuộc văn hóa. Thế giới phương Tây đã tập trung trong niềm tin, mà quá hời hợt. Sự hời hợt đó, chủ nghĩa vật chất đó, liệu điều đó đang chinh phục cái này? Thấy điều này rất quan trọng. Liệu người ta có thể thấy sự biểu lộ phía bên ngoài của chủ nghĩa vật chất này ở Ấn độ, qua hành chánh, công nghệ, khoa học, năng lượng hạt nhân; đang theo đuổi lối sống phương Tây; và thế là liệu hạt giống khởi nguồn, ban sơ của quốc gia này đang dần dần bị phai nhạt? Ấn độ đã tập trung vào một việc. Và vì vậy nó có một ngọn lửa lan tràn khắp thế giới. Hiện nay việc gì đang xảy ra cho hạt nhân Ấn độ?” Nghi vấn đầy đam mê của Krishnaji và ngọn lửa chú ý của anh đang làm bừng bừng những cái trí của chúng tôi.

 “Anh sẽ không nói rằng ở Ấn độ tinh thần đó đã quay về hướng khác, hay sao? Nó đã bị pha trộn. Nó không còn là một sức mạnh. Vì vậy sự khác biệt giữa Ấn độ và phương Tây là gì?” Mary hỏi.

 “Tôi sẽ không nói rằng cánh đồng này đã bị xói mòn trong mười lăm năm qua. Tôi sẽ không nói điều đó,” tôi nói.

 “Tôi hy vọng không. Nhưng tôi sẽ không chấp nhận câu phát biểu của bạn. Tôi đang tìm hiểu nó. Tôi muốn Ấn độ là cái đó. Vì vậy tôi nói tôi hy vọng Ấn độ sẽ không mất đi cái đó. Nếu nó bị mất, nó bị mất. Tôi không muốn Ấn độ mất đi cái đó, bởi vì như thế nó là sự kết thúc của mọi thứ.”

 “Hoặc anh đưa điều gì anh đang nói vào lãnh vực tương đối của thời gianthâm nhập liệu thoạt đầu có nhiều người quan tâm đến hạt nhân, hoặc anh chỉ đưa ra nghi vấn. Liệu ngày nay có những con người đứng vững trong cái này?” Tôi hỏi.

 “Phía bên ngoài của những con người đó mà đã được phơi bày cho Krishnaji ở Ấn độ, liệu có những người mà nhận được cái nguồn của họ, năng lượng của họ từ sự nghi ngờ?” Achyut hỏi.

 “Đã có những lần trong lịch sử của quốc gia này khi năng lượng đã bùng nổ trong những thể hiện quan trọng. Khi anh nói Ấn độ đang thoái hóa, cách đây một trăm năm hay nhiều hơn liệu lúc đó đã có sự nghi ngờ thuộc tôn giáobản chất của nó là gì? Vì vậy đừng đưa ra câu hỏi dựa vào thời gian thẳng. Người ta có thể đưa ra câu hỏi liệu ngày nay có những người bám chặt trong tinh thần này?” Tôi nói.

 “Đã có nhiều nhân tố cũng góp phần cho sự suy tàn của tinh thần này. Phong trào Bhakti cùng sự nhấn mạnh của nó vào niềm tintrung thành, mà tồn tại trong nhiều thế kỷ, có thể được so sánh với Thiên chúa giáo. Rồi thì sự tiếp cận khoa học, hiện đại đã ép buộc tất cả thiên nhiên thành điều kiện thí nghiệm. Tất cả điều này đã cắt đứt cái nguồn tại gốc rễ,” Radha nói.

 “Trong quá khứ đã chỉ có ít người là những người quý tộc của tinh thần mà đứng vững trên những không-hình dạng,” tôi nói.

 “Nhưng những người thông thái đã chi phối văn hóa mà đã bùng nổ,” Achyut nói.

 “Buddha xuất hiện và nói chuyện. Phải mất ba trăm năm trước khi lời giảng được hình thành,” tôi nói.

 “Đừng nói bạn không thể trả lời nghi vấn của tôi.” Krishnaji không buông tha. “Tôi đã thâm nhập nghi vấn này suốt nhiều năm. Lần này khi tôi đi máy bay đến Bombay, lại nữa tôi đang nảy ra nghi vấn đó, liệu phương Tây đang chinh phục phương Đông? Phương Tây có khả năng tổ chức, mang con người lại cùng nhau, nó có công nghệ, truyền thông, vân vân. Nó đã có thể xây dựng những hệ thống đến một mức độ tuyệt vời. Ở đây nó không được đặt nền tảng trên sự tổ chức hay hệ thống. Có những con người mà đứng một mình.”

 “Có một lãnh vực của tốt lành và một lãnh vực của xấu xa. Sự thách thức thực sự là cái gì có thể khiến cho lãnh vực tốt lành đó có uy lực,” tôi nói.

 “Không, tốt lành không thể là uy lực. Tốt lànhtốt lành,” Krishnaji đáp lại.

 “Hãy giả sử rằng trung tâm bị xói mòn. Phản ứng là gì?”

 “Vậy thì chúng ta có thể nói nó kết thúc, chúng ta hãy làm việc gì đó về nó. Nhưng nếu bạn nói nó tồn tại vậy thì chúng ta chỉ tiếp tục,” Krishnaji nói.

 “Nếu tôi thú nhận nó kết thúc?” Tôi hỏi.

 “Vậy thì cái mà có một kết thúc có một khởi đầu mới mẻ. Nếu nó đã kết thúc, vậy là cái gì đó lạ thường đang xảy ra,” Krishnaji nói.

 “Đó là sự khác biệt cơ bản giữa anh và những người khác. Tôi được nuôi dưỡng trong một truyền thống tin tưởng cái nguồn này và mọi người đều suy nghĩ về làm thức dậy tin tưởng này, đều đang nói rằng nó hiện diện. Ông là người duy nhất đang hỏi liệu hạt giống còn tươi tốt hay không,” Achyut nói.

 Tôi thêm vào, “Chừng nào Krishnaji còn ở đó, làm thế nào tôi nói nó bị hư hại?”

 “Tôi cũng không thấy làm thế nào sự nghi ngờ đã hoàn toàn kết thúc và một sự việc mới mẻ đã bắt đầu,” Radha nói.

 “Khi cái gì đó đã kết thúc, một sự việc mới mẻ đang xảy ra,” Krishnaji nói.

 “Anh có thể hỏi, liệu có sự nghi ngờ trong tôi? Tôi có thể trả lời điều đó trực tiếp; nhưng khi anh hỏi tôi liệu hạt giống đó đã bị hư hại, tôi không thể trả lời điều đó.”

 “Tôi sợ rằng nếu sự nghi ngờ đã kết thúcẤn độ, vậy thì nó là một việc khủng khiếp,” Krishnaji nói.

 “Nếu tôi phủ nhận hạt giống tôi đã phủ nhận mọi thứ,” tôi nói.

 “Tôi không đang nói về phủ nhận. Tôi đang đưa ra cho bạn một nghi vấn. Phương Tây rất hùng mạnh bởi khoa học, công nghệ, tổ chức, truyền thông, chiến tranh, tất cả việc đó. Sự hùng mạnh đó đã bóp chết những không-hùng mạnh. Đúng chứ? Liệu hạt nhân của Ấn độ cũng hùng mạnh như thế phía bên trong, đến độ nó có thể đương đầu với sự hùng mạnh của phương Tây và thấy rằng nó chẳng bị mảy may tác động? Bạn thấy điều gì tôi đang nói? Nó không là một vấn đề thuộc địa lý. Tôi đang nói về cái trí Ấn độ mà đã sản sinh ra Upanishads, Buddha. Ấn độ đã là kho lưu trữ của cái gì đó rất, rất vĩ đại. Phương Tây, cùng sự tập trung của nó vào trung thànhchủ nghĩa vật chất của nó, đang hủy diệt vĩ đại đó.”

 “Tôi không thể trả lời câu hỏi của anh,” tôi nói.

 “Bạn phải trả lời. Nó là một thách thức mà bạn phải đương đầu. Nó là một thách thức mà mỗi người Ấn độ phải trả lời,” Krishnaji nói. “Pupulji, điều đó lý thú lắm, cái trí con người đang tự hỏi chính nó nghi vấn này: ‘Liệu có một cái trí mà không thể bị thoái hóa?’ Liệu cái trí đó đang bị hủy diệt bởi phương Tây?

 Tôn giáo ở phương Tây được đặt nền tảng trên sự trung thànhniềm tin cùng tất cả những hàm ý của nó. Bị trói buộc trong sự trung thành hay niềm tin là sự kết thúc của sự nghi ngờ. Sự thâm nhập tôn giáoẤn độ không được đặt nền tảng trên sự trung thành, thế là nó có thể chuyển động trong bất kỳ phương hướng nào. Bởi vì được tự do khỏi phương hướng, có một chuyển động khác hẳn đang diễn ra; đây là bản thể của những Buddha, những trước-Buddha. Liệu bản thể đó đang dần dần bị hủy diệt bởi phương Tây? Hay bản thể đó đang tự-thể hiện chính nó ngay lúc này? Không phải như Buddha hay Maitreya – đây chỉ là những cái tên: nhưng liệu bản thể đó đang tự-thể hiện chính nó?”

 Tôi đáp lại, “Bản thể đó là không thể bị thoái hóa. Vì vậy nó không thể bị ô uế. Ngày nay cái trí Ấn độ bị quy định. Điều duy nhất mà người ta có thể nói là rằng cái trí đó, bởi vì nó đã được hòa hợp với ‘cái khác lạ’ suốt hàng thế kỷ, có lẽ có một thiên về ‘cái khác lạ.’ ”

 “Và thế là có khả năng của sự thay đổi. Tôi nghĩ cái trí này có khả năng lớn lao của sự thay đổi. Điều này không đang phủ nhận phương Tây. Chúng ta không đang nói về phương Tây hay phương Đông như những đối nghịch; chúng ta đang nói về một chất lượng của cái trí không-phương hướng.”

 “Ông muốn nói cái trí bị quy định không liên quan gì với ‘cái đó’?” Radha hỏi.

 “Cái trí bị quy định không liên quan gì với ‘cái đó,’ nhưng ‘cái đó’ có thể có liên quan gì đó với ‘cái này.’ Vì vậy tôi đang hỏi, liệu cái trí của Ấn độ – không phải cái trí của tôi hay cái trí của bạn, nhưng cái trí mà đã tiến hóa qua năm ngàn năm, cái trí của Buddha – liệu cái trí đó có thể bị quy định? Cái trí Ấn độ tìm kiếm ‘cái đó,’ nghi ngờ, chất vấn. Bạn nói, Pupul, đó là dòng chảy chính của cái trí Ấn độ. Liệu chúng ta đang ở trong những dòng nước của sự tìm kiếm đó? Hay chúng ta lại đang trôi nổi trong những từ ngữ, những biểu tượng, những thần thoại, những ý tưởng, những lý thuyết?”

 Chiều ngày 4 tháng mười một, tại bữa ăn tối ở Vasant Vihar, Krishnaji bắt đầu bàn luận sự nhận biếttrạng thái tổng thể. Tôi nói tôi đã và đang gắng sức hiểu rõ một mô hình ba chiều, trong đó một mảnh chứa đựng tổng thể.

 Krishnaji nói trong sự nhận biết tổng thể có tổng thể của nhân loại. Anh nói về một nhận biết của đau khổ, trong đó có sự tự do tổng thể khỏi đau khổ; trong một nhận biết như thế ý thức con người được mới mẻ lại. Sau đó anh tự hỏi mình, “Liệu đó là như thế sao? Trong một nhận biết của đau khổ, liệu có nội dung tổng thể của đau khổ nhân loại?”

 Chúng tôi bắt đầu chất vấn anh, và anh nói, “Nếu bạn thấy chuyển động tổng thể của vui thú – ái ân, giác quan – bạn đã hiểu rõ toàn nội dung của ý thức.”

 “Liệu chúng ta có thể nhận biết thân thể, cái trí như thế?” Achyut hỏi.

 “Liệu có thể có một thâm nhập vào sự chú ý?” Krishnaji hỏi vặn. “Chúng ta đã nói, ‘chú ý.’ Nhưng chúng ta chưa bao giờ thâm nhập vào chú ý! Chú ý là gì?” Một vài người chúng tôi đáp lại, nhưng Krishnaji tiếp tục vặn hỏi.

 “Việc gì xảy ra khi chú ý thâm nhập vào chính nó? Nếu bạn đang chú ý như thế, tất cả những giác quan của bạn hoàn toàn thức dậy. Không chỉ là một giác quan đang chú ý, nhưng tổng thể của tất cả những giác quan. Ngược lại bạn không thể chú ý. Khi có một giác quan mà được tập trung cao độ và những giác quan khác không hiện diện, người ta không thể chú ý. Hoạt động trọn vẹn của những giác quan là một trạng thái của sự chú ý. Hoạt động từng phần của những giác quan dẫn đến sự tập trung. Chú ý không có trung tâm. Chú ý là một trôi chảy từ chính nó, nó đang chuyển động, không bao giờ đứng yên; nó trôi chảy, chuyển động, tiếp diễn. Chú ý nhận được nhiều hơn và nhiều hơn – không phải nhiều hơn trong một ý nghĩa so sánh, nhưng như một con sông đằng sau nó có một khối lượng nước khổng lồ; một khối lượng vô hạn của năng lượng, của chú ý, con sóng này dập lên một con sóng khác dập lên một con sóng khác, mỗi con sóng là một chuyển động khác biệt. Chúng ta không bao giờ thâm nhập việc gì xảy ra vượt khỏi chú ý. Liệu có một tập hợp tổng thể của năng lượng?” Những người khoa học đã nói với anh rằng năng lượngvật chất là một. Sóng vẫn còn là năng lượng, nó không bao giờ có thể đứng yên.

 “Trong thẩm thấu vào một con sóng của sự nhận biết như năng lượng, những sự việc lạ thường xảy ra. Có một ý thức của ngây ngất cao độ; một cảm thấy của không gian vô hạn; một chuyển động mênh mông của màu sắc.” Anh ngừng lại. “Màu sắc là Thượng đế,” anh nói, “không phải những thần thánhchúng ta tôn thờ, nhưng màu sắc của quả đất, bầu trời, màu sắc lạ thường của một bông hoa.”

 Ngần ngừ, Asit hỏi, “Anh sẽ gồm cả mùi vị?”

 “Dĩ nhiên, màu sắc là mùi vị,” Krishnaji nói.

 Anh đang thẩm thấu khi anh nói. “Liệu người ta có thể thấy trọn vẹn cùng tất cả những giác quan? Thấy không phải bằng một mình hai mắt, những bằng cả hai tai; lắng nghe, nếm vị, sờ chạm? Phải có hòa hợp. Cái này chỉ có thể xảy ra khi không-trung tâm, không-chuyển động.”

 “Một ngày nào đó hãy tự-nhìn ngắm,” anh nói cùng chúng tôi. “Nhìn ngắm ánh mặt trời và thấy liệu bạn có thể thấy cùng tất cả những giác quan, hoàn toàn thức dậyhoàn toàn tự do. Nhìn ngắm đó dẫn đến một sự kiện lý thú: Nơi nào có không-hòa hợp, có cái tôi.”

 “Chú ý là sự hòa hợp hoàn toàn. Phải có một khối lượng khủng khiếp của năng lượng được tập hợp qua sự hòa hợp. Nó giống như con sông Ganga. Chú ý là một chuyển động hướng về vĩnh hằng.”

 Chiều hôm đó là một sự kiện lịch sử: Krishnaji lại dạo bộ trên vùng đất của Theosophical Society tại Adyar. Chúng tôi theo cùng anh. Radha Burnier ngồi cùng anh trong xe hơi. Họ được tiếp đón tại cổng bởi phó chủ tịch Theosophical Society. Krishanji được choàng vào vòng hoa hồng. Radha cùng Krishnaji dạo bộ trên con đường dẫn đến bờ biển, qua tòa nhà bộ chỉ huy. Krishnaji đi qua căn phòng cũ của anh; khi quay về, anh đi trên con đường mòn nhỏ dọc theo con sông. Đó là mảnh đất hiền hòa. Cây cối rất đẹp; những con người sống ở đó đang tìm kiếm nơi yên ổn thoát khỏi những lao dịch của thế giới. Quay lại của Krishnaji tạo nên một xúc động vô cùng.

 Trong khi anh ở Madras, mỗi ngày anh đều lái xe qua khuôn viên Theosophical Society đến nhà của Radha, và từ đó anh dạo bộ trên bãi biển. Một chiều tối khi quay về từ dạo bộ, Krishnaji kể về hai người chài lưới – những cậu trai da đen sậm và cao mảnh khảnh. Bằng sự dễ dàng và khéo léo vô cùng họ chuẩn bị đẩy xuống nước chiếc thuyền đôi của họ; hướng đuôi lái ra biển khơi, nhảy vào và đẩy thật mau chiếc thuyền vào biển cả đen kịt không biết được. Krishnaji bị tác động mạnh lắm.

 Sau đó trong năm Krishnaji sẽ đi đến Theosophical Society để dùng bữa trưa cùng Radha Burnier. Trước giờ ăn, bạn ấy đưa Krishnaji đến khu nhà chính nơi Dr. Besant đã có căn phòng của bà và đã sống ở đó. Đầu tiên anh thăm phòng riêng của anh, nhìn ra sông và biển. Anh đứng trước cửa sổ, nhìn chằm chằm thật xa đến tận nơi sông gặp biển. Sau đó anh sẽ nói rằng anh không nhớ nó. Tiếp theo anh đến phòng của Dr. Besant. Thật cẩn thận, anh đứng trước chowki của bà với cái bàn nhỏ xíu của nó, và đi quanh phòng, yên lặng, lắng nghe. Bỗng nhiên, anh ngừng lại trước một bức ảnh lớn của Leadbeater được treo trên tường. “Bức ảnh này không có ở đây trong thời gian tôi ở,” anh nói. Radha trả lời nó đã được đặt ở đó nhiều năm sau. Nhiều phút Krishnaji đứng trước chân dung, nhìn chằm chằm nó; sau đó bỗng nhiên anh dơ tay lên và nói, “An bình, an bình.” Sau đó anh hướng về Radha Burnier và đi ra khỏi phòng.

 

­­­­­­­­­­­­­_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 37

“Bỗng nhiên tôi thấy Khuôn mặt đó.”

 

C

hính phủ Sri Lanka mời Krishnaji là khách danh dự khi anh thực hiện những nói chuyện của anh ở Colombo. Nhiều bạn bè của anh đã tháp tùng đến hòn đảo ngọc bích này. Mary Zimbalist, Nandini, và tôi ở đó cùng Krishnaji tại Auckland House, nhà khách chính thức của chính phủ Sri Lanka. Mọi nỗ lực đã được thực hiện bởi chính phủ Sri Lanka để nghênh đón Krishnaji. Anh được mời dự tiệc trà bởi tổng thống, gặp thủ tướng, và được phỏng vấn nhiều lần bởi báo chí. Những nói chuyện được tham dự bởi vô số người – những thầy tu và những người dân thường, Sinhalese và Tamilian, những bộ trưởng và những thư ký đã tụ họp để nghe con người thông minh.

 Asit Chandmal cũng ở Colombo. Ông ấy đã đến California và đã gặp gỡ những người khoa học và những người công nghệ đang làm việc về những lãnh vực của những khoa học mới. Ông ấy nói với Krishnaji về thời đại điện tử mà con người đang bị cuốn theo; về những khả năng và những kỹ năng kinh ngạc của những máy tính mới và sự tìm kiếm bộ máy thông minh cao cấp.

 Những người khoa học máy tính đang theo đuổi khả năng sáng chế sự thông minh nhân tạo. Họ đang nghiên cứu bộ não con người, thấy nó làm việc như thế nào và liệu nó có thể được tái tạo. Những người khoa học Nhật bản quan tâm rất nhiều. IBM đã bắt đầu nghiên cứu rồi. Krishnaji hăm hở lắng nghe; ngay tức khắc cái trí của anh nhận biết những kích thước và những phương hướng của sự thông minh mới này, điều kỳ diệu của sự thúc đẩy sáng chế của con người, và kèm theo nó những nguy hiểm vô cùng cho sự tồn tại của nhân loại. Vì nhận ra rằng chẳng mấy chốc con người sẽ bị thách thức tại những mức độ chưa từng xảy ra, anh chất vấn Asit không ngớt.

 Sau đó, chúng tôi tổ chức những bàn luận về máy tính và bộ não của con người. K nói, “Bộ não có một khả năng vô hạn. Khả năng vô hạn đó đang bị sử dụng cho những mục đích vật chất.” Bằng sự rõ ràng vô cùng anh thấy rằng với khả năng sáng chế, trong một thời gian ngắn những năng lực nào đó của bộ não sẽ được đảm đương bởi máy móc.

 “Không còn vận hành nữa, liệu những năng lực này sẽ tàn tạ hay biến mất?” Anh hỏi, “Liệu bộ não sẽ từ từ teo lại? Con người phải hoặc thâm nhập phía bên trong, để cho anh ấy có thể sử dụng những công cụ mới này một cách đúng đắn, hoặc sự nhận biết, từ bibản thể của nhân loại như chúng ta biết nó, sẽ biến mất. Chỉ có hai sự chọn lựa rõ ràng: Hoặc chúng ta cam kết vào toàn lãnh vực của giải trí phía bên ngoài, hoặc chúng ta quay vào trong.”

 Krishnaji hừng hực cùng nghi vấn. Anh bàn luận nó cùng chúng tôi ở Colombo và sau đó ở Rishi Valley và Madras. Trên hai năm, vấn đề này của bộ não con người và sự thách thức của máy móc đang đảm đương những tiến hành và những năng lực của bộ não là sự quan tâm chính của Krishnaji.

 Một buổi sáng tôi yêu cầu Krishnaji cho một gặp gỡ, bởi vì tôi cần những đáp án nào đó cho những nghi vấn khó hiểu đối với tôi. Anh đang ở trong một trạng thái lạ thường; có vẻ anh đang ở phía bên ngoài của anh.

 Tôi chất vấn anh về vị trí của anh mà không có thành trì trong sự thật. Tôi nói, “Hầu hết những hệ thống khác của trạng thái thiền định đều bắt buộc sự cần thiết phải có hỗ trợ tại những chặng đường đầu tiên. Anh đã nói lặp đi lặp lại rằng không có những thứ bậc, không có những mức độ. Bước đầu tiên là bước cuối cùng. Nhưng khi tìm hiểu quá khứ theo lịch sử của anh, cũng như trong những nói chuyện thông thường, tôi đã quan sát rằng anh đã trải qua tất cả kriyas, những hành động được biết đến đối với truyền thống tôn giáo. Anh đã tự thí nghiệm với chính anh, anh đã từ chối những giác quan của anh; buộc một miếng băng trên hai mắt của anh trong nhiều ngày để thấy mù lòa có nghĩa ra sao. Anh đã nhịn ăn nhiều ngày, anh đã quan sát sự yên lặng, ‘maun’, trên một năm vào năm 1951. Lý do của anh cho sự yên lặng này là gì?”

 “Có thể đó là để tìm ra liệu tôi có thể giữ yên lặng,” Krishnaji nói.

 “Nó có giúp đỡ gì được không?”

 “Không nhiều lắm,” là đáp lại.

 “Tại sao anh đã thực hiện nó?”

 “Tôi đã làm những việc điên rồ – ăn không pha trộn tinh bột và chất đạm; chỉ ăn rau; sau đó chỉ ăn chất đạm.”

 “Anh đặt sự yên lặng vào cùng loại?” Nandini hỏi.

 “Bạn có ý tôi không nói chuyện với bất kỳ người nào – bạn chắc chắn chứ? Không bao giờ nghiêm túc đâu. Không có ý định thuộc tinh thần đằng sau sự yên lặng đâu.”

 “Trong sự trải nghiệm đã xảy ra ở Ooty, anh vẫn còn thấy những ảo ảnh. Hiện nay anh vẫn còn thấy những ảo ảnh chứ?” Tôi hỏi.

 “Không.” Có vẻ anh không chắc chắn lắm. “Chờ một tí. Thỉnh thoảng tôi có thấy – những chân dung, những hình ảnh? Bạn thấy chắc phải là một việc lạ lùng lắm khi họ phát hiện tôi. Như tôi có thể nhớ được. Bậc thầy K. H. và Buddha luôn luôn hiện diện nơi nào đó trong cái trí của tôi. Lúc trước những hình ảnh của họ thường theo tôi trong một thời gian đáng kể.”

 “Anh đã kể về một khuôn mặt đang ở cùng anh, mà hòa vào khuôn mặt của anh.”

 “Điều đó đúng.”

 “Hôm nay tôi đang hỏi anh, liệu khuôn mặt đó vẫn còn bên anh?”

 “Có, thỉnh thoảng. Tôi phải thâm nhập điều này. Tại sao bạn đặt ra cho tôi tất cả những câu hỏi này?”

 “Tôi muốn viết một câu chuyện chính xác, không chỉ về những sự kiện; từ quan điểm của tôi những sự kiện không quan trọng lắm.”

 “Ngay từ khởi đầu, C. W. L. và Amma đã nói khuôn mặt đó đã được tạo ra trong nhiều cuộc đời. Tôi còn quá nhỏ không hiểu được điều gì họ nói, nhưng chắc chắn khuôn mặt gây ấn tượng họ nhiều lắm. Họ nói đó là khuôn mặt của Maitreya Bodhisattva. Họ cứ thường xuyên lặp lại điều này, nhưng nó chẳng có ý nghĩa nào với tôi cả, tuyệt đối chẳng có ý nghĩa nào cả. Nhiều, nhiều năm sau, sau cái chết của em tôi, và nhiều, nhiều năm sau đó – tôi không thể nói cho bạn thời gian nào, nhưng một buổi sáng bỗng nhiên tôi thấy khuôn mặt đó, một khuôn mặt đẹp đẽ lạ thường, mà lúc trước thường xuyên ở cùng tôi suốt nhiều năm. Sau đó dần dần khuôn mặt đó biến mất. Tất cả nó bắt đầu sau cái chết của người em.”

 “Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề của những ảo ảnh,” tôi nói.

 “Trong nhiều, nhiều năm tôi thực sự không hoàn toàn hiện diện ở đó. Thỉnh thoảng, thậm chí lúc này, tôi không hoàn toàn hiện diện ở đó. Ojai hoàn toàn không dính dáng với C. W. L. Tại Ootacamund nó hoàn toàn không dính dáng với Rajagopal và Rosalind. Sau khi tôi đi khỏi Ojai – sau năm 1947 đến 1948, mọi thứ bắt đầu xảy ra, giống như thấy khuôn mặt lạ thường này. Lúc trước tôi thấy nó hàng ngày – khi đang ngủ, khi đang dạo bộ. Nó không là một ảo ảnh. Nó giống như bức tranh đó, một sự kiện thực sự.”

 “Anh thấy nó thậm chí ngay cả khi anh thức?” Nandini hỏi.

 “Dĩ nhiên, trên những dạo bộ của tôi, nó hiện diện ở đó.”

 “Chúng tôi thấy nó ở Ooty. Một thay đổi lạ lùng đang xảy ra trong khuôn mặt của anh,” tôi nói.

 “Điều đó đúng.”

 “Và anh nói Buddha hiện diện ở đó. Anh nói rằng thỉnh thoảng anh vẫn còn thấy những ảo ảnh.”

 “Có một đêm nào đó ở Madras tôi thức dậy cùng khuôn mặt này.”

 “Vậy là nó vẫn còn ở đó.”

 “Dĩ nhiên.”

 “Tôi muốn nắm chắc được nó,” tôi nói.

 “Vâng. Đó là, nó không là một ảo ảnh. Nó không là cái gì đó được tưởng tượng ra. Tôi đã thử nghiệm nhiều lần. Nó không là cái gì đó mà tôi mong muốn. Tôi không nói, ‘Ôi, khuôn mặt đẹp đẽ làm sao đâu’ – không ao ước để có nó.”

 “Việc gì xảy đến cho anh khi anh có những ảo ảnh này?”

 “Tôi nhìn vào khuôn mặt.”

 “Có bất kỳ việc gì xảy ra cho anh?”

 “Tôi không biết. Nó giống như lau sạch thân thể và khuôn mặt và không khí. Tôi đã thấy khuôn mặt trong bóng tối, trong ánh sáng, trong dạo bộ. Bạn có lẽ nói rằng điều này hoàn toàn điên khùng. Nhưng nó là như thế. Tôi không bao giờ làm bất kỳ việc gì vì bất kỳ lý do tinh thần nào.”

 “Trước khi tiến trình huyền bí xảy ra ở Ojai, trong những lá thư của anh gởi đến Lady Emily, anh nói anh đang thiền định mỗi ngày?” Mary Zimbalist hỏi.

 “Tất cả thiền định đều thuộc quy tắc của Theosophical Society. Tôi thực hiện nó bởi vì tôi được bảo phải thực hiện nó. Nó là bộ phận thuộc niềm tin của Theosophical Society, nhưng nó không có ý nghĩa gì đối với tôi. Tôi làm tất cả nó một cách tự động.”

“Khi anh ‘lớn lên, hồi tỉnh,’ liệu nó là một lóe sáng hay liệu nó là cái gì đó đã chín chắn mà anh không biết?” Tôi hỏi.

“Trong một lóe sáng, một cách tự nhiên. Lúc trước tôi kinh hãi những lời thề, những kiêng khem, những giữ gìn trong trắng, những không được giận dữ. Tôi không bao giờ thề nguyền. Nếu tôi không ưa thích việc gì, chấm dứt. Nếu tôi ưa thích, tôi tiếp tục nó.”

“Khi người ta đọc quyển Notebook Sổ tay và sau đó đọc những nói chuyện của năm 1948, người ta phát giác có một nhảy vọt cơ bản trong những lời giảng. Liệu có một nhảy vọt luôn luôn đang xảy ra?”

“Vâng, nó luôn luôn đang xảy ra, trong bộ não của tôi, phía bên trong. Lần này sau khi đi từ London đến Bombay và kế tiếp Madras, đêm đầu tiên đó ở Madras, tôi cảm thấy bộ não nổ tung; có một chất lượng, ánh sáng, vẻ đẹp lạ thường. Việc này luôn luôn đang xảy ra, nhưng không phải mỗi ngày. Như thế sẽ là một nói láo. Điều gì cần thiết là sự yên lặng…

“Tôi nhận ra rằng những sự việc đều xảy ra khi anh ở một mình. Nó xảy ra khi anh được đoán rằng ‘bị bệnh’ rất nặng năm 1959, ở Srinagar và sau đó ở Bombay. Tôi chưa bao giờ chắc chắn được liệu rằng anh bị một căn bệnh hay việc gì khác. Khi kết thúc bất kỳ bệnh tật trầm trọng nào, anh đều đưa ra những nói chuyện lạ thường.”

“Bệnh tật có lẽ là một tẩy rửa,” Krishnaji nói.

“Tôi biết anh bị bệnh vào hai dịp ở Bombay. Tôi đã có mặt. Có một bầu không khí lạ thường khi anh bị bệnh.”

“Tôi nhớ anh bị bệnh ở Bombay,” Nandini kể. “Anh bị viêm cuống phổi. Chúng tôi phải hủy bỏ những nói chuyện. Anh bị sốt lên đến 103 hay 104 độ F. Bỗng nhiên anh muốn ói mửa. Vì vậy tôi chạy đi lấy một cái chậu. Tôi cầm tay anh. Tôi thấy anh sắp sửa ngất xỉu. Tôi vội gọi lớn tiếng và anh nói, ‘Không, không.’ Giọng nói của anh đã thay đổi. Khuôn mặt của anh đã thay đổi. Cái người ngồi dựng đứng khác hẳn cái người đã bị ngất xỉu. Anh lại khỏi bệnh.

“Anh bảo với tôi không được để thân thể một mình; chỉ ngồi ở đó. Anh nói, ‘Không bao giờ được căng thẳng khi gần tôi; không bao giờ được lo lắng, đừng cho phép quá nhiều người lại gần tôi. Ở Ấn độ họ không bao giờ để một người bệnh ở một mình.’ Anh bảo tôi ngồi yên lặng và sau đó anh nói, ‘Tôi phải nói cho bạn điều này. Bạn biết cách giúp đỡ một người sắp chết? Nếu bạn biết rằng người nào đó sắp sửa chết, giúp đỡ anh ấy yên lặng, giúp đỡ anh ấy quên đi những tích lũy của anh ấy, được tự do khỏi những phiền muộn của anh ấy, khỏi những vấn đề của anh ấy, giúp đỡ anh ấy từ bỏ những quyến luyến của anh ấy, tất cả những sở hữu của anh ấy.’ Anh yên lặng và sau đó anh nói, ‘Nó chỉ là một bước nhảy qua.’ Và khuôn mặt của anh sáng lên. ‘Nếu bạn không thể thực hiện việc đó, bạn là nơi bạn là, bạn vẫn còn ở nơi bạn là.’ ”

_________________________________________________

 

CHƯƠNG 38

“Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ?”

 

V

ào ngày 14 tháng giêng năm 1981, Krishnaji thực hiện một nói chuyện trước công chúng ở Vasant Vihar, Madras. Khi nói về bộ não anh hỏi, “Liệu có thể giữ cho bộ não rất tươi trẻ? Liệu bộ não có thể tự-tươi trẻ lại? Bộ não này mà quá già nua, cùng những khả năng vô hạn của nó; một bộ não mà đã tiến hóa trong thời gian qua những áp lực thuộc kinh tế, xã hội; bộ não mà là một dụng cụ lạ thường, mà kiểm soát tất cả suy nghĩ, tất cả những hoạt động, tất cả vận hành thuộc giác quan của chúng ta; liệu bộ não đó có thể hoàn toàn được vô nhiễm? Tôi sử dụng từ ngữ ‘vô nhiễm’ trong ý nghĩa rằng nó không thể bị tổn thương.” Anh yêu cầu mỗi người trong số khán giả đừng đồng ý, nhưng hãy quan sát cái trí riêng của họ, bộ não, mà rất tinh tế. Anh hỏi, “Liệu chúng ta có thể thách thức chính bộ não để tìm được liệu nó có khả năng, năng lượng, thúc đẩy, mãnh liệt để phá vỡ sự tiếp tục này của quá khứ để cho trong ngay sự kết thúc, chính những tế bào não trải qua một thay đổi, một đột biến?” Anh đang dò dẫm sâu thẳm.

 “Suy nghĩ là một qui trình vật chất; suy nghĩ là kết quả của ký ức, trải nghiệm, hiểu biết, được lưu trữ trong những tế bào não, trong chính qui trình suy nghĩ. Và nó đã vận hành trong một phương hướng đặc biệt, liên tục đang phát triển. Suy nghĩ, ký ức là một bộ phận của bộ não. Bộ não là vật chất; bộ não này chứa đựng ký ức, trải nghiệm hiểu biết, từ đó suy nghĩ hiện diện. Vì vậy suy nghĩ có sự tiếp tục của nó, được đặt nền tảng trên hiểu biết, mà là quá khứ; và quá khứ đó luôn luôn đang vận hành, đang tự-bổ sung chính nó trong hiện tại và đang tiếp tục. Trong tiếp tục này, nó đã tìm được sự an toàn vô cùng qua những niềm tin, ảo tưởng, hiểu biết. Trong sự trung thành này, có một ý thức của đang được bảo vệ, của đang ‘trong tử cung của Thượng đế.’ Đây làm một ảo tưởng. Bất kỳ quấy rầy nào trong tiếp tục đó là sự thách thức; và khi nó không thể đáp lại phù hợp, nó phát giác rằng sự an toàn của nó bị quấy rầy.” Anh ngừng lại và yên lặng, đang tự-lắng nghe chính anh.

 Quan sát điều này trong chính bạn, quan sát cẩn thận. Chúng ta đang hỏi liệu bộ não – mà là bộ não của tất cả những con người, đã tiến hóa qua những thời gian xa xưa, đã bị quy định bởi những văn hóa, những tôn giáo, bởi những áp lực thuộc kinh tế, thuộc xã hội – liệu bộ não đó, mà đã có một tiếp tục vô hạn cho đến lúc này, có thể khám phá một kết thúc của tiếp tục như thời gian?” Anh yêu cầu những người lắng nghe không bị khích động bởi người nói, bởi vì như thế người lắng nghe bị phụ thuộc vào anh. “Vậy thì người nói trở thành uy quyền của bạn, đạo sư của bạn. Sự đòi hỏi là rằng bạn là một ngọn đèn cho chính bạn, không chấp nhận ngọn đèn của một người khác.”

 Anh bàn luận về chết như một kết thúc trọn vẹn và sự hủy diệt của bộ não, một kết thúc đến một tiếp tục của sống. “Để hiểu rõ điều này,” anh nói, “liệu chúng ta có thể thâm nhập ‘cái gì là’? ‘Cái gì là’ của sống của bạn, sống hàng ngày của bạn? Xuyên suốt thời gian chúng ta đã bám vào một tiếp tục của sống. Chúng ta không bao giờ hỏi ý nghĩa của chết là gì. Chúng ta đã đặt chết đối nghịch với sống. Nhưng sự tiếp tục hàm ý thời gian. Chuyển động của suy nghĩ. Thời gian có nghĩa chuyển động. Từ đây đến đó – thuộc tâm lý để chuyển từ cái không đẹp đẽ đến cái đẹp đẽ.

 “Để tìm được chết là gì, liệu sự tiếp tục đó có thể kết thúc?” Liệu ý thức của khoảng thời gian kéo dài có thể kết thúc?” Anh ngừng lại.

 “Chết nói với bạn, ‘kết thúc nó,’ kết thúc hoàn toàn những quyến luyến của bạn, bởi vì đó là việc gì sẽ xảy ra khi bạn ngừng thở. Bạn sẽ để mọi thứ lại đằng sau.

 “Vì vậy chết hàm ý sự kết thúc của quyến luyến. Chỉ trong kết thúc mới có một khởi đầu.

 “Chỉ đến lúc đó bộ não mới có thể tự-khám phá cho chính nó một chất lượng của chuyển động mà hoàn toàn được tự do khỏi quá khứ.”

 Krishnaji đặt ra cho những người lắng nghe anh một nghi vấn. “Nếu không có kết thúc, điều gì xảy ra cho cái trí, cho toàn chuyển động của ý thức, ý thức của bạn hay ý thức của tôi, cho ý thức của con người? Việc gì xảy ra cho sống hàng ngày của chúng ta? Sống giống như một con sông mênh mông trong đó có đau khổ, phiền muôn, lo âu. Khi bộ phận chết đi, dòng chảy tiếp tục. Thể hiện của dòng chảy là bạn, cùng danh tánh của bạn, và vân vân. Nhưng bạn vẫn còn là bộ phận của dòng chảy này. Và chúng ta đang hỏi, liệu bạn có thể kết thúc dòng chảy đó? Bạn theo kịp chứ? Bởi vì ‘cái tôi’ là sự tiếp tục. ‘Cái tôi’ là sự khởi đầu không chỉ khía cạnh di truyền, nhưng còn của cái mà được truyền xuống thế hệ sang thế hệ từ hàng thiên niên kỷ. Nó là một tiếp tục, và cái mà tiếp tục là một bộ máy. Bạn quan sát một người chỉ trích hay khen ngợi bạn. Bộ não ghi lại. Thế là bạn thực sự không bao giờ thấy. Ghi lại này là điều gì cho sự tiếp tục.

 “Chúng ta đang đặt những nền tảng để tìm ra thiền định là gì. Hiểu rõ về chính chúng ta là bộ phận của thiền định này. Trong hiểu rõ về phiền muộn, đau khổ, sợ hãi, lo âu, bạn thấy rằng ý thức là nội dung của nó, như truyền thống, lo âu, danh tánh, chức vụ. Liệu ý thức này mà trong nó là bộ não, mà là bộ phận của cái trí, bộ phận của ý thức có thể – liệu ý thức này có thể nhận ra nội dung của nó, nhận ra ý nghĩa của sự kéo dài thời gian của nó, và đang sử dụng một mảnh của ý thức đó như quyến luyến, có thể kết thúc nó một cách tự nguyện? Điều đó có nghĩa, liệu bạn có thể phá vỡ sự tiếp tục? Mà có nghĩa, liệu có thể chỉ ghi lại điều gì cần thiết và không thêm nữa?

 “Hiểu biết luôn luôn bị giới hạn. Vì vậy bộ não, đã tìm được sự an toàn trong chuyển động của bộ não, bám vào nó và diễn giải mọi biến cố, tùy theo quá khứ. Trong chuyển động của kết thúc sự tiếp tụctrật tự hoàn toàn. Thấu triệt này là sự cách mạng trong cấu trúc của bộ não.”

 Những từ ngữ của Krishnaji trôi chảy. “Chính là bộ não mà sắp xếp mọi thứ trong vị trí đúng đắn của nó. Sau đó, trong thấu triệt tổng thể vào toàn chuyển động của ý thức, hoạt động và những cấu trúc của bộ não trải qua một thay đổi. Khi bạn thấy cái gì đó lần đầu tiên, một chức năng mới mẻ bắt đầu vận hành. Cánh tay của bạn, cánh tay này được phát triển bởi vì chức năng. Vì vậy khi bộ não khám phá cái gì đó mới mẻ, một chức năng mới mẻ được sinh ra, một cơ quan mới mẻ hiện diện. Một cái trí, một bộ não rất cần thiết phải trở nên tươi trẻ, trong sáng, hồn nhiên, sinh động, mới mẻ. Điều này chỉ có thể xảy ra được khi không có sự ghi lại thuộc tâm lý,” Krishnaji nói.

 Tiếp theo anh nói về tình yêu và thiền định. “Liệu tình yêu có một tiếp tục? Liệu tình yêu là ham muốn? Liệu tình yêu có thể hiện diện giống như sương mai trong lành? Nó không thể. Liệu tình yêu có một tiếp tục, làm ơn hãy thâm nhập nó. Tình yêu không hiện diện trong quả tim của bạn, đó là lý do tại sao thế giới ở trong một hỗn độn như thế.

 “Muốn bắt gặp tình yêu, toàn dòng chảy của ý thức phải kết thúc. Ý thức là ganh tị của bạn, hận thù của bạn, tham vọng của bạn, ham muốn của bạn để trở nên quan trọng hơn, ham muốn của bạn trong tìm kiếm quyền hành. Nơi nào có bất kỳ ý thức nào của cái tôi, tình yêu không hiện diện. Và bản thể của cái tôi là qui trình ghi lại. Sự kết thúc của đau khổ là sự khởi đầu của từ bi.

 “Lúc này, liệu chúng ta có thể nói về thiền định? Có nhiều vấn đề được hàm ý trong thiền định. Phải có không gian; không phải không gian vật chất, nhưng không gian phía bên trong cái trí. Tất cả những cái trí của chúng ta đều bị bận tâm. Sự bận tâm này giống như một người nội trợ với công việc nấu nướng của bà ấy, với con cái của bà ấy, giống như một người hiến dâng với thượng đế của anh ấy, một người với nghề nghiệp của anh ấy, với tình dục của anh ấy, với công việc của anh ấy. Trong đó cái trí hoàn toàn bị bận tâm, vì vậy không có không gian trong nó. Nếu khôngtrật tự trong sự liên hệ của bạn với người vợ của bạn, với con cái của bạn, hãy quên thiền định đi. Nhưng trật tự tuyệt đối có thể tương tự trật tự vũ trụ. Trật tự đó có liên quan đến trật tự vũ trụ. Trật tự vũ trụ có nghĩa sự tuần hoàn của mặt trờimặt trăng, bầu trời lạ thường của chiều tối cùng tất cả vẻ đẹp của nó. Nhưng chỉ tìm hiểu giải ngân hà, vũ trụ qua một kính viễn vọng không là trật tự. Trật tự hiện diện ở đây, trong sống của chúng ta. Vậy là trật tự đó có một hiệp thông lạ thường cùng vũ trụ.”

 Một buổi chiều một sadhu chân trần có râu quai nón mặc một áo choàng màu đất và một miếng vải quấn quanh đầu của ông ấy, nói chuyện với Achyut và sau đó trong tuần ông ấy gặp Krishnaji. Ông ấy thuộc một giáo phái Siddha cổ xưa và sống cùng một đạo sư ở Anantpur District. Vị đạo sư của ông ấy đã già lắm rồi và bảo với môn đệ rằng ông cảm thấy một hiện diện huyền bí của một đấng vĩ đại đang giảng dạy trong thế giới. “Ta sắp chết,” vị đạo sư nói, “vì vậy ông ta sẽ là đạo sư của người, đi tìm ông ta đi.” Người môn đệ đã lang thang khắp mọi nơi, đang tìm kiếm người thầy thực sự đó. Ông ấy đã đến mọi ashram thiền viện, nhưng không được thỏa mãn. Sau đó ở Madras ông ấy đã nghe nói về Krishnaji và đến nghe những nói chuyện. Cảm thấy rằng ông ấy đã tìm được cái gì ông ấy đã tìm kiếm, ông ấy quay lại vị đạo sư và diễn tả điều gì ông ấy đã thấy. Vị đạo sư khẳng định thấu triệt của môn đệyêu cầu quay lại Madras với Krishnaji. Sau đó, ở Madras, sadhu nghe rằng vị đạo sư của ông ấy đã chết.

 Người khất sĩ này có sự hiểu biết bí mật của chế biến thảo mộc và sự sử dụng dược thảo trong những phương pháp bào chế thuốc. Ông ấy biết thời gian ngày hay đêm khi những thảo mộc phải được hái, cách bảo quản, và những câu thần chú phải theo cùng sự chế biến thuốc. Một yếu tố ma thuật có trong điều gì ông ấy nói: cây cối có sự thông minhnhận biết. Chúng chỉ bộc lộ đối với những người tiếp cận chúng đúng đắn. Ông ấy bảo Achyut, “Một dược thảo bị tiếp xúc sai lầm, bằng tham lam hay ham muốn, lẩn trốn và không thể tìm ra. Sự cho phép của chúng phải được nhận biết trước khi tiếp xúc, chúng phải được nói chuyện bằng sự khiêm tốn – ‘Bạn cho phép tôi chạm vào bạn nhé, hay bạn muốn tôi chờ?’ Chúng trao ánh sáng và hương thơm cho những người hiệp thông cùng chúng.” Những từ ngữ của ông ấy nhắc nhở về sự thiêng liêng huyền bí và điều kỳ diệu cho cây cối như vật trao sự sống, vật bảo vệ, vật nắm giữ năng lượng được ca ngợi trong những bài thánh ca của Atharva Veda. Krishnaji rất chú ý đến ông ấy và sự nhạy cảm cũng như sự hiệp thông cùng cây cối của ông ấy.

 Achyut nhờ ông ấy đi chuyển tải những lời giảng của Krishnaji trong những Siddha và những giáo phái lang thang của sadhu.

 

_________________________________________________

 

CHƯƠNG 39

“Bản chất của Thượng đế”

 

Đ

ầu năm 1981, tôi được Indira Gandhi yêu cầu làm chủ tịch của ủy ban cố vấn được thành lập để tổ chức Lễ hội của những hoạt động Ấn độ ở Anh.[3] Trong sự hợp tác này, tôi viếng thăm nước Anh vào tháng năm. Sau khi công việc chính thức của tôi chấm dứt, tôi đến Brockwood Park để gặp Krishnaji. Tôi hỏi anh liệu có thể tiếp tục những đối thoại, và anh đồng ý. Buổi chiều đầu tiên chúng tôi bàn luận về “Bản chất của Thượng đế.” Một vài thành viên của Brockwood Park School hiện diện.

 Tôi hỏi Krishnaji liệu có thể thâm nhập vào “bản chất của, gọi nó là Thượng đế – gọi nó là sáng tạo – nền tảng của Hiện diện?”

 “Tôi nghĩ có thể được” Krishnaji đáp lại, “nếu người ta có thể làm tự do cái trí khỏi tất cả niềm tin – khỏi tất cả sự chấp nhận thuộc truyền thống của từ ngữ ‘Thượng đế’ và những hàm ý và những kết quả của từ ngữ đó. Liệu bộ não và cái trí có thể hoàn toàn được tự do để thâm nhập cái mà những người Do thái gọi là ‘không tên,’ người Ấn giáo gọi là ‘Brahman,’ ‘Sự thật tối thượng?’ Toàn thế giới tin tưởng từ ngữ ‘Thượng đế.’ Liệu bạn có thể gạt đi tất cả những niềm tin? Chỉ như thế sự thâm nhập mới có thể xảy ra được.”

 “Nhưng ‘Thượng đế’ là một từ ngữ; trong nó có một kho lưu trữ của nội dung. Vì vậy khi cái trí nói nó được tự do khỏi niềm tin, chính xác điều đó có nghĩa gì?”

 “Những con người nói họ tin tưởng Thượng đế,” Krishnaji trả lời. “Thượng đế là quyền năng vô hạn và hiện diện khắp mọi nơi, ngài hiện diện trong tất cả những sự vật. Có một chấp nhận thuộc truyền thống của từ ngữ đó cùng tất cả nội dung của nó. Liệu người ta có thể được tự do khỏi hàng triệu năm của truyền thống này – nhận biết cũng như không-nhận biết, được tự do khỏi từ ngữ đó?”

 “Tại một mức độ,” tôi nói, “có thể nói rằng người ta được tự do. Nếu anh sẽ hỏi tôi liệu tôi tin tưởng Thượng đế, liệu tôi tin tưởng Krishna, Rama, hay Shiva, tôi sẽ nói không. Nhưng đó không là vấn đề rốt ráo.”

 “Không,” Krishnaji nói.

 Tôi tiếp tục. “Có một cảm giác rằng Thượng đế còn vượt khỏi tất cả những từ ngữ, rằng nó là một bộ phận cốt lõi của nhân tố của chính sự sống. Trước khi tôi thâm nhập vào những nguồn gốc của từ ngữ đó, tôi phải thâm nhập vào trạng thái của cái trí của tôi mà nói rằng những niềm tin phía bên ngoài đều không còn, bởi vì có một ý thức rằng nếu không có ‘nó’ không gì có thể tồn tại. Rằng nó là nền tảng.”

 “Liệu chúng ta có thể bàn luận nền tảng từ đó mọi thứ khởi nguồn?” Krishnaji hỏi. “Làm thế nào người ta tìm được? Người ta chỉ có thể tìm được khi người ta tuyệt đối tự do, ngược lại người ta không thể. Ý thức của chúng ta quá bị nhồi nhét, quá chật cứng.”

 Tôi hỏi, “Liệu có một khả năng, của ở trong bất kỳ chuyển động nào của cái trí khi niềm tin không còn; niềm tin trong bất kỳ Thượng đế đặc biệt nào bị phủ nhận?”

 “Liệu người ta phủ nhận nó bằng từ ngữ hay sâu thẳm tại ngay gốc rễ của sự hiện diện của người ta? Liệu người ta có thể nói tôi không biết gì cả và kết thúc ở đó?” Krishnaji đáp lại.

 “Tôi không thể nói tôi không biết gì cả,” tôi trả lời. Nhưng tôi có thể nói rằng chuyển động của niềm tin trong một Thượng đế đặc biệt, không nảy ra trong cái trí. Vì vậy không có gì ở phía bên ngoài để phải phủ nhận như là niềm tin. Nhưng tôi vẫn còn không biết trạng thái của ‘tôi không biết gì cả,’ mà là một trạng thái rất khác biệt với chuyển động phía bên ngoài như niềm tin.”

 “Làm thế nào người ta tiến tới?” K hỏi. “Liệu chúng ta hoàn toàn có thể phủ nhận toàn chuyển động của hiểu biết? Phủ nhận mọi thứ ngoại trừ hiểu biết để lái một chiếc xe hơi và hiểu biết thuộc công nghệ? Liệu người ta có thể phủ nhận cảm thấy rằng người ta biết? Toàn hiểu biết được tích lũy của con người, mà nói có Thượng đế hay đã có những tiên tri và những người thấy mà đã nói không có những sự việc như Thượng đế. Liệu người ta có thể phủ nhận hiểu biết của tất cả mọi điều mà người ta biết?”

 “Người ta đã hiểu rõ phương cách để phủ nhận sự chuyển động đang nảy ra.”

 “Bạn có ý sự chuyển động đang nảy ra của suy nghĩ như niềm tin?” Krishnaji hỏi.

 “Vâng, những chiều sâu, những ngủ im lìm, hàng triệu năm mà hình thành ma thuật của sự hiện diện của người ta, làm thế nào người ta tiếp xúc thứ đó?”

 “Liệu chúng ta có thể bắt đầu không phải bằng thâm nhập liệu có Thượng đế, nhưng thâm nhập vào tại sao cái trí của con người đã làm việc, đã đấu tranh với trở thành? Trở thành không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả phía bên trong. Một trở thành mà được đặt nền tảng trên hiểu biết, trên chuyển động liên tục, một chuyển động nổi loạn – cái người nào đó đang hiện diện.” Krishnaji đang thâm nhập vào nghi vấn.

 “Bây giờ, liệu hai điều có liên quan? Chúng ta bắt đầu bằng một thâm nhập vào bản chất của Thượng đếchúng ta nói về ma thuậttrở thành. Chúng có liên quan?”

 “Chúng không liên quan sao?” Krishnaji hỏi. “Tôi nghĩ chúng có. Chúng ta hãy quan sát. Tôi có lẽ sai lầm. Hiện diện của tôi nhất thiết phải được đặt nền tảng trên điều gì đã được hiểu rõ, không phải từ ngữ, nhưng cảm thấy trong tôi rằng có cái gì đó vĩ đại, cái gì đó bao la không thể tin được. Tôi đang quan sát loanh quanh bộ phận đó của sự hiện diện của tôi, hiểu biết đó, truyền thống đó mà là ma thuật, nền tảng trên đó người ta đứng. Chừng nào nền tảng đó còn hiện diện ở đó, nguời ta không thực sự tự do. Liệu người ta có thể tìm hiểu nền tảng đó?”

 “Thưa anh,” Mary Zimbalist nói, “có một di sản của nền tảng đó trong mỗi sống của con người. Liệu nền tảng đó khác biệt bản năng của con ngườidi sản gắn kết đến? Liệu nó chỉ là di sản được truyền xuống, hay liệu nó là một chuyển động sâu thẳm mà tồn tại bẩm sinh trong cái trí của con người tách khỏi tất cả ảnh hưởng?”

 “Bạn đang hỏi, liệu cái này vốn có sẵn trong con người?” Krishnaji hỏi bạn ấy.

 “Liệu có một chuyển động vốn có sẵn trong mỗi con người hướng về sự hiện diện không biết được nào đó mà được tìm kiếm? Cái gì đó mà vượt khỏi điều gì người ta được dạy bảo, vượt khỏi điều gì người ta thâu nhận trong di sản của người ta?” Bạn ấy thắc mắc.

 “Liệu nó thuộc về gien?” Người khác hỏi.

 “Gien dính dáng thời gian và chuyển động của tăng trưởng, tiến hóa. Bây giờ, liệu người ta có thể hoàn toàn được trống không khỏi tất cả điều đó, sự tích lũy của một triệu năm? Tôi đang nói về cái bám rễ sâu nhất, cái gì đó mà không nhận biết được; những sự việc sâu thẳm đều luôn luôn như thế. Tôi nghĩ nếu chúng ta muốn thâm nhập, cái đó cũng phải bao gồm,” Krishnaji nói.

 “Liệu người ta có thể thâm nhập sâu đến tận điểm kết thúc của cái trí tầng ý thức bên trong?” Tôi hỏi. “Không có ý thức tầng bên trong đang được phơi bày, liệu nó có thể kết thúc? Làm thế nào người ta có thể trải nghiệm cái mà người ta không thể hình dung? Cái mà vượt khỏi tất cả những riêng biệt thuộc hiểu biết của bất kỳ một con người nào?”

 “Liệu bạn không có cảm thấy, thấu triệt vào nghi vấn này, rằng phải có sự phủ nhận tổng thể của tất cả những sự việc, hay sự khởi đầu của tất cả những sự việc?” Krishnaji hỏi.

 “Tôi hiểu rõ rằng sự phủ nhận của tất cả những sự việc đó nảy sinh trong bộ não. Nhưng những tầng của ý thức bên trong, nền tảng mà người ta đứng trên đó, liệu người ta có thể phủ nhận nền tảng đó? Có lẽ người ta đang đưa ra câu hỏi sai lầm. Có lẽ không bao giờ có thể có một phủ nhận của nền tảng đó. Làm thế nào người ta có thể phủ nhận nó?” Tôi đang cố gắng hiểu rõ.

 “Chờ một chút. Con người đã cố gắng trong nhiều cách để tìm được cái này. Anh ấy đã nhịn đói, anh ấy đã hành hạ chính anh ấy, nhưng anh ấy lại luôn luôn bám víu cái gì đó.”

 “Vâng.”

 “Người ta có thể được tự do khỏi những trói buộc từ hầu hết những sự việc. Liệu người ta có thể được tự do khỏi nghi vấn?” Mary hỏi.

 “Ồ, được chứ, ồ, được chứ,” Krishnaji nói.

 “Vậy thì, làm thế nào Pupul có thể đưa ra nghi vấn đó?” Mary thắc mắc.

 “Không,” Krishnaji nói. “Đó là toàn mấu chốt. Đầu tiên, liệu người ta có thể thực hiện một việc như thế? Liệu có thể tuyệt đối ‘không-chuyển động’? Nếu không, chuyển động là thời gian, suy nghĩ, và tất cả điều đó. Những sự việc phức tạp được bao gồm trong nó. Trước hết, tại sao chúng ta muốn tìm ra ý nghĩa của Thượng đế? Ý nghĩa đằng sau tất cả từ ngữ đó, tại sao chúng ta muốn tìm ra ý nghĩa của Thượng đế? Ý nghĩa đằng sau tất cả từ ngữ này?”

 Tôi trả lời, “Có một bộ phận của chúng ta mà vẫn còn đang tìm kiếm.”

 “Đúng, chính xác là nó. Chúng ta không bao giờ nói ‘Tôi không biết.’ Đó là một trạng thái của cái trí mà tuyệt đối bất động. Khi nói ‘Tôi không biết.’ ” Anh ngừng lại. “Tôi nghĩ đó là một trong những khó khăn của chúng ta. Tất cả chúng ta đều muốn biết – mà có nghĩa, đặt Thượng đế vào trong cái vịnh của hiểu biết.”

 “Theo dõi, thưa anh, liệu trong tai đang lắng nghe, trong mắt đang thấy – trong từ ngữ được nói ra – không có toàn nội dung của Thượng đế là gì, hay sao? Liệu không cần thiết phải xóa sạch ma thuật này, hay sao?” Tôi chất vấn.

 “Liệu bạn có thể xoá sạch ma trận?” Krishnaji hỏi.

 “Tôi không biết.”

 “Khi bạn sử dụng từ ngữ ‘ma trận,’ bạn có ý gì qua từ ngữ đó?” Krishnaji hỏi.

 “Tôi chỉ biết rằng vượt khỏi những đường chân trời của cái trí của tôi, của những niềm tin vững chắc, có những chiều sâu và những chiều sâu trong tôi. Anh sử dụng một cụm từ rất quan trọng nơi nào đó, ‘đùa giỡn loanh quanh với cái thăm thẳm.’ Vậy là anh cũng chỉ ra những chiều sâu vượt khỏi bề mặt đang hiển hiện. Liệu chiều sâu này ở bên trong ma trận?” Tôi vào sâu.

 “Không, không – không thể được,” Krishnaji nói. “Đó là lý do tại sao tôi đang hỏi, tại sao tôi muốn tìm ra liệu có cái gì đó vượt khỏi tất cả cái này?”

 “Bởi vì, Krishnaji, tôi không thể làm gì về ma trận này,” tôi nói.

 “Tôi không hiểu bạn gọi ma trận là cái gì?” Krishanji hỏi.

 “Chiều sâu này mà tôi không thể mang lên bề mặt, vào ánh sáng ban ngày của ý thức, của nhận biết, của chú ý. Chiều sâu này mà không hiển hiện trong phạm vi của hai mắt và hai tai của tôi, nhưng vẫn còn hiện diện ở đó. Tôi biết nó hiện diện ở đó. Nó là ‘tôi.’ Bởi vì không thể thấy nó, sờ nó, tôi có một cảm thấy rằng có lẽ nếu có một lắng nghe đúng đắn đến sự thật…” tôi đang cố gắng chuyển tải.

 “Chúng ta hãy thâm nhập nó. Liệu chiều sâu đó – nếu tôi được phép sử dụng từ ngữ đó trong chốc lát – liệu chiều sâu đó có thể đo lường được?” Krishnaji hỏi.

 “Không,” tôi đáp lại.

 “Vậy thì tại sao bạn sử dụng từ ngữ ‘chiều sâu’? Chiều sâu có nghĩa có thể đo lường được.”

 “Tôi đang sử dụng từ ngữ chiều sâu để có nghĩa cái gì đó vượt khỏi hiểu biết của tôi – anh thấy, nếu nó ở bên trong những đường nét của chân trời của tôi, sẵn sàng được sử dụng bởi những giác quan của tôi, vậy thì nó có thể đo lường được. Nhưng nếu nó không thể sử dụng được, tôi không thể làm bất kỳ điều gì về nó. Tôi không có những dụng cụ để tiếp cận nó.”

 “Làm thế nào bạn biết rằng có chiều sâu này? Liệu nó không là sự tưởng tượng? Bạn biết nó như trải nghiệm?” Krishnaji hỏi.

 “Vâng.”

 “A! hãy cẩn thận, hãy cẩn thận.”

 “Vấn đề là – nếu tôi nói vâng, nó là một cái bẫy. Nếu tôi nói không, nó là một cái bẫy.”

 “Tôi muốn thật rõ ràng, Pupulji, tha thứ cho tôi, rằng cả hai chúng ta đều hiểu rõ nghĩa lý của những từ ngữ của chúng ta.”

 “Chắc chắn, thưa anh. Một từ ngữ có thể được nói ra từ cái trí bề mặt và nó có thể được nói ra bằng một trọng lượng vô cùng đằng sau nó. Tôi đang nói rằng nền tảng này chứa đựng toàn lịch sử của con người. Nó có trọng lượng và chiều sâu vô cùng. Liệu tôi có thể không thâm nhập nó nếu anh không hỏi tôi liệu nó là sự tưởng tượng? Liệu anh không cảm thấy chiều sâu đó, hay sao?”

 “Tôi hiểu rõ, Pupulji, nhưng bạn thấy…” anh ngừng. “Và chiều sâu đó – nó là chiều sâu của yên lặng? Mà có nghĩa cái trí, bộ não hoàn toàn yên lặng – không cái gì đó mà đến và đi.”

 “Làm thế nào tôi có thể trả lời cái đó?” Tôi hỏi.

 “Tôi nghĩ người ta có thể – nếu khôngý thức của quyến luyến nó. Không ý thức của ký ức có dính dáng nó. Pupulji, chúng ta hãy bắt đầu lại. Toàn thế giới tin tưởng Thượng đế. Ở Ceylon họ rất bực dọc khi tôi nói rằng từ ngữ Thượng đế được sắp xếp vào chung bởi sự suy nghĩ. Bạn nhớ chứ? Toàn thế giới tin tưởng Thượng đế. Bất hạnh thay, tôi không biết Thượng đế là gì. Đúng thật rằng tôi không bao giờ có thể tìm ra.” Anh ngừng. “Và tôi không hứng thú tìm ra. Nhưng điều gì tôi quan tâm là liệu cái trí, bộ não, có thể trọn vẹn, tổng thể được tự do khỏi tất cả hiểu biết, trải nghiệm được tích lũy? Bởi vì nếu nó không, nó sẽ luôn luôn vận hành bên trong phạm vi của nó, đang lan rộng – đang thâu hẹp – theo chiều đứng, theo chiều ngang – nhưng luôn luôn bên trong khu vực đó. Không đặt thành vấn đề người ta tích lũy nhiều bao nhiêu, nó vẫn sẽ còn bên trong khu vực đó. Và nếu cái trí chuyển động khỏi khu vực đó và nói, ‘Tôi phải tìm ra,’ vậy là nó vẫn còn đang mang theo chuyển động, cái trí, cùng nó. Tôi không hiểu liệu tôi đang trình bày rõ ràng?” Có những khoảng ngừng lâu vô cùng giữa những từ ngữ của Krishnaji.

 Anh tiếp tục. “Vì vậy quan tâm của tôi là liệu bộ não, cái trí, có thể hoàn toàn được tự do khỏi tất cả ô uế của hiểu biết. Đối với tôi điều đó quan trọng cực kỳ, bởi vì nếu nó không được tự do, nó sẽ không bao giờ thoát khỏi khu vực đó, không bao giờ.”

 “Anh nói về bất kỳ chuyển động nào của cái trí – bất kỳ chuyển động nào.”

 “Vâng. Bất kỳ chuyển động nào thoát khỏi khu vực đó, phải phát giác rằng bộ não vẫn còn bị trói buộc trong hiểu biếttìm kiếm hiểu biết thêm nữa về Thượng đế. Vì vậy tôi nói sự quan tâm của tôi là liệu cái trí, bộ não có thể hoàn toàn bất động? Khi bạn đưa ra một nghi vấn thuộc loại đó, cũng giống hệt như bạn nói, ‘Nó không thể được’ hay ‘Nó có thể được.’ Nhưng nếu bạn phủ nhận có thể và không thể của nó, vậy thì cái gì còn lại? Bạn theo kịp chứ? Liệu tôi có thể có thấu triệt, chiều sâu của thấu triệt vào chuyển động của hiểu biết, để cho thấu triệt đó kết thúc sự chuyển động? Không phải tôi mà kết thúc sự chuyển động, cũng không phải bộ não mà kết thúc sự chuyển động. Trong đó, là sự kết thúc của hiểu biết và sự khởi đầu của cái gì khác. Vì vậy, tôi chỉ quan tâm đến sự kết thúc của hiểu biết, một cách có ý thức, một cách sâu thẳm. Có cảm thấy lạ thường này hiện diện bởi trạng thái hợp nhất, một thống nhất hòa hợp, và chẳng ích lợi gì nếu tạo ra những quy định riêng biệt, lúc đó bạn mãi mãi tự-tiếp tục sự đau khổ cho chính bạn – đúng chứ?” Lại nữa anh ngừng lại và lắng nghe.

 “ ‘Cái tôi’ là bản thể của hiểu biết,” anh tiếp tục. “Tôi nghi ngờ mọi thứ mà con người đã sắp xếp vào cùng nhau, gồm cả chính tôi. Đó là một thái độ rất tẩy rửa. Thế là chúng ta bắt đầu cùng cảm thấy lạ thường của không-biết bất kỳ việc gì. Nếu chúng ta có thể nói, ‘Tôi không biết gì cả,’ trong ý nghĩa sâu thẳm nhất của từ ngữ – nó hiện diện ở đó – bạn không phải làm bất kỳ việc gì cả.”

 Krishnaji thách thức tôi, “Theo dõi Pupulji, giả sử người này không ở đây. Làm thế nào bạn sẽ giải quyết vấn đề này? Làm thế nào bạn sẽ giải quyết nghi vấn của Thượng đế, niềm tin này? Làm thế nào bạn sẽ thực sự giải quyết nó mà không cần nương dựa vào bất kỳ người nào?”

 “Vâng, chắc chắn có thể thực hiện điều đó,” tôi trả lời.

 “Chúng ta hãy chuyển động từ đó. Mỗi người chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm. Chúng ta không nương dựa vào những uy quyền hay những vị thánh quá khứ. Mỗi người hoàn toàn chịu trách nhiệm phải trả lời nghi vấn này. Bạn phải trả lời nó.”

 “Tại sao tôi phải trả lời nó?” Tôi hỏi.

 “Tôi sẽ bảo cho bạn tại sao. Bạn là bộ phận của nhân loạinhân loại đang đưa ra nghi vấn này. Mỗi vị thánh, mỗi người triết lý, mỗi con người, nơi nào đó trong những chiều sâu của anh ấy, đang đưa ra nghi vấn này.”

 “Thưa anh, liệu nghi vấn không nơi nào đó này, trong một ý nghĩa, là sai lầm sao?” Mary hỏi.

 “Tôi đã nói như thế. Nhưng bạn phải trả lời nó mà không dựa vào bất kỳ điều gì đã được nói hay không được nói. Tôi đến bạn cùng những nghi vấn này. Tôi hỏi bạn như một con người. Đối với tôi, những nghi vấn này quan trọng cực kỳ.”

 “Tôi xin phép hỏi anh một điều? Làm thế nào người ta ấp ủ nghi vấn này và thả nó trong ý thức?” Tôi hỏi.

 “Pupulji, hoặc bạn chưa bao giờ suy nghĩ về nó, hoặc bạn đã suy nghĩ về nó và đã lượm lặt vô vàn thông tin từ những quyển sách – có lẽ đây là lần đầu tiên bạn đang đối diện nghi vấn này. Thâm nhập chầm chậm, thâm nhập chầm chậm.”

 “Anh có một cách ấp ủ một nghi vấn, thâm nhập nó, và sau đó, không có bất kỳ chuyển động nào của cái trí, ở lại cùng nó.” Tôi chối từ bị xua đuổi.

 “Vâng, điều đó sẽ đúng.”

 “Đó là điều gì tôi muốn biết. Người ta đưa ra nghi vấn và có chuyển động của cái trí hướng về nó. Với anh, khi một nghi vấn như thế được đưa ra, không có chuyển động của cái trí hướng về nghi vấn.”

 “Bạn nói đúng. Lúc này, bạn đang hỏi làm thế nào để ấp ủ nó?” Krishnaji hỏi.

 “Tôi biết tôi không thể ấp ủ nó,” tôi nói.

 “Không. Bạn đúng khi đưa ra nghi vấn đó.” Anh nói với mọi người. “Các bạn hiểu điều gì Pupulji đã nói? Làm nó, thực hiện nó. Tôi đang hỏi bạn như một con người, và những con người đã đưa ra những nghi vấn này suốt một triệu năm. Tôi đến bạn và đưa ra nghi vấn này – bạn sẵn sàng giải đáp hay bạn lặng lẽ ấp ủ nghi vấn? Ấp ủ nó, bạn hiểu chứ? Và từ chính đang ấp ủ đó mà không có bất kỳ phản ứng, bất kỳ trả lời, đáp án hiện diện. Đúng chứ?”

 “Ông có thể nói điều gì đó về bản chất của đang ấp ủ đó?” Scott Forbes, một thành viên của một khoa tại Brockwood Park School hỏi.

 “Một cái tách chứa đựng nước. Một cái ao là một nơi chứa đựng nước, một chứa đựng không một gợn sóng, không bất kỳ động cơ hay chuyển động, không bất kỳ ý thức của cố gắng tìm ra một đáp án.”

 “Thưa anh,” Mary nói, “với hầu hết mọi người chúng tôi, chúng tôi có lẽ không cố gắng tìm ra một đáp án, thoạt đầu chúng tôi có lẽ lặng lẽ ấp ủ một nghi vấn không-đáp án, nhưng chẳng mấy chốc một đáp án mà có lẽ không là điều gì đó từ những cái giếng thăm thẳm của tầng ý thức bên trong lại hiện diện và trào lên để lấp kín không gian đó.”

 “Tôi biết. Bây giờ chờ một chút. Tôi đưa ra cho bạn một nghi vấn. “Liệu bạn tin tưởng Thượng đế?” Tôi đang đưa ra nghi vấn đó. Liệu bạn có thể nói, bạn không biết hay bạn không tin tưởng hay liệu bạn nói, có lẽ? Không nói bất kỳ điều gì về nó, liệu bạn có thể nhìn ngắm nghi vấn? Bạn có thể chứ? Nếu bạn hỏi một người Thiên chúa giáo sùng đạo, ngay tức khắc anh ấy sẽ nói, “Dĩ nhiên tôi tin tưởng Thượng đế.” Nếu bạn đi đến Ấn độ và hỏi, ngay lập tức sẽ có một phản ứng. Nó giống như đang ấn một cái nút. Đối với tôi, tôi thực sự không biết liệu có Thượng đế hay không.”

 “Trong đang ấp ủ, liệu không có một thâm nhập?” Scott lại nói.

 “Bạn thấy – nếu bạn không hiểu rõ điều này, nó có thể dẫn đến nhiều hiểu lầm. Thưa bạn, những máy tính có thể được lập trình bởi mười giáo sư khác nhau, cùng nhiều hiểu biết. Chúng có thể chứa đựng vô vàn thông tin. Những bộ não của chúng ta được đào tạo theo cách đó, chúng đã được lập trình suốt hàng ngàn năm, và bộ não đó trả lời một câu hỏi ngay tức khắc. Nếu bộ não không được lập trình, nó đang quan sát, đang nhìn ngắm. Lúc này, liệu những bộ não của chúng tathể không bị lập trình?”

 “Nhưng hoạt động của đang nhìn ngắm loanh quanh này không là đang ấp ủ? Anh có thể nói điều gì đó về đang ấp ủ?” Scott tiếp tục.

 “Bạn nói nó,” Krishnaji đang đẩy sâu.

 “Tôi không có gì để nói.”

 “Đẩy, đẩy.” Krishnaji nói.

 “Như cái tách chứa đựng nước hay quả đất chứa đựng cái ao, liệu có cái gì đó mà chứa đựng giống như cái tách và quả đất?”

 “Không. Pupulji hỏi tôi một nghi vấn về chiều sâu. Bạn thâu nhận nghi vấn đó. Trả lời của bạn là gì?”

 “Nghi vấn nào, thưa anh?” Scott hỏi.

 “Từ chiều sâu – tầng sang tầng, từ chiều sâu, nền tảng. Lúc này, phản ứng của bạn đến nghi vấn đó là gì?”

 “Anh thấy, thưa anh,” tôi chen vào, “khi thông thường một nghi vấn được đưa ra, nó giống như những hột đường đang được rải trên mặt đất – những con kiến từ khắp mọi nơi bò đến đó. Cũng như vậy đối với cái trí; khi một nghi vấn được đưa ra, những chuyển động, những phản ứng được đánh thức mà bị hút về hướng nghi vấn. Lúc này nghi vấn là, liệu nghi vấn có thể được đưa ra mà không có những chuyển động này?”

 “Không có những con kiến, vâng. Tôi được bảo rằng khi bộ não không đang vận hành – là yên lặng – nó có một chuyển động của riêng nó. Chúng ta đang nói về bộ não mà ở trong sự chuyển động liên tục, năng lượng của nó là sự suy nghĩ. Liệu sự suy nghĩ là vấn đề? Làm thế nào bạn sẽ giải đáp nghi vấn này? Làm thế nào bạn có thể thâm nhập trọn vẹn vào sự suy nghĩ? Đừng gây phức tạp nó. Tôi đưa ra cho bạn một nghi vấn. Đừng trả lời ngay lập tức. Nhìn ngắm nó, bám chặt nó. Đây không là một kỳ thi. Liệu người ta có thể có một cái trí mà có khả năng không phản ứng ngay tức khắc đến một nghi vấn? Liệu có thể có một phản ứng trì hoãn, không làm gì cả, có lẽ, đang bám chặt nghi vấn một cách vô hạn định?

 Chúng ta hãy quay lại, Pupulji. Liệu có một trạng thái của cái trí vượt khỏi thời gian? Liệu đó là một trạng thái của thiền định thăm thẳm? Một thiền định trong đó không có trạng thái của thành tựu, không có gì cả. Cái đó có lẽ là nền tảng, khởi nguồn của tất cả những sự vật, một trạng thái trong đó người thiền định không hiện diện.”

 “Tôi xin phép hỏi, liệu người thiền định không là nền tảng hay sao?”

 “Chắc chắn không phải.”

“Nếu không có người thiền định, liệu nền tảng có thể hiện diện?”

“Nếu người thiền định hiện diện ở đó, nền tảng không hiện diện.”

“Nhưng nếu không có người thiền định, liệu có thể có thiền định?” Tôi hỏi.

“Tôi nói về một thiền định mà không có người thiền định.”

“Thiền định là một tiến hành của con người,” tôi nói.

“Không,” Krishnaji nói.

“Chúng ta hãy thâm nhập điều này nếu chúng ta được phép. Thiền định không thể được tự do khỏi sự hiện diện cá thể. Không thể có thiền định nếu không có người thiền định. Anh có lẽ nói người thiền định không là nền tảng.”

“Không, chờ một chút. Chừng nào tôi còn đang cố gắng thiền định, thiền định không hiện diện,” Krishnaji nói.

“Vâng,” tôi đồng ý.

“Thế là chỉ có một bộ não, cái trí, cái đó ở trong một trạng thái của thiền định.”

“Vâng.”

“Lúc này đó là nền tảng. Vũ trụ ở trong một trạng thái của thiền định và đó là nền tảng, đó là nguồn gốc của mọi sự vật. Nó chỉ có thể xảy ra khi người thiền định không hiện diện.”

“Và nó chỉ có thể xảy ra khi không có những trói buộc.”

“Tuyệt đối. Trong đó có sự tự do tuyệt đối khỏi sự đau khổ. Trạng thái của thiền định đó hiện diện cùng sự kết thúc trọn vẹn của cái tôi. Khởi đầu có lẽ là một tiến hành vĩnh viễn, khởi đầu, một khởi đầu vĩnh viễn. Làm thế nào điều này có thể xảy ra được? Liệu một bộ não, một con người có thể hoàn toàn, tuyệt đối được tự do khỏi người thiền định? Vậy là không còn nghi vấn liệu có Thượng đế hay không có Thượng đế. Vậy là thiền định đó là thiền định của vũ trụ.” Anh ngừng.

“Liệu có thể tuyệt đối được tự do như thế? Tôi đang đưa ra nghi vấn đó. Đừng trả lời, hãy ấp ủ nó. Bạn thấy tôi có ý gì? Hãy thả cho nó vận hành. Trong đang ấp ủ nó, năng lượng đang được tập hợp và năng lượng đó sẽ hành động, không phải bạn hành động. Bạn hiểu chứ?” Sau một khoảng ngừng thật lâu, Krishnaji hỏi, “Vậy là, chúng ta đã hiểu rõ bản chất của Thượng đế?”

 

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 40

“Ý nghĩa của Chết”

 

S

áng hôm sau, chúng tôi bàn luận về chết. Tôi bắt đầu đối thoại bằng cách đưa ra nghi vấn tại sâu thẳm của cái trí con người, “sinh ra và chết đi”, sống và chết.

 “Quanh hai vấn đề này, sự kỳ diệu của sinh ra và sự sợ hãi của chết đi, mà sống của con người phụ thuộc. Tại một mức độ chúng ta hiểu rõ sống và chết. Nhưng chỉ cái trí hời hợt hiểu rõ. Tại chiều sâu, rất khẩn thiết phải hiểu rõ ý nghĩa của sự tồn tại, những điều được chứa đựng giữa sinh ra và chết đi và những sợ hãi, sự tối tăm nằm trong sự kết thúc của bất kỳ thứ gì.”

 Krishnaji lắng nghe như anh luôn luôn thực hiện, cùng toàn cái trí và thân thể. Anh hỏi, “Tại sao bạn sử dụng từ ngữ ‘vấn đề’?”

 “Trong chính chúng, sinh ra và chết đi không là một vấn đề, nhưng cái trí luôn luôn quấy rầy chúng. Cái trí bám vào một việc và chối từ việc kia. Vấn đềdo bởi những cái bóng bủa vây từ ngữ ‘chết.’ Có sự vui mừnghân hoan trong từ ngữ ‘sinh,’ sinh ra và có sự thôi thúc bám chặt nó tại bất kỳ giá nào và sự thôi thúc để lẩn trốn ‘chết.’ ” Tôi đang cố gắng mở toang vấn đề.

 “Tôi hiểu rõ điều đó.”

 “Từ điều này nảy sinh sự đau khổ, từ nó nảy sinh sự sợ hãi, từ nó có tất cả những đòi hỏi,” tôi tiếp tục.

 “Vì vậy câu hỏi là gì?” Krishnaji hỏi.

 “Làm thế nào chúng ta thâm nhập từ ngữ ‘chết’? Làm thế nào chúng ta có thể được tự do khỏi những tối tăm bủa vây từ ngữ đó? Làm thế nào cái trí có thể nhìn ngắm chết cùng sự đơn giảnquan sát nó như nó là gì?”

 “Trong câu hỏi của bạn, bạn đang gồm cả toàn tiến hành của đang sống, cùng những phức tạp, rối loạn của nó, và sự kết thúc của việc đó? Liệu bạn quan tâm để tìm ra nó có nghĩa gì – chết và thời kỳ dài này của đấu tranh, đau khổ, vân vân, mà người ta bám vào?” Krishnaji đang mở rộng câu hỏi để bao gồm một tổng thể không bị phân chia.

 “Có một chuyển động của sự tồn tại mà gồm cả sống và chết,” tôi nói. “Nhưng nếu anh biến lãnh vực đó thành quá rộng lớn, chúng ta không thể nắm được chiều sâu của sự đau khổ, của sự kết thúc. Có sự khổ não như thế trong cái gì đó mà ‘là’ và cái gì đó mà ‘không còn là.’ Cái gì đó mà kỳ diệu, tràn đầy sống của người ta và sự đau khổ mà rình rập đằng sau – cho cái gì đó mà là, phải kết thúc.”

 “Bây giờ, kết thúc là gì?” Krishnaji hỏi.

 “Cái gì đó mà tồn tại và không còn hiện diện – không còn hiện diện vĩnh viễn,” tôi trả lời.

 “Tại sao bạn sử dụng từ ngữ ‘vĩnh viễn’?” Krishnaji chất vấn.

 “Thưa anh, cái gì đó ‘là’, và trong chính bản chất của ‘trạng thái là’ của nó rình rập sự kết thúc của nó, sự ngừng lại vĩnh viễn của nó. Không có ngày mai trong sự kết thúc.” Tôi đang lắng nghe rất chú ý.

 “Lúc này, chờ một tí. Kết thúc cái gì?” Thâm nhập đã bắt đầu.

 “Kết thúc cái mà thể hiện. Đau khổ là sự kết thúc của cái mà thể hiện.”

 “Sự kết thúc của đau khổ, nhưng kết thúc không là vĩnh viễn?” Krishnaji hỏi.

 “Không, đau khổ mà nảy sinh khi cái gì đó quá kỳ diệu kết thúc.”

 “Chờ một tí. Liệu nó quá kỳ diệu?” Krishnaji hỏi.

 “Cho phép tôi thẳng thắn hơn. Anh là, và cái anh không nên là – đó là sự đau khổ vô cùng,” tôi nói.

 “Bạn là và –” Krishnaji vẫn còn do dự, đang cố gắng ép buộc tôi phải thấy vấn đề bằng một rõ ràng tuyệt đối.

 “Không phải anh là – Anh, Krishnamurti, hiện diện, và trong câu nói đó có sự đau khổ vô cùng của Krishnaji không còn hiện diện,” tôi nói.

 “Liệu bạn đang nói về sự đau khổ của kết thúc Krishnaji, hay Krishnaji, chính ông ta, đang kết thúc? Bạn theo kịp chứ?”

 Tôi không theo kịp và hỏi, “Tại sao anh thực hiện sự phân biệt?”

 “Chết là không thể tránh khỏi cho cái người này,” Krishnaji nói. “Đối với ông ta điều đó không đặt thành vấn đề. Không có sợ hãi, không có đau khổ. Nhưng bạn nhìn cái người đó và nói, ‘Thượng đế của tôi ơi! Một ngày nào đó ông ta sẽ chết.’ Vì vậy sợ hãi, đau khổ, là đau khổ của bạn,” Krishnaji nói.

 “Vâng, nó là đau khổ của tôi.”

 “Lúc này, tại sao?” Krishnaji chất vấn.

 “Nó là. Tại sao anh hỏi tại sao?”

 “Tôi muốn biết tại sao, khi một người chết, đẹp đẽ, xấu xí – toàn sự tồn tại của con người được chứa đựng trong đó – anh ấy chết và nó không tránh khỏi. Tôi nhìn người đó, tôi thương yêu người đó, anh ấy chết, và tôi bị đau khổ. Tại sao? Tại sao tôi tuyệt vọng, cô độc, đau khổ? Chúng ta không đang nói theo trí năng, nhưng thực sự. Tôi đã mất người đó, anh ấy đã tử tế với tôi, người bầu bạn của tôi và anh ấy kết thúc. Tôi nghĩ hiểu rõ sự kết thúc là điều rất quan trọng, bởi vì có cái gì đó hoàn toàn mới mẻ khi có một kết thúc đến mọi thứ,” Krishnaji nói.

 “Liệu nó không thể tránh khỏi – anh ấy là hương thơm của sự tồn tại của tôi,” tôi nói.

 “Vâng, tôi thương yêu anh ấy. Với anh ấy, tôi cảm thấy phong phú, giàu có. Người đó kết thúc.”

 “Đó không là đau khổ hay sao?” Tôi hỏi.

 “Đau khổ chứ. Người con trai của tôi, người em của tôi, chết, nó gây đau khổ vô cùng. Nó như thể toàn sự tồn tại đã bị lật tung, một cái cây hoành tráng bị xé toang trong một tích tắc. Tôi trào nước mắt, có những lo âu, và sau đó cái trí của tôi tìm kiếm sự thanh thản và nói tôi sẽ gặp anh ấy trong đời kế tiếp của tôi. Lúc này, tôi đang tự chất vấn mình, tại sao con người vác theo sự đau khổ này cùng anh ấy? Bạn thấy, tôi đau khổ bởi vì tại sâu thẳm tôi đã không bao giờ hiểu rõ sự kết thúc là gì. Tôi đã sống được bốn mươi, năm mươi, tám mươi năm; trong suốt thời kỳ đó tôi đã chưa bao giờ nhận ra ý nghĩa của sự kết thúc. Kết thúc cái gì đó mà tôi bám vào thật thân thiết. Sự kết thúc trọn vẹn của nó – không phải sự kết thúc nó, để tiếp tục nó trong một phương hướng khác –”

 “Cái gì khiến cho cái trí có thể kết thúc? Cái gì hiện diện?” Tôi hỏi.

 “Nó là sợ hãi, dĩ nhiên. Liệu người ta có thể kết thúc cái gì đó mà không cần bất kỳ động cơ hay phương hướng nào, mà không quyến luyến, cùng tất cả những phức tạp của nó, cùng tất cả những liên kết của nó với ký ức, với trải nghiệm, hiểu biết? Chết đến…rốt cuộc, nó là một kết thúc của hiểu biết, đó là cái gì bạn đang bám vào – hiểu biết rằng một người chết, và tôi đã săn sóc anh ấy, thương yêu anh ấy – trong đó tất cả xung đột được bao gồm. Liệu người ta có thể hoàn toàn, tuyệt đối kết thúc ký ức của điều đó?” Anh ngừng. “Đó là chết.” Krishnaji đang nói rất chậm, đang thâm nhập nghi vấn vô cùng đó.

 “Liệu có, như anh đã nói, ‘đang sống để vào ngôi nhà của chết’?”

 “Vâng,” anh trả lời.

 “Chính xác nó có nghĩa gì?”

 “Mời mọc chết trong khi đang sống. Điều này không có nghĩa tự tử hay uống một viên thuốc và thoát. Tôi đang nói về sự kết thúc – không chỉ chiều sâu của nó, nhưng sự kết thúc thực sự của cái gì đó mà tôi đã ấp ủ. Tôi bám víu ký ức đó và tôi sống trong ký ức đó. Tôi ấp ủ nó, và thế là tôi không bao giờ tìm ra sự kết thúc có nghĩa gì. Có nhiều lắm trong nó. Kết thúc hàng ngày, mọi sự việc mà bạn đã lượm lặt thuộc tâm lý,” Krishnaji nói.

 “Sự quyến luyến phải kết thúc?” Tôi hỏi.

 “Đó là chết,” Krishnaji nói.

 “Đó không là chết,” tôi phản đối.

 “Bạn sẽ gọi chết là gì? Các cơ quan thân thể đang kết thúc? Hay sự kết thúc của hình ảnh mà tôi đã dựng lên quanh cái người mà chết?”

 “Nếu anh thâu gọn nó thành một hình ảnh, vậy thì tôi sẽ nói hình ảnh mà tôi đã dựng lên về anh. Nhưng nó còn nhiều hơn thế nữa.” Tôi nói.

 “Còn có nhiều hơn thế nữa. Nhưng tôi đang thâm nhập. Tôi đã thương yêu bạn, và hình ảnh của bạn thấm sâu trong tôi. Bạn chết, và hình ảnh đó tập hợp sức mạnh, một cách tự nhiên. Tôi đặt những bông hoa trước nó, viết những bài thơ cho nó, và tôi đau khổ. Tôi đang nói về sự kết thúc của hình ảnh đó. Cái trí này không thể thâm nhập vào một kích thước hoàn toàn mới mẻ nếu có một cái bóng của ký ức đang rình rập. Nếu cái trí phải đi vào cái không-thời gian, cái vĩnh cửu, nó không được có một yếu tố của thời gian trong nó. Tôi nghĩ điều này hợp lý. Bạn phản đối điều gì?” Krishnaji hỏi.

 “Sống không hợp lý, không dựa trên lý trí,” tôi giải thích.

 “Dĩ nhiên, nó không hợp lý. Nhưng do bởi trong sự kết thúc của mọi sự việc mà bạn đã lượm lặt, mà là thời gian, bạn mới hiểu rõ cái vĩnh cửu, không thời gian. Cái trí phải được tự do khỏi thời gian, và vì vậy phải đang kết thúc.” Những từ ngữ được hòa hợp hoàn hảo.

 “Vì vậy không có thâm nhập vào kết thúc?” Tôi hỏi.

 “Ồ, vâng, có,” Krishnaji nói.

 “Thâm nhập vào kết thúc là gì?” Tôi lại hỏi.

 “Kết thúc là gì? Kết thúc cho sự tiếp tục? Sự tiếp tục của một suy nghĩ đặc biệt, một ham muốn đặc biệt? Hay nó là cái mà cho sống một tiếp tục? Trong sinh ra và chết đi, trong khoảng trống lớn lao đó có sự tiếp tục sâu thẳm. Nó giống như một con sông, khối lượng nước tạo ra con sông như sông Ganga, sông Rhine, sông Amazon. Nhưng chúng ta sống trên bề mặt của con sông rộng lớn này của sự sống và chúng ta không thể thấy vẻ đẹp của những chiều sâu, nếu chúng ta luôn luôn ở trên bề mặt. Sự kết thúc của tiếp tục là sự kết thúc của bề mặt.”

 Có một khoảng ngừng thật lâu và lắng sâu. Đối với tôi, đã và đang có một lắng xuống những chiều sâu vô tận. Từ đó tôi hỏi, “Cái gì chết?”

 “Tất cả cái mà tôi đã tích lũy, cả phía bên ngoài lẫn phía bên trong. Tôi đã xây dựng một kinh doanh tuyệt vời, tôi đã có một ngôi nhà to lớn, người vợ và con cái ngoan ngoãn và sống của tôi cho sự tiếp tục đến nó. Liệu người ta có thể kết thúc nó?” Krishnaji nói.

 “Nhưng anh có ý bảo với tôi rằng kèm theo chết thân thể của Krishnamurti, ý thức của Krishnamurti sẽ kết thúc? Làm ơn, thưa anh, có trọng lượng vô cùng trong nghi vấn này,” tôi nói.

 “Bạn vừa nói hai điều, ý thức của Krishnamurti và thân thể. Thân thể sẽ kết thúc, điều đó không thể tránh khỏi – bệnh tật, tai nạn, và vân vân. Vì vậy ý thức của người đó là gì?” Krishnaji hỏi.

 “Từ bi vô tận, vô hạn. Giả sử tôi nói điều đó,” tôi nói.

 “Tôi sẽ không gọi điều đó là ý thức.”

 “Tôi đang sử dụng từ ngữ ‘ý thức’ bởi vì lãnh vực đó được kết hợp cùng thân thể của Krishnamurti. Tôi không nghĩ về một từ ngữ khác – liệu tôi có thể nói, cái trí của Krishnamurti?”

 “Hãy sử dụng từ ngữ ‘ý thức’ và chúng ta hãy tìm hiểu nó. Ý thức của một con người là nội dung của nó. Nội dung là toàn chuyển động của sự suy nghĩ, sự học hành ngôn ngữ, những niềm tin, những nghi thức, những giáo điều, sự cô độc, một chuyển động kinh khủng của sự sợ hãi, tất cả điều đó là ý thức. Nếu chuyển động của sự suy nghĩ kết thúc, ý thức như người ta biết nó không tồn tại.”

 “Nhưng sự suy nghĩ như một chuyển động trong ý thức như chúng ta biết nó, không tồn tại trong cái trí của Krishnaji,” tôi nói. “Tuy nhiên có một trạng thái của hiện diện mà tự-thể hiện chính nó khi tôi hiệp thông cùng anh. Vì vậy –”

 “Ý thức như chúng ta biết là một chuyển động của sự suy nghĩ. Nó là một chuyển động của thời gian,” Krishnaji ngắt lời. “Hãy thấy điều đó rất rõ ràng. Khi sự suy nghĩ kết thúc, không phải trong thế giới vật chất, nhưng trong tinh thần, ý thức như chúng ta biết nó không tồn tại.”

 “Anh có thể sử dụng bất kỳ từ ngữ nào khác, nhưng có một trạng thái của hiện diện mà tự-thể hiện chính nó như Krishnamurti. Tôi sẽ sử dụng từ ngữ gì?”

 “Tôi không đang yêu cầu bạn thay đổi từ ngữ. Nhưng ví dụ, trong thiền định thực sự bạn đến một mấu chốt mà tuyệt đối. Tôi thấy nó, tôi cảm giác nó, đối với tôi nó không là trạng thái lạ thường nhất. Tôi hiệp thông cùng nó. Qua bạn tôi cảm thấy cái vô hạn này. Và toàn thôi thúc, đấu tranh của tôi là bắt gặp cái đó. Bạn có nó, không phải ‘bạn’ có nó – nó hiện diện ở đó – không phải Pupulji đang có nó. Nó không là có của bạn hay có của tôi. Nó hiện diện ở đó,” Krishnaji nói.

 “Nó hiện diện ở đó bởi vì anh?” Tôi hỏi.

 “Không, nó không hiện diện ở đó bởi vì tôi. Nó hiện diện ở đó.” Lại nữa có một khoảng ngừng lâu. Cái trí đang chạm cái gì đó.

 “Ở đâu?” Tôi hỏi. Krishnaji lắng nghe, và để cho tất cả thời gian bị nhốt trong câu hỏi kết thúc.

 “Nó không có nơi chỗ,” anh nói. “Trước hết, nó không là của bạn hay của tôi.”

 “Tôi chỉ biết nó hiển hiện trong con người của Krishnamurti. Vì vậy khi anh nói nó không có nơi chỗ. Tôi không thể chấp nhận nó,” tôi nói.

 “Bởi vì bạn đã đồng hóa Krishnamurti cùng cái đó?” Krishnaji hỏi.

 “Nhưng Krishnamurti cái đó?” Tôi đáp lại.

 “Có lẽ. Nhưng K nói rằng cái đó không liên quan gì đến Krishnamurti hay bất kỳ người nào. Nó hiện diện ở đó. Vẻ đẹp không là vẻ đẹp của bạn hay vẻ đẹp của tôi. Nó hiện diện ở đó, trong cái cây, trong bông hoa.”

 “Nhưng, thưa anh, chữa trị và từ bi mà ở trong Krishnamurti không ở ngoài đó. Tôi đang nói về cái đó,” tôi nói.

 “Nhưng đây không là Krishnamurti.” Anh chỉ vào thân thể của anh.

 “Nó được thể hiện trong Krishnamurti và nó sẽ ngừng được thể hiện. Đó là điều gì tôi đang nói,” tôi nói.

 Phản ứng của Krishnaji thật mau lẹ. “Tôi nghi ngờ điều đó. Nó có lẽ thể hiện qua X. Cái mà được thể hiện hay đang thể hiện không phụ thuộc vào X.”

 “Nó có lẽ không phụ thuộc vào X,” tôi bắt đầu.

 “Nó không liên quan gì đến X.”

 “Nó có lẽ không phụ thuộc vào Krishnamurti. Nhưng Krishnamurti và cái đó không thể tách rời,” tôi nói.

 “Vâng. Nhưng bạn thấy, khi bạn đồng hóa cái đó cùng một con người, chúng ta đang thâm nhập vào cái gì đó rất tinh tế.” Chú ý của anh đang dò dẫm.

 “Tôi muốn thâm nhậpchầm chậm. Anh thấy – ví dụ Buddha – dù ý thức của Buddha có như thế nào, nó đã được thể hiện qua ông ấy và nó đã ngừng hiện diện,” tôi nói.

 “Tôi nghi ngờ rằng ý thức của Buddha đã ngừng khi ông ấy đã không còn. Nó đã được thể hiện qua ông ấy, và bạn nói khi ông ấy chết cái đó đã biến mất.”

 “Tôi không có hiểu biết để nói nó đã biến mất, nhưng nó không còn có thể được hiệp thông nữa.”

 “Tự nhiên không,” Krishnaji nói.

 “Anh có ý gì qua ‘tự nhiên không’?” Tôi hỏi.

 “Bởi vì ông ấy được khai sáng. Thế là nó đến cùng ông ấy. Nó đã hiện diện. Không có sự phân chia. Và khi ông ấy chết những môn đồ của ông ấy đã nói, ‘Ông ấy chết rồi và toàn sự việc đó chấm dứt.’ Tôi nói nó không chấm dứt. Cái mà tốt lành không thể chấm dứt. Giống như xấu xa – nếu tôi có thể sử dụng từ ngữ đó mà không có quá nhiều tối tăm trong từ ngữxấu xa tiếp tục trong thế giới. Đúng chứ? Xấu xa đó hoàn toàn khác biệt với tốt lành. Tốt lành hiển lộ, tốt lành sẽ luôn luôn tồn tại, giống như xấu xa – mà không là đối nghịch của tốt lànhtiếp tục.”

 “Anh nói rằng từ bi khai sáng vĩ đại đó không biến mất, nhưng lúc này tôi có thể hiệp thông nó?” Tôi cố chấp.

 “Vâng. Nhưng bạn có thể hiệp thông nó khi người đó không hiện diện. Đó là toàn mấu chốt. Krishnamurti không có liên quan gì đến nó,” Krishnaji nói.

 “Khi anh nói, ‘hãy là một ngọn đèn cho chính bạn,’ liệu nó liên quan đến hiệp thông ‘cái đó’ mà không cần một người?”

 “Không hiệp thông, nhưng thâu nhận, đang sống cùng nó. Nó hiện diện ở đó cho bạn vươn đến và thâu nhận. Nhưng suy nghĩ, như ý thức mà chúng ta biết nó, phải kết thúc. Suy nghĩ thực sự là kẻ thù của cái đó. Suy nghĩkẻ thù của từ bi. Và muốn có ngọn lửa này, nó đòi hỏi không phải hy sinh, không phải cái này, không phải cái kia, nhưng một thông minh được thức dậy mà thấy chuyển động của suy nghĩ và ngay khi nhận biết, kết thúc nó. Đó là thiền định thực sự là gì.”

 “Vậy thì chết có quan trọng gì?” Tôi hỏi.

 “Không. Nó không còn quan trọng, bởi vì luôn luôn bạn đang sống cùng chết. Bởi vì luôn luôn bạn đang kết thúc mọi thứ. Tôi không nghĩ chúng ta thấy vẻ đẹp và sự quan trọng của kết thúc. Chúng ta thấy sự tiếp tục cùng những gợn sóng của vẻ đẹp của nó, bề mặt của nó.”

 “Ngày mai tôi lái xe đi khỏi đây, liệu tôi cắt đứt hoàn toàn khỏi anh?” Tôi hỏi.

 “Không, bạn tự cắt đứt chính mình khỏi vĩnh cửu đó, cùng tất cả từ bi của nó, nếu bạn biến tôi thành một kỷ niệm.” Anh ngừng. “Tôi gặp Buddha. Tôi đã lắng nghe ông ấy rất thăm thẳm. Trong tôi toàn sự thật của điều gì ông ấy nói đang hiện diện mãi mãi, và ông ấy đi khỏi. Ông ấy đã bảo tôi rất cẩn thận, ‘Hãy là một ngọn đèn cho chính bạn.’ Hạt giống đang nở hoa. Tôi có lẽ nhớ ông ấy. Ông ấy là một người bạn, người nào đó mà tôi thương yêu nhiều. Nhưng điều gì thực sự quan trọng là hạt giống của sự thật mà ông ấy đã gieo – bằng tỉnh táo, nhận biết, lắng nghe mãnh liệt của tôi, hạt giống đó sẽ nở hoa. Ngược lại, quan trọng gì đâu khi người nào đó đang có nó? Nếu X có sự khai sáng lạ thường này, một ý thức của bao la, từ bi, và tất cả điều đó, nếu anh ấy có nó và anh ấy chết đi, ích lợi gì đâu khi có nó? Cái gì?”

 “Tôi xin phép đưa ra một câu hỏi? Vậy thì, lý do cho sự hiện diện của anh ấy là gì?” Tôi hỏi.

 “Lý do cho sự hiện diện của anh ấy, cho sự tồn tại của anh ấy là gì? Để thể hiện cái đó?” Có một khoảng ngừng, sau đó Krishnaji nói, “Để là hiện thân của cái đó, tại sao nên có bất kỳ lý do nào? Một bông hoa không có lý do, tình yêu không có lý do, nó hiện diện. Tôi cố gắng tìm ra một lý do và bông hoa không hiện diện. Tôi không đang cố gắng gây huyền bí cho tất cả. Nó hiện diện ở đó cho mọi người vươn tới và cầm lấy. Vì vậy, Pupulji, chết đi và sinh ra – mà phải là một sự kiện lạ thường cho một người mẹ, và có lẽ cho một người cha – sinh ra và chết đi là vấn đề xa vời vợi và tất cả khó nhọc của sự tiếp tục là sự đau khổ của con người. Chỉ khi nào sự tiếp tục kết thúc hàng ngày thì chúng ta mới luôn luôn đang sống cùng chết. Đó là một mới mẻ lại hoàn toàn. Đó là cái gì đó mà không có sự tiếp tục. Đó là lý do tại sao hiểu rõ ý nghĩa của sự kết thúc tổng thể là điều rất quan trọng. Liệu có thể có một kết thúc đến trải nghiệm, hay điều đã được trải nghiệm và vẫn còn được lưu lại trong cái trí như ký ức?” Anh ngừng. “Chúng ta có thể thâm nhập nghi vấn, liệu một con người có thể sống mà không có thời gianhiểu biết ngoại trừ sự hiểu biết thuộc vật chất?”

 Tôi thách thức anh. “Liệu đang sống cùng đang kết thúc không là hạt nhân của nghi vấn này, hay sao? Đó là, khi cái trí có thể đang sống cùng đang kết thúc, nó có thể đang sống cùng sự kết thúc của thời gianhiểu biết. Liệu anh không thể làm bất kỳ việc gì về nó? Liệu anh phải lắng nghe và nhìn ngắm và không làm bất kỳ việc gì khác? Lúc này tôi đang đến cái gì đó rất khó khăn. Có dòng chảy của hiểu biết. Khi tôi hỏi, ‘Liệu tôi có thể được tự do khỏi dòng chảy đó?’ Nó không là một yếu tố của dòng chảy của hiểu biết đang đưa ra nghi vấn đó, hay sao?”

 “Dĩ nhiên, dĩ nhiên,” Krishnaji đáp lại.

 “Vậy thì trong đó không có ý nghĩa. Dòng chảy của hiểu biết, bởi vì nó bị thách thức, phản ứng. Trả lời có thể được duy nhất là đang lắng nghe phản ứng.”

 “Một trào lên, một lắng nghe, một nở hoa, và một lắng xuống,” Krishnaji nói từ chiều sâu thẳm thẳm.

 “Liệu con người có bất kỳ điều gì khác phải làm ngoại trừ thức dậy với nảy sinh này?”

 “Và lắng xuống? Liệu bạn đang hỏi để thực sự hiểu rõ – trong lúc này chúng ta sẽ gọi nó là tốt lành. Liệu bạn có thể làm bất kỳ điều gì? Liệu đó là điều gì bạn đang nói? Tôi hoàn toàn không chắc chắn về nó.”

 “Đó là điều gì tôi đã muốn biết – hãy bảo cho tôi.”

 “Đó không là một câu nói rốt ráo, hay sao? Tôi không thể làm gì về nó,” Krishnaji nói.

 “Không, thưa anh, hoặc tôi có thể làm hoặc…”

 “Chúng ta hãy tìm ra,” Krishnaji nói. Bạn có thể cảm thấy cái trí đang thâm nhập ngập ngừng.

 “Hoặc tôi có thể làm, vậy thì câu hỏi kế tiếp là, ‘Tôi có thể làm gì?’ ”

 “Điều gì khiến cho bạn nói bạn không thể làm?” Krishnaji hỏi. “Chúng ta hãy cùng nhau thâm nhập. Điều gì khiến cho bạn nói bạn không thể làm bất kỳ điều gì về nó? Về cái gì?”

 “Về đang nảy sinh này từ dòng chảy. Đó là điều gì chúng ta đang nói. Có một dòng chảy của hiểu biết. Hoặc tôi tách khỏi dòng chảy đó –”

 “Mà bạn không tách khỏi,” Krishnaji nói.

 “Trong thâm nhập, tôi thấy, tôi không tách khỏi.”

 “Tôi hiểu rõ điều đó. Nếu bạn đưa ra câu nói ‘Tôi là dòng chảy của hiểu biết và tôi không thể làm bất kỳ điều gì về nó,’ vậy thì bạn đang đùa giỡn cùng những từ ngữ.”
“Vậy thì điều gì có thể xảy ra được? Trạng thái của cái trí là gì?”

 “Câu hỏi đó hay ho hơn,” Krishnaji ngắt lời.

 “Đó là nhạy cảm đến đang nảy sinh và đang lắng xuống,” tôi nói.

 “Nếu nó là nhạy cảm, cũng không có nảy sinh lẫn kết thúc,” Krishnaji nói.

 “Chúng ta không biết trạng thái đó – sự kiện là, có đang nảy sinh,” tôi nói.

 “Bạn không thể làm điều gì đó về đang nảy sinh, hay sao? Bạn không thể làm điều gì đó mà không cố gắng thay đổi nó, bổ sung nó, hoặc tẩu thoát khỏi nó, hay sao? Liệu người ta có thể thấy đang nảy sinh của sự tức giận và nhận biết nó? Liệu người ta có thể thả cho nó nở hoa và kết thúc? Liệu người ta có thể thấy sự tức giận nảy sinh và không bị bạo lực bởi nó? Liệu người ta có thể nhìn ngắm chuyển động của nó, cho phép nó nở hoa, và khi nó nở hoa nó chết đi?”

 “Cái trí mà có thể nhìn ngắm, làm thế nào sự tức giận nảy sinh được?”

 “Có lẽ rằng cái trí đã không hiểu rõ toàn chuyển động của bạo lực,” Krishnaji nói. 

 “Lúc này, làm thế nào người ta quan sát cái gì đó mà không có người quan sát? Hay người ta quan sát cùng người quan sát?”

 “Cái trí con người đã tự-tách rời chính nó như người quan sát và vật được quan sát,” Krishnaji nói.

 “Tôi có thể quan sát sự tức giận đang nảy sinh, nhìn ngắm những biểu lộ của nó – không phải can thiệp những biểu lộ của nó – và nhìn ngắm nó lắng xuống,” tôi nói.

 “Vậy thì bạn có thể làm điều gì đó về nó.”

 “Cái trí mà chúng ta gọi nó thức dậy, đó là điều gì nó làm.”

 “Chỉ cái trí mà thấy rằng nó không thể làm gì cả mới bất động.

 “Vậy là, trong đối thoại này, liệu chúng ta đã thấy ý nghĩa của chết?”

 

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 41

“Học chết đi chính bạn trọn vẹn.”

 

N

gày 22 tháng mười năm 1981, Krishnaji đến Ấn độ cùng Asit Chandmal. Krishnaji đã bị bệnh ở Brockwood một vài ngày trước và cũng bị co rút một cơ nơi lưng của anh. Anh đang trông rất yếu ớt và đã sút đi nhiều cân. Anh đã già yếu và lưng của anh hơi còng xuống. Anh muốn nói chuyện nghiêm túc cùng chúng tôi vào buổi chiều. Khoảng 4:30 anh bắt đầu nói với Nandini và tôi. Anh nói rằng mười lăm ngày trước khi anh ở Brockwood; anh bị bệnh và nằm trên giường suốt một tháng. Một đêm anh thức giấc cùng một cảm giác hoàn toàn khỏe mạnh. Mọi cơ quan trong thân thể của anh đều khỏe mạnh và tỉnh táo. Trong tình trạng đó anh có một ý thức rằng cánh cửa của chết đã mở. Anh đang bước qua, hoàn toàn tỉnh táohoàn toàn yên lặng. Tuy nhiên tại một tích tắc của chết, cánh cửa đóng lại. Anh không đóng cửa, cánh cửa đóng lại.

 Sau đó rất nghiêm túc anh quay về phía tôi và nói, “Chết có thể đến tại bất kỳ khoảnh khắc nào.” Anh hỏi tôi cảm thấy thân thể của tôi ra sao. Tôi trả lời nó không được khỏe lắm. Anh nói, “Bạn phải khỏe mạnh. Bạn phải sống lâu hơn tôi.” Và sau đó anh nói những từ ngữ lạ lùng, mà anh lặp lại, “Học chết đi chính mình trọn vẹn.” Thân thể yếu ớt đang rung động, tuy nhiên có một tiếng sấm gầm trong những từ ngữ của anh.

 Từ Delhi, Krishnaji đến Varanasi. Nói chuyện đầu tiên của anh rất phấn khởi. Anh nói về “lời giảng như cái gương trong đó bạn thấy ‘cái gì là’ được phản ảnh. Lời giảng là sự nhận biết bên trong bạn, của sự thật.”

 Krishnaji nói, “Thấy, hỏi, tôn giáo là gì, sự suy nghĩ là gì? Thấy sự suy nghĩ đang nảy sinh, nhìn ngắm nó – nếu không như thế, tất cả đều là ảo tưởngtrở thành. Cái trí tôn giáo thực sự quan tâm đến sự khám pháhiểu rõ Sự thật là gì.

 “Hãy quan sát,” anh nói, “hãy tìm ra nguồn gốc, khởi đầu của sự suy nghĩ, đang vận hành trong thời gian. Suốt hàng thiên niên kỷ, con người bị trói buộc trong khuôn mẫu, trong hiểu biết. Không có tự do trong khuôn mẫu, trong hiểu biết.” Anh nói về tương lai của con người – về những máy tính đang đảm đương khả năng sáng chế của bộ não. Những người khoa học đang nghiên cứu cái máy thông minh cơ bản – những máy tính mẹ mà có thể sáng chế những máy vi tính tương lai. Những máy tính trong tương lai sẽ sáng chế những Thượng đế, thần thánh, tạo ra triết lý. “Vậy thì, con người là gì?” Krishnaji hỏi. “Việc duy nhất con người có thể làm mà máy tính không thể làm là nhìn ngắm sao hôm.

 “Chỉ có hai lựa chọn cho con người: Hoặc anh ấy gắn kết vào sự giải trí phía bên ngoài, như thể thao, tôn giáo, nghi lễ, hoặc anh ấy quay vào phía bên trong. Bộ não có một khả năng vô hạn, lúc này được sử dụng cho công nghệ. Bộ não bị bận rộn bởi vật chất – khi chức năng này được đảm đương bởi cái máy, bộ não sẽ co rút lại. Chỉ tôn giáo có thể sáng tạo một văn hoá mới mẻ. Một tôn giáohoàn toàn độc lập khỏi sự mê tínnghi lễ. Muốn có điều đó, người ta phải khám phá cái vượt khỏi thời gian, vượt khỏi suy nghĩ.”

 Tại bữa ăn trưa, Jagannath Upadhyaya có mặt. Ông vừa được trao tặng một Nehru Fellowship và sắp sửa thực hiện chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông, viếng thăm những trung tâm Phật giáo trong nhiều quốc gia. Krishnaji hỏi ông ấy sẽ giao tiếp với những người có học thức như thế nào, bởi vì Panditji không biết tiếng Anh, mặc dù ông có thể hiểu rõ những từ ngữ được nói ra. Panditji trả lời rằng ông sẽ nói chuyện với những đối tác của ông bằng tiếng Phạn. Thật mau mắn, Krishnaji bắt đầu khuyên Pandit nên mặc quần áo gì ở Châu âu. Jagannath Upadhyaya bị bối rối và choáng váng khi Krishnaji yêu cầu Achyut lập một danh sách quần áo nên mặc cho ông, gồm cả quần áo bên trong bằng len. Krishnaji rất lo ngại rằng Upadhyaya sẽ khổ sở vì ông sẽ không thể chịu đựng nổi mùa đông ở nước ngoài.

 Sau đó chúng tôi bàn luận về nói chuyện buổi sáng. Upadhyayaji kể rằng ông ấy đã bàn luận về nói chuyện đó với bạn bè và họ cảm thấy rằng, lần đầu tiên, họ đã thực sự hiệp thông cùng điều gì Krishnaji đã nói. Thoạt đầu của những năm 1950, khi những học giả của Varanasi nghe Krishnaji lần đầu tiên, những người Phật giáo nghĩ rằng Krishnaji đang nói về Phật giáo, những người Veda lại nghĩ rằng anh ở trong dòng chảy của Vedanta. Sau đó, Upadhyayaji cảm thấy rằng Krishnaji thiên nhiều hơn về dòng chảy của Nagarjuna. Lại nữa, tại một thời kỳ sau đó, ông cảm thấy rằng lời giảng của Krishnaji là điều gì mà Nagarjuna sẽ nói nếu ngài còn sống hôm nay. Nó liên quan đến khoảnh khắc hiện tại. Từ Madras năm ngoái, Panditji đã và đang suy nghĩ mới mẻ lại. Ông không còn đưa ra bất kỳ phát biểu nào về Krishnaji, ông vẫn còn đang dò dẫm. Krishnaji nói anh đã nói nhiều; có nhiều sách. Người ta nói về chúng như ‘Những lời giảng của Krishnamurti.” “Những lời giảng không là quyển sách,” anh nói. “Những lời giảng duy nhất là, ‘Quan sát về chính bạn. Thâm nhập vào chính bạn – vượt khỏi.’ Không có sự hiểu rõ về lời giảng, chỉ có sự hiểu rõ về chính mình. Những từ ngữ của Krishnaji là một kim chỉ phương hướng. Sự hiểu rõ về chính mình là lời giảng duy nhất.”

 Khi được hỏi, Jagannath Upadhyaya đã giải thích cho Krishnaji về bản chất của sự phủ nhận của Nagarjuna. Nó là sự phủ nhận của tất cả giáo điều, niềm tin, bao gồm giáo điều của Buddha. Krishnaji rất quan tâm. Sau đó, anh hỏi Upadhyayaji, “Bạn tiếp cận vấn đề như thế nào?” Upadhyayaji không thể hiểu rõ. Krishnaji tiếp tục dò dẫm. Anh nói, “Trong tiếp cận là đáp án, không phải rời khỏi nó.” Jagannath Upadhyaya nói ông đã hiểu rõ bằng từ ngữ.

 Ngày 24 tháng mười một năm 1981, Achyut, Rimpoche Samdhong, và tôi dùng bữa trưa cùng Krishnaji. Mặt của Rimpoche rất nghiêm trọng. Chúng tôi nói về Tibet và khả năng trở về của Dalai Lama. Krishnaji hỏi những câu hỏi về những trường học của Phật giáo ở Tibet. Bỗng nhiên, Rimpoche nói, “Trong vài ngày qua tôi đã nếm sự đau khổ tột cùng. Tôi đã trầm tư – đã nhìn ngắm, đã lắng nghe, nhưng nó ở đó.” Ông có những giọt nước mắt trong hai mắt và sự đau khổ tột cùng trên khuôn mặt. Chúng tôi nói về sự kết thúc đau khổ và sự bám chặt đau khổ trong cái trí và điều gì được bao hàm. Bỗng nhiên Krishnaji đặt hai bàn tay của anh trên quả tim của anh và nói, “Nó ở đây.” Tôi yêu cầu anh giải thích cử chỉ đó. Anh nói, “Trước hết, người ta phải quan sát, bằng chú ý vô cùng thấy cái trí và đang vận hành của nó, lắng nghe cái gì ở bên trong và bên ngoài; từ điều này nảy sinh sự nhạy cảm và trong nhạy cảm hiện diện sự thấu triệt. Một mình thấu triệt đó sẽ quét sạch sự đau khổ.”

 Một ngày trước tại một bàn luận ít người, chúng tôi đã nói về thời gian và sự hiểu biết. “Liệu bộ não có thể được tự do khỏi thời gian như trở thành – liệu nó có thể thay đổi sự phụ thuộc vào thời gian tâm lý của nó?” Tôi trả lời rằng khi người ta nhìn vào lời giảng, đầu tiên người ta đã tự quan tâm đến sự thay đổi cá thể. Anh nói về cái trí của con người, hàng triệu năm lịch sử của con người, được chứa đựng trong những tế bào não và sự thay đổi trong những tế bào não. Sự sinh ra của cái trí toàn cầu cần đến một cấp bách, một cách mạng trong quy định của con người. Trong vài năm qua Krishnaji đã phủ nhận bất kỳ vị trí nào cho cá thể. Anh đã vượt khỏi “con người” và quy định của con người. Anh đã và đang nói về vũ trụ, và một ý thức của vũ trụ đã thâm nhập vào những lời giảng của anh. Krishnaji đang hỏi, “Sự liên quan của con người với vũ trụ là gì?” Tôi lại hỏi Kishnaji, “Liệu đã có một thay đổi trong những lời giảng của anh?” Anh trầm tư được vài khoảnh khắc, sau đó chỉ về con sông Ganga và nói, “tại cái nguồn, con sông đó là một giọt nước – nó là sông Ganga.”

 Anh nói về thiền định của vũ trụ như nền tảng của sáng tạo. Thiền định là một trạng thái không gian vô giới hạn, không những đường chân trời, và một kết thúc của thời gian. Những từ ngữ “vĩnh cửu không thời gian” là bộ phận thuộc từ vựng của anh. Anh mang vào những lời giảng của anh lý luận của Phật giáo, và cùng sự kết thúc của lý luậnsuy nghĩ anh thâm nhập vào không gian, sử dụng thông minh như dụng cụ. “Thâm nhập là cùng không-gì cả, vào hiện diện không-kết thúc không-từ ngữ.”

 “Liệu người ta có thể nắm bắt cái đó trong ý thức?” Anh hỏi. “Vậy thì ý thức là gì?”

 Trong một dạo bộ, anh nói, “Thâm nhập phía bên trong là vô hạn. Bạn phải một mình, được lột sạch, sau đó bạn có thể thực hiện một chuyến hành trình vào cái không biết được.” Anh vẫn còn đang dò dẫm, đang cảm giác, anh tiếp tục chất vấn.

 Một hôm khác tại bữa ăn trưa, anh đang thâm nhập sự bao la của thời gian và những hàm ý của nó. Anh hỏi, “Liệu thời gian phía bên trong là một sự kiện? Liệu có mũi tên phía bên trong của thời gian?” Anh nói về sáng tạo như hủy diệt tổng thể. “Trong sự sống có cả sáng tạo lẫn hủy diệt – chính động thái của đang lắng nghe là điều kỳ diệu, nó là ánh sáng trong bóng tối. Trong nó là sự đột biến và lật tung những gốc rễ sâu thẳm. Liệu trong động thái của đang lắng nghe, người ta có thể thâm nhập vào chính mình?” Anh hỏi.

 Khi ở Rajghat, Krishnaji thâm nhập bản chất của chú ý. Anh hỏi chúng tôi, “Chú ý là gì?” Anh nói rằng “sự chú ý tổng thể của một suy nghĩ khai mở toàn bản chất của suy nghĩ.”

 Tôi nói rằng muốn có một chú ý tổng thể như thế, cái trí phải có sức nặng. Mỗi chú ý cho chiều sâu đến nền tảng của cái trí. Krishnaji không đồng ý rằng nhiều hành động của chú ý cho chiều sâu đến cái trí. “Không chuẩn bị nào là cần thiết,” anh nói.

 Tôi hỏi anh, “Cái gì cho cái trí sự chuyển động vùn vụt, sự thấu triệt để nhận biết rằng trong một suy nghĩ, tất cả mọi suy nghĩ được phơi bày?” Krishnaji nói về sự cần thiết cho những tế bào não phải tuyệt đối bất động. Tôi nói có một khuynh hướng vốn có sẵn trong bộ não để phải chuyển động. Trong yêu cầu bộ não phải tuyệt đối bất động, Krishnaji đang đi ngược lại bản chất của bộ não.

 “Đột biến là tức khắc,” Krishnaji nói. “Nghi vấn là, cái gì khiến cho nó xảy ra?”

 “Thuộc sinh học, sự đột biến có thể xảy ra khi có một cần thiết cực kỳ cho sự đột biến như thế; hay, với sự kết thúc của một chức năng đặc biệt của bộ não, những tế bào chết đi và một tế bào mới mẻ được sinh ra,” tôi dẫn giải.

 “Sự cần thiết tuyệt đối phải thay đổi tạo ra sự cần thiết thuộc sinh học phải tìm được cái mới mẻ. Bởi vì sự hiểu biết không thể thay đổi con người, tôi hỏi, liệu có một hành động không được đặt nền tảng trên sự hiểu biết?”

 Chú ý của Krishnaji đang ôm ấp cái trí, đang thiết lập một hiệp thông trực tiếp, đang tiếp xúc cùng những cái trí chung quanh anh.

 Tôi nói, “Tôi phải quan sát cái trí, thấy những cái bẫy của nó. Đó là thấu triệt.”

 Krishnaji ngắt lời tôi. “Không, bạn là một người truyền thống. Bạn đang nói về những năm tháng của sự chuẩn bị để thấy cái này. Tôi nói, thấu triệt là sự nhận biết của khuôn mẫu này. Thấu triệt phá sập khuôn mẫu.”

 Tôi nói, “Từ ngữ ‘thấu triệt’ là một từ ngữ lý thú. Nó hàm ý nhìn vào phía bên trong. Thấu triệt là ngoảnh mặt khỏi cái đã được biết.”

 Krishnaji nói, “Vâng. Bộ não bị quy định vào một khuôn mẫu. Chính sự cần thiết thuộc sinh học bắt buộc nó phải phá sập khuôn mẫu. Thấu triệt được cần đến để thấy điều này không cần bị rèn luyện, cũng không cần thời gian.”

 Tôi nói, “Tôi không đang nói về sự tiếp tục như thời gian, nhưng thấu triệt như một đang khoét sâu của cái trí.”

 Krishnaji nói, “Đang khoét sâu là thời gian. Thấy điều gì được hàm ý trong điều gì bạn đang nói.”

 Tôi nói, “Anh đang nói về cái trí tuyệt đối bất động. Cách đây hai mươi năm khi anh đưa ra một nghi vấn như thế, những suy nghĩ của tôi chuyển động về hướng nghi vấn. Việc này không còn xảy ra nữa. Bộ não bất động và lắng nghe. Có một khác biệt trong chất lượng giữa hai trạng thái. Làm thế nào anh có thể phủ nhận hai mươi năm?”

 Krishnaji nói, “Thời gian khiến cho cái trí càng ngày càng đờ đẫn. Tôi nghi ngờ toàn ý tưởng của thời gian để đến được bất kỳ nơi nào. Tôi không chấp nhận thời gian phía bên trong.”

 “Tôi không đang nói về nó như luyện tập,” tôi nói.

 “Nhưng bạn đang tạo ra sức mạnh cho thời gian,” Krishnaji nói. “Làm thế nào một con sông đang bị ngập lụt có thể trôi chảy?” Anh hỏi. “Tuy nhiên vài giọt nước đầu tiên là con sông.”

 Achyut nói, “Anh quá nghiêm khắc trong lý luận của anh. Có sự bao la vô cùng trong điều gì anh nói. Tuy nhiên, tôi thấy rằng có một ngăn cản trong tôi đang chắn ngang sự hiểu rõ về anh của tôi.” 

Krishnaji trả lời, “Liệu bạn có thể suy nghĩ về việc phủ nhận thời gian? Không phải thời gian như dòng chảy thuộc về chiều dài, nhưng thời gian tâm lý như trở thành. Liệu bạn có thể phủ nhận thời gian như thế để cho nó kết thúc trong bộ não? Chúng ta đang nói về qui trình thuộc tâm lý của thời gian như một chuyển động từ đây đến đó.” Anh ngừng. “Liệu bạn có thể yên lặng lắng nghe?” Anh hỏi, “Liệu bạn có thể chấp nhận thời gian như mặt trời mọc và mặt trời lặn và nói, không có thời gian khác?” Anh ngừng. “Đừng nói ‘có.’ Liệu bạn thấy điều này hàm ý rằng không có thời gian thuộc tương lai? Nó có nghĩa quá khứ có hành động riêng của nó, nhưng không phải như chuyển động của thời gian, như đang trở thành cái gì đó. Tôi đang hỏi bạn ‘ngay lúc này.’ Tôi nói, không có sự chuẩn bị cho thấu triệt. Bạn thấy cái đó? Liệu bạn có thể thấy ngay tức khắc, mà không có thời gian?”

 Tôi nói, “Người ta có thể thấy rằng những tế bào não và sự suy nghĩ là một. Trong hàng thiên niên kỷ, những tế bào não đã bị quy định phải chuyển động trong một khuôn mẫu. Cách đây vài năm, Krishnaji đã nói với tôi rằng những tế bào não không thể tự làm mới mẻ chính chúng, nhưng một tế bào mới mẻ phải được sinh ra.”

 Krishnaji nói, “Sự đột biến không thể xảy ra trong tế bào cũ kỹ, cũng không trong sự suy nghĩ. Cái mới mẻ có thể không có sự liên quan gì với cái cũ kỹ. Tất cả mọi thay đổi, chuyển động từ một góc này của bộ não sang một góc khác, không là làm mới mẻ lại. Hãy tìm ra, liệu có thể phá vỡ tình trạng bị quy địnhkhám phá cái gì đó hoàn toàn mới mẻ.”

 Tôi nói rằng trong chú ý tổng thể là sự kết thúc của cái cũ kỹ. Tôi không thể biết hay tiếp xúc những tế bào não, tôi chỉ có thể biết sự suy nghĩ. Bất kỳ sự vận hành nào của chú ý phải ở trên suy nghĩ. Sau đó tôi hỏi, “Chúng ta đã nói rằng chuyển động là vốn có sẵn trong bộ não. Liệu bộ não đó, mà suốt hàng thiên niên kỷ đã biết sự chuyển động, có thể không chuyển động?”

 “Vâng, lúc này chúng ta đang nắm bắt nó,” Krishnaji nói. “Liệu người ta có thể thấy những tế bào não như sự suy nghĩ? Liệu người ta có thể thấy chú ý đó chỉ có thể vận hành vào sự suy nghĩ? Và đột biến đó không thể hành động và không có liên quan với sự suy nghĩ? Cái cũ kỹ phải kết thúc.”

 Tôi quay lại New Delhi và có mặt tại phi trường để tiếp đón Krishnaji khi anh cùng Achyut đến từ Varanasi vào ngày cuối cùng của tháng mười hai năm 1981. Cả hai đều ở tại nhà của tôi số 11 Safdarjung Road. Đó là lần đầu tiên mà Krishnaji, Achyut, và tôi ở một mình cùng nhau, trong cùng một ngôi nhà, và Krishnaji đã bình phẩm về nó.

 Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng chúng tôi vào phòng khách và Krishnaji bắt đầu nói về Mrs. Besant và Leadbeater. Tình yêu vô hạn của anh đối với Mrs. Besant là điều rõ ràng. Anh kể với chúng tôi rằng, khi còn là một đứa trẻ, anh có nhiều khả năng siêu nhiên – khả năng đọc được suy nghĩ, hay những gì được viết trong một lá thư chưa mở. Anh có thể làm những vật trở thành hiện thực, thấy những hình ảnh, và đoán trước tương lai. Anh có khả năng chữa trị. Nhưng anh đã gạt đi tất cả những khả năng này một cách tự nhiên. Anh không bao giờ cảm thấy có bất kỳ hứng thú nào trong những khả năng đó. Chúng tôi cố gắng theo đuổi chủ đề, khi bỗng nhiên anh hỏi, “Bạn tin tưởng sự huyền bí?”

 “Vâng,” tôi nói. “Khi chúng tôi gặp anh và nói chuyện với anh một cách nghiêm túc, một bầu không khí huyền bí hiện diện.”

 Krishnaji nói, “Vâng, đó là như thế.”

 Tôi nói, “Có một cảm giác của tiếp xúc mà không có bất kỳ người nào đang hiện diện ở đó – một cảm giác của hiện diện.”

 “Nó ở trong phòng,” Krishnaji nói. “Tôi không biết liệu bạn cảm thấy nó – đó là cái gì?” và tiếp theo một cái nhìn lạ lùng đi vào hai mắt của anh. “Tôi phải cẩn thận ghê lắm về cái này.” Anh ngừng nói đột ngột, sau đó tiếp tục, “Bạn hỏi – tôi sẽ không hỏi.”

 Tôi nói, “Nó là gì?”

 “Cẩn thận. Khi chúng ta nói về cái này, hoặc chúng ta đang tưởng tượng nó hoặc…”

 “Điều gì xảy ra – liệu nó kết hợp với anh?”

 “Vâng, chắc chắn.” Tâm trạng của Krishnaji đang thay đổi, anh đang nói từ chiều sâu thăm thẳm, như thể đang chuyển động vùn vụt qua những không gian vô hạn phía bên trong. “Tôi nghĩ có một lực lượng mà những người Theosophy đã tiếp xúc nhưng đã cố gắng biến nó thành cái gì đó cụ thể. Nhưng, có cái gì đó mà họ đã tiếp xúc và sau đó cố gắng diễn giải thành những biểu tượng và từ vựng của họ, và thế là mất nó. Cảm giác này đã xảy ra suốt sống của tôi – nó không…”

 “Được kết hợp cùng ý thức?” Achyut hỏi.

 “Không, không. Khi tôi nói về nó, cái gì đó lạ thường đang diễn ra. Tôi không thể hỏi nó bất kỳ điều gì,” Krishnaji nói.

 Qua những cửa sổ, những cửa ra vào, sự yên lặng tràn vào.

 “Tất cả những bệnh tật của anh rất kỳ lạ. Mỗi căn bệnh trầm trọng đã được theo sau bởi một nguồn năng lượng mới mẻ.” Tôi nói. Có một khoảng ngừng vô tận.

 Bỗng nhiên Krishnaji hỏi, “Chúng ta đang nói gì vậy?”

 “Liệu nó là cái gì đó ở phía bên ngoài của anh? Liệu nó bảo vệ anh?” Tôi hỏi một cách do dự.

 “Vâng, vâng – về cái đó không có nghi ngờtuyệt đối.”

 “Mỗi lần nó xảy ra – liệu bản chất của nó thay đổi?”

 Krishnaji nói, “Không, không…”

 “Liệu nó mãnh liệt thêm?” Tôi hỏi.

 “Vâng, nó mãnh liệt thêm.” Lại nữa có một khoảng ngừng vô tận.

 Sau đó, như thể đang do dự khi sử dụng những từ ngữ, Krishnaji nói, “Liệu nó là một việc ở phía bên ngoài đang xảy ra phía bên trong? Vũ trụ đang tràn vào – và thân thể không thể chịu đựng quá nhiều của nó. Khi tôi đang nói, nó rất mạnh mẽ. Cách đây năm phút, nó đã không hiện diện ở đó. Khi còn nhỏ, họ bảo tôi, ‘Hãy hoàn toàn giống như một cái kênh không bị tắc nghẽn – đừng chống cự.’ Chỉ sau đó tôi đã thắc mắc ‘họ’ là ai.”

 “Liệu nó có bất kỳ sự liên quan nào đến từ ngữ Maitreya Bodhisattva?” Achyut hỏi.

 “Liệu Maitreya Bodhisattva là tưởng tượng? C. W. L. đã sáng chế nó? Cậu trai sống cùng cái tên đó một cách không ý thức? Hay nó là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn sự truyền giáo của họ?” Dường như Krishnaji hoàn toàn thẩm thấu trong nghi vấn.

 “Từ ngữ Maitreya có bất kỳ ý nghĩa nào đối với anh?” Tôi hỏi.

 “Không,” Krishnaji trả lời.

 Tôi khăng khăng, “Tại sao anh trả lời, ‘Không’? Anh, người mà nói không có ký ức thuộc tâm lý, tại sao những từ ngữ ‘Maitreya, Buddha’ có một ảnh hưởng đối với anh?”

 “Bạn nhớ ‘Buddha’ của Abanendranath Tagore – Hình ảnh đó có một ảnh hưởng lạ thường đối với cậu trai. Cậu trai không biết Phật giáo là gì.” Krishnaji ngừng. “Nhưng, cảm giác của Buddha đã luôn luôn ở đó. Một cảm giác của vô hạn.”

 “Một cảm giác của vô hạn? Chúng ta có thể bàn về nó? Cảm giác đó ở phía bên ngoài anh? Hay nó ở phía bên trong? Liệu thân thể không thể thâu nhận nó?”

 “Đừng nghĩ rằng tôi điên khùng. Tôi đã chưa bao giờ cảm giác như tôi cảm giác lúc này. Rằng vũ trụ thật gần gũi, như thể đầu của tôi được dính chặt trong vũ trụ. Liệu nó nghe có vẻ điên khùng?” Krishnaji hỏi một cách e thẹn.

 “Anh đang nói rằng tất cả những rào cản đã kết thúc?”

 “Bạn thấy, những từ ngữ ‘Maitreya, Buddha,’ đã không còn ý nghĩa. Tôi có một cảm giác rằng tất cả cảm xúc thuộc từ ngữ đã kết thúc.”

 “Anh đã nói điều gì đó về đang rất gần gũi vũ trụ?”

 Krishnaji cười. “Vâng, bộ đầu của tôi ở trong nó.”
“Cái đó hiện diện trong những nói chuyện. Trung tâm của lời giảng của anh đã chuyển động đến một vị trí vũ trụ,” tôi nói.

 Sau đó anh sử dụng những từ ngữ lạ lùng. “Hay nó có lẽ không là gì cả. Nó có lẽ là một cái vòi bạch tuộc đang cảm giác quanh quanh. Tôi không đang nắm được sự rõ ràng của nó. Lúc này, căn phòng tràn đầy nó. Dù nó là gì chăng nữa, căn phòng đang rộn ràng cùng nó. Tôi càng nhìn ngắm bao nhiêu, nó càng hiện diện ở đó – sự mãnh liệt của nó. Tôi có thể ngồi đây cùng hai bạn và thoát đi. Ở cùng vĩ đại đó và thả cho nó vận hành. Nó là một huyền bí; khoảnh khắc huyền bí được hiểu rõ, nó không còn là huyền bí. Người ta không thể hiểu rõ huyền bí đó – nó quá vô hạn. Nó giống như đang nhìn loanh quanh góc đường. Bạn thấy chứ?

 “Tôi có một cảm giác kỳ lạ rằng tôi muốn thâm nhập huyền bí đó. Bạn theo kịp chứ? Và tuy nhiên, có một do dự nào đó khi tiến gần nó. Bạn không thể tiếp xúc nó. Nó hiện diện ở đó. Nó là huyền bí. Trên bục giảng nó là cái gì đó khác biệt. Hay có thể, nó là cùng sự việc.”

 

_________________________________________________

 

CHƯƠNG 42

Những giới hạn của suy nghĩ

 

T

rong tuần lễ thứ ba của tháng giêng năm 1982, Krishnaji ở Bombay tại Sterling Apartments. Sau nói chuyện Chủ nhật vào ngày 24 tháng giêng, Krishnaji, Nandini, và tôi dùng bữa tối. Chúng tôi đang bàn luận về bệnh ung thư, và tôi nhận xét rằng nếu nó không ở trong giai đoạn đầu tiên, tôi sẽ không cho phép thân thể của tôi bị phá hoại bởi những phương pháp điều trị mới, mà còn phá hoại hơn căn bệnh. Tôi sẽ chuẩn bị mình cho cái chết. K nói một tổ chức đã được khởi sự ở phương Tây nơi người ta đòi quyền được chết. Một quyển sách thực hành đã được xuất bản chỉ rõ những chi tiết về cách chết nhẹ nhàng nhất. Nó nói về sự sử dụng thuốc ngủ, một liều mạnh nhất, sau đó choàng một túi nhựa qua đầu, với một dải băng bằng thun quanh cổ; người bệnh có thể nhấc dải băng và cho không khí vào, nếu anh ấy cảm thấy bị nghẹt thở. Khi anh ấy bắt đầu ngủ, bàn tay sẽ hạ xuống và sáng hôm sau người bệnh sẽ chết. Nandini nghe điều này và một cái nhìn sợ hãi vô cùng lộ ra trên mặt của em. “Không, không,” em buột mồm thốt lên. Chúng tôi nhìn em và tôi hỏi em hơi gay gắt rằng tại sao em đang phản ứng? Em chưa bao giờ nghĩ đến việc tự tử hay sao? Em do dự, thu người, ngừng lại, và nói, “Một lần. Khi K nói em cảm thấy sự nghẹt thở.”

 Chúng tôi bàn luận về sợ hãibản chất của nó. Tôi hỏi Krishnaji liệu anh có khi nào biết sợ hãi. Anh ngừng, dò dẫm. “Nhiều việc có thể xảy ra vào ban đêm, bóng tối mời mọc nhiều việc.” Trong sống của anh anh không biết sợ hãi, nhưng xấu xa hiện diện. Xấu xa có một hiện diện và luôn luôn đang chờ đợi để tìm ra một kẽ hở cho nó đi vào.

 K nói, “Sợ hãi thu hút xấu xa. Nói về xấu xa là mời mọc nó.” Bỗng nhiên, Krishnaji trở nên lạ lùng và thật xa xôi. Anh kéo hai cánh tay của anh gần sát người, thu rút thân thể của anh vào không gian nhỏ nhất có thể được. Tiếp theo anh nói, “Bạn cảm thấy nó trong phòng?” Mặt của anh đã thay đổi. Căn phòng tràn ngập quyền năng. Sau đó K nói, “Trước khi chúng ta đi ngủ, tôi sẽ phải xua đuổi nó. Bảo vệ nơi này.” Anh sẽ không nói anh sẽ làm gì, nhưng việc gì đó phải được thực hiện. Chốc lát sau anh đứng dậy và đi quanh, bước từng bước một khắp căn phòng. Devi và Ghanshyam, con cái của Nandini, đã vào nhà. Họ nhận biết cái gì đó, và không đi vào căn phòng nơi chúng tôi ngồi. Chốc lát sau, Krishnaji quay lại phòng ăn. Anh trông thanh thản, khuôn mặt đẹp đẽ, hai mắt sáng long lanh. Bầu không khí đã hoàn toàn thay đổi. Bất kỳ thứ gì ở đó đã hoàn toàn được quét sạch.

 Qua nhiều năm tháng, Nandini và tôi thường nói về thái độ của Krishnaji đối với tốt lànhxấu xa. Anh đã bảo chúng tôi, “Xấu xa là một sự kiện. Để nó một mình. Cái trí của bạn không nên đùa giỡn cùng xấu xa. Suy nghĩ về nó là mời mọc nó. Hận thù, ganh tị, thu hút xấu xa. Đó là lý do tại sao rất quan trọng cho cái trí và thân thể phải bất động và yên lặng, và không cho phép bất kỳ những cảm xúc mạnh nào nảy sinh, mà không quan sát một cách nghiêm khắc. Sự thoái hóa sát cạnh bạn. Không đặt thành vấn đề bạn là ai.” Qua những năm tháng tôi nhận biết rằng khi những cảm xúc mạnh đang xảy ra nơi những người quanh anh, hay khi bất kỳ câu hỏi nào đưa ra liên quan đến xấu xa, tiếng nói của anh thay đổi, hai mắt của anh khép lại, anh sẽ thu thân thể vào sát nhau, bầu không khí sẽ trở nên căng phồng, và hoàn toàn tan biến vài khoảnh khắc sau.

 Đối với anh, bởi vì có một nguồn của tốt lành cũng có sự tối tăm đang rình rập. Hai cái này không liên quan với nhau. Xấu xa tìm kiếm một kẽ hở để đi vào; vì vậy sự cần thiết phải cảnh giác. “Bạn có khi nào theo dõi một con mèo đang quan sát một cái lỗ nơi con chuột ẩn núp? Hãy quan sát thật mạnh mẽ như thế, hai mắt không chuyển động khỏi nó,” anh thường nói.

 Mùa hè năm 1982 tôi ở London cho Lễ hội của Ấn độ, mà tôi có trách nhiệm nhiều. Từ London tôi đi đến Brockwood Park và trải qua hai tuần lễ cùng Krishnaji. Suốt một trong những nói chuyện của anh cùng tôi, chúng tôi bàn luận về thấu triệt và cái trí. Chúng tôi nói về cái trí Ấn độ, nơi của thần thoại. Tôi nói, “Cái trí hiện đại không có trọng lượng hay chiều sâu.” Anh trả lời. “Điều gì cần thiết là phải có một cái trí cổ xưa, không phải cái trí hời hợt của phương Tây hay phương Đông. Những thấu triệt trao tặng sức mạnh cho cái trí. Hầu hết mọi người đều cảm thấy rằng họ có những cái trí mạnh mẽ. Nhưng với một cái trí mạnh mẽ, bạn không thể thâm nhập. Những sự việc lạ thường đang xảy ra. Tôi thức dậy vào ban đêm cùng hành động vô hạn bên trong bộ đầu. Tôi cảm thấy mỗi tế bào trong thân thể của tôi, đang sống, đang nhảy múa, đang rộn ràng.”

 Tôi hỏi Krishnaji, liệu anh chấp nhận sự kiện rằng có một cái trí Ấn độ. Có lẽ, cái trí Ấn độ có bên trong nó cùng những khuynh hướng như cái trí phương Tây – cùng tham lam, ganh tị, tức giận – nhưng nền tảng từ đó hai cái trí này khởi nguồn lại khác biệt. Tôi tiếp tục nói rằng, bởi vì bị quy định khác nhau, hai cái trí này bổ sung lẫn nhau.

 Sau đó, Krishnaji nói rằng khi anh ở Ấn độ anh đã chứng kiến một chủ nghĩa vật chất đang phát triển. Anh hỏi tôi, “Sự quan tâm của cái trí Ấn độ ngày nay là gì?” Tôi trả lời rằng trình bày khó khăn lắm. Đã có những thay đổi nhiều trong những năm mới đây. Bạo lực đang gia tăng, một phát triển của chủ nghĩa vật chất, một chuyển động hướng về chủ nghĩa tiêu thụ. Văn hóa công nghiệp đã thâm nhập chiều sâu nào đó trong cái trí Ấn độ và môi trường sống.

 Sau đó, Krishnaji hỏi điều gì là sự khác biệt cơ bản giữa hai cái trí. Suốt hàng thế kỷ, cái trí Ấn độ đã có một lợi thế nào đó để khiến cho nó có thể khoét sâu thêm; nhưng nó thiếu sự chính xác, khả năng để thâu nhận một trừu tượngchuyển đổi nó thành giải pháp cụ thể. Cái trí phương Tây có sự chính xác; được bám rễ trong lý luận và lý lẽ, nó đã hướng ra phía bên ngoài, và sự thay đổi của môi trường. Anh nói công nghệ có lẽ đã mang cái trí Ấn độ xuống quả đất, tuy nhiên, liệu suy nghĩ có khi nào thuộc về phương Đông hay phương Tây. “Chỉ có suy nghĩ, những diễn tả có thể khác nhau. Liệu cái trí Ấn độ có một khuynh hướng cho sự tìm kiếm phía bên trong?”

 “Vâng,” tôi nói, “giống như cái trí phương Tây có một khuynh hướng chuyển động và vận hành trong môi trường phía bên ngoài. Môi trường phía bên trong đã là sự quan tâm của Ấn độ.”

 “Quan tâm của rất ít người,” Krishnaji bình phẩm.

 “Nhưng do bởi một ít người mới tạo ra văn hóa. Làm thế nào văn hóa hiện diện?” Tôi hỏi.

 Sau đó, chúng tôi bàn luận về điều gì đã phân chia hai cái trí, điều gì đã dẫn dắt cái trí Ấn độ và phương Tây chuyển động trong những phương hướng khác biệt. Krishnaji nói về khí hậu, những khuynh hướng chính trị, quan tâm đến những công việc thuộc thế giới, mà ở phương Tây đã dẫn dắt đến cái trí phát minh. Ở Ấn độ, cùng văn minh cổ xưa của nó, sự quan tâm duy nhất đã là với một sống tôn giáo và sự thâm nhập phía bên trong.

 “Nơi nào đó trong dòng sống, con người của cùng một gốc chủng tộc dường như bị tách rời,” tôi nói. “Phương Tây hướng về sự khám phá phía bên ngoài, trong đối thoại với thiên nhiên của họ. Từ việc này nảy sinh những sự thật rất quan trọng liên quan đến khoa học và công nghệ. Ấn độ cũng có một đối thoại với thiên nhiên, nhưng nó lại thuộc về một trình tự khác hẳn.”

 “Liệu bạn đang nói,” Krishnaji hỏi, “rằng cái trí Ấn độ quan tâm nhiều đến những vấn đề tôn giáo hơn là phương Tây? Ở Ấn độ sự quan tâm đến tôn giáo đã rất sâu thẳm. Truyền thống Ấn độ đã khẳng định rằng sự hiểu rõ về cái Tôi, về Vũ trụ, về Nguyên lý Tối thượng, là sự theo đuổi quan trọng nhất.”

 “Có một trạng thái vùn vụt mà cái trí Ấn độ bắt đầu một thâm nhập bên trong. Những thấu triệt vĩ đại khác biệt ở phương Tây và Ấn độ,” tôi nói.

“Ở phương Đông, trong những vấn đề tôn giáo, hoài nghi, ngờ vực, chất vấn hình thành nền tảng của sự thâm nhập tôn giáo. Ở phương Tây, sự trung thành là quan trọng nhất,” Krishnaji nhận xét.

“Hiện nay cả hai văn hóa đang bị khủng hoảng,” tôi nói.

“Vâng. Ý thức của con người, văn hóa của con người, đang bị khủng hoảng.”

 “Anh sẽ phân biệt ý thức khỏi văn hóa?” Tôi hỏi.

 “Không, chúng là một,” Krishnaji nói.

 “Sự khủng hoảng ngay tại gốc rễ của cái trí con người. Những con người đang cảm thấy một hụt hẫng, đang hướng về những văn hóa khác.”

 “Tôi đang thắc mắc liệu trong sự tìm kiếm để thoát khỏi tầm nhìn vật chất của họ, họ không bị trói buộc trong mê tín, bởi những ý tưởng lãng mạn, những đạo sư, hay sao? Nếu ý thức của con người đang bị khủng hoảng, như nó là hiện nay, câu hỏi là: liệu sự khủng hoảng có thể giải quyết được, hay những con người không bao giờ có thể vượt khỏi những giới hạn của họ là điều không thể tránh khỏi?”

 “Phía bên ngoài và phía bên trong, vật chất và sự tìm kiếm bên trong, là hai hình ảnh của một cái gương,” tôi nói. “Nếu con người phải tồn tại, liệu hai hình ảnh này có thể được mang vào cùng nhau? Hay một văn hóa của con ngườithể hiện diện mà có thể duy trì và chứa đựng cả hai?”

 “Bạn có ý gì qua từ ngữ văn hóa?” Krishnaji hỏi.

 “Mọi thứ mà bộ não chứa đựng,” tôi đáp lại.

 “Sự rèn luyện của bộ não và sự tinh lọc của bộ não; sự rèn luyện của bộ não trong hành động, trong hành vi, trong những liên hệ, và cũng cả một qui trình của thâm nhập mà dẫn dắt đến điều gì đó không bị tiếp xúc bởi suy nghĩ. Tôi sẽ nói đó là văn hóa,” Krishnaji dẫn giải.

 “Anh sẽ gồm cả sự thâm nhập trong lãnh vực của văn hóa? Văn hóa không là một lộ trình khép kín, hay sao?”

 “Bạn có thể khiến cho nó như thế, hay bạn có thể vượt khỏi,” Krishnaji nói.

 “Như nó tồn tại, văn hóa là một lộ trình khép kín,” tôi nói.

 “Văn hóa là gì?” K hỏi lại.

 “Những nhận biết, cách chúng ta nhìn sự vật sự việc, những suy nghĩ, những cảm giác, những thái độ; sự vận hành của những giác quan. Anh có thể tiếp tục thêm vào điều này,” tôi nói.

 “Gồm cả trong nó là tôn giáo, trung thành, niềm tin.”

 “Nội dung có thể tiếp tục phát triển, nhưng bên trong một vòng tròn giới hạn. Khi anh nói về sự tìm kiếm, liệu anh gồm cả nó trong văn hóa?” Tôi hỏi.

 “Dĩ nhiên,” Krishnaji nói. “Cùng sự do dựnghi ngờ tôi đang thâm nhập liệu bộ não đã tiến hóa qua hàng ngàn năm, đã trải nghiệm sự đau khổ, sự tuyệt vọng không kể xiết; đang cố gắng tẩu thoát khỏi những sợ hãi riêng của nó qua mọi hình thức thuộc nỗ lực tôn giáo; liệu bộ não đó trong chính nó có thể thay đổi? Liệu nó có thể tạo ra một đột biến trong chính nó? Ngược lại, bất kỳ thứ gì mới mẻ, một văn hóa khác hẳn, không bao giờ có thể hiện diện.”

 “Nếu nó không tạo ra một đột biến trong chính nó, liệu có bất kỳ điều gì khác?” Tôi hỏi.

 “Cách đây nhiều thế kỷ những người Ấn giáo đã đưa ra nghi vấn này, liệu có một tác nhân bên ngoài, Nguyên lý Tối thượng mà có thể vận hành vào bộ não bị quy định?” Krishnaji hỏi.

 “Hay nó có thể đánh thức cái gì đó bên trong bộ não?” Tôi thâm nhập sâu.

 “Có hai khả năng: Hoặc có một tác nhân bên ngoài, như năng lượng, đang vận hành; hoặc từ phía bên trong những tế bào não, có một thức dậy mà thay đổi.” Krishnaji tiếp tục thâm nhập của anh vào liệu có một tác nhân bên ngoài mà sẽ tạo ra một đột biến trong những tế bào não bị quy định.

 Tôi đang lắng nghe thăm thẳm, đang nhìn ngắm phía bên trong và đang đáp lại từ đang lắng nghe. “Sự kiện là rằng năng lượng trong thiên nhiên, sự trôi chảy hiếm khi nào tiếp xúc những tế bào não. Có quá nhiều chướng ngại mà người ta đã thiết lập; đến độ sự trôi chảy của năng lượng từ thiên nhiên, dường như không bao giờ tiếp xúcsáng tạo.”

 Bỗng nhiên Krishnaji hỏi, “Chúng ta đang bàn luận điều gì vậy?”

 “Khả năng có thể xảy ra của một văn hóa con người mà không thuộc Ấn độ cũng như không thuộc phương Tây; mà chứa đựng tất cả nhân loại và những thấu triệt của nó. Sự phân chia giữa phía bên trong và phía bên ngoài kết thúc. Thấu triệtthấu triệt, không phải thấu triệt vào phía bên ngoài hay phía bên trong. Nếu dụng cụ là bộ não, cái gì đó phải xảy ra trong bộ não,” tôi nói.

 Đáp lại của Krishnaji là hỏi, liệu nó có thể xảy ra nếu khôngý tưởng rằng có một tác nhân bên ngoài mà sẽ tạo ra sự đột biến trong một bộ não bị quy định. Hay liệu bộ não bị quy định có thể thức dậy khỏi tình trạng bị quy định riêng của nó, nhận biết những giới hạn riêng của nó, và ở lại đó? “Luôn luôn chúng ta đang cố gắng làm việc gì đó. Và tôi hỏi, liệu người làm khác biệt việc được làm? Tôi thấy rằng bộ não của tôi bị quy định và rằng tất cả những hoạt động của tôi, những liên hệ của tôi, đều bị giới hạn. Tôi thấy rằng sự giới hạn phải bị phá vỡ. Nhưng ‘cái tôi’ đang vận hành vào sự giới hạn. Và ‘cái tôi’ bị giới hạn. Nó không tách rời sự giới hạn mà nó đang cố gắng phá vỡ. Sự giới hạn của cái tôi và sự giới hạn của tình trạng bị quy định không tách rời. ‘Cái tôi’ không tách rời những chất lượng của nó.”

 “Tách rời điều gì nó quan sát?”

 “Một mảnh quan sát mảnh còn lại,” là đáp lại của Krishnaji.

 “Anh nói cái đó, nhưng luôn luôn chúng tôi đang cố gắng vận hành vào cái còn lại,” tôi nói.

 “Tất cả sự sống là cái đó. Ngoại trừ thế giới công nghệ, bộ não bị quy định trong truyền thống này: người hành động khác hẳn hành động. Thế là tình trạng bị quy định tiếp tục. Nhưng khi người ta nhận ra rằng người hành động là hành động, vậy là toàn tầm nhìn thay đổi. Chúng ta đang hỏi Pupulji, cái gì tạo ra một thay đổi trong bộ não của con người.”

 “Điều đó quan trọng: Cái gì khiến cho sự phân chia kết thúc?”

 “Suốt hàng triệu năm con người vẫn giống hệt – và, thuộc tâm lý, chúng ta vẫn còn là nguyên thủy như chúng ta đã là. Tại cơ bản chúng ta đã không thay đổi nhiều lắm. Chúng ta vẫn còn giết chóc lẫn nhau, chúng ta tìm kiếm quyền hành, vị trí. Chúng ta bị thoái hóa. Thuộc tâm lý, ngày nay những con người giống hệt như họ đã là. Điều gì sẽ khiến cho con người thay đổi tất cả việc đó?”

 “Thấu triệt?” Tôi hỏi.

 “Liệu tạm gọi là văn hóa đang ngăn cản thấu triệt?” Krishnaji hỏi. Anh nói rằng một ít người đã thâm nhập vào nghi vấn của thấu triệt này ở Ấn độ, trong khi phần còn lại chỉ đang lặp lại. “Truyền thống là một vật chết, và Ấn độ sống cùng vật chết này. Cũng vậy, ở đây truyền thống có quyền hành khủng khiếp.”

 “Ở phương Tây có một ít người mà có những thấu triệt vĩ đại vào khoa học,” tôi nói.

 “Vâng. Nhưng cái gì sẽ khiến cho những con người tạo ra một đột biến trong chính họ? Văn hóa đang cố gắng tạo ra những thay đổi nào đó trong cách cư xử của con người. Những tôn giáo đã nói đừng giết chóc, và con người đã giết chóc. Có những chỉ dụ, những giới luật, và chúng ta lại đang làm điều đối nghịch,” Krishnaji nói.

 “Những văn hóa đã sụp đổ.”

 “Đó là điều gì tôi muốn tìm ra. Liệu những văn hóa đã sụp đổ và con người không còn hướng về chúng nữa? Vì vậy hiện nay con người đang bị hụt hẫng. Điều gì sẽ tạo ra một đột biến trong những tế bào não?” Sự quan tâm tha thiết của Krishnaji là điều rõ ràng.

 “Chúng ta đang nói rằng ma trận Ấn độ có lẽ khác biệt ma trận phương Tây. Nhưng vấn đề lại giống hệt. Làm thế nào chúng ta tạo ra một đột biến trong ma trận của con nguời, bộ não của con người?” Tôi hỏi.

 “Rốt cuộc, những người Ấn độ bị đau khổ ở đó cũng giống như những người Châu âu bị đau khổ; tuyệt vọng, phiền muộn đều giống hệt. Vì vậy chúng ta hãy quên đi phương Đông hay phương Tây và thấy điều gì ngăn cản đột biến này xảy ra.”

 “Liệu có bất kỳ cách nào khác ngoại trừ nhận biết sự kiện?”

 “Đó là điều gì chúng ta đã và đang nói suốt nhiều năm. Sự thật còn quan trọng nhiều hơn là ý tưởng. Những khái niệm thuộc lý tưởng không quan trọng gì cả bởi vì nó chuyển động khỏi ‘cái gì là.’ Rõ ràng, để không có những lý tưởng là điều khó khăn cực kỳ,” Krishnaji nói.

 “Trong nhận biết sự kiện, liệu không có chuyển động của bộ não?” Tôi hỏi.

 “Đó là tất cả mà tôi đang nói. Nếu người ta quan sát rất cẩn thận, những sự kiện trong chính chúng tạo ra một thay đổi. Đau khổ của con người không thuộc về phương Tây hay phương Đông. Chúng ta luôn luôn đang cố gắng chuyển động khỏi đau khổ. Liệu chúng ta có thể hiểu rõ chiều sâu và ý nghĩa của đau khổ? Không phải hiểu rõ thuộc trí năng, nhưng thực sự khoét sâu vào bản chất của đau khổ? Đau khổ không là đau khổ của bạn hay đau khổ của tôi, vì vậy điều gì đang ngăn cản con người không thâm nhập sâu thẳm phía bên trong?”

 “Anh sử dụng từ ngữ khoét sâu, thâm nhập vào chính người ta. Cả hai đều là những từ ngữ bị liên quan đến chuyển động – tuy nhiên anh nói về sự kết thúc của chuyển động. Dĩ nhiên…dĩ nhiên…chuyển động là thời gian…chuyển động là sự suy nghĩ. Phải có sự kết thúc của chuyển động. Liệu điều đó có thể thực sự kết thúc hay chúng ta nghĩ nó có thể kết thúc? Chúng ta phân chia thực thểthâm nhậpthực thể mà sẽ được thâm nhập vào. Đó là phản đối của tôi – đó là sự ngăn cản chính.”

 “Khi anh thấy từ ngữ ‘thâm nhập,’ liệu anh sử dụng nó như nhận biết?” Tôi hỏi.

 “Nhận biết – nhìn ngắm,” là đáp lại của Krishnaji. “Cái gì sẽ khiến cho những con người thay đổi trong cách họ cư xử? Nói rất đơn giản, cái gì sẽ thay đổi tất cả sự tàn nhẫn khủng khiếp này? Ai sẽ thay đổi nó? Không phải người chính trị, không phải người giáo sĩ – không phải những người nói về môi trường, những người sinh thái, và vân vân. Họ không thể thay đổi con người. Ai sẽ thay đổi anh ấy nếu chính con người sẽ không thay đổi như thế. Giáo hội đã không thành công trong sự thay đổi con người. Những tôn giáo đã cố gắng thay đổi thế giới, thăng hoa con người, khiến cho anh ấy thông minh hơn, thương yêu hơn. Họ đã không thành công.”

 “Tất cả chúng ta thấy việc này, Krishnaji, nhưng chính thấy đó không đưa con người đến sự nhận biết của sự kiện,” tôi nói.

 “Điều gì sẽ khiến cho anh ấy có sự nhận biết này? Bạn có lẽ có nó – nhưng nếu tôi không có nó, sự nhận biết của bạn có ảnh hưởng gì vào tôi? Tôi đang đưa ra một nghi vấn sâu thẳm hơn. Tại sao những con người, sau hàng thiên niên kỷ, lại giống như thế này? Tại sao có một nhóm người chống lại một nhóm người khác, một bộ lạc chống lại một bộ lạc khác? Một văn hóa mới mẻ, liệu điều đó sẽ tạo ra một thay đổi? Liệu con người muốn một thay đổi? Hay anh ấy nghĩ như thế này cũng được, con người đã tiến hóa tại một chặng nào đó. Trong khi đó, chúng ta đang hủy diệt lẫn nhau.”

 “Khoảnh khắc thực sự của đang đối diện một sự kiện là gì? Thực sự của nó là gì?” Tôi hỏi.

 “Một sự kiện là gì? Sự kiện là việc đã được làm và đang được làm lúc này. Đang hành động lúc này và việc đã xảy ra, là sự kiện.

 “Chúng ta hãy rõ ràng. Khi chúng ta thấy sự kiện, sự kiện của hôm qua hay tuần qua, sự kiện đã qua rồi, nhưng tôi nhớ lại nó; ký ức được lưu trữ trong bộ não. Việc gì đang được làm lúc này cũng là một sự kiện, được tô màu bởi quá khứ, được kiểm soát bởi quá khứ. Liệu tôi có thể thấy toàn chuyển động này như một sự kiện?”

 “Anh sẽ nói rằng đang thấy nó như một sự kiện là đang thấy mà không bồi đắp thêm?” Tôi hỏi.

 “Đang thấy không-thành kiến.”

 “Không có bất kỳ điều gì đang vây quanh sự kiện.”

 “Điều đó đúng, mà có nghĩa gì?”

 “Phủ nhận tất cả những phản ứng nảy sinh.”

 “Phủ nhận tất cả những hồi tưởng.”

 “Mà nảy sinh từ nó,” tôi ngắt lời.

 “Bây giờ, liệu điều đó có thể được?”

 “Điều đó có thể được. Chính sự chú ý làm tan biến chuyển động.”

 “Điều đó có nghĩa, liệu bộ não có thể chú ý đến độ biến cố đã xảy ra tuần trước được phơi bày? Bạn không tiếp tục sự hồi tưởng. Nhưng điều gì xảy ra là người con trai của tôi bị chết và tôi đau khổ. Và ký ức của người con trai đó hằn sâu trong bộ não của tôi đến độ có một nảy ra liên tục của đau khổ mà là sự hồi tưởng.”

 “Từ đó là chuyển động của đau khổ. Chú ý kết thúc không chỉ đau khổ, nhưng còn cả đang nảy ra,” tôi đang dò dẫm.

 “Thâm nhập vào nó một chút xíu nữa,” Krishnaji nói. “Điều đó có nghĩa gì? Con trai của tôi bị chết. Tôi nhớ cậu ấy và có suy nghĩ về cậu ấy đang đứng cạnh cây đàn dương cầm hay bệ lò sưởi. Có sự hồi tưởng liên tục đang trôi chảy vô ra.”

 “Phủ nhận của đau khổ và làm tan biến điều này, nó không có hành động trực tiếp vào bộ não, hay sao?” Tôi hỏi.

 “Mà có nghĩa gì?” Con trai của tôi bị chết. Đó là một sự kiện. Tôi không thể thay đổi sự kiện. Cậu ấy đi rồi. Nghe có vẻ tàn nhẫn khi nói điều đó, nhưng cậu ấy đi rồi. Nhưng tôi luôn luôn đang mang theo cậu ấy. Đúng chứ? Bộ não đang bám chặt nó như ký ức và luôn luôn đang mang theo nó. Tôi sống nhờ vào những kỷ niệm, mà là những sự việc chết rồi. Ký ức không thực sự. Phải có một kết thúc. Con trai của tôi đã đi rồi. Nó không có nghĩa tôi đã mất tình yêu của tôi đối với cậu ấy.”

 “Nhưng điều gì vẫn còn lại?”

 “Liệu tôi được phép nói điều gì đó mà không gây choáng váng?” Krishnaji hỏi. “Không gì cả. Con trai của tôi đã đi rồi – mà không là một khẳng định của tàn nhẫn hay phủ nhận tình yêu của tôi. Điều gì đã kết thúc không phải là tình yêu của cậu con trai của tôi, nhưng là sự đồng hóa của tình yêu cùng cậu con trai của tôi.”

 “Anh đang vạch ra một khác biệt giữa tình yêu của cậu con trai của tôi và tình yêu.”

 “Nếu tôi thương yêu cậu con trai của tôi trong ý nghĩa sâu thẳm nhất của từ ngữ đó, tôi thương yêu cả nhân loại. Nếu tôi thương yêu cậu con trai của tôi, tôi thương yêu toàn thế giới. Tôi thương yêu quả đất, những cái cây, toàn vũ trụ. Điều gì xảy ra khi có một nhận biết thuần khiết của sự kiện, không có bất kỳ thành kiến, không có bất kỳ tẩu thoát? Liệu người ta có thể thấy trọn vẹn sự kiện? Liệu điều đó có thể được? Khi tôi đau khổ, tôi bị hụt hẫng. Nó là một choáng váng kinh hoàng, và tại khoảnh khắc của chết bạn không thể nói bất kỳ điều gì cho người đang bị đau khổ. Nhưng khi anh ấy ra khỏi hỗn loạn, cô độc, tuyệt vọng, đau khổ, vậy thì có lẽ anh ấy sẽ dư thừa nhạy cảm để thấy rõ sự kiện này.”

 Tôi hỏi liệu nhận biết về sự kiện cần một nhìn ngắm vô cùng. “Bạn không thể nói ‘kết thúc đau khổ’ cho một người chưa bao giờ nhìn ngắm.”

 “Việc đó sẽ tàn nhẫn lắm. Nhưng một người mà đã nhìn ngắm, đã tìm hiểu về chết, và thấy rằng điều đó là thông thường cho tất cả nhân loại, đối với người mà nhạy cảm – anh ấy muốn tìm ra một đáp án.”

 Tôi bắt đầu, “Thưa anh, nó đơn giản như thế tại mức độ nào –”

 “Chúng ta phải giữ nó đơn giản, không đưa vào nó những ý tưởng và những lý thuyết thuộc trí năng.”

 “Liệu cái trí sợ hãi những đơn giản?” Tôi hỏi.

 “Chúng ta có trí năng cao độ. Khiến cho những sự việc trở thành phức tạp là bộ phận trong giáo dục của chúng ta, bộ phận trong văn hóa của chúng ta. Những ý tưởng quan trọng cực kỳ. Đối với chúng ta, chúng là cốt lõi –”

 “Đối với anh vị trí tối thượng của văn hóa là sự tan biến của cái tôi. Khi anh nói về sự tan biến của sự kiện, tại cơ bản nó là sự tan biến của cái tôi.”

 “Vâng. Nhưng sự tan biến của cái tôi đã trở thành một khái niệm, và chúng ta tôn thờ khái niệm. Họ làm điều này khắp thế giới. Những khái niệm được sắp xếp vào chung bởi sự suy nghĩ. Điều gì sẽ khiến cho con người khắp thế giới cư xử, không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, nhưng để cho họ không giết chóc, họ có thương yêu. Không điều gì đã thành công. Hiểu biết đã không giúp đỡ con người.”

 “Sống theo cách con người đang sống, sợ hãi là cái bóng của anh ấy.”

 “Và con người muốn biết tương lai là gì?” Krishnaji nói.

 “Như bộ phận của sợ hãi?” Tôi hỏi.

 “Bởi vì anh ấy tìm kiếm sự an toàn trong quá nhiều việc và tất cả chúng đều thất bại, và anh ấy cảm thấy phải có sự an toàn nơi nào đó.” Anh ngừng. “Tôi nghi ngờ liệu có sự an toàn – bất kỳ nơi nào?”

 “Hành động của sự tan biến sự kiện, trên những tế bào não là gì?” Tôi hỏi.

 “Tôi sẽ sử dụng từ ngữ thấu triệt. Thấu triệt không là một vấn đề của ký ức, hiểu biết, hay thời gian, mà tất cả đều là những bộ phận của suy nghĩ. Tôi sẽ nói thấu triệt là sự vắng mặt hoàn toàn của toàn chuyển động của suy nghĩ, thời gian, và hồi tưởng. Để cho có sự nhận biết hiệp thông. Liệu tôi có thể thấy rằng tôi đã đi về hướng bắc suốt mười ngàn năm vừa qua? Rằng bộ não của tôi quen thuộc việc đi về hướng bắc? Khi người nào đó đến và nói, “Hướng đó sẽ không dẫn bạn đến nơi nào cả. Quay về hướng đông.” Khi tôi quay về hướng đông, những tế bào não của tôi thay đổi. Nếu tôi thấy toàn chuyển động của sự suy nghĩ như bị giới hạn, và tôi thấy sự suy nghĩ sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của tôi, vậy thì tôi không còn đi về hướng bắc. Trong sự kết thúc của cái tôi là sự kết thúc của một chuyển động đã diễn ra suốt hàng ngàn năm. Đó là thấu triệt. Việc đó mang lại một thay đổi hay một đột biến trong bộ não. Tôi nghĩ người ta thấy điều này rất rõ ràng. Nhưng liệu sự nhận biết đó khiến cho nhân loại thay đổi? Điều gì sẽ khiến cho người con trai của tôi, người con gái của tôi, thay đổi? Họ đọc điều này, và họ kéo lê cách sống cũ kỹ của họ. Liệu truyền thống của quá khứ mạnh mẽ đến như vậy? Và quá khứ luôn luôn đang thể hiện. Liệu đó là bộ phận của văn hóatiếp tục trong quy định của chúng ta?”

 “Tôi sẽ nói đó là bộ phận của văn hóa,” tôi nói.

 “Quan sát nó. Tôi đang quan sát điều này rất nghiêm túc. Truyền thống mạnh mẽ làm sao đâu! Tôi đang nói về truyền thống như một tiếp tục của quá khứ, đang tiếp tục trong động lực riêng của nó. Và chúng ta là điều đó. Văn hóa của chúng ta, những khái niệm tôn giáo của chúng tatruyền thống của chúng ta. Vì vậy, bộ não sẽ làm gì?”
“Tôi có một cảm giác, thưa anh, rằng chúng ta nói về quan sát sự suy nghĩ, nhưng đó là một việc hoàn toàn khác hẳn trạng thái thực sự của chú ý.”

 “Đó là suy nghĩ đang tự nhận biết về chính nó. Vấn đề trọng điểm là rằng thế giới đã trở nên mỗi lúc một hời hợt, mỗi lúc một nặng nề về tiền bạc, bị đồng hóa cùng tôi-tôi-tôi.”

 “Quá dễ dàng khi chuyển điều gì anh nói thành một khái niệm. Nhưng liệu có thể có một văn hóa mà đang sống, bởi vì nó đang sống cùng thấu triệt?”

 “Tôi sẽ không sử dụng từ ngữ ‘văn hóa.’ ”

 “Anh bắt đầu bằng từ ngữ ‘văn hóa’ như cái gì đó mà chứa đựng còn nhiều hơn chỉ một văn hóa con người – mà có lẽ là một văn hóa của cái trí. Trong một tình trạng như thế điều gì xảy ra cho tất cả những văn minhthế giới đã thấy và đã biết và đã chứa đựng?”

 “Mà có nghĩa, Pupulji, ‘Tự do là gì?’ Liệu chúng ta nhận biết rằng chúng ta là những tù nhân của những tưởng tượng của chúng ta?”

 “Tôi nghĩ chúng tanhận biết.”

 “Nếu chúng ta nhận biết – chúng bị thiêu rụi.”

 “Anh không chấp nhận một trạng thái nửa nọ nửa kia. Đó là toàn vấn đề.”

 “Không nhất thiết. Liệu trong điều gì bạn nói cũng không có toàn chuyển động của thời gian và suy nghĩ?”

 “Mà là gì? Suy nghĩ bị giới hạn. Tôi biết suy nghĩ đang tự thâm nhập vào chính nó bị giới hạn.”

 “Sự khác biệt là, thưa anh, tôi có lẽ thấy điều này – nhưng sự chú ý mà cần thiết cho nó được sinh động trong ngày náo động của tôi, có lẽ không hiện diện ở đó. Khả năng, sức mạnh của sự chú ý đó có lẽ không hiện diện ở đó.”

 “Đam mê đó, chuyển động được duy trì đó của năng lượng không bị tan biến bởi sự suy nghĩ, bởi bất kỳ loại hoạt động, và cái đó hiện diện khi bạn hiểu rõ đau khổ. Trong sự kết thúc của đau khổtừ bi. Thông minh đó, năng lượng đó, không có sự suy giảm.”

 “Anh có ý nó cũng không tăng lên hoặc cũng không giảm xuống.”

 “Không, để tăng lên hay giảm xuống bạn phải nhận biết rằng nó đang tăng lên, đang giảm xuống, và nó là ai mà nhận biết –”

 “Nhưng suốt ngày liệu có thể nắm chặt cái đó?” Tôi hỏi.

 “Chỉ nhận biết, không nắm chặt nó. Nó giống như một hương thơm – nó hiện diện ở đó. Bạn không nắm chặt nó. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ người ta phải hiểu rõ toàn tình trạng bị quy định của ý thức chúng ta. Tôi nghĩ đó là sự thâm nhập thực sự. Sự thâm nhập thực sự là vào ý thức, mà là nền tảng chung của tất cả nhân loại. Và chúng ta không bao giờ thâm nhập nó. Chúng ta không bao giờ nói, ‘Tôi sẽ thâm nhập ý thức này mà là cái tôi.’

 “Và được tự do khỏi cái tôi là một trong những sự việc khó khăn nhất, bởi vì ‘cái tôi’ ẩn núp dưới những tảng đá khác nhau, trong những kẽ nứt khác nhau.”

 

_________________________________________________

 

CHƯƠNG 43

“Người ta có thể thâm nhập sâu thẳm

 bao nhiêu?”

 

S

áng hôm sau Krishnaji đi vào trong khi tôi đang dùng tách trà sáng sớm của tôi. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Chúng tôi sẽ có một nói chuyện trễ hơn trong ngày và Krishnaji nói, “Pupul, chúng ta có thể bàn luận những giới hạn của suy nghĩ và vượt khỏi?”

 Anh đang ở trong một tâm trạng hứng khởi. Tôi bị ho nhiều và không cảm thấy đặc biệt tỉnh táo buổi sáng đó. Tôi không suy nghĩ về chủ đề chúng tôi sẽ bàn luận, tôi cũng không cố gắng đánh thức bộ não trong bất kỳ cách nào.

 Sau đó, khi Krishnaji và tôi đang ngồi đối diện nhau, tôi vẫn không biết tôi sắp sửa nói gì. Rồi thì tôi bắt đầu nói, và những từ ngữ tuôn ra như thể chúng đã được lập trình. Tôi nói lưu loát, minh mẫn; có chiều sâu của đang thâm nhập và một đang thấy tổng thể. Tôi nói rằng vừa mới đây tôi đã đọc về một hỏa tiễn sẽ bay vào vũ trụ bên ngoài và sẽ không kết thúc chuyến hành trình của nó. Sẽ không có ma sát, không có thời gian, và thế là không kết thúc. Tôi hỏi, “Liệu trong những phương cách của cái tôi, trong cái trí của con người, trong bộ não của con người, có một bên trong của những sự vật? Liệu có những không gian bao la, không thể đo lường mà nằm trong phía bên trong của thiên nhiên?”

 “Bạn đang hỏi liệu phía bên trong bộ não của con người – tôi muốn sử dụng ‘cái trí’ như tách khỏi ‘bộ não’ – liệu có hay có thể có một không gian không-kết thúc, một vĩnh cửu vượt khỏi thời gian? Chúng ta có thể suy đoán về nó, nhưng suy đoán không là thực sự.”

 “Nhưng do bởi một thấu triệt vào khả năng có thể thám hiểm không gian phía bên ngoài mới có thể khiến cho con người thám hiểm không gian phía bên ngoài. Nếu chúng ta không thể thừa nhận một việc, chúng ta không thể thâm nhập và chứng thực rằng nó là như thế,” tôi nói.

 “Chúng ta đang suy đoán, hay chúng ta thực sự đang thâm nhập liệu có bao la như thế, liệu có một chuyển động không thuộc thời gian, một chuyển động vĩnh cửu?”

 “Muốn có sự thâm nhập này chúng ta phải đặt ra nghi vấn. Điều gì lộ diện từ nghi vấn đó sẽ khẳng định liệu nghi vấnsuy đoán hay thâm nhập.”

 “Chúng ta đã đưa ra nghi vấn liệu bộ não có thể nhận ra sự thật, rằng có vĩnh cửu hay không có vĩnh cửu. Chúng ta bắt đầu thâm nhập như thế nào? Làm thế nào chúng ta cảm giác nghi vấn này một cách siêng năng, một nghi vấn mà đã được đưa ra bởi con người suốt hàng ngàn năm? Liệu con người vĩnh viễn bị trói buộc trong thời gian? Hay liệu có – hay liệu có thể có – thực sự phía bên trong bộ não, một nhận ra, cho chính nó, rằng có một trạng thái của vĩnh cửu?”

 “Anh thâm nhập vào nghi vấn này như thế nào? Anh bắt đầu bằng cách vẽ ra một phân biệt giữa bộ não và cái trí. Anh sẽ giải thích chi tiết?”

 “Bộ não bị quy định. Tình trạng bị quy định đó được tạo ra bởi hiểu biết, ký ức, trải nghiêm. Bộ não bị giới hạn. Vì vậy muốn khám phá điều gì đó mới mẻ phải có một thời kỳ, thậm chí nhất thời, khi suy nghĩ không đang chuyển động, khi nó ở trong tình trạng đọng lại.”

 “Bộ não là một vật thuộc vật chất, nó có hoạt động riêng của nó.”

 “Vâng, một hoạt động không bị áp đặt bởi sự suy nghĩ,” Krishnaji nói.

 “Đối với chúng ta, sự vận hành của bộ não đã là sự vận hành của sự suy nghĩ,” tôi nói.

 “Vâng, chuyển động của bộ não, bộ phận của bộ não đang được sử dụng, bị quy định bởi sự suy nghĩ. Suy nghĩ luôn luôn bị giới hạn, bị quy định vào xung đột. Cái bị giới hạn phải tạo ra xung đột. Cái trí là một kích thước hoàn toàn khác hẳn mà không có sự tiếp xúc với sự suy nghĩ. Cho phép tôi giải thích. Bộ não mà đang vận hành như một dụng cụ của sự suy nghĩ, bộ não đó đã bị quy định; và chừng nào bộ phận đó của bộ não vẫn còn trong trạng thái đó, không có sự hiệp thông hoàn toàn cùng cái trí. Vậy là, khi không có đang vận hành của sự suy nghĩ, có sự hiệp thông, mà là một kích thước hoàn toàn khác hẳn; cái đó có thể hiệp thông cùng bộ não đang sử dụng sự suy nghĩ.”

 “Anh đang công nhận một trạng thái phía bên ngoài lãnh vực của sự suy nghĩ?” Tôi hỏi.

 “Đó là nó. Cái đó ở phía bên ngoài lãnh vực của thời gian.” Krishnaji nói.

 “Bởi vì thời gian và sự suy nghĩ dường như là hạt nhân cốt lõi của vấn đề này, có lẽ nếu chúng ta có thể thâm nhập dòng chảy của thời gian chúng ta có thể khám phá tại khoảnh khắc nào sự cắt đứt dòng chảy có thể xảy ra được.”

 “Bạn có ý gì khi sử dụng từ ngữ ‘ngắt ngang’?” Krishnaji hỏi.

 “Tôi không đang nói về người ngắt ngang, nhưng về một hiệp thông trực tiếp mà là sự kết thúc của thời gian. Thời gian không phải từ một quá khứ không thể nhớ nổi, đang chiếu rọi vào một tương lai không kết thúc, hay sao?”

 “Không, tương lai bị quy định bởi quá khứ.”

 “Vậy là, nếu con người không kết thúc, không ngừng bị…”

 “Không ngừng bị quy định,” Krishnaji nói.

 “Nhưng anh vẫn sẽ sử dụng sự suy nghĩ. Nội dung của nó sẽ trải qua sự thay đổi, nhưng hệ thống máy móc của sự suy nghĩ sẽ tiếp tục,” tôi nói.

 “Lúc này, sự suy nghĩ là dụng cụ chính mà chúng ta có. Sau hàng ngàn năm của xung đột, những chiến tranh, dụng cụ đó đã bị làm cho cùn lụt. Nó không thể vượt khỏi sự trói buộc riêng của nó. Sự suy nghĩ bị giới hạn, nó bị quy định và trong một tình trạng của xung đột liên tục.”

 “Tôi đã sử dụng từ ngữ ‘ngắt ngang’ để biểu thị sự hiệp thông cùng chuyển động khỏi quá khứ, như ngày hôm qua.”

 “Như ngày hôm nay,” Krishnaji nói.

 “Ngày hôm nay là gì? Làm thế nào chúng ta hiệp thông cùng ngày hôm nay?”

 “Ngày hôm nay là chuyển động của quá khứ được bổ sung. Chúng ta là một mớ của những kỷ niệm, mà là cái gì? Quá khứ, hiện tại, tương lai là một chuyển động của thời giansuy nghĩ. Làm thế nào bạn nhận ra nó?”

 “Liệu có một việc như một hiệp thông đích xác cùng nó?”

 “Làm thế nào anh hiệp thông cùng cái sự kiện này? Làm thế nào người ta có sự tiếp xúc cùng sự kiện rằng tôi là nguyên một chuỗi của những kỷ niệm, mà là thời gian – suy nghĩ?”

 “Chúng ta hãy cụ thể. Suy nghĩ rằng tôi sẽ đi khỏi đây chiều nay và tôi sẽ rời bạn là một sự kiện.”

 “Nó là một thực sự.”

 “Từ đó được sinh ra một luyến tiếc nào đó khi phải rời xa bạn, mà là cảm xúc, thuộc tâm lý, mà che phủ sự kiện đó. Cái gì phải được hiệp thông, chắc chắn, không là sự kiện rằng tôi sắp sửa đi khỏi, nhưng sự đau khổ của tôi đi khỏi.”

 “Sự đau khổ của đi khỏi, của một ngàn thế kỷ đau khổ, lo âu, buồn bực. Liệu điều đó tách khỏi bạn mà cảm thấy nó?” Krishnaji nói.

 “Nó có lẽ không tách khỏi. Làm thế nào tôi hiệp thông cùng nó?” Tôi hỏi.

 “Bạn có ý gì?” Kishnaji hỏi.

 “Chỉ trong hiện tại thì tôi mới có thể hiệp thông cùng toàn cơ ngơi này,” tôi nói. “Ngay lúc này chứa đựng quá khứ, tương lai, và hiện tại.”

 “Hiện tại là quá khứ và tương lai. Hiện tại đang chuyển động. Hiện tại là một ngàn năm quá khứ đang được bổ sung, và tương lai là ‘ngay lúc này,’ hiện tại.”

 “Hiện tại cũng không đứng yên. Khoảnh khắc anh cố gắng thấy nó, nó đã qua rồi. Vì vậy, anh thực sự quan sát cái gì?” Tôi hỏi.

 “Sự kiện rằng hiện tại là toàn chuyển động của thời gian và sự suy nghĩ. Liệu người ta có thể thấy sự thật của điều đó? Liệu người ta có thể có thấu triệt, nhận biết sự kiện, rằng ngay lúc này là tất cả thời gian và suy nghĩ?” Krishnaji hỏi.

 “Nhận biết đó bắt nguồn từ bộ não?”

 “Hoặc nó bắt nguồn từ đang nhận biết, hoặc sự nhận biết là một thấu triệt mà không liên quan đến thời gian và sự suy nghĩ,” Krishnaji nói.

 “Liệu nó nảy ra phía bên trong bộ não?” Tôi hỏi.

 “Vâng, hay liệu nó nảy ra phía bên ngoài bộ não?” Krishnaji nói. “Liệu nó ở phía bên trong phạm vi của bộ não, hay có thấu triệthiện diện khi có sự tự do khỏi tình trạng bị quy định? Thấu triệt này, cái trí này, là thông minh tột đỉnh,” Krishnaji nói.

 “Tôi không theo kịp.”

 “Bộ não bị quy định bởi thời gian và sự suy nghĩ. Chừng nào tình trạng bị quy định còn tồn tại, thấu triệt không thể xảy ra được. Bạn có lẽ có một thấu triệt thỉnh thoảng, nhưng thấu triệtchúng ta nói này là sự hiểu rõ về tổng thể, một nhận biết về toàn bộ trọn vẹn. Đúng chứ? Thấu triệt này không bị trói buộc bởi thời gian – sự suy nghĩ. Thấu triệt đó là bộ phận của bộ não đó mà là một kích thước khác hẳn.”

 Có một ngừng lại. Lắng nghe đã tại chiều sâu thăm thẳm.

 “Nếu không có hành động của thấy, không thể có thấu triệt,” tôi nói. “Vì vậy thấy, nhận biết, lắng nghe dường như là cốt lõi cho thấu triệt. Từ ngữ ‘thấu triệt’ là đang thấy vào. Nó là đang thấy vào đang thấy?”

 “Không. Đang thấy, đang hiểu rõ cái tổng thể, sự bao la của cái gì đó. Thấu triệt chỉ có thể xảy ra cùng sự kết thúc của suy nghĩthời gian. Suy nghĩthời gian bị giới hạn. Vì vậy, trong sự giới hạn như thế không thể có thấu triệt,” Krishnaji nói.

 “Muốn hiểu rõ điều gì anh nói, tôi phải có một tai khoáng đạt và hai mắt mà thấy. Từ âm thanh, hình dạng, nảy ra một đang thấy mà vượt khỏi. Anh nói về thấu triệt, nhưng thấu triệt không thể nảy ra nếu không có hành động của thấy.”

 “Thấu triệt không thể nảy ra chừng nào còn có thời gian, sự suy nghĩ.”

 “Cái nào đến trước tiên? Tôi không thể bắt đầu cùng thấu triệt. Tôi chỉ có thể bắt đầu bằng sự quan sát,” tôi nói.

 “Bạn chỉ có thể bắt đầu bằng thấy rằng thời gian thuộc tâm lý luôn luôn bị giới hạn, và vì vậy bất kỳ việc gì nó thực hiện sẽ bị giới hạn. Thời gian và sự suy nghĩ đã tạo ra thảm họa trong thế giới. Bạn có thể thấy điều đó. Câu hỏi là, liệu có khi nào sự giới hạn đó có thể kết thúc? Hay liệu con người phải sống vĩnh viễn trong quy định đó?”

 “Sự liên quan của những tế bào não với những giác quan là gì? Điều gì xảy ra khi bạn nghe một câu nói như thế này: rằng thời gian, sự suy nghĩ, bị giới hạn? Nó giống như đang bảo cho tôi, ‘Bạn là một ảo tưởng,’ Pupul là một mớ thuộc tâm lý gồm có quá khứ, thời gian và sự suy nghĩ.”

 “Cái tôi là bộ phận của cái tinh thần, và bất kỳ việc gì nó thực hiện đều bị giới hạn,” Krishnaji nói.

 “Vậy thì có gì sai lầm đối với điều đó?” Tôi hỏi.

 “Không gì cả. Nếu bạn muốn sống trong sự xung đột liên tục,” Krishnaji nói.

 “Bản chất của sự kết thúc này mà anh nói là gì?” Tôi hỏi.

 “Kết thúc là gì?” Krishnaji quẳng nghi vấn lại tôi.

 “Thấy rằng sự trôi chảy ngừng trôi chảy,” tôi nói.

 “Vâng, thấy rằng thời gian và sự suy nghĩ chấm dứt thuộc tâm lý,” Krishnaji nói.

 “Có một vị trí của nhận biết, mà là một vị trí của thấu triệt. Tôi thấy nó trong không gian-thời gian nào?” Tôi hỏi.

 “Hãy theo dõi, Pupul, chúng ta hãy đơn giản. Thời giansuy nghĩ đã phân chia thế giới. Liệu bạn không thể thấy sự kiện của điều đó, hay sao?”

 “Không, thưa anh. Tôi không thấy sự kiện. Khoảnh khắc tôi thấy sự kiện, tôi sẽ kết thúc thời gian và sự suy nghĩ. Nếu nó là một việc đơn giản như thế – nhưng nó không phải như vậy. Nó có những cách ranh ma của nó,” tôi nói.

 “Liệu bạn có thể có một thấu triệt rằng chuyển động của sự suy nghĩthời gian, tại bất kỳ mức độ nào, tại bất kỳ lãnh vực nào, tại bất kỳ phạm vi nào, là một khu vực của xung đột vô tận?” Krishnaji hỏi.

 “Anh có thể thấy nó phía bên ngoài trong thế giới,” tôi nói.

 “Nếu bạn thấy nó phía bên ngoài, vậy thì phía bên trong liệu bạn có thể thấy rằng cái tinh thầnthời gian và sự suy nghĩ? Chuyển động phân chia thuộc tâm lý đã tạo ra sự kiện phân chia phía bên ngoài. Cảm thấy rằng tôi là một nguời Ấn giáo; tôi cảm thấy an toàn trong từ ngữ, trong phụ thuộc cái gì đó, đây là nhân tố của phân chiaxung đột.”

 “Tất cả điều này có thể kết thúc. Người ta có thể thấy nó như một chuyển động của thời gian, sự suy nghĩ, nhưng phía bên trong tất cả nó, có một ý thức của ‘Tôi hiện diện.’ Đó là cốt lõi vấn đề. Tại sao tôi không thể thấy nó?” Tôi hỏi.

 “Bởi vì tôi đã suy nghĩ về cái tinh thần như cái gì khác biệt tình trạng bị quy định,” Krishnaji nói. “Tôi đã nghĩ rằng có cái gì đó trong tôi, trong bộ não, mà không-thời gian, và nếu tôi có thể đến được đó, mọi việc sẽ được giải quyết. Đó là bộ phận của tình trạng bị quy định của tôi. Tôi cảm thấy Thượng đế, Nguyên lý Tối thượng, sẽ bảo vệ tôi.”

 “Bản chất của nền tảng từ đó thấu triệt khởi nguồn là gì?” Tôi hỏi.

 “Thấu triệt chỉ có thể xảy ra khi có sự tự do khỏi thời gian và sự suy nghĩ,” Krishnaji nói.

 “Đây là một tiến hành vô tận.”

 “Không, không phải vậy. Sống trong an bình là nở hoa, hiểu rõ thế giới lạ thường của an bình. An bình không thể được tạo ra bởi sự suy nghĩ,” Krishnaji nói.

 “Liệu chính bộ não lắng nghe điều gì anh nói?”

 “Vâng. Thế là, nhìn ngắm điều gì xảy ra.”

 “Nó yên lặng. Nó không đang huyên thuyên, nó yên lặng.”

 “Khi nó yên lặng và lắng nghe, vậy thìthấu triệt. Tôi không phải giải thích trong mười cách khác nhau về những giới hạn của sự suy nghĩ.”

 “Liệu có bất kỳ điều gì thêm nữa?” Tôi do dự hỏi.

 “Ồ, vâng, có chứ. Nhiều hơn nữa. Liệu lắng nghe là một âm thanh, một âm thanh trong một phạm vi, hay liệu tôi đang lắng nghe điều gì bạn đang nói mà không có âm thanh thuộc từ ngữ? Nếu bạn muốn chuyển tải cái gì đó nhiều hơn những từ ngữ, vậy thì nếu có âm thanh trong đang nghe của tôi, tôi không thể hiểu rõ chiều sâu của điều gì bạn đang nói. Hiện tại là ‘ngay lúc này.’ Trong đó là nguyên chuyển động của suy nghĩ-thời gian, toàn cấu trúc của suy nghĩ-thời gian kết thúc. Vậy là ‘ngay lúc này’ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Vậy là ‘ngay lúc này’ là ‘không-gì cả.’ Không-gì cả trong ý nghĩa rằng ‘số không’ chứa đựng tất cả những con số. Vì vậy, không-gì cả chứa đựng tất cả. Nhưng chúng ta sợ hãi là không-gì cả.”

 “Khi anh nói không-gì cả chứa đựng tất cả, liệu nó có nghĩa rằng toàn môi trường sống, chủng tộcthiên nhiên – vũ trụ?” Tôi hỏi.

 “Vâng, vâng. Liệu bạn thấy sự kiện rằng không có gì cả? Cái tôi là một mớ của những kỷ niệm; những kỷ niệm mà chết rồi. Chúng vận hành, nhưng chúng nảy sinh từ quá khứ mà đã chấm dứt. Nếu tôi có thấu triệt vào điều đó, nó kết thúc. Tôi thấy rằng trong ‘ngay lúc này’ có ‘không-gì cả.’

 “Bạn đã nói điều gì đó về âm thanh và lắng nghe. Vâng, có thể lắng nghe như thế, khi chính cái trí hoàn toàn yên lặng.”

 “Chúng ta sẽ không nói về cái trí, nhưng khi bộ não tuyệt đối yên lặng, vì vậy không có âm thanh được thực hiện bởi từ ngữ. Đây là lắng nghe thực sự. Từ ngữ chỉ nói cho bạn điều gì tôi muốn chuyển tải. Tôi lắng nghe điều gì bạn nói.”

 “Bộ não không có hành động nào khác hơn lắng nghe?” Tôi hỏi.

 “Khi bộ não hoạt động, nó gây ồn ào. Tìm hiểu về âm thanh rất lý thú. Âm thanh thuần khiết chỉ có thể hiện diện khi có không gian và yên lặng. Ngược lại nó chỉ là sự nhiễu loạn. Liệu chúng ta có thể quay lại nghi vấn của chúng ta? Tất cả giáo dục, hiểu biết, là một chuyển động trong trở thành, thuộc tâm lý cũng như phía bên ngoài. Trở thànhsự tích lũy của ký ức. Điều này chúng ta gọi là hiểu biết. Chừng nào chuyển động đó còn tồn tại, có sự sợ hãi của là không-gì cả. Nhưng khi người ta thấy ảo tưởng của trở thành, và trở thành đó là thời gian, sự suy nghĩ, và xung đột vô tận, có một kết thúc của nó. Một kết thúc của chuyển động của cái tinh thần mà là suy nghĩ-thời gian. Sự kết thúc của nó là ‘không-gì cả.’

 “Vậy là, ‘không-gì cả’ chứa đựng toàn vũ trụ. Không phải những sợ hãi, những lo âu, những đau khổ nhỏ nhen tầm thường của tôi. Rốt cuộc, Pupulji, ‘không-gì cả’ có nghĩa toàn thế giới của từ bi. Từ bi là ‘không-gì cả,’ và vì vậy ‘trạng thái không-gì cả’ đó là thông minh tột đỉnh.

 “Nhưng chúng ta sợ hãi là ‘không-gì cả.’ Liệu tôi thấy rằng tôi là không-gì cả ngoại trừ một ảo tưởng đang dạo bộ, rằng tôi là ‘không-gì cả’ ngoại trừ những kỷ niệm chết rồi? Vì vậy, liệu tôi có thể được tự do khỏi ký ức như suy nghĩ-thời gian và thấy sự kiện rằng chừng nào còn có chuyển động của trở thành này, phải có xung đột, đau khổ vô tận?” Anh ngừng, anh đang nói từ chiều sâu không đáy.

 “Những người vật lý thiên văn đang cố gắng hiểu rõ vũ trụ. Họ chỉ có thể hiểu rõ dựa vào thế giới vật chất, dựa vào những giới hạn của họ. Nhưng họ không thể hiểu rõ sự bao la của nó; sự bao la như bộ phận của con người; không chỉ ở đó, nhưng còn ở đây” – anh đặt hai bàn tay của anh trên ngực – mà có nghĩa phải không có cái bóng của thời gian và sự suy nghĩ. Đó là thiền định thực sự. Đó là ý nghĩa của từ ngữ Sunya trong tiếng Phạn.

 “Chúng ta đưa ra một trăm bình phẩm, nhưng sự kiện thực sự là, chúng ta là ‘không-gì cả’ ngoại trừ một đống từ ngữ. Liệu người ta có thể thông suốt rằng con số không là tất cả những con số? Vậy là trong ‘không-gì cả’ tất cả thế giới hiện diện.” Giống như một con sông đang gầm thét, những thấu triệt đang trôi chảy.

 “Nhưng trong sống, khi tôi đau khổ hay có sợ hãi, nó là sự việc duy nhất mà tôi biết. Nhưng tôi không thấy rằng chúng là tất cả những việc nhỏ nhen tầm thường. Bạn lắng nghe tất cả điều này như thế nào? Bạn nhận ra điều gì? Nếu bạn có thể diễn tả nó thành những từ ngữ, điều đó sẽ tốt lành. Bạn cảm thấy thế nào? Những người sẽ đọc cái này, họ sẽ cảm thấy ra sao? Nó có lẽ là rác rưởi, nó có lẽ đúng thực, bạn nắm bắt hay nhận ra cái gì? Liệu bạn thấy sự bao la của tất cả cái này?” Krishnaji ngừng rất lâu.

 Do dự vô cùng, tôi nói, “Cái này hàm ý một kết thúc của bản chất tâm lý của cái tôi.”

 “Vâng. Tôi đã đặt ra một nghi vấn. Sẽ rất hữu ích cho tất cả chúng ta nếu, khi bạn lắng nghe nghi vấn này, bạn có thể nói phản ứng của bạn là gì. Hương thơm của tất cả nghi vấn này là gì?”

 Tôi không thể tìm ra những từ ngữ để nói. “Đừng đặt ra cho tôi nghi vấn đó. Bởi vì bất kỳ từ ngữ nào tôi nói ra đều có vẻ hoàn toàn không đầy đủ. Bởi vì khi anh đang nói, có sự bao la,” tôi nói.

 “Vâng. Tôi có thể cảm thấy sự căng thẳng của điều đó. Liệu nó là nhất thời? Liệu nó chỉ trong khoảnh khắc, sau đó biến mất? Rồi thì lại toàn bộ sự căng thẳng của đang nhớ lại nó – đang nắm bắt nó,” Krishnaji nói.

 “Không. Người ta đã chuyển động khỏi việc đó,” tôi nói. “Một việc khác mà người ta nhận ra. Điều khó khăn nhất trong thế giới là, hoàn toàn đơn giản.”

 “Vâng. Nếu người ta thực sự đơn giản, từ đó người ta có thể hiểu rõ toàn sự phức tạp của sống. Nhưng chúng ta khởi đầu bằng sự phức tạp và không bao giờ thấy sự đơn giản. Chúng ta đã đào tạo bộ não của chúng ta để thấy sự phức tạp, và cố gắng tìm ra một đáp án cho sự phức tạp. Nhưng chúng ta không thấy sự đơn giản lạ thường của những sự kiện.” Lại có một ngừng lại.

 “Trong truyền thống Ấn độ, từ âm thanh được sinh ra tất cả những nguyên tố, Panch Maha Bhutas,” tôi nói. “Âm thanh mà vang lại và tuy nhiên vẫn không nghe được.”

 “Đó là nó. Nhưng rốt cuộc, trong truyền thống Ấn độ, Buddha, Nagarjuna, đã nói con người phải phủ nhận toàn sự việc. Nagarjuna phủ nhận mọi thứ, mọi chuyển động của cái tinh thần. Tại sao họ không theo đuổi cái đó?” Krishnaji hỏi. “Không phải bằng cách phủ nhận thế giới, bạn không thể phủ nhận thế giới. Nhưng họ đã phủ nhận thế giới. Nhưng bằng sự phủ nhận tổng thể của ‘cái tôi.’ ”

 “Sự từ bỏ là sự phủ nhận của ‘cái tôi,’ ” tôi nói. “Tại cơ bản, sự từ bỏ không bao giờ ở phía bên ngoài.”

 “Sự từ bỏ ở phía bên trong. Đừng bị quyến luyến ngay cả cái khố của bạn. Tôi nghĩ chúng ta bị trói buộc trong một mạng lưới của những từ ngữ, chúng ta không sống trong những thực sự. Tôi bị đau khổ, và phương cách để kết thúc nó là không tẩu thoát vào ảo tưởng. Tại sao những con người đã không đối diện sự kiện và đã thay đổi sự kiện? Liệu có phải bởi vì chúng ta đang sống cùng những ý tưởng, những lý tưởng – những không thực sự? Chúng ta đang sống cùng lịch sử của nhân loại. Nhân loại là ‘tôi,’ và ‘tôi’ là đau khổ vô tận. Và vì vậy, nếu bạn muốn kết thúc đau khổ, phải có một kết thúc của ‘cái tôi.’ ” Krishnaji đang thâm nhập khi anh nói.

 “Liệu chính xác là sự kết thúc của thời gian, đúng chứ?”

 “Vâng. Sự kết thúc của suy nghĩ-thời gian, đó là lắng nghe mà không có âm thanh. Lắng nghe vũ trụ mà không có âm thanh.” Anh ngừng lại. Krishnaji thật xa xôi. “Một bác sĩ ở New York đã nói, vấn đề cơ bản là liệu những tế bào não, mà đã bị quy định suốt hàng thế kỷ, có thể tạo ra một đột biến? Tôi đã nói, điều đó chỉ có thể xảy ra được qua lắng nghe. Nhưng không người nào sẵn lòng lắng nghe trong tổng thể của nó. Nếu thực sự con người nói, ‘Tôi phải sống an bình,’ vậy thìan bình trong thế giới. Nhưng anh ấy không muốn sống trong an bình. Anh ấy đầy tham vọng, hung hăng, nhỏ nhen. Thế là chúng ta đã thâu hẹp sự bao la của tất cả cái này thành những phản ứng nhỏ nhen nào đó. Bạn nhận ra điều đó, Pupul? Chúng ta có những sống quá nhỏ nhen – từ sống tột đỉnh xuống sống thấp kém nhất.” Anh ngừng.

 “Đối với anh, âm thanh là gì, thưa anh?” Tôi hỏi. Lại nữa có một yên lặng thăm thẳm, từ đó Krishnaji nói, “Âm thanh là cái cây. Ví dụ những thánh ca Ấn độ, thánh ca Georgia, chúng gần gũi nhau lạ thường. Bạn lắng nghe âm thanh của những con sóng, của cơn gió mạnh, âm thanh của một người mà bạn đã sống cùng suốt nhiều năm, bạn đã quen thuộc với tất cả nó.

 “Nhưng nếu bạn không quen thuộc, vậy thì âm thanh có một ý nghĩa lạ thường. Vậy là, bạn nghe mọi thứ mới mẻ lại. Bạn bảo cho tôi, thời gian và sự suy nghĩ là toàn chuyển động thuộc sống của con người. Bạn đã chuyển tải một sự kiện đơn giản. Liệu tôi có thể lắng nghe nó mà không có âm thanh của những từ ngữ?

 “Vậy là, tôi đã nắm bắt những chiều sâu của câu nói đó, và tôi không thể mất nó. Tôi đã lắng nghe nó trong tổng thể của nó. Nó đã chuyển tải sự kiện rằng nó là như thế và cái gì là như thế, luôn luôn là tuyệt đối. Trong truyền thống Hebrew, chỉ có Jehovah Đấng Không tên mới có thể nói, ‘I Am,’ ‘Ta Là,’ đó là Tat Tvam Asi trong tiếng Phạn.”

 

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 44

“Cái trí tốt lành”

K

hi ở Bombay tháng giêng năm 1983, Krishnaji bắt đầu nói về “cái trí tốt lành.” Nandini và tôi đang dùng bữa tối cùng anh. Buổi chiều lúc còn sớm trong nói chuyện của anh, anh đã hỏi, “Bạn quan sát chuyển động bao la của sự sống như thế nào? Liệu bạn thấy rằng bạn là một con ngườiliên hệ với tất cả những con người? Thân thể không tách rời. Nó không bao giờ nói, ‘Tôi là.’ Chính sự suy nghĩ mới gây tách rời.” Anh đã và đang nói về sự hỗn loạn trong thế giới, và hỏi liệu con người có khi nào tìm hiểu tất cả những gốc rễ của sự hỗn loạn. Bạn tiếp cận vấn đề như thế nào? Làm thế nào bạn tiếp xúc cùng một vấn đề như thế?” Anh đang cuốn hút chúng tôi hiệp thông cùng cái trí của anh. “Liệu bạn có thể gần gũi và khoáng đạt với câu hỏi? Nhưng nếu bạn tránh xa câu hỏi, bạn không khoáng đạt, bạn không hiểu rõ câu hỏi. Liệu bạn có thể tiếp cận câu hỏi mà không có phương hướng, không có động cơ? Động cơ gây biến dạng sự nhận biết. Muốn tìm ra gốc rễ của sự hỗn loạn là gì, cái trí phải được tự do.”

 K nói với chúng tôi, “Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng cái trí tốt lành là một cái trí đã đọc nhiều, chất đầy hiểu biết về nhiều sự việc. Một cái trí giống như cái trí của Aldous Huxley, của Gerald Heard, và của những người khác – họ có những cái trí bách khoa. Ở Ấn độ, liệu cái trí tốt lành sẽ là cái trí Brahminic? Tôi đang sử dụng từ ngữ ‘Brahminic’ để bao gồm dòng chảy mà đã vun đắp cái trí qua hàng thế kỷ, để diễn tả một bộ não mà đã trở nên rất sắc bén, nhưng đã không mất đi chất lượng của chiều sâu phía bên trong nó. Bạn có thể làm một dụng cụ rất sắc bén; nó có thể cắt, nhưng nó cũng phải được sử dụng cho những vật tinh vi. Bạn hiểu chứ? Liệu một cái trí như thế là một cái trí tốt lành?” Anh ngừng. “Một cái trí tốt lành phải liên quan đến hành động, đến sự liên hệ. Nó phải liên quan đến chiều sâu. Những người khoa học vĩ đại thỉnh thoảng theo những sống tầm thường nhất. Họ đầy tham vọng, tham lam, họ đấu tranh lẫn nhau cho vị trí và sự công nhận. Liệu bạn sẽ nói họ có những cái trí tốt lành?”

 Tôi trả lời, “Một cái trí tốt lành không có nghĩa một sống tốt lành. Người khoa học có lẽ là một người khoa học vĩ đại, nhưng như một con người, anh ấy có lẽ là một thảm họa. Anh thấy, thưa anh, một cái trí thực sự tốt lành phải có thể tự ấp ủ phía bên trong chính nó. Có lẽ từ đang ấp ủ này, có thấu triệt.”

 “Vâng.” K tiếp tục, “Bạn sẽ nói một cái trí tốt lành không có trung tâm từ đó nó đang hành động?” Anh đang nói cùng nhiều ngừng lại, như luôn luôn như thế khi bàn luận điều gì đó nghiêm túc. “Trung tâm là cái tôi.” Anh đưa ra câu hỏi và tự trả lời nó. “Một cái trí tốt lành không có cái tôi. Khi một cái trí ở trong một trạng thái của chú ý hoàn toàn, đang lắng nghe, đang tham gia, vậy thì trong nó không có bất kỳ vị trí nào cho cái tôi. Cái tôi tự thể hiện sau đó. Dòng suy nghĩ đang lắng nghe. Nó là một trong những duy trì quan trọng của bộ não.” Krishnaji đang lắng nghe và đang dò dẫm, sau đó nói, “Bạn thấy, một cái trí tốt lành phải có từ bi. Nó phải có một ý thức mãnh liệt của vẻ đẹp và có khả năng hành động; phải có một liên hệ đúng đắn. Liệu không thể tìm được những cái trí như thế? Aristotle, Socrates – họ có những cái trí tốt lành.”

 “Họ đã có những cái trí mà có thể thâm nhập, xuyên thấu vật chất, năng lượng. Cái trí phải có một trạng thái tổng thể cùng nó.” Tôi đang thách thức Krishnaji.

 “Bạn sẽ nói một cái trí tốt lành là một cái trí tổng thể?” K hỏi.

 “Trong nói chuyện ngày hôm qua của anh, khi anh nói rằng thân thể không tách rời, nó là một phát biểu chưa bao giờ đã được nói trước kia. Anh tiếp tục nói rằng với cái trí, dụng cụ đã được đào tạo trong công nghệ, trong sự hiểu rõ của hiểu biết vô hạn, cùng sự hiểu rõ những kỹ thuật để thực hiện những công việc – với cái trí kỹ thuật, con người bị đau khổ. Và thế là đau khổ không kết thúc. Bởi vì không có sự liên quan giữa hai. Làm thế nào những thấu triệt này đã nảy ra? Cái trí của anh luôn luôn lóe ra những thấu triệt. Làm thế nào chúng nảy ra? Những thấu triệt này nảy ra khi anh đang ngồi trên bục giảng, hay anh nghĩ ra nó từ trước?”

 “Luôn luôn những thấu triệt nảy ra,” Krishnaji ngừng. Luôn luôn chúng nảy ra khi có nói chuyện nghiêm túc.” Sau đó lại nữa anh trở nên yên lặng. “Bạn thấy, nếu bạn định nghĩa nó quá nhiều – cái trí tốt lànhvậy thì bạn phủi bỏ mọi thứ. Vì vậy chúng ta không nên định nghĩa nó quá rõ ràng. Vì vậy định nghĩa giới hạn nó.”

 “Và tuy nhiên lý luậncốt lõi – cái trí phải chuyển động từng bước một. Tôi không hiểu họ sẽ đạt được điều gì từ cái trí của anh trong những thế kỷ sắp tới,” tôi thắc mắc.

 “Liệu chúng ta có thể nói, một cái trí lành mạnh, tốt lành có một khởi nguồn mới mẻ mà theo hướng nghịch lại dòng chảy hiện nay?” Krishnaji không để ý sự thắc mắc của tôi và tiếp tục câu hỏi, “Socrates? Ông ấy đại diện cho cái gì đó,” Krishnaji nói.

 “Người ta đang nói về một cái trí từ đó từ bi trôi chảy – ngược lại, nó có quan trọng gì đâu?” Tôi hỏi.

 “Làm thế nào một cái trí như thế hiện diện?” Lại nữa Krishnaji hỏi. “Liệu nó là kết quả của sự tiến hóa rất nhiều của một nhóm những cái trí – cái trí đang tìm hiểu, mà đã vun đắp bộ não, đạo đức, khổ hạnh, suốt hàng thế kỷ? Tất cả họ có lẽ không khổ hạnh, nhưng phía bên trong họ có chuyển động bên trong đó đang xảy ra. Chúng ta phải thâm nhập liệu một nền tảng lâu dài của sự tìm hiểu như thế sản sinh ra Buddha.”

 “Liệu có một chiều sâu và thấu triệt đối với cái trí nền tảng – cái trí chủng tộc?” Tôi hỏi.

 “Dĩ nhiên,” K nói. “Hay có một nguồn tự nhiên của tốt lành mà không liên quan đến xấu xa. Nguồn tự nhiên đó tồn tại và, khi được trao cơ hội, sản sinh ra Avatar một hóa thân, dù việc đó có ý nghĩa như thế nào. Đúng chứ? Hay nó là cái khác? Liệu nó là một ý thức nhóm, mà suốt hàng thế kỷ đã suy nghĩsuy nghĩsuy nghĩ về ‘cái đó,’ và việc đó có lẽ đã sản sinh ra Buddha?” Anh ngừng. “Ngày nào đó tôi đã suy nghĩ – năm 4000 trước CN những người Ai cập đã có lịch. Nó đã không xảy ra tức khắc. Chắc chắn họ phải có nền tảng vững vàng mới có thể sáng chế lịch. Có lẽ những người Ấn độ đã góp phần sản sinh ra Buddha. Nó có lẽ là cùng sự việc – những thấu triệt vô hạn này.”

 “Sự hội tụ của chúng?” Tôi hỏi.

 “Tôi nghĩ cái trí tốt lành phải tuyệt đối tự do. Nó có lẽ sợ hãi, nhưng phải có một năng lượng mà xóa sạch sự sợ hãi. Liệu những người khoa học dự trữ năng lượng như thế?”

 Tôi chất vấn anh. “Khoa học không liên quan gì đến trạng thái khác lạ, hay sao? Liệu người khoa học có thể kết thúc sự quan tâm tự-cho mình là trung tâm của anh ấy? Liệu anh ấy có thể xóa sạch nó? Chính hoạt động tự-cho mình là trung tâm mới tạo ra vấn đề. Liệu nó phụ thuộc vào việc gì anh làm?” Vai trò của tôi là đặt ra nghi vấn đúng đắn.

 “Không. Bạn thấy, họ nói Buddha rời bỏ gia đình, trở thành một khất sĩ, nhịn đói, cuối cùng Giác ngộ. Tôi không đồng ý điều đó. Nhịn đói, những khổ hạnh, không liên quan gì đến cái khác lạ.” Krishnaji thâm nhập.

 “Những người Phật giáo sẽ khẳng định rằng Buddha có lẽ đã trải qua tất cả việc đó – nhưng Giác ngộ không liên quan gì đến nó. Nhưng liệu ngài có thể đã vật lộn suốt sống của ngài và đạt được giác ngộ?” Tôi hỏi.

 “Bạn thấy, chúng ta đã khiến cho sự khổ hạnh là một yếu tố trở thành ‘cái đó.’ ”

 “Nhưng liệu không có sự tập hợp năng lượng cần thiết cho ‘cái đó’? ‘Cái đó’ chỉ có thể xảy ra được khi anh bắt đầu thấy rằng năng lượng không bị hao tán. Nó là cốt lõi.” Tôi nói.

 “Hãy cẩn thận. ‘Cái đó’ có nghĩa một ý thức của tự-nhận biết. Đừng nói muốn có cái đó bạn cần năng lượng.” Sự tinh tế của cái trí K đang được bộc lộ.

 “Nhưng phải có sự chuẩn bị của nền tảng.”

 “Dĩ nhiên.”

 “Hai mắt và hai tai của bạn phải khoáng đạt. Nó có lẽ không liên quan gì đến đạo đức. Nhưng những năng lượngliên tục đang bị hao tán bởi bàn tán, những vặt vãnh, hoạt động tự-cho mình là trung tâm, phải kết thúc,” tôi nói.

 “Việc đó – vâng,” K phản ứng. “Nhưng nếu bạn nói tất cả những hoạt động tự-cho mình là trung tâm phải kết thúc, vậy thì có một liên quan giữa ‘việc đó’ và cái còn lại. Không có sự liên quan.”

 “Nó không thể có nghĩa rằng anh có thể hao tán năng lượng.”

 “ ‘Việc đó phải kết thúc’ – bạn không thể nói việc đó.” Krishnaji không chuyển động.

 “Vậy thì anh có thể nói gì, thưa anh?” Tôi hỏi.

 “Tôi là tự-cho mình là trung tâm, và bạn bảo tôi, ‘Việc đó phải kết thúc’ – Nó cũng là một trở thành,” Krishnaji đang đẩy sâu.

 “Đúng. Vậy là lời giảng của anh sẽ được nhìn trong một cách khác? Liệu nó là một lời giảng của thức dậy đối với sống, mà trong nó hoạt động tự-cho mình là trung tâm nảy sinh – thế giới phía bên ngoài len lỏi vào, đau khổ nảy sinh?”

 “Và bạn xóa sạch tất cả nó?” K hỏi.

 “Bất kỳ cái gì là, đều được xóa sạch,” tôi nói.

 “Không phải được xóa sạch,” K khăng khăng.

 “Bất kỳ cái gì ‘là,’ được quan sát; có đang lắng nghe, đang thấy.”

 “ ‘Cái gì là’ không có ý định hay đang trở thành.” K đang bất động.

 “Nhưng nó là một trôi chảy trong đó mọi thứ đều hiện diện?”

 “Vâng.”

 “Tôi thấy rằng, lời giảng của anh không là sự kết thúc của trở thành nhưng là sự quan sát của trở thành. Có một khác biệt giữa kết thúc của trở thành và thấy ‘bất kỳ cái gì là.’ ”

 “Vâng, thấy và chuyển động khỏi nó.” Cái trí của Krishnaji giống như một bông hoa nở rộ.

 Sau đó, tôi sẽ hiểu rõ bản chất của điều dường như mâu thuẫn này. Đang quan sát con sông chứa đầy những ô uế – mà không đòi hỏi, không hy vọng thay đổi bản chất của nó bằng bất kỳ cách nào – làm tan biến những ô uế, để lại con sông sạch sẽ và tinh khiết. Sự tinh tế của lời giảng là tuyệt đối.

 Một bàn luận ở Bombay vào cuối tuần thâm nhập vào sự thách thức của thuyết biến đổi gene và khả năng thay đổi con người của nó. Krishnamurti nói, “Nếu nó có thể thao túng những gene, lúc đó con người là gì? Những con người đã được lập trình trong nhiều phương hướng, bây giờ những người thiết kế gene lại muốn lập trình con người trong những phương hướng khác. Nhưng vẫn vậy, con người bị lập trình.” K đang ấp ủ, đang thâm nhập.

 “Liệu có một việc như sự tiến hóa thuộc tâm lý?” Anh hỏi. “Những người thiết kế gene có thể quan tâm đến những thay đổi trong giá trị, nhưng nó chỉ là hành trình từ cái đã được biết sang cái đã được biết. Liệu sự thiết kế gene có thể dẫn đến một mở rộng của bộ não? Liệu nó có thể cho phép vận hành cả việc xảy ra lẫn hành động cùng thời điểm, hay liệu nó quan tâm giới thiệu một bộ những giá trịcon người đã khẳng định? Thiết kế gene chỉ có thể vận hành với ‘cái gì là’ bên trong cái đã được biết.”

 Achyut Patwardhan chen vào, “Tất cả những người khoa học chấp nhận điều gì họ thấy như những giới hạn của kính viễn vọng của họ.”

 Nhưng những nghi vấn của Krishnamurti dành cho chính anh. Anh hỏi, “Liệu cái tôi là bộ phận của qui trình gene hay bộ phận của qui trình thuộc tâm lý?” Anh ngừng và thả cho nghi vấn lắng sâu thăm thẳm. “Lúc này cái trí thuộc cùng công nghệ mà đã tiến hóa và đã khám phá bom hạt nhân đang đặt ra những thắc mắc về gene và đang thực hiện sự nghiên cứu về gene. Nhưng nó là cùng dụng cụ. Cách mạng công nghệ đã dẫn đến bom nguyên tử, sự tiến hóa đã không thay đổi con người. Chỉ một phần của bộ não đang vận hành. Sự mất cân bằng này đang gây ra thảm họa to tát. Lúc này nghi vấn nảy ra, ‘Liệu qua sự thiết kế về gene con người có thể được giúp đỡ để thay đổi?’ ”

 Anh đang nói chầm chậm, đang thâm nhập thăm thẳm vào nghi vấn. Vài câu hỏi được đưa ra trong giữa bàn luận. K để nguyên chúng và bỗng nhiên ngắt ngang, nói, “Liệu chúng ta có thể loại bỏ sự tiến hóa?” Những người tham gia yên lặng, sau đó bắt đầu chất vấn.

 “Việc đó sẽ chẳng khác gì là một thay đổi đột biến. Trong phương hướng nào? Thông minh được cần đến.” Và, “Nếu nó tiếp tục là một đột biến trong sự tiến hóa, cái người mà khẳng định phương hướng về gene, chắc phải đã đột biến rồi để biết được.” Lại nữa Krishnaji ngắt lời. “Liệu có thể thay đổi con người ngay tức khắc, và không trải qua qui trình gene? Liệu có thể kết thúc sự tiến hóa trong bất kỳ phương hướng nào?”

 “Nó có thể xảy ra được với cá thể, nhưng không thể với tập thể,” là sự trả lời.

 “Tập thể là gì?” Krishnaji hỏi.

 “Nhiều người.”

 “Tại sao bạn quan tâm đến nhiều người? Bạn tách khỏi tập thể à?” K phản kháng. Lại nữa có sự yên lặng.

 “Liệu có thể kết thúc thời gian, mà là sự tiến hóa?” K đã mạch lạc và đang chuyển động vào nghi vấn. “Mà có nghĩa gì? Sự thiết kế gene cần đến thời gian. Nó là bộ phận của sự tiến hóa. Sự khủng hoảng hiện diện ở đây, ngay lúc này. Nó thuộc vật chất hay thuộc tâm lý? Nó ở trong ý thức của con người? Sự khủng hoảng ở đâu? Nó ở trong thế giới công nghệ? Một khủng hoảng là một ngọn lửa, và cái trí phải có một bao la mà sự khủng hoảng đòi hỏi.”

 Anh nói, “Sự thúc đẩy mãnh liệt của suy nghĩ trong phương hướng của công nghệ đã dẫn đến những khám phá phi thường. Dường như không có sự kết thúc cho sự thúc đẩy giải quyết-vấn đề này. Chúng ta sử dụng cùng sự thúc đẩy này để giải quyết những vấn đề thuộc tâm lý của tham lam, hận thù, sợ hãi. Không có sự tiến hóa trong cái tinh thần. Tham lamsợ hãi không thể tan biến vào những đối nghịch của nó. Đây là sự ngụy biện và sự ảo tưởng vô cùng. Trở thànhảo tưởng. Tham lam chỉ có thể tăng trưởngcủng cố trong bản chất riêng của nó; nó không bao giờ có thể trở thành không-tham lam.

 “Vậy là, liệu có thể loại bỏ ý tưởng của sự tiến hóa trong cái tinh thần? Liệu người ta có thể kết thúc suy nghĩ dựa vào thời gian như trở thành? Đột biến là điều đó. Trong đó là sự đột biến cơ bản.”

 Suốt thời gian ở lại Bombay, anh sẽ nói về “sống nhẹ nhàng như người khách trong nhà của người ta, hay trong thân thể của người ta. Là một người khách là không có ý thức của quyến luyến; dạo bước nhẹ nhàng trên quả đất.

 Anh cũng nói về một sử dụng mới mẻ của những giác quan, “để cho trong đang vận hành, những cơ quan thuộc giác quan không phá hoại năng lượng, nhưng thả cho nó trôi chảy. Vĩnh cửu,” anh trang trọng nói, “là trôi chảy không-thời gian đó.”

 

_________________________________________________

 

CHƯƠNG 45

“Thời gian là gì?”

 

T

ừ đầu những năm 1960, Krishnaji đã quan tâm nhiều đến vấn đề của thời gian. Anh đã nói về nhiều kích thước của thời gian tại bàn ăn sáng, trên những dạo bộ, và trong những nói chuyện và những bàn luận của anh. Đầu tháng mười một năm 1983, khi chúng tôi ở cùng nhau trong căn nhà của tôi tại số 11 Stafdarjung Road, New Delhi, anh tiếp tục nghi vấn.

 “Thời gian là gì?” Anh hỏi. “Liệu chúng ta có thể đơn giảnthâm nhập hết sức sâu thẳm vào bản chất của thời gian? Chúng ta biết nguyên một chuỗi của những chuyển động thời gian liên tục. Chúng ta biết thời gian vật chấtthời gian tâm lý như trở thành, và chuyển động của không-trở thành. Giữa ‘cái gì là’ và ‘cái gì nên là’ là thời gian. Thời gian vật chất là khoảng cách, từ đây đến đó. Bây giờ, liệu thời gian vật chấtliên quan phía bên trong với thời gian tâm lý?”

 Tôi trả lời, “Bởi vì biết thời gian vật chất bằng đồng hồ, người ta vận dụng thời gian như một đến được, trong phía bên trong. Ảo tưởng là sự giới thiệu của khái niệm thời gian tâm lý vào phía bên trong và sự định hình cấu trúc của phía bên trong, dựa trên nền tảng của chuyển động thẳng của thời gian vật chất. Sự đo lường của trở thành là sự đo lường của thời gian phía bên trong.”

 “Khi chuyển động phía bên ngoài được kéo dài sang những trạng thái tâm lý, ảo tưởng của thời gian len lỏi vào. Ý tưởng của sự tăng trưởng trong phía bên ngoài mở rộng vào phía bên trong.” Khi Krishnaji nói, anh đang lắng nghe thăm thẳm, đang lắng nghe chúng tôi và đang lắng nghe chính anh. Chính đang lắng nghe là một thâm nhập.

 “Chuyển động của trở thành là ‘tôi nên là.’ Nó là một qui trình của ngụy biện dối trá; nó xây dựng từ ảo tưởng sang ảo tưởng. Cái trí trầm ngâm. ‘Cái gì sẽ hiện diện – sau đó cái gì sẽ xảy ra?” Những lo âu – những sợ hãi là bộ phận thuộc cấu trúc của nó.

 “Bộ não kéo dài thời gian vật chất vào lãnh vực tâm lý phía bên trong, bởi vì bộ não bị quy định vào thời gian thẳng trong phía bên ngoài. Bởi vì nó bị quy định bởi điều đó, nó chấp nhận thời gian tâm lý trong phía bên trong. Tôi đang thâm nhập ảo tưởng đó mà quy định bộ não. Bộ não quen thuộc với chuyển động của trở thành. Nó tự-quan sát chính nó như một chuyển động trong thời gian. Nó vận hành trong ảo tưởng này. Bộ não được tiến hóa trong thời gian, và vì vậy quan sát mọi thứ dựa vào thời gian. ‘Tôi là, tôi đã là,’ được bổ sung thành, ‘Tôi sẽ là.’ Lúc này, tôi hỏi, nó như thế sao? Liệu có một ngày mai trong cái tinh thần?” Krishnaji hỏi.

 “Có một ngày mai vật chất, vì vậy ngày mai tâm lý là không tránh khỏi,” tôi nói.

 “Đó là sự tiếp tục,” Krishnaji xen vào.

 “Tôi tồn tại; vì vậy sẽ phải có ngày mai. Tại sao những cảm giác mạnh mẽ của sợ hãi bị trói buộc trong sự chiếu rọi của ngày mai?” Tôi hỏi. Có sự yên lặng khá lâu.

 “Không có thời gian,” bỗng nhiên Krishnaji nói. “Thời gian vật chất chúng ta biết như chuyển động. Không có cách nào đo lường thời gian vật chất nếu không có sự chuyển động. Nếu không có sự chuyển động trong cái tinh thần, như sự suy nghĩ, bánh xe của thời gian kết thúc.

 “Hãy quan sát nó,” anh nói. “Chuyển động là thời gian. Chuyển động là sự suy nghĩ. Sự suy nghĩ là một qui trình vật chất. Điều đó đơn giản. Tại sao chúng ta gây phức tạp nó? Liệu bạn có thể chấp nhận nó thậm chí theo lý luận?”

 “Nó có nghĩa gì khi chấp nhận một câu nói thậm chí theo lý luận?” Tôi hỏi.

 “Để thấy rằng bất kỳ chuyển động thuộc tâm lý là qui trình của trở thành. Lúc này, liệu có một chuyển động nơi không-thời gian tồn tại?” Anh hỏi. “Nếu bạn ngồi trong một căn phòng tối, không-chuyển động, không-suy nghĩ, liệu có thời gian? Điều này cũng giống như thế trong phía bên trong. Khi không có suy nghĩ, không chuyển động trong thời gian, phía bên ngoài và phía bên trong là cùng chuyển động.”

 “Có lẽ có một kết thúc của chuyển động vật chất trong bộ não, trong một khoảnh khắc, nhưng hành động của thời gian như kéo dài, như tiếp tục, là một hoạt độngvận hành trong mỗi tế bào của thân thể tôi. Nó cũng hành động trong bộ não. Hành động của thời gian là không tránh khỏi.” Tôi nói.

 “Bộ não là một vật của vật chất. Bộ não bị già nua. Nó bị hư hỏng. Câu hỏi là liệu bộ não cần bị hư hỏng?” Krishnaji thâm nhập.

 “Nếu nó là một qui trình vật chất, vật chất như sự kiện rằng tóc của tôi bị già nua – nó phải bị hư hỏng. Làm thế nào có thể rằng một phần của cơ quanthể không bị ảnh hưởng?” Tôi hỏi.

 “Bạn nói bộ não bị lão suy. Lão suy là một tiến trình hóa già bởi thời gian. Đối với tôi bộ não cần phải không bao giờ bị già nua,” Krishnaji nói.

 “Làm thế nào anh phân biệt giữa bộ não và những cơ quan khác? Làm thế nào bộ não, một mình nó, có khả năng cho mới mẻ lại?” Tôi hỏi.

 “Liệu chúng ta đã rõ ràng từ ngữ thời gian có nghĩa gì? Nó là cùng chuyển động trong cả phía bên ngoài lẫn phía bên trong. Chúng không tách rời. Từ thiên niên kỷ sang thiên niên kỷ, chuyển động đó đã tiếp tục. Câu hỏi là: Liệu chuyển động đó có thể kết thúc? Chuyển động liên tục đó là suy nhược, là nhân tố của thoái hóa, cả phần các cơ quan thân thể lẫn cái tinh thần.”

 “Bộ não thâu nhận những kích thích vật chất vì vậy nó sẽ luôn luôn phản ứng như chuyển động đối với thách thức,” tôi nói.

 “Thâm nhập chầm chậm, thâm nhập chầm chậm,” Krishnaji nói. Có phản ứng và hành động – ngược lại bộ não là chết rồi. Nhưng trong chính nó hành động đó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.”

 “Bộ não không thể bất động toàn bộ,” tôi nói. “Sự lão hóa nảy sinh bởi vì sự chuyển động hay sự ma sát?” Tôi hỏi.

 “Chuyển động, như chúng ta biết nó, là sự ma sát. Chuyển động là nhân tố gây thoái hóa. Nó giống như một van đẩy trong một động cơ. Bất kỳ chuyển động nào trong bộ não thuộc vật chất đều bào mòn bộ não. Chính là qui trình tâm lý mới gây ảnh hưởng thân thể và bộ não. Không phải là cách ngược lại,” Krishnaji nói.

 “Liệu có thể có chuyển động không ma sát?” Asit nói.

 “Nếu không có chuyển động tâm lý, vậy thì chuyển động giống như ở trong không gian tuyệt đối, không có sự ma sát,” Krishnaji nói.

 “Và tuy nhiên có chuyển động vô hạn trong không gian bên ngoài.”

 “Khi chuyển động tâm lý không còn, thời gian như trở thành không còn. Nhưng người ta có thể ngồi rất yên lặng trong căn phòng tối suốt hai mươi năm và bộ não sẽ vẫn còn lão hóa – bởi vì sự suy nghĩ, như trở thành, tiếp tục vận hành. Nhưng khi sự suy nghĩ yên lặng, bất động, vậy thì cái tinh thần không có thời gian. Nếu không có chuyển động như sự suy nghĩ, không có trở thành. Trở thành tạo ra sự phân hai. Thế là, có xung đột, thoái hóa, thời gian. Thời gianchướng ngại, là giới hạn. Chỉ một phi thuyền đang di chuyển không ma sát mới có thể đi đến cái vô hạn. Nếu sự ma sát như chuyển động, như thời gian tâm lý, kết thúc, liệu có một nhân tố của thoái hóa?” Krishnaji hỏi.

 “Khi bộ não yên lặng, liệu thân thể vận hành một cách tự nhiên?” Asit hỏi.

 “Vâng, thân thể có sự thông minh riêng của nó,” Krishnaji nói. “Liệu đây là một thực sự? Liệu bộ não có thể không chuyển động ngoại trừ chuyển động tự nhiên riêng của nó? Chuyển động tâm lý đang can thiệp vào thân thể. Liệu chuyển động đó có thể kết thúc? Luân phiên điều đó hàm ý, liệu có thể khôngsự tích lũy thuộc bất kỳ loại nào?”

 “Điều gì chỉ ra sự phủ nhận hay sự từ bỏ của tất cả thời gian như chuyển động?” Tôi hỏi. “Làm thế nào người ta nhận biết thời gian?”

 “Tôi nhận biết nó khi có một thách thức,” Krishnaji nói.

 “Bộ não vươn ra, nhìn về phía trước và về phía sau, và đưa ra những câu hỏi.” Tôi tiếp tục thắc mắc.

 “Đó là chuyển động,” Krishnaji nói.

 “Nhưng thật ra bộ não luôn luôn đang nhai lại,” tôi nói. “Khi bộ não không còn bị thách thức nghiêm trọng, nó lại đùa giỡn cùng chính nó. Nó nhai lại những kỷ niệm.”

 “Bộ não là ký ức,” Krishnaji nói. “Hối hận, tội lỗi, là một chuyển động liên tục trong bộ não, như ký ức. Bộ não là ký ức, một chuyển động từ quá khứ sang hiện tại đến tương lai.”

 “Sự tiếp tục là việc đó. Bộ não tạo ra ký ức. Nó đùa giỡn cùng chính nó?” Asit hỏi.

 “Bộ não tồn tại nhờ vào ký ức,” Krishnaji nói.

 “Chúng ta biết chức năng của quả tim. Nó bơm máu qua những động mạch và tĩnh mạch. Chức năng của bộ não là gì? Liệu nó tạo ra hiểu biết như ký ức được lưu trữ?” Asit hỏi.

 “Chuyển động mà phải ngừng lại là gì? Hay anh nói tất cả chuyển động phải ngừng lại?” Tôi hỏi.

 “Bộ não cảm thấy rằng trong ký ức là an toàn,” Asit nói.

 “Trong sự kết thúc của chuyển động này, liệu một chuyển động mới mẻ hiện diện, mà khiến cho nó tuyệt đối an toàn? Liệu có một chuyển động phía bên ngoài thời gian?” Tôi hỏi.

 “Đừng đưa ra câu hỏi đó,” Krishnaji nói. “Khi quả tim vận hành một cách tự nhiên, vì vậy bộ não có chuyển động riêng của nó – khi ký ức không can thiệp. Bộ não có chuyển động riêng của nó mà nó đã chồng chất ký ức. Lắng nghe,” anh nói, “quả tim không nhớ lại. Quả tim đập không cần hồi tưởng. Bộ não có thể vận hành mà không chuyển động, nếu được cho phép làm như thế bởi sự suy nghĩ. Quả tim không đập bởi vì sự hiểu biết.”

 “Vẽ ra những tương tự giữa quả tim và bộ não là không đúng,” tôi nói. “Bộ não vật chất đã tiến hóa từ ký ức, từ khả năng và những trải nghiệm của con người. Nó chỉ có thể tồn tại qua hy vọng, tìm kiếm sự sinh tồn.”

 “Bộ não dạy thân thể sinh tồn?” Asit hỏi.

 “Bộ não mà chúng ta biết được xây dựng từ ký ức? Có một phần của bộ não mà người ta không nhận biết. Khi tổng thể của bộ não vận hành, nó không có những giới hạn,” tôi nói.

 “Bộ não dạy những khéo léo của bàn tay. Chính suy nghĩ tạo ra ký ức để sinh tồn,” Asit nói.

 “Toàn bộ não không bị kết nối với ký ức,” tôi nói.

 “Bộ não đã tìm kiếm sự an toàn qua hiểu biết,” Krishnaji nói.

 “Liệu bộ não đã trở nên to lớn hơn bởi vì khả năng này? Liệu sự thay đổi ở bên trong bộ não? Chắc chắn sự thay đổi không thể ở bên ngoài bộ não?” Tôi hỏi. “Cái gì thay đổi?”

 “Hiểu biết đã khiến cho nền tảng của bộ não rất giới hạn. Hiểu biết đang phát giác rằng nền tảng của bộ não mà nó đã tạo ra không bền vững, và cảm thấy rằng sự ma sát như chuyển động phải cần thiết cho bộ não sinh tồn. Vậy là nó làm gì?” Krishnaji nói. “Nó thấy không có sự an toàn trong hiểu biết. Bộ não nhận ra nền tảng trong hiểu biết của nó là rất yếu ớt.” 

 “Liệu nó có thể thấy rằng có lẽ có một nền tảng hoàn toàn khác hẳn?” Asit nói.

 “Bộ não, như nó vận hành, không bao giờ có thể buông bỏ quá khứ. Tất cả chuyển động của thời gian. Vì vậy tôi hỏi, liệu người ta vẫn còn ở trong căn nhà cũ kỹ?” Krishnaji hỏi.

 “Khi tôi không chuyển động, không có nền tảng trên đó căn nhà cũ kỹ có thể nảy sinh. Chuyển động khỏi nền tảng không vững chắc sáng tạo nền tảng mới mẻ,” Asit nói.

 “Bất kỳ chuyển động nào đều có nghĩa sự phân hai,” Krisnaji nói.

 Asit tiếp tục, “Khi không có thời gian, không có không gian. Nếu không có chuyển động, không có thời gian. Khi không có gì trong không gian – không vật, không suy nghĩthời gian ở đâu? Nhưng điều gì tôi nói là tại mức độ thuộc trí năng.”

 “Nếu không có đo lường, liệu nó là cùng bộ não mà vận hành không-chuyển động? Khi bộ não yên lặng, cái trí vận hành. Đó là thông minh của vũ trụ.” Krishnaji đã thực hiện một cú nhảy vô hạn, và chúng tôi bị rớt lại đằng sau quá xa. Chúng tôi không có những từ ngữ. Sau đó, tôi phá vỡ sự yên lặng. “Thông minh là một năng lực của bộ não?”

 “Thông minh là cái mà thấy chuyển động của sự tiếp tục, thấy nó như qui trình của lão hóa. Thông minh mà thấy điều này, ở phía bên ngoài của bộ não,” Krishnaji nói. 

 “Nếu bộ não có thể vươn đến nó, ai hay cái gì mà thấy sự giới hạn của bộ não? Muốn thấy điều đó, cái trí phải có sự tiếp xúc cùng điều đó,” Asit nói.

 “Bộ não trong vận hành của nó có thông minh riêng của nó. Bộ não bị giới hạn đó không có liên quan với cái khác lạ,” Krishnaji nói.

 “Vậy thì, cái gì mà có thể kết thúc chuyển động của bộ não?” Asit hỏi.

 “Đang nhận biết của nó, sự không thỏa đáng riêng của nó,” Krishnaji nói.

 “Nếu bộ não chỉ là một chuyển động của thời gian, vậy thì cái gì thấy sự giới hạn riêng của nó?”

 Krishnaji nói từ một yên lặng vô tận. “Bạn sẽ chấp nhận thấu triệt như sự vận hành của toàn bộ não?”

 “Vậy thì sự vận hành của thấu triệt không kết nối với sự vận hành chật hẹp của bộ não?” Tôi hỏi.

 “Một thấu triệt vào sự vận hành của sự giới hạn làm tự do cái trí khỏi sự giới hạn. Thấu triệt chỉ có thể nảy sinh khi không có ký ức, và thế là không thời gian,” Krishnaji nói. “Khi toàn bộ não đang vận hành, nó được tự do khỏi quá khứ. Thấu triệt là cái trí đang vận hành vào bộ não.” Lại nữa có yên lặng.

 “Bộ não bị giới hạn. Làm thế nào cái trí có thể vận hành vào bộ não?” Tôi hỏi.

 “K đã nhìn ngắm cẩn thận, mà không có động cơ. Trong đang nhìn ngắm đó, có chú ý vô cùng. Nó giống như ánh sáng đang tập trung. Chú ý, chiều sâu của nó, là cái trí. Chú ý đó tập trung ánh sáng vào những giới hạn của bộ não. Tình yêu ở phía bên ngoài của bộ não. Tình yêu không là một cảm xúc. Thấu triệt không là một cảm xúc. Nó không là một phản ứng. Chúng ta đã đến một kết thúc,” vị thánh nhân nói.

 Tôi đang đi bằng máy bay từ New Delhi tới Bombay vào ngày 28 tháng mười hai năm 1983. Tôi đã và đang sửa chữa bản thảo của tôi, khi bỗng nhiên sự khác biệt giữa lời giảng và đối thoại trở nên rõ ràng. Ở phương Tây, đối thoại hiếm khi nào đóng một vai trò cốt lõi trong thức dậy sự thâm nhập tôn giáo. Nó đã được sử dụng trong luận văn về triết lý, những đối thoại của Socrates quan tâm đến sự khám phá về sự thật qua sự tìm hiểu lý luận tỉ mỉ và chính xác. Nhưng sự mãnh liệt của tìm hiểu đã được sản sinh bởi Socrates vẫn còn là một phương tiện phổ biến cho cái khung khuôn khổ của lý luậnlý trí. Tại khúc cuối của đối thoại, lý do được thiết lập. Còn những người tham gia khác thì sao – liệu hai dòng chảy đã trở thành một trong sự trôi chảy của họ? Liệu tất cả sự phân chia đã kết thúc?

 Trong hầu hết mọi tôn giáo sự thật là một sự thật được tiết lộ, được thiết lập qua giáo điều, của kinh Bible hay Koran, sự chấp nhận nó được đặt nền tảng trên sự trung thành. Bất kỳ ám chỉ nào của nghi ngờ hay tìm hiểu đều được coi như là dị giáo; nguyên tắc này cũng áp dụng trong Cathars của Pháp, những giáo phái Coptic đầu tiên, Gnostics. Sự thật của giáo hội không là sự thật được nảy sinh từ sự nhận biết ban sơ và tự-thâm nhập và năng lượng được sản sinh bởi đối thoại.

 Từ những thời gian xa xưa nhất, sự thâm nhập tôn giáo của Ấn độ đã hoàn thiện sự đối thoại như một công cụ của thâm nhập phía bên trong của những sự việc; sử dụng lý luận đến những giới hạn tột cùng của nó như một công cụ, nó có thể tự làm tự do chính nó khỏi lý luậnthâm nhập vượt khỏi.

 Krishnaji đã trao cho sự đối thoại một chiều sâu và kích thước. Qua lắng nghe tại chiều sâu thăm thẳm, sự phân hai kết thúc và những cái cửa dẫn vào phía bên trong của cái trí và bản chất mở toang. Chất lượng, nhận biết, và những không gian của cái trí thay đổi. Nếu người ta theo dõi, trong đang lắng nghe một giảng đạo hay một giảng thuyết đều có một chấp nhận hay khước từ, thậm chí một nghi ngờ; sự suy nghĩ đang âm ỉ, bị đặt rải rác bởi suy nghĩ đang lang thang, bị trói buộc trong trở thành, như quá khứ hay tương lai.

 Trong đối thoại tôn giáo nghiêm túc, tai khoáng đạt, năng lượng được tập hợp, những giác quan thức dậy, đang đồng thời vận hành; sự chú ý tràn ngập cái trí. Được giữ vững trong chú ý, cái trí nghỉ ngơi trong không phân biệt. Từ nền tảng này tất cả những đáp án đều có thể được. Muốn tham gia thăm thẳm, phải có lắng nghe thăm thẳm. Trong trạng thái này, người hỏi và người lắng nghe không còn những nhận dạng tách rời của họ.

 Tôi bị lưỡng lự, không vững vàng về những hàm ý của điều gì đã nảy sinh. Khi đến Vasant Vihar, tôi nói cho Krishnaji về nó. Mau lẹ như thủy ngân, cái trí của anh nắm bắt toàn hàm ý của điều gì tôi đang dò dẫm. Anh hoàn toàn thức dậy, háo hức theo đuổi chủ đề, mở toang nó và thẩm thấu trong nghi vấn.

 Chiều hôm đó chúng tôi bắt đầu bàn luận về bản chất của sự đối thoại mãnh liệt và vai trò của nó trong làm tự do bộ não khỏi thời gian.

 Krishnaji nói, “Chúng ta sẽ bàn về thời gian và sự đối thoại như giữa hai con người tôn giáo. Tôn giáo trong ý nghĩa của những người được tự do khỏi tất cả truyền thống, tự do khỏi uy quyền, khỏi tất cả những hệ thống. Trong đối thoại như thế, có một nghi vấn và một đáp án; đáp án khích động một nghi vấn sâu thẳm hơn; và thế là nghi vấn cứ dồn dập tiếp tục. Trong đối thoại như thế có một trạng thái của đang lắng nghe nơi hai con người tan biến và chỉ còn lại nghi vấn.”

 “Những đối thoại không cần có nghĩa hai con người,” tôi nói. “Tại cốt lõi, dường như ý nghĩa của nó là một thâm nhập vào cái gì đó qua một đang lắng nghe và đang thách thức tình huống. Tôi thấy rằng tất cả những vấn đề nảy ra trong bộ não đều được sinh ra bởi thời gian. Chúng nảy ra bởi vì nhu cầu phải thay đổi ‘cái gì là.’ Chuyển động của bộ não mà ao ước thay đổi ‘cái gì là’ thành cái gì khác tạo ra thời gian.”

 “Thời gian vật chấtmặt trời mọc và mặt trời lặn,” Krishnaji nói. “Sự bao phủ từ một điểm đến một điểm khác. Thuộc tâm lý, thời giantrở thành cái gì đó. Thời gian là toàn qui trình của sự tiến hóa, cả thuộc tâm lý lẫn vật chất.

 “Câu hỏi của tôi là, liệu có một thời gian hoàn toàn khác hẳn? Thời gian như không-chuyển động? Thời gian như chúng ta biết nó là chuyển động, sự phân chia giữa một hành động và một hành động khác; thời gianhy vọng, thời gian là chuyển động của quá khứ, sang hiện tại, đến tương lai. Thời gian là chuyển động của thành tựu, đạt được, trở thành. Thời giansuy nghĩ về điều gì đó và hành động. Khoảng giữa là thời gian. Tôi đang hỏi. Liệu có một thời gian mà không phụ thuộc vào bất kỳ những bảng phân loại này?” Krishnaji đã lắng sâu trong nghi vấn.

 “Anh giải thích thời gian mà anh nói không phụ thuộc vào bảng phân loại của chuyển động. Liệu nó phụ thuộc vào bảng phân loại của vật chất?” Tôi hỏi.

 “Không như tôi hiểu rõ nó. Tôi đã được bảo rằng vật chấtnăng lượng được thể hiện, được làm cho vững chắc. Thời gian như cái cây đang tăng trưởng,” Krishnaji nói.

 “Bộ não là vật chất. Trong vật chất đó, sự tiến hóa phải tồn tại,” tôi nói.

 “Dĩ nhiên. Chúng ta là những con khỉ; sau hàng triệu năm chúng taNhững con người thông minh,” Krishnaji nói.

 “Chúng ta liên kết sự tiến hóa đó với nội dung phía bên trong bộ não. Bộ não là vật chất. Sự tiến hóa vốn có sẵn trong bộ não. Nội dung của bộ não là ký ức. Chúng ta liên kết sự tiến hóa trong bộ não với sự tiến hóa trong ký ức.” Đang lắng nghe, sự phản ứng nảy ra.

 “Tôi thấy điều gì bạn đang nói. Liệu ký ức đã tiến hóa qua một qui trình của sự tiến hóa?” Krishnaji hỏi.

 “Vấn đề nảy sinh do bởi chúng ta áp dụng vào ký ức cùng những luật lệ như chúng ta áp dụng vào vật chất,” tôi nói. “Sự tiến hóa vốn có sẵn trong vật chất. Vấn đềchúng ta thâu nhận nội dung của bộ não mà là ký ức và cảm thấy rằng có một thực thể mà có thể thay đổi nội dung đó. Toàn qui trình của trở thành là việc đó. Đó là thời gian của phía bên trong, thời gian của nội tâm.”

 “Nhưng tất cả tiến hóa hàm ý thời gian,” Krishnaji nói.

 “Chúng ta áp dụng sự tiến hóa, mà vốn có sẵn trong chất liệu của bộ não, vào nội dung của nó. Liệu có sự tiến hóa trong thời gian phía bên trong?” Tôi hỏi.

 “Sự tiến hóathời gian.” Krishnaji không chuyển động.

 “Nếu sự tiến hóathời gian, tại sao nó không nên áp dụng vào trở thành?” Tôi hỏi.

 “Trở thành hàm ý thời gian. Tôi là điều này, tôi sẽ là điều kia. Pupulji hỏi liệu nội dung của bộ não là bộ phận của qui trình tiến hóa?” Anh đã hướng về những người khác.

 “Không. Chính bộ não là một sản phẩm của thời gian như sự tiến hóa. Nhưng liệu nội dung của bộ não, mà đã là một tập hợp của trải nghiệm suốt hàng thiên niên kỷ, giống hệt với bản chất của chính chất liệu bộ não?”

 “Rất đơn giản khi hiểu rõ rằng trở thànhảo tưởng. Nhưng có cái gì đó còn nhiều hơn nữa. Anh hàm ý rằng có một thời gian phía bên ngoài của đồng hồ và một thời gian phía bên trong của trở thành. Sau đó anh hỏi: Liệu có một thời gian khác mà không phụ thuộc vào hai loại này? Thời giankhông gian là một. Thời gianvật chất là một.” Tôi đẩy sâu.

 “Thời gian là vật chất. Thời giannăng lượng được thể hiện. Chính sự thể hiện là một qui trình của thời gian,” Krishnaji nói.

 “Vậy là thời gian không thể tồn tại nếu khôngsự thể hiện?” Tôi thắc mắc.

 “Chúng ta biết thời gian như quá khứ, hiện tại, và tương lai,” Krishnaji nói.

 “Chúng ta chiếu rọi thời gian vào tương lai. Điều gì là bản chất – sự nhận biết của tích tắc đó mà trong nó là sự thật?” Tôi hỏi.

 “Tôi thấy rằng tương lai là quá khứ đang tự bổ sung chính nó trong hiện tại. Đó là thời gian. Tôi sẽ làm – tôi sẽ trở thành. Bây giờ, liệu có một hành động không-thời gian mà là sự nhận biết – hành động mà không có khoảng ngừng?” Krishnaji đã bắt đầu nghi vấn mà là sự khai mở của những lối vào.

 “Cái gì được bổ sung trong hiện tại?” Tôi hỏi.

 “Sự suy nghĩ,” Krishnaji nói.

 “Liệu chúng ta có thể thâm nhập tích tắc đó khi sự bổ sung xảy ra?” Tôi hỏi.

 “Tôi sợ rằng việc đó có lẽ xảy ra vào ngày mai. Ngày mai là cả hiện tại và ngày hôm qua. Hiện tại, ‘ngay lúc này,’ là cả quá khứ và tương lai,” Krishnaji nói.

 “Liệu sự nhận biết trong hiện tại phủ nhận cả quá khứ lẫn tương lai?”

 “Sự nhận biết đó đòi hỏi một kết thúc của quá khứ. Sự nhận biết là không-thời gian. Đúng chứ? Bạn nhận biết rằng bạn đầy ắp những thành kiến, hiểu biết, kết luận, những niềm tin và cùng điều đó bạn nhìn vào hiện tạihiện tại đó được bổ sung bởi sự thách thức. Bạn có lẽ thay đổi nó, nhưng bạn vẫn còn trong cùng cánh đồng,” K đáp lại.

 “Vâng, đây là một trạng thái nơi không có vị trí của sự nhận biết. Nhưng hiểu rõ thời gian mà không phụ thuộc vào dòng chảy này chắc chắnhiểu rõ sự nhận biết của ‘ngay lúc này,’ ” tôi nói.

 “Sự nhận biết không thuộc thời gian. Nó không chứa đựng quá khứ,” Krishnaji nói.

 “Cái gì là ‘ngay lúc này’?”

 “Tôi sẽ nói cho bạn. ‘Ngay lúc này’ là quá khứhiện tại. ‘Ngay lúc này’ là tất cả thời gian như thời gian quá khứ, thời gian tương lai, và thời gian hiện tại,” Krishnaji nói.

 “Liệu người ta có thể trải nghiệm thời gian quá khứ? Liệu người ta có thể trải nghiệm thời gian tương lai? Đang trải nghiệm của tất cả thời gian là gì?” Tôi đang thách thức Krishnaji.

 “Bạn không thể trải nghiệm điều đó. Trải nghiệm điều đó hàm ý người trải nghiệm, mà đang trải nghiệm trong thời gian.” Đáp lại đến thật mau lẹ.

 “Vậy là, khi anh nói ‘ngay lúc này’ là tất cả thời gian – anh thực sự có ý gì?” Có một khoảng ngừng lâu. “Liệu có một hiệp thông thực sự cùng ‘ngay lúc này’?” Tôi hỏi.

 “Quá khứ đã tạo ra hiện tại,” Achyut nói.

 “Hiểu rõ điều đó quá dễ dàng. Tôi đang cố gắng khoét sâu thêm nữa. Krishnaji nói cả quá khứ lẫn hiện tại đều được chứa đựng trong ‘ngay lúc này.’ Tôi nói ‘ngay lúc này’ này là gì?” Tôi đang đẩy sâu hết sức.

 Sunanda chen vào. “Pupul, nhìn nó nè. ‘Ngay lúc này’ là ‘cái gì là’ – toàn bộ quá khứ ở trong ‘cái gì là.’ ”

 “Nhưng ‘cái gì là’ là gì?” Tôi hỏi.

 “Làm thế nào anh khẳng định rằng quá khứ được chứa đựng trong hiện tại? Anh thực sự trải nghiệm nó, hay nó là một lý thuyết? Đây là nghi vấn của tôi.” Pupulji đang hỏi.

 

 “Điều gì khiến cho anh nói quá khứ được chứa đựng trong hiện tại? Liệu nó là một ý tưởng, lý thuyết, hay anh có một thấu triệt vào nó?’ ” Krishnaji đang tự chất vấn chính anh.

 “Chúng ta hãy thấy điều gì K đang nói,” tôi nói. “Anh hỏi, ‘Liệu có một thời gian mà không là thời gian thẳng, cũng không là thời gian của trở thành? Liệu có một thời gianđộc lập khỏi cả hai thời gian này?’ ”

 “Đó là tất cả,” Krishnaji nói.

 “Chỉ sự nhận biết hay sự bộc lộ có thể sáng tạo nó trong hiện tại. Làm thế nào tôi tiếp cận ‘ngay lúc này’ của trải nghiệm?”

 “Bạn không thể tiếp cận nó. Bạn không thể trải nghiệm nó. Bạn không thể hình dung nó.

 “Thấy điều gì đã xảy ra. Bạn không thể trải nghiệm nó, nhưng bộ não của bạn bị quy định bởi sự trải nghiệm, bởi sự hiểu biết. Nó bị quy định bởi sự đo lường qua những từ ngữ. Cái này không thể được tiếp cận qua cách đó. Đúng chứ? Đó là cái trí tôn giáo. Nó đã xóa sạch những lý thuyết, những ý tưởng. Chúng ta đang giải quyết những thực sự. Đúng chứ? Đó là nơi sự thâm nhập tôn giáo bắt đầu.” Krishnaji đang ở tại tâm điểm của sự thâm nhập.

 “Liệu có thể thâm nhập vào thời gian mà anh nói này?” Tôi do dự.

 “Trong ý nghĩa rằng có thể anh có lẽ sử dụng những từ ngữ, nhưng những từ ngữ không là sự việc.”

 “Anh không thể phân chia quá khứ, hiện tại, và tương lai bằng những từ ngữ?” Sunanda nói.

 “Vâng. Nhưng nghi vấn vẫn còn,” Krishnaji nói.

 “Vâng, nghi vấn vẫn còn. Đó là điều gì lạ thường. Nghi vấn vẫn còn, nhưng những người nghi vấn không còn,” tôi nói.

 “Vâng, những người nghi vấn không còn hiện diện,” Krishnaji nói.

 “Nhưng liệu nó chỉ là một nghi vấn bằng từ ngữ?” Radhika hỏi.

 “Nghi vấn vận hành trên cái gì?” Asit hỏi.

 “Chúng ta hãy thâm nhập. Chúng ta đang nói thời gian là sự tiến hóa. Thời giantrở thành. Thời gian là từ đây đến đó – thuộc vật chất và thuộc tâm lý. Chúng ta biết qui trình của trở thành và không-trở thành đó – tích cựctiêu cực – và chúng ta tiến tới theo những giới hạn này suốt sống của chúng ta. Sau đó, người nào đó xuất hiện và hỏi, ‘để làm gì vậy?’ Anh ấy đã để lại cho tôi cùng nghi vấn đó. Chúng ta nghiền ngẫm nó và nói, ‘Chúng ta hãy quan sát nó, chúng ta hãy tìm ra.’ Chúng ta thấy có thời gian giữa thấy, suy nghĩ, và hiện diện. Khoảng giữa đó là thời gian. Nó ở trong lãnh vực của thời gian. Bạn cũng thấy rằng tất cả thời gian được chứa đựng trong hiện tại. Sau đó Pupul hỏi, ‘Liệu chúng ta có thể thâm nhập vào hiện tại?’ Tôi nói, ‘Không.’ Nếu bạn trải nghiệm nó, người trải nghiệm là quá khứ và chính trải nghiệm lại thuộc về thời gian. Trạng thái của bộ não mà đã xóa sạch tất cả những lý thuyết và những phỏng đoán là gì? Trạng thái của bộ não mà thấy sự nhận biết và hành động như một là gì? Nó thấy rằng không có khoảng giữa, và thế là không-thời gian. Sự nhận biết được tự do khỏi thời gian. Trạng thái đó mà là ‘ngay lúc này’ là gì? Sự nhận biết là ‘ngay lúc này.’ Sự nhận biết không thuộc thời gian. Không có ‘tôi sẽ học hành để nhận biết.’

 “Sự nhận biết là gì? Nó không thuộc thời gian. Liệu người ta có thể trải nghiệm cái đó? Không thể được. Sự nhận biết không có người nhận biết. Sự nhận biết là ‘ngay lúc này’ – vì vậy nó không-thời gian. Vì vậy hành động được sinh ra từ sự nhận biết là không-thời gian.” Nghi vấn đã nở hoa.

 “Thế là, trong sự nhận biết đó, quá khứ và tương lai hoàn toàn bị triệt tiêu?” Tôi do dự hỏi.

 “Sự nhận biết về cái gì?” Asit hỏi.

 “Sự cần thiết phải cho sự nhận biết đó nhận biết là gì, thưa anh?” Sunanda hỏi.

 “Trong trạng thái của đối thoại,” chúng tôi đưa ra câu hỏi.

 “ ‘Ngay lúc này là gì,’ Krishnaji nói, ‘Nó chứa đựng quá khứ, hiện tại, và tương lai.’ Sau đó bộ não hỏi, ‘Làm thế nào tôi hiệp thông cùng nó?’ Và anh ấy nói, ‘Nó không thể được hiệp thông. Chỉ có thể có sự nhận biết.’ Lúc này đang lắng nghe, đang thâu nhận của sự nhận biết đó xóa sạch quá khứhiện tại.” Tôi đang ngập ngừng cảm giác đường vào nghi vấn.

 “Bạn thấy, nó đang xảy ra ngay lúc này. Đang lắng nghe không thuộc thời gian. Nếu tôi lắng nghe, nó là ‘ngay lúc này.’ Đang lắng nghe không có thời gian. Vì vậy không có thời gian ngang.” Krishnaji nói.

 “Vậy thì, nghi vấn là gì?” Asit hỏi.

 “Từ nghi vấn, lắng nghe nảy ra; từ lắng nghe, nghi vấn nảy ra,” tôi nói.

 “Đừng lý thuyết.” Thật mau lẹ Krishnaji thấy rằng đáp lại của tôi thiếu chiều sâu.

 “Tôi không đang lý thuyết.”

 “Sự nhận biết là không-thời gian.”

 “Vậy thì tôi đặt ra cho anh một nghi vấn. Liệu có thể thâm nhập?” Tôi hỏi.

 “Tôi nói, có. Trong thâm nhập cái trí tự loại bỏ khỏi tất cả những ý tưởng, tất cả những lý thuyết, tất cả những hy vọng, những ham muốn. Lúc này nó ở trong một trạng thái của tinh khiết. Trong trạng thái đó bạn có thể thâm nhập. Tôi bảo bạn, ‘Tình yêu không thuộc thời gian.’ Bạn lắng nghe như thế nào? Phản ứng của bạn là gì? Bạn nghe những từ ngữ, những từ ngữý nghĩa. Bạn diễn giảitùy theo khả năng của bạn. Liệu bạn có thể lắng nghe sự thật của câu đó mà không có từ ngữ?” Krishnaji hỏi.

 “Anh không thể lắng nghe sự thật của câu đó. Anh lắng nghe những từ ngữ,” Asit nói.

 “Từ ngữ không là sự việc,” Krishnaji nói.

 “Tôi lắng nghe từ ngữ, nhưng không hiểu rõ,” Asit lặp lại.

 “Hãy thâm nhập, có một đối thoại cùng tôi.” Krishnaji đang cuốn hút về anh những người lắng nghe.

 “Liệu tôi được phép nói điều gì đó, anh lắng nghe như thế nào? Đó không là nghi vấn quan trọng hay sao?” Tôi hỏi.

 “Anh không thể lắng nghe những từ ngữ mà không diễn giải chúng,” Asit nói.

 “Trong một đối thoại cùng Krishnaji bạn lắng nghe mà không có sự suy nghĩ đang vận hành, và tuy nhiên lại hiểu rõ trọn vẹn điều gì anh ấy đang nói. Có một đang lắng nghe tại chiều sâu thăm thẳm, đến độ nó mở toang nghi vấn,” tôi nói.

 “Cô có ý gì qua từ ngữ hiểu rõ?” Sunanda hỏi.

 “Liệu cô có thể có một đối thoại cùng nghi vấn, ‘Tình yêu không thuộc thời gian’?”

 “Đừng diễn đạt bằng từ ngữ. Tất cả chúng ta đều được giáo dục để sử dụng cao độ trí năng. Một người nghèo hèn dường như không sáng sủa, anh ấy sẽ hiểu rõ một câu nói đơn giản,” Krishnaji nói.

 “Làm thế nào có thể có sự nghi vấn trong một trạng thái của chú ý?” Asit hỏi.

 “Chỉ lắng nghe. Bạn bảo tôi, ‘Tình yêu không thuộc thời gian.’ Đối với tôi, đó là một sự kiện lạ thường. Tôi nói, tôi thực sự không hiểu rõ nó, và bạn bảo tôi rằng tôi sẽ không hiểu rõ nó, theo cách tôi muốn hiểu rõ nó. Bạn nắm được điều gì tôi đang nói? Bạn muốn hiểu rõ nó qua qui trình trí năng, qua tranh luận, qua một qui trình thuộc từ ngữ của phản ứng. Nhưng bạn sẽ không hiểu rõ nó theo cách đó. Bạn nói, ‘Đó là dụng cụ duy nhất mà tôi có.’ Tôi nói, có một dụng cụ hoàn toàn khác hẳn. Bạn yêu cầu, ‘Bảo cho tôi về dụng cụ đó.’ Tôi nói, ‘Loại bỏ khả năng của bạn, hiểu biết của bạn mà là thời gian.’ ” Krishnaji nói.

 “Anh đang nói, ‘Loại bỏ dụng cụ trí năng của anh,’?” Asit hỏi.

 “Dĩ nhiên, không,” Krishnaji nói. “Tôi nói, ‘Gạt đi hiểu biết.’ Hiểu biết là sự tiến hóa. Liệu có một hiểu rõ, một thấu triệt, một nhận biết tức khắc, mà không có từ ngữ, mà không mang tất cả hiểu biết vào nó? Tôi nói, có. Liệu có thể có một trạng thái nơi có sự nhận biết thuần khiết về cái gì đó và liệu bạn có thể thâm nhập vào sự nhận biết đó?”

 Những bàn luận về thời gian sẽ tiếp tục ở Madras. Ngày 4 tháng giêng năm 1984 tại một hội thảo ở Vasant Vihar, chủ đề được bàn luận lại. Professor George Sudarshan và Pandit Jagannath Upadhyaya có mặt.

 “Nghi vấn đã được đưa ra bởi người bạn của chúng ta về vận hành của những loại thời gian khác nhau. Đó là, liệu có thời gian mà đang hoạt động, mà vận hành ngay cả khi trở thành không còn tồn tại? Rằng khi nguyên nhânhậu quả đã kết thúc, khi qui trình thông thường của gây nguyên nhân, của ký ức và hy vọng, mong đợi – tất cả nền quá khứ được tích lũy qua suốt sống của người ta hay thậm chí còn trước đó – đã bị từ bỏ, buông rơi: Liệu vẫn còn có một loại thời gian trong đó những sự kiện khai mở?” George Sudarshan bắt đầu, triển khai câu hỏi.

 Tôi thêm vào, “Krishnaji cũng nói về sự nảy sinh của một nhận biếtcùng lúc phủ nhận chính sự nhận biết đó, một đồng thời của nảy sinh và phủ nhận; và bản chất của thời gian là gì, trong liên quan đến ‘ngay lúc này’?”

 “Chúng ta đã nói, ‘Hiện tại, mà là quá khứ, cũng là tương lai.’ Chúng ta cũng đã nói rằng thời gian không những là trở thành, mong đợi, hy vọng, nhưng thời gian cũng còn là đang bám chặt – ý thức của sở hữu, ý thức của tích lũy hiểu biết và sống cùng hiểu biết đó; đó cũng là thời gian. Và chúng ta đã hỏi: Liệu có bất kỳ chuyển động thời gian nào khác nữa? Liệu chuyển động của sự suy nghĩ là một qui trình vật chất; sự suy nghĩ mà cũng là chuyển động? Vì vậy, thời gian và sự suy nghĩgiống hệt nhau. Có thời gian vật chất, từ đây đến đó.

 “Lúc này, bạn đang đưa ra một nghi vấn: ‘Liệu có một không-chuyển động khi người ta đã thoát khỏi thời gian tâm lý? Liệu có một chuyển động mà hoàn toàn khác hẳn chuyển động của thời gian sự và suy nghĩ?” Người Thầy đã bắt đầu sự thâm nhập.

 “Anh nói về bộ não không còn vận hành, hay cái trí không còn vận hành?” Sudarshan dò hỏi.

 “Tôi muốn tách rời bộ não và cái trí. Bộ não bị quy định. Cái trí ở phía bên ngoài bộ não. Cái trí, đối với tôi, là cái gì đó hoàn toàn không liên quan đến bộ não bị quy địnhvì vậy là cái gì đó không thể đo lường được bởi những từ ngữ hay bởi sự suy nghĩ. Ngược lại, hoạt động của bộ não và sự lãng phí của hoạt động bộ não lại có thể đo lường được và sự đo lường là thời gian. Bây giờ, bất kỳ vận hành nào đang nảy sinh từ hiểu biết được tích lũy là cái đã được biết – như cái tôi, sự vị kỷ của tôi, hoạt động tự-cho mình là trung tâm của tôi. Bây giờ, liệu có thể không tự-cho mình là trung tâm? Liệu người ta có thể đưa ra nghi vấn này: Người ta có thể được tự do khỏi cái tôi, toàn bộ?

 “Cái ngã, ‘cái tôi,’ là sản phẩm của thời gian – sự tiến hóa. Nó là hoạt động của bộ não tự-cho mình là trung tâm như vị trí của tôi, quyền hành của tôi. Nó là ‘cái tôi.’ Chừng nào còn có ‘cái tôi’ đó mà là hiểu biết, ký ức, trải nghiệm được tích lũy, có sự giới hạn của thời gian,” Krishnaji nói.

 Jagannath Upadhyaya hỏi, “Người ta có lẽ nói về thời gian trong bất kỳ cách nào người ta ưa thíchthời gian như sự suy nghĩ, thời gian như sự chuyển động, vân vân. Có thời gian như sinh ra và thời gian như chết đi, mà là qui trình của trở thành trong đó chúng ta sống. Nhưng đằng sau nó, liệu có cái trí, trong đó không có sinh ra và chết đi? Nếu có như thế, vậy thì nó ở bên ngoài chúng ta, người ta không thể làm bất kỳ điều gì về nó. Chúng ta không thể hành động dựa vào nó hay thâm nhập nó?”

 “Không, chúng ta không thể. Chừng nào cái ngã, ‘cái tôi,’ còn đang sinh ra, chết đi, sinh ra, kết thúc, và tiếp tục sinh ra lại, qui trình liên tục của trở thành này là thời gian.”

 “Không chỉ trở thành nhưng còn hiện diện,” Người Phật giáo giải thích.

 “Khi Upadhyaya nói về hiện diện, anh ấy có ý ‘Tôi là.’ Có một trở thành, nhưng cũng có ý thức của ‘Tôi là.’ ” Radha Burnier đã tham gia vào đối thoại.

 “Chúng ta thấy qui trình này của sinh ra, trở thànhsuy nghĩ sinh ra, suy nghĩ kết thúc – khi qui trình này kết thúc, điều gì xảy ra?”

 “Làm thế nào bạn biết nó kết thúc?” Krishnaji hỏi.

 “Giải thích đơn giản nó, khi trở thành kết thúc, liệu có Hiện diện?” Radhaji tiếp tục.

 “Bạn có ý gì qua từ ngữ Hiện diện?”

 “Ý thức của ‘Tôi là,’ ” Achyut gợi ý.

 “Đang tồn tại,” tôi chen vào.

 “Đang tồn tại là gì? Khoảnh khắc bạn thừa nhận bạn đang sống, bạn khởi động sự vận hành toàn qui trình của cái tôi.”

 “Không, tôi sẽ không chấp nhận điều đó,” tôi nói. “Cùng kết thúc, trở thành kết thúc. Đối với hầu hết chúng ta, một chiếu rọi suy nghĩ có thể kết thúc, mà là cho trở thành kết thúc. Nhưng trạng thái đó không là một sự việc chết rồi. Nó là một trạng thái của đang sống.”

 Sudharshan tìm hiểu, “Khi anh nói về Hiện diện, liệu nó là một câu nói về một điều kiện hay chức năng hay anh đang nói về một vật? Nếu nó là Hiện diện, qua định nghĩa nó là một vật.”

 “Tôi không đang nói về Hiện diện như vật.”

 “Vậy là, khi anh nói về đang sống hay Hiện diện, đến mức độ không có sự tách rời giữa một người đang biết và phần còn lại, đến mức độ có vyaapati, sự đồng hóa tuyệt đối, mà không khẳng định bất kỳ điều gì cho chính anh, không có sự tách rời giữa chính anh và bất kỳ thứ gì khác,” Sudharshan nói.

 “Tại sao anh phủ nhận Hiện diện? Hiện diện trong ý nghĩa rằng cái gì đó ‘là.’ Anh nói không-có gì cả?” Tôi hỏi.

 “Không có sự khác biệt giữa Hiện diệntrở thành. Khi trở thành kết thúc, hiện diện kết thúc,” Pandit đáp lại.

 “Vâng,” Krishnaji nói.

 “Trở thành và hiện diệngiống hệt. Nơi nào có trở thànhhiện diện, có cái tôi cùng tất cả những hoạt động của nó, vân vân, và khi nó kết thúc, điều đó cũng kết thúc. Nhưng khi có sự kết thúc của tất cả điều này, của sự suy nghĩ, vân vân, vậy thì liệu còn có cái gì đó mà duy trì, trong nó mọi thứ được duy trì?” Jagannath Upadhyaya hỏi.

 “Nếu tôi được phép hỏi, sự phân biệt ông nêu ra giữa trở thànhhiện diện là gì?” Tôi hỏi Pandit.

 “Trong tiếng Phạn chúng không là hai từ ngữ. Bhava nghĩa là cả hiện diện lẫn trở thành,” Radhaji giải thích.

 “Panditji nói rằng điều gì anh gọi là thông minh không liên quan đến trí năng. Chỉ khi nào trí năng này công nhận rằng nó bị phân chia và bị giới hạn thì nó mới kết thúcthông minh được sinh ra,” Achyut nói.

 “Tôi muốn thâm nhập vào trở thànhhiện diện thêm một chút xíu nữa. Hiện diện là một trạng thái của không-phân biệt.”

 “Tại sao bạn phân biệt giữa hiện diện và trở thành?” Krishnaji thắc mắc.

 “Có một trạng thái từ đó những sự vật sinh ra và vào nó những sự vật tan biến,” tôi nói.

 “Cái tôi là gì?” Krishnaji hỏi.

 “Trong một trạng thái của chú ý, một trạng thái của nhận biết, có gì?” Tôi thắc mắc.

 “Trong chú ý, không có cái tôi,” Người Thầy nói. 

 “Vậy thì, bản chất của chú ý là gì?” Tôi hỏi.

 “Liệu bạn đang hỏi bản chất của chú ý là gì, hay liệu có một nền tảng hay một tầng từ đó chú ý nảy ra?” Radhaji hướng về tôi.

 “Chú ý không có nền tảng,” Krishnaji đưa chúng tôi trở lại nghi vấn trọng điểm.

 Người khoa học Sudarshan bắt đầu thâm nhập. “Có hai loại vận hành trong vũ trụ vật chất. Một loại là một vận hành được liệt vào những sự kiện riêng rẽ trong đó bạn có một tuần tự theo thời gian, bạn có một chuỗi của những sự kiện, và sau đó bạn đặt ra những luật lệ liên quan đến những sự kiện. Và thế là bạn nói gió được gây ra bởi những khác biệt trong nhiệt độ, và bạn thấy một sự kiện đang gây ra một sự kiện khác mà đang gây ra một sự kiện khác, và bạn có thể hiểu rõ nhiều sự kiện. Tiếp theo có một loại vận hành khác trong nó bạn không phân biệt, ví dụ, một vật đang chuyển động tự do; và nó là một khám phá phi thường của vật lý khi người ta quyết định rằng chuyển động tự do không đòi hỏi một giải thích. Bạn không hỏi tại sao nó liên tục đang chuyển động; bạn quy cho nó là bản chất của những vật, bạn nói rằng chính là bản chất của những vật mà phải chuyển động. Và người ta có thể mở rộng, tổng quát phạm vi của quy luật để cho, trong một ý nghĩa nào đó không hệ thống nào vận hành mà không có quy luật này. Một hệ thống được cô lập – được cô lập trong ý nghĩa rằng không có cái khác; một hệ thống hoàn toàn không có lịch sử, không có những sự kiện trong nó. Những sự kiện hiện diện khi bạn đang đặt hệ thống mà đang vận hành một mình nó, vào phía bên trong ma trận của cái gì đó, và sau đó bạn nói cái gì đó mà đang chuyển động trong một khuôn mẫu khép kín, chắc chắn phải là không tự nhiên bởi vì chúng ta thích suy nghĩ thẳng. Thế là chúng ta đặt ra câu hỏi: Tại sao nó không đang chuyển động thẳng? Thế là thời gian tuần tự của khai mở xảy ra khi bạn có một hệ thống không hoàn chỉnh, không hoàn chỉnh trong ý nghĩa rằng có những lý tưởng cho sự vận hành riêng biệt của hệ thống, mà không là phía bên ngoài đối với hệ thống, và khi bạn đo lường sự thực hiện thực sự của hệ thống dựa vào những lý tưởng này, vậy là bạn nói về những sự kiện đang xảy ra và thời gian tuần tự. Nhưng khi hệ thống được hoàn chỉnh bên trong chính nó, nó không có đặc điểm, nhưng vận hành của nó không có thời gian tuần tự, không có những sự kiện bên trong chính nó. Rủi thay, chúng ta quá quen thuộc với ý tưởng của thời gian tuần tự đến độ sự tiến hóa tự nhiên luôn luôn gây rất bối rối: một tiến hóa trong đó không có những đang xảy ra. Vì vậy, bất kỳ khi nào có một chuyển động mà chứa đựng những sự việc đang xảy ra nhưng với nó chúng ta không thể đặt ra nguyên nhânhậu quả xác định, chúng ta cảm thấy rất lo lắng, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta không hoàn toàn hiểu rõ. Chúng ta muốn phá vỡ nó, tách rời nó.

 “Hai loại có thể xảy ra thực hiện của khai mở này có lẽ được sử dụng hữu ích như những mẫu mực cho bàn luận này. Có một loại thời gianthời gian vật chất trong đó những sự kiện xảy ra, trong đó luật lệ thứ hai của nguyên nhânhậu quả xảy ra. Một thời gian khác trong đó bạn không thể nói nguyên nhân là gì và hậu quả là gì, bởi vì không có sự phá vỡ của những sự kiện liên quan đến điều đó.” Sudarshan ngừng nói.

 “Điều đó xảy ra khi nào?” Krishnaji hỏi.

 “Khi hệ thống không có những lý tưởng để so sánh với chính nó,” Sudarshan nói.

 “Mà có nghĩa gì?” Krishnaji đang đẩy sâu.

 “Chúng ta nói đến nó như một hệ thống khép kín, nhưng chúng ta có ý nó có lẽ là một hệ thống hoàn chỉnh,” Sudarshan.

 “Trong tất cả những hệ thốnghành chánh, khoa học, tôn giáo – liệu có sự hư hỏng, sự thoái hóa cố hữu?” Krishnaji tìm hiểu.

 “Có.”

 “Vậy là, chừng nào bộ não còn là tập thể, nó hình thành một hệ thống.”

 “Hoàn toàn đúng.”

 “Vậy là, trong tập thể là một qui trình cố hữu của hư hỏng, thoái hóa xảy ra?” Krishnaji dò dẫm.

 “Krishnaji, tôi băn khoăn về sự chú ý của anh đối với bộ não. Bộ não cũng là bộ phận của hệ thống vật chất và tôi không cần phải quá chú ý đến bộ não của tôi nhiều hơn chú ý đến cây cối và chim chóc,” Dr. Sudarshan nói.

 “Không,” Krishnaji nói.

 “Thỉnh thoảng tôi sử dụng chúng, nhưng sau đó thỉnh thoảng tôi cũng sử dụng cái cây. Vì vậy tại sao tôi phải cảm thấy quá quyến luyến đến điều gì xảy ra trong bộ não của tôi – những làn sóng suy nghĩ và sự vận hành của những quan hệ liên kết khác nhau và vân vân? Liệu tôi có nên quá quan tâm về bộ não đang làm gì?” Sudarshan hỏi.

 “Chừng nào bộ não của tôi còn bị quy định, bộ não trở nên rất bị giới hạn. Bộ não có một khả năng vô hạn, và khả năng đó đang bị khước từ bởi sự giới hạn riêng của nó. Bạn là một người khoa học và tôi không. Bạn đã thâu lượm vô số hiểu biết và có những thấu triệt thỉnh thoảng vào điều gì đó. Bạn liên tục chuyển động, liên tục thêm vào. Thêm vào này là nhân tố của bị quy định. Chắc chắn. Và vì vậy bộ não trở nên bị giới hạn và sự thêm vào đó là cái tôi. Chúng ta sẽ không đi vào những thuật ngữ khác biệt. Chừng nào cái tôi còn ở đó, cái tôi là một hệ thống, cái tôi là một nhân tố của sự thoái hóa,” Krishnaji nói.

 “Điều gì chúng ta gọi là ‘cái ngã’ liên quan đến cái ngã nhỏ chứ không phải ‘Đại Ngã,’ ” Sudarshan nói.

 “Cái ngã là cái tôi, không có Đại Ngã hay cái ngã nhỏ. Tôi đang sử dụng nó chỉ trong một ngữ cảnh, ‘cái ngã nhỏ.’ Đối với tôi, không có ‘Đại Ngã,’ ” Krishnaji nói.

 “Quay lại điều gì Pupulji đã nói, thưa anh, anh đã nói rằng chú ý không có nền quá khứ,” Radhaji nhắc lại.

 “Đây là một người khoa học. Đối với bạn chú ý là gì, thưa bạn? Hãy đơn giản.” Krishnaji quay về Sudarshan.

 “Ồ, tôi sẽ nói chú ý là khi không có sự tách rời, khi không có sự nhận dạng của bất kỳ thứ gì, gồm cả sự nhận biết về bất kỳ thực thể nào. Chú ý là một, trong đó không có những mong đợi và không có những kỷ niệm.”

 “Mà có nghĩa gì? Không có nền quá khứ?” Krishnaji hỏi.

 “Không-nền quá khứ. Tôi cảm thấy rằng đó là câu nói đơn giản nhất. Trong chú ý không có nền quá khứ bởi vì nền quá khứ đảm đương một ma trận, một lý tưởng. Trong chú ý không có so sánh. Chú ý là một mà không có thứ hai,” Sudarshan nói.

 “Khi có chú ý, không có nền quá khứ. Chúng ta đang bàn luận thời gian. Tôi nói tình yêu không có thời gian. Tình yêu không có những hồi tưởng. Tình yêu không là hoạt động của ham muốn hay vui thú. Hoạt động của ham muốn và vui thú dính dáng thời gian. Tình yêu không có thời gian,” Krishnaji.

 “Đây là một đột biến mãnh liệt,” tôi diễn giải.

 “Nó là một Brahmastra. Nó là một vũ khí mà tiêu diệt mọi thứ,” Upadhyaya thêm vào.

 Nhưng Krishnaji sẽ không chấp nhận câu nói này. Nó có thể tiếp cận được,” anh nói. “Tôi không đặt cái gì đó trên một đỉnh tháp nhọn và sau đó nói nó không thể tiếp cận được.”

 “Tình yêu có một nảy sinh và một kết thúc?” Pandit hỏi.

 “Không. Nếu có một nảy sinh và kết thúc, nó không là tình yêu.”

 “Vậy là nó vượt khỏi sự bàn luận,” Upadhyayaji nói.

 “Một đối thoại là gì? Một đối thoại là – bạn hỏi và tôi trả lời; thế là, bạn và tôi được quên bẵng. Chúng ta không hiện diện. Chỉ còn lại nghi vấn. Và nếu bạn để lại nghi vấn, nó nở hoa, nó có sức sống, nó trao tặng một đáp án,” Krishnaji nói. “Liệu Panditji đã hiểu rõ đáp án của tôi?”

 “Ông ấy đồng ý điều gì anh nói – rằng có một nghi vấn và một đáp án trôi chảy, nhưng ông ấy nói, “Cái này có liên quan gì đến tình yêu?’ ” Radha Burnier nói.

 “Tôi đưa ra một câu nói – ‘Nơi nào tình yêu hiện diện, thời gian không hiện diện.’ Bạn lắng nghe, bạn hỏi nó, và tôi trả lời. Có một kết nối, cả bằng từ ngữ lẫn không-từ ngữ, và nghi vấn còn lại, sự kiện còn lại. Nếu bạn thả cho nó còn lại, nó bắt đầu chuyển động.”

 “Anh nói tình yêu không có thời gian,” tôi hỏi.

 “Thấy vẻ đẹp của nó.”

 “Nó là một nghi vấn hay và không đáp án nảy sinh đối với nó, nhưng vẫn còn lại nghi vấn,” tôi nói.

 “Vậy thì ở cùng nó. Pupulji, nhận một bông sen, nhìn ngắm nó.”

 “Tôi nhìn ngắm.”

 Có một khoảng ngừng vô tận. Sau đó Radha Burnier hướng về Jagannath Upadhyaya và nói, “Trong nhìn ngắm không có nghi vấn.”

 “Tôi không biết làm thế nào để trả lời nghi vấn của Krishnaji.” Nhận biết một khô khan cằn cỗi nào đó trong những đối đáp, bỗng nhiên Krishnaji bỏ bàn luậnthực hiện một trong những bước nhảy vĩ đại của anh. “Chết không có thời gian.”

 “Từ sự từ bi đối với chúng tôi, liệu anh có thể thực hiện những bước nhảy này ngắn lại? Bởi vì Panditji nói ông ấy đang phát giác rằng để đáp lại câu nói của anh là điều quá khó khăn, mà có lẽ anh hoàn toàn đồng ý, nhận biết. Làm thế nào chúng tôi liên kết câu nói đặc trưng này với nghi vấn của ‘hiện diện, trở thành’?” Sudarshan chen vào.

 “Đối với tôi có vẻ rằng trước khi chúng ta chuyển động đến chết, chúng ta hãy nói về tình yêu, và sự liên quan của nó đến nghi vấn,” Sudarshan tiếp tục. “Lúc trước anh đã nói rằng khi có một đối thoại giữa hai hay nhiều người, và mục đích thực sự ở trong đối thoại, những con người không còn và nghi vấn vẫn còn và nó chuyển động quanh quanh, nó nói qua những người khác nhau và sức sống riêng của nó vận hành. Tôi nghĩ, Panditji đang nói rằng ông ấy không biết làm thế nào để đáp lại, không phải bởi vì ông ấy không đồng ý với ông – không phải rằng điều gì ông nói là một Brahmastra, vũ khí tối hậu mà hủy diệt mọi thứ kể cả bệ phóng – nhưng làm thế nào ông ấy đáp lại nghi vấn lúc đầu của anh rằng đối thoại có một sức sống riêng của nó?”

 “Bạn đã hiểu rõ nó?” Krishnaji hỏi Sudarshan.

 “Vâng.”

 “Vậy thì, giải thích nó cho Panditji,” Krishnaji.

 “Tôi nghĩ Krishnaji đang nói rằng mục đích của đối thoại không phải dành cho một người đưa ra những nghi vấn và người khác trả lời nó, nhưng dành cho nghi vấn và đáp án chuyển động quanh quanh, và trong một ý nghĩa là tự-chuyển động một mình nó giữa những con nguời. Vì vậy, nó không là một người đang trao thông tin cho một người khác, nhưng nó là một trường hợp của chính nghi vấn đang tự nhả ra đáp án cho chính nó, đang sử dụng những tiếng nói của con người như dụng cụ. Nhưng chúng ta luôn luôn có cảm giác rằng nó phải dựa vào một vấn đáp – một nghi vấn và đáp án. Krishnaji đang nói rằng nếu có một thời gian khi nghi vấn biến mất, cũng vậy đó là một thời gian rất quý báu, cũng vậy thật ra nó rất tự nhiên. Trong một ý nghĩa, điều gì nó phơi bày là một hình ảnh, một vang vọng của điều gì anh đang nói lúc trước – cụ thể là, liệu có một hiện diện tại vị trí này hay liệu có một trở thành hay liệu có cái gì đó mà khác hẳn hai điều kia? Được quan sát từ một vị trí, có hiện diện; được quan sát từ một vị trí khác, khi tất cả những nghi vấn tan biến, vậy thì còn ai hiện diện ở đó để đưa ra bất kỳ nghi vấn nào, còn ai hiện diện ở đó để hiểu rõ? Đang bám chặt nghi vấn đó, hay đang bám chặt đáp án nếu khôngnghi vấn, trong một ý nghĩa, chính nó là đối thoại. Nó là một thiền định trong đó không từ ngữ nào được phát ra bởi vì nó là yato vaacho nivartante, một trạng thái nơi từ ngữ không tiếp cận được.”

 “Vâng. Vậy là, chúng ta hãy nói về chết. Theo những người Phật giáo, theo Nagarjuna, chết là gì?” Krishnaji nói.

 “Bằng bất kỳ nguyên nhân nào sự sống hiện diện, bằng cùng nguyên nhân sự sống kết thúc; đó là chết,” người Phật giáo nói.

 “Tôi hiện diện bởi vì người cha và người mẹ của tôi gặp nhau, và tôi được sinh ra. Tôi sống tám mươi chín năm hay một trăm năm. Tại khúc cuối của một trăm năm, tôi chết. Có một tạo ra kết quả và một kết thúc của tạo ra kết quả. Đúng chứ? Đó là điều gì bạn gọi là chết?” Krishnaji hỏi.

 “Tạo ra kết quả này không tại mức độ của những sự vật, đó là, tại mức độ thuộc sinh học; nhưng nó tại mức độ của ký ức, tại mức độ sự suy nghĩ. Nagarjuna nói trong chuyển động đó là quá khứ, hiện tại và tương lai.”

 “Nếu bạn nói rằng quá khứhiện tại chứa đựng ‘ngay lúc này,’ ngay lúc này đó là chết. Đang trở thành và đang chết. Liệu đó là chết?” Krishnaji hỏi.

 “Vâng,” Jagannath Upadhyaya nói.

 “Điều đó hợp lý,” Krishnaji nói.

 “Vâng, hợp lý.”

 Krishnaji tiếp tục, “Nó là một ý tưởng thuộc trí năng.”

 “Vâng.”

 “Điều đó không gây hứng thú tôi,” Krishnaji nói, “Tôi đang chết.”

 “Tại mỗi khoảnh khắc có một kết thúc; mỗi khoảnh khắc là tách rời. Luôn luôn có một chết,” Upadhyayaji nói.

 “Nhưng tôi có một người con trai sắp chết và tôi bị đau khổ, tôi rơi nước mắt. Tôi bị cô độc, buồn bã. Bạn đến và nói về nhân quả. Nhưng tôi đang đau khổ. Bạn sẽ làm gì về nó?”

 “Bất kỳ cái gì tồn tại kết thúc từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc,” Upadhyayaji nói.

 “Tôi đã nghe tất cả điều đó trước kia,” Krishnaji nói. “Nhưng tôi đang đau khổ.”

 “Nhưng cái gì kết nối những khoảnh khắc lại cùng nhau là ký ức,” Upadhyayaji nói.

 “Được rồi. Tôi đến với bạn và bạn giải thích điều đó. Tôi nói, ‘Đi đi.’ ”

 Tôi chen vào, “Jagannath Upadhyaya nói rằng không có lời giảng Phật giáo đã nói về chết, ngoại trừ như một sinh ra và kết thúc.”

 Krishnaji nói, “Tôi ở cùng một người đàn ông, thưa bạn, cách đây vài năm. Ông ấy sắp chết. Người vợ ông ấy đến và nói, ‘Ông ấy đang yêu cầu gặp ông.’ Tôi đi đến nhà ông ấy, ngồi cạnh, cầm tay ông ấy. Và ông ấy nói, ‘Tôi sắp chết, đừng giảng triết lý với tôi. Tôi sắp chết, và tôi không muốn chết. Tôi đã sống một cuộc đời khá tốt đẹp, một người vợ khá dịu dàng, tôi đã có gia đình của tôi, những kỷ niệm của tôi, tất cả những sự việc sự vật mà tôi đã tích lũy, và tôi không muốn chết. Nhưng tôi sắp chết.’ Trả lời của bạn cho điều đó là gì? Đừng đến với tôi bằng ‘khởi đầu và kết thúc’ của bạn. ”

 “Câu trả lời là, ông ấy phải chết,” Upadhyayaji nói.

 “Ồ! Chúa ơi!” Krishnaji la lên. “Đó là điều gì bạn nói với người con trai của bạn, người vợ của bạn, người chồng của bạn, hay sao? ‘Ông ấy phải chết’? Dĩ nhiên, ông ấy phải chết. Ông ấy bị ung thư, ông ấy bị lao phổi, bị một căn bệnh. Ông ấy còn khá trẻ, và ông ấy nói, ‘Chúa ơi! Giúp con hiểu rõ.’ ”

 “Nhưng chết là bộ phận của sống,” Panditji nói.

 “Panditji, ông đang nói rằng không có kết thúc cho đau khổ?” Tôi đang cố gắng khiến cho câu hỏi rõ ràng.

 “Nếu nguyên nhân của đau khổ không bị loại bỏ, nó không thể kết thúc,” Pandit Phật giáo nói.

 “Nhưng cái người sắp chết đã không loại bỏ nó. Bạn phải giúp đỡ người đàn ông sắp chết này. Không ai đã cầm bàn tay của ông ấy. Vì vậy, tôi cầm bàn tay của ông ấy và ông ấy có cảm giác rằng có tình yêu. Tôi không nói với ông ấy về một khởi đầu và kết thúc,” Krishnaji nói.

 “Sự khó khăn ở đây là gì? Ông ấy có lẽ chết hay không chết. Ông ấy sẽ chết thời gian nào đó. Nhưng chúng ta sắp chết tại khoảnh khắc này, chúng ta sắp chết cảm giác này. Chúng ta đang đau khổ, không có nghi ngờ về điều đó. Câu hỏi là không phải liệu người em của chúng ta sắp chết. Chính là chúng ta mà đang đau khổ, và chúng ta đang yêu cầu sự trợ giúp, nâng đỡ. Ông ấy muốn an ủi. Nhưng tôi sẽ không cho ông ấy thứ gì cả. Chúng ta không thể trao tặng ông ấy sự sống. Ông ấy mà sắp chết không sắp chết phía bên ngoài của ông ấy, ông ấy sắp chết phía bên trong của ông ấy và đó là vấn đề của ông ấy.”

 “Liệu câu hỏi là làm thế nào anh giúp đỡ người đó?” Sudarshan thắc mắc.

 “Không,” Krishnaji nói, “nó là làm thế nào bạn xử lý chết.”

 “Trong tiến hành này có hai việc. Một là cảm giác của tôi rằng người bạn của tôi sắp chết và rằng ông ấy bị sợ hãi, ông ấy buồn bã và không sẵn lòng chết. Điều còn lại là tôi có thể làm gì để giúp đỡ ông ấy tại giây phút đó. Chúng ta đang bàn luận điều gì trong hai khía cạnh này?”

 Krishnaji trả lời, “Cả hai. Tôi muốn biết về chết. Tôi sắp chết. Tháng năm tôi sẽ được tám mươi chín tuổi – có thể tôi sẽ sống mười năm nữa. Tôi không bị sợ hãi. Tôi không muốn sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Tôi đã sống cùng cả chết lẫn sống, luôn luôn, suốt cuộc đời của tôi. Bởi vì tôi không có bất kỳ thứ gì, tôi không sở hữu bất kỳ thứ gì phía bên trong. Tôi đang chết và đang sống tại cùng một thời điểm. Không có sự tách rời cho tôi. Tôi có lẽ đang sống trong ảo tưởng, nhưng thâu nhận nó như nó là.

 “Nhưng người bạn của tôi sắp chết. Không nguời nào đã thương yêu ông ấy và ông ấy đã không thương yêu người nào cả. Buddha nói gì, liệu điều đó giúp đỡ? Ông ấy muốn người nào đó thương yêu ông ấy, hãy ở cùng ông ấy. Người nào đó mà nói, ‘Nhìn kìa, chúng ta cùng nhau trong điều này. Bạn bị cô độc và nó có nghĩa gì khi chết đến?’ Tôi thấy ông ấy hoàn toàn bị cô độc, bị tách rời khỏi bất kỳ người nào. Và có sợ hãi khủng khiếp. Và bạn đến và nói về khởi đầu, kết thúc. Tôi nói, ơn Chúa!”

 “Nếu tôi thương yêu, liệu tôi có thể trao tặng nó cho ông ấy? Liệu nó là cái gì đó mà có thể được trao tặng?” Jagannath Upadhyaya hỏi.

 “Không,” Krishnaji nói, “ông ấy ở cùng tôi, không phải rằng tôi trao tặng ông ấy tình yêu. Nó không là cái gì đó mà tôi trao tặng.”

 “Bởi vì ông ấy bị bệnh và sắp chết, và ông ấy không muốn chết, làm thế nào chúng ta có thể trao tặng ông ấy tình yêu? Tình yêu không thể thay đổi nhân quả; nó không thể ở phía bên ngoài nguyên nhânhậu quả. Dù từ bi có lẽ vĩ đại và sâu thẳm đến chừng nào, nó không thể độc lập khỏi nhân quả,” Upadhyaya nói.

 “Thưa bạn,” Krishnaji nói, “ông ấy không hứng thú triết lý của bạn. Ông ấy không hứng thú điều gì Buddha đã nói. Ông ấy sắp chết. Đừng nói cho ông ấy về khởi đầu, sinh ra, và chết đi. Ông ấy không hứng thú điều đó. Chúng ta đi đến người sắp chết bằng một đống những từ ngữ và những từ ngữ này giống như tro bụi đối với ông ấy, kể cả những từ ngữ của Buddha. Ông ấy sắp chết và nói, ‘Chúa ơi! Sống của tôi ra sao? Đừng nói với tôi về tất cả điều này.’ Liệu người ta có thể đến bằng không-gì cả và cầm bàn tay của ông ấy? Liệu người ta có thể nói, ‘Người bạn của tôi, khi bạn chết, một bộ phận của tôi cũng sắp chết. Tôi chưa bao giờ gặp bạn trước kia. Nhưng người vợ của bạn đến gặp tôi và cô ấy yêu cầu tôi viếng thăm bạn. Vậy là, cả hai chúng ta đều sắp chết hôm nay. Tôi biết chết có nghĩa gì. Tôi đã sống suốt cuộc đời của tôi cùng đang chết và đang sống, không bao giờ tách rời làm hai. Tôi chết mỗi ngày.’ Thế là, tôi nói với người bạn của tôi, ‘Chúng ta hãy cùng chết. Tôi hiểu rõ sự sợ hãi của bạn.’ Vậy là, chết không là sợ hãi.”

 

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 46

“Dòng dõi của Từ bi’

T

háng tư năm 1984, tôi ở Arya Vihara tại Ojai. Quyển hồi ký đang gần hoàn tất, nhưng kết thúc của nó là gì? Con sông đang chảy cuồn cuộn. Liệu có thể tóm tắt bản thể của những lời giảng? Thỉnh thoảng nó có vẻ dễ hiểu, rõ ràng, đơn giản, và tiếp theo lại quá xa vời, mênh mông, vũ trụ, đến độ nó thách thức một nhận biết hợp nhất của nó. Tôi tìm kiếm sự rõ ràng, mấu chốt cho sự kết thúc. Tại Pine Cottage, ngày 18 tháng tư tôi gặp Krishnaji. Mái tóc của anh đã bạc trắng, thời gian đã để lại dấu vết của nó trên khuôn mặt, nhưng hai mắt mà phản ảnh hai mắt của tôi vẫn thuộc về cậu trai Krishnamurti trong bức ảnh được chụp sau khai trí lần đầu tiên của anh; hai mắt mà trong suốt, ban sơ, hai mắt mà không bao giờ nhìn lại trong thời gian.

 Tôi hỏi anh, tóm tắt lời giảng của anh là gì? Đối với tôi nó quá mênh mông. Nó hòa hợpbao gồm lời giảng của Buddha và Vedanta. Anh có thể phủ nhận Đại Ngã, Brahman, nhưng trong chính phủ nhận, anh tỏa ra một năng lượng mà những từ ngữ đó chuyển tải. Điều đó dẫn tôi đến nghi vấn thường xuyên được hỏi, “Krishnamurti là ai? Dòng dõi của anh là gì?” Anh là một đột biến trong sự tiến hóa? Sẽ phải mất hàng thế kỷ để hiểu rõ sự thách thức mà Krishnamurti đã đưa ra cho bộ não con người – cho gốc rễ của cái trí con người.

 Bỗng nhiên Krishnaji chộp tay tôi. “Bám chặt nó – bám chặt sự thách thức – vận hành cùng nó – quên con người.” Sự tiếp xúc của anh được nạp đầy sức mạnh của thiên nhiên, như được tìm thấy trong những cơn bão ngoài đại dương. “Hãy quan sát những tôn giáo đã làm gì: tập trung vào người thầy và quên bẵng lời giảng. Tại sao chúng ta lại trao sự quan trọng như thế cho con người của Người Thầy? Người Thầy có lẽ cần thiết để thể hiện lời giảng, nhưng vượt khỏi đó, cái gì? Cái bình chứa đựng nước; bạn phải uống nước, không phải tôn thờ cái bình. Nhân loại tôn thờ cái bình, quên bẵng nước.”

 Cái trí, thân thể của tôi phản ứng. “Thậm chí bắt đầu thâm nhập thực sự vào lời giảng là một đột biến trong ý thức.”

 “Vâng, đó là như thế,” Krishnaji nói. “Khuynh hướng nhân loại là tập trung mọi thứ quanh con người của người thầy – không phải vào bản thể của điều gì ông ta nói, nhưng con người. Đó là sự thoái hóa vô cùng. Hãy quan sát những người thầy vĩ đại của thế giới – Mohammed, Christ, và cũng cả Buddha. Hãy quan sát những đệ tử của họ đã làm gì từ đó? Những thầy tu Phật giáo đầy bạo lực, họ giết chóc. Đối nghịch với tất cả mọi điều mà Buddha đã nói.

 “Sự thể hiện phải xảy ra, qua một thân thể con người, một cách tự nhiênsự thể hiện không là lời giảng. Chúng ta phải không bị ảnh hưởng quá nhiều về tất cả điều này. Phải thấy rằng chúng ta không chiếu rọi người thầy bởi vì tình yêu và ưa thích của người ta đối với người thầy, và quên bẵng lời giảng. Thấy sự thật trong lời giảng, chiều sâu trong nó, thâm nhập nó, sống cùng nó, đó là điều gì quan trọng. Có đặt thành vấn đề gì đâu?” Krishnaji hỏi, “Nếu thế giới nói về K, ông ta là người kỳ diệu làm sao – ai thèm lưu tâm? Nếu K là một đột biến, từ ngữ không là sự đo lường của ông ta. Từ ngữ không quan trọng. Nếu tôi đang sống trong thời gian của Buddha, tôi có lẽ bị cuốn hút đến ngài như một con người, tôi có lẽ có tình yêu vô cùng đối với ngài như một con người, nhưng tôi sẽ quan tâm nhiều hơn đến điều gì ngài nói. Hãy quan sát Pupulji, những bộ não của chúng ta đã trở nên quá nhỏ nhoi bởi những từ ngữ chúng ta đã sử dụng. Khi người ta nói chuyện với một nhóm những người khoa học, những người chuyên môn trong những lãnh vực khác nhau – người ta thấy rằng những sống của họ đã trở nên quá tầm thường. Họ đang đo lường mọi thứ dựa vào những từ ngữ, những trải nghiệm. Và cái đó lại không là vấn đề của từ ngữ hay trải nghiệm. Những từ ngữ bị giới hạn; tất cả những trải nghiệm bị giới hạn. Chúng bao phủ một khu vực rất nhỏ nhoi.”

 Anh do dự. “Chúng ta hãy bắt đầu mới mẻ lại. Cái tôi là một mớ những kỷ niệm. Cái tôi là bản thể của hiểu biết. Hiểu biết luôn luôn trong lãnh vực của thời gian. K đang nói rằng cái tôi là ký ức được tích lũy và được thừa hưởng. Khi cái tôi không còn, thời gian không còn. Năng lượng không có quá khứ. Nhưng con người đã nhấn mạnh vào quá khứ. Khi có năng lượng đó, không bị giới hạn bởi cái tôi, năng lượng không có thời gian. Nó là năng lượng.”

 “Nhưng trong tất cả thể hiện, liệu một thời gian không được sinh ra, giới hạn thể hiện đó, hay sao?” Tôi hỏi.

 “Vâng. Thể hiện cần thời gian. Vì vậy, khi đã thể hiện như một bông hoa hay một cái cây, như một con người, năng lượng đó bị giới hạn. Khi cái tôi không còn, nó là một trạng thái của hoàn toàn không-thời gian. Tôi đang thâm nhập liệu sự tiến hóa của bộ não là để tiếp tục như nó là hiện nay, đang bổ sung, đang tăng trưởng, đang lượm lặt, nhiều hơn và nhiều hơn sự hiểu biết? Tôi thấy điều gì đó rất lý thú. Thiền định như nó được biết là rèn luyện, kỷ luật, lặp lại những câu kinh kệ. Nó được đặt nền tảng trên sự hiểu biết. Vì vậy nó là một công việc rất nhỏ nhoi. Liệu có một thiền định mà không được đặt nền tảng trên sự hiểu biết, không cố ý? Chừng nào ý thức còn hiện diện, ý thức phải có nghĩa sự thể hiện. Phải có thời gian. Vì vậy thiền định này chỉ có thể hiện diện khi ý thức, như chúng ta biết nó, kết thúc.

 “Suốt năm vừa qua, có một trạng thái, không thể đo lường được bởi những từ ngữ, không ở trong lãnh vực của hiểu biết, vô hạn, hoàn toàn vượt khỏi thời gian. Nó hiện diện ở đó, khi tôi nhắm hai mắt của tôi để thực hiện những vận động của tôi, khi tôi dạo bộ. Tôi quan sát, tôi ngờ vực để xem thử liệu nó là ảo tưởng hay thực sự.”

 Krishnaji đã chuyển động vượt khỏi và được tự do khỏi bàn luận; một trạng thái mới mẻ là rành rành.

 “Cái đó phải hoàn toàn đang thay đổi bản chất của bộ não,” tôi diễn giải.

 “Có thể nó đúng vậy.”

 “Liệu nó có thể tiếp xúc bộ não của con người?”

 “Vâng, vâng.” Giọng nói của Krishnaji đang trôi chảy, thăm thẳmtừ bi. Sau đó bỗng nhiên anh hỏi tôi, “Pupulji, bạn đã đọc những quyển sách cổ xưa, bạn đã bàn luận cùng những học giả, bạn tiếp xúc cái gì?”

 Tôi thả cho nghi vấn trôi nổi; sau đó, do dự, tôi nói. “Anh thấy, Krishnaji, tôi đã đọc những quyển sách cổ xưa, nhưng tôi mang đến những quyển sách sự lắng nghe có được qua lắng nghe anh. Tôi lắng nghe những quyển sách như thế, và bởi vì có trạng thái đó, tôi có thể tiếp xúc cái gì đó, gần gũi cùng nó.”

 “Tại sao,” Krishnaji nói – nó không là một nghi vấn, nhưng một cách của chuyển động tôi vào chuyến hành trình.

 “Bởi vì tiếp xúc ‘cái đó’ không nằm trong từ ngữ. Anh nói và cái trí, bởi vì nó yên lặng, cảm thấy hiệp thông cùng ‘cái đó.’ Bây giờ, khi tôi đọc những quyển sách cổ xưa và cái trí yên lặng, hay tôi ngồi một mình trong vườn và nghe những con chim hót, hay sự ve vuốt của gió, tôi có lẽ cảm thấy một hiệp thông cùng ‘cái đó.’ ”

 “Liệu con người của K trở thành quan trọng?”

 “Không. Năng lượng đang phát ra, chắc chắn là quan trọng. Anh cuốn hút chúng tôi vào trong, ngay tức khắc cái trí yên lặng. Tôi đang bắt đầu thấy cái gì đó, năng lượng trong cái trí này, như nó là, không thể hiệp thông cùng ‘cái đó.’ Nó có thể thâm nhập thật sâu và không thêm nữa. Điều này tôi cũng hiểu rõ, cho phép cái tôi càng ít không gian bao nhiêu càng tốt.”

 “Vâng,” Krishnaji cười. “Cho phép nó càng ít đùa giỡn bao nhiêu càng tốt.”

 “Tôi thấy rằng có rất ít của Krishnamurti thuộc cá nhân còn lưu lại.”

 “Vâng.”

 “Bạn cảm thấy nó, khoảnh khắc bạn tiếp xúc những lối vào của cái trí; nền tảng được thẩm thấu cùng ‘cái đó.’ ”

 “Vâng.”

 “Trong năm vừa qua hay như thế, anh đã cố gắng – không, ‘đã cố gắng’ không là từ ngữ đúng đắn – mang con người gần gũi hơn và gần gũi hơn cùng ‘cái đó.’ ” Tôi ngừng. “Nhưng sau đó có chướng ngại của sự tiến hóa mà là nghiệp lực.”

 “Bởi vì bạn gieo, thế là bạn sẽ gặt,” Krishnaji lại cười.

 “Nghiệp lực, mà là bản thể của cái gì bạn đã là, vì vậy bạn là và vì vậy bạn sẽ là. Tôi cũng thấy rằng người ta phải thả cho suy nghĩ trôi chảy, hãy cho phép nó rất di động, không để cho nó cố định. Người ta phải lật tung suy nghĩ, khai quật nó.”

 “Lật tung nó, điều đó đúng.”

 “Đén độ nó mong manh trong cái trí.”

 “Chờ một phút.” K ngắt ngang trôi chảy của tôi. “Làm thế nào bạn sẽ chuyển tải điều gì bạn đang nói sang năm mươi người, hay năm ngàn người?”

 “Chìa khóa cho sự chuyển tải là quan sát. Không gì nữa được cần đến.”

 “Bạn trả lời như thế nào, ai là người quan sát?”

 “Trả lời duy nhấtquan sát. Mở toang, khám phá. Chuyến hành trình của khám phá này quá lạ thường, những thấu triệt vào vô hạn.”

 Khi tôi rời căn phòng, nghi vấn lại nảy ra trong cái trí của tôi. Krishnamurti là ai? Gotra của anh, dòng dõi của anh là gì? Từ nghi vấn, đáp án nảy ra: Tất cả nhân loại. Bởi vì trong mỗi con người là khả năng phá vỡ ngục tù; để ở trong dòng dõi của sự từ bi không-cá nhân.

 Sau đó tôi hỏi anh về bản chất của samadhi định. Anh nói, “Bộ não yên lặng suốt ngày, một từ ngữ được nói ra và ngay tức khắc bộ não thấy toàn nội dung của nó. Bộ não không tích lũy. Điều gì nảy sinh là trọn vẹn. Không có chuyển động bên trong bộ não như thời gian, nhưng có một chuyển động vô hạn, nhịp điệu của bộ não. Có một ý thức của sự bảo vệ vĩnh cửu, không-thời gian.”

 Ngày 11 tháng năm năm 1985, Kishnaji đã chín mươi tuổi. Ngày hôm đó tôi ở cùng anh tại Arya Vihara ở Ojai, và vào buổi sáng tôi gõ cửa phòng anh nhìn ra cây tiêu, nơi sáu mươi năm trước anh đã trải qua những thay đổi huyền bí của anh. Krishnaji ra mở cửa khi tôi gõ cửa. Tôi gập mình xuống để chạm bàn chân của anh, nhưng thay vì thế anh cười và ôm tôi. Không có gì đặc biệt đã xảy ra ngày hôm đó. Anh đã chín mươi tuổi và một ngày nữa trôi qua.

 

_________________________________________________

 

CHƯƠNG 47

“Không Khởi đầu, Không Kết thúc”:

Krishnamurti Chín mươi tuổi


T

rong Bhagavad Gita, Arjuna hỏi Krishna về bản chất của Hiện diện soi sáng, bất biến. “Ông đi như thế nào, ông nói như thế nào, ông cư xử như thế nào?”

 Cùng câu hỏi được đưa ra bởi nhiều người đã gặp và đã nghe Krishnaji nói. Có lẽ chương này cung cấp vài đáp án cho nghi vấn, và tuy nhiên nó vẫn còn là một đáp án không trọn vẹn, bởi vì sự huyền bí của Krishnamurti vẫn còn không thể hiểu rõ được.

 Chín mươi tuổi, ngày của Krishnamurti hơi khác biệt những ngày suốt bốn mươi năm. Ở Ấn độ, anh thức dậy lúc mặt trời mọc, nằm trong giường, mọi giác quan của thân thể tỉnh táo, nhưng không có một suy nghĩ nào nảy ra cho đến khi có một đang đến, từ những khoảng cách vô tận. Anh bắt đầu buổi sáng bằng những vận động yoga asanas và pranayams. Suốt ba mươi lăm phút anh làm pranayamas, bài tập hít thở của anh, và bốn mươi lăm phút kế tiếp được dành cho yoga asanas, những tư thế thuộc thân thểhòa hợp thân thể; những dây thần kinh, những cơ bắp và những tế bào mà hình thành mô da, mở toang mọi tế bào của thân thể để cho nó hít thở tự nhiênhòa hợp.

 Tám giờ, Krishnamurti ăn sáng gồm có trái cây, bánh mì nướng, bơ, và bột lúa mì lứt. Thỉnh thoảng bữa sáng của anh gồm có idlis hay dosas của Nam Ấn, bánh gạo hấp và tương ớt dừa. Tại bàn ăn sáng ở Ấn độ những người thân thiết của anh tập họp bàn luận về giáo dục và những trường học, ý thức, hạt giống của tách rời trong con người, máy tính, và vai trò của sự thông minh nhân tạo. Anh hỏi những tin tức của thế gới và của Ấn độ. Tình hình quốc gia được bàn luận tự do; bạo lực, tham nhũng, sự thoái hóa của những giá trị; tương lai của con người hay sự thay đổi của cái trí con người. Mỗi vấn đề được đưa ra và được tìm hiểu; mọi người đều tham gia; một ý thức của trật tự và yên lặng tỏa khắp ngay cả những bàn luận.

 Anh hoàn toàn giống như trẻ con trong thái độ của anh đối với những tình hình, đặc biệt về chính trị: nhưng một nghiêm túc lạ thường lại hiển hiện rõ ràng trong quan tâm của anh đến cái tinh thần hay những không gian bên trong cái trí. Anh thường xuyên ngừng lại, thả cho cái trí nghỉ ngơi cùng những nghi vấn, phản ứng bằng từ bi và cao quý.

 Khi anh sẽ thực hiện những đối thoại sáng của anh, thời gian ăn sáng rút lại. Chúng tôi giải tán và gặp lại lúc 9:30, khi nhóm người nhỏ tập họp để tham gia trong những đối thoại. Những bàn luận tiếp tục đến mười một giờ, tiếp theo những cá thể có những đau khổ hay những vấn đề đặc biệt có thể nói chuyện cùng anh. Thỉnh thoảng anh đưa họ vào phòng riêng của anh trong vài phút. Khi không có những bàn luận nhóm, những nói chuyện cùng những người thân hữu của anh tiếp tục khoảng hai hay ba tiếng đồng hồ. Chúng tôi bàn luận về chết, bản chất của Thượng đế, vấn đề của người quan sát và vật được quan sát. Một số trong những thấu triệt thăm thẳm nhất được bộc lộ tại những dịp này.

 Khoảng mười một giờ rưỡi, anh về phòng riêng của anh và nằm nghỉ khoảng nửa tiếng cùng những tờ báo Economist, Time, hay Newsweek, những quyển sách tranh của cây cối, núi non, chim chóc, hay thú vật, hay một quyển tiểu thuyết huyền bí. Hiếm khi nào anh đọc những quyển sách quan trọng, nhưng anh được thông tin rõ ràng về tình hình thế giới, về những tiến bộ trong khoa học và công nghệ, và những qui trình thoái hóa đang xói mòn con người. Vào buổi trưa anh có một xoa bóp bằng dầu và tắm nước rất nóng. Ăn trưa khoảng một giờ. Anh dùng thức ăn Ấn độ, nhưng không ăn món chiên, và rất ít ngọt. Anh thích món dưa chua cay và cho phép anh thưởng thức chút ít. Lại nữa tại giờ ăn trưa có những bàn luận, và những người khách thường được mời.

 Đàm thoại thay đổi từ những tình hình quốc tế sang những khám phá khoa học, chiến tranh, giải trừ vũ khí hạt nhân và những vấn đề không thể giải quyết được của nó. Krishnaji có một hiếu kỳ mãnh liệt và những câu hỏi sâu sắc. Những khám phá mới trong khoa học cuốn hút anh. Thỉnh thoảng anh tiên đoán và thâm nhập vào tương lai. Những câu nói của anh đi trước thời gian nhiều. Anh có những thấu triệt vào sự quan trọng của những sự kiện thế giới và có thể liên quan nó đến một tổng thể toàn cầu. Anh thường hỏi những người khách, “Việc gì đang xảy ra trong quốc gia? Tại sao nó mất đi tất cả sáng tạo? Không trả lời nào làm hài lòng anh. Cá thể nghiêm túc được thúc bách để nắm chặt nghi vấn không-đáp án phía bên trong và thế là thức dậy những hàm ý của nó. Nghi vấn của sự thoái hóa trong những qui trình bên trong phải được thâm nhập và cái trí phải ở nguyên cùng nghi vấn, nghiền ngẫm trong nó.

 Khoảng thời gian của sự chú ý của anh kéo dài lâu lắm. Có một lần anh nói với tôi rằng vài nghi vấn phải được ấp ủ vĩnh viễn trong cái trí.

 Tại bữa ăn trưa, Krishnamurti tiếp tục nghi vấn anh đã bàn luận tại bàn ăn sáng, và thỉnh thoảng anh kể những câu chuyện – những giai thoại về những đụng đầu động vật hoang dã của anh, hay những câu chuyện về St. Peter và thiên đàng địa ngục, nước Nga và những ủy viên chính trị, mà anh lặp lại đầy hùng biện, say mê, và hài hước. Anh hoàn toàn không có chút hiểm độc nào. Với những người lạ anh nhút nhát, và người nào khác phải lấp đầy những yên lặng bối rối.

 Trong nhiều năm anh đã gặp gỡ vô số người. Những khất sĩ, những thầy tu Phật giáo, siddhas, những yogi lang thang hội tụ nơi anh để tìm kiếm những đáp án hay sự an ủi. Anh không bao giờ khước từ gặp họ. Chiếc áo cà sa hay nâu sòng của những người tu khổ hạnh khơi dậy từ bi vô hạn bên trong anh. Đầu những năm 1970, hai thầy tu đạo Jana đã bắt đầu viếng thăm anh hàng năm. Cuộc hẹn của họ phải được cố định từ một năm trước, với địa điểm, ngày tháng, và thời gian chính xác. Trong suốt mùa Chaturmas, bốn tháng của gió mùa, những thầy tu nghỉ ngơi và tất cả sự lang thang ngừng lại. Sau khi bốn tháng qua rồi, hai thầy tu sẽ bắt đầu hành hương của họ để gặp Krishanji, thậm chí phải đi bộ bảy trăm dặm để đến Bombay đúng ngày đã hẹn. Một trong hai thầy tu bị bệnh bạch cầu, người khác còn rất trẻ và có đôi mắt đẹp. Họ đeo mặt nạ bằng vải cotton trắng che miệng của họ, để bảo đảm rằng ngay cả khi hít thở cũng không hãm hại một côn trùng. Họ không biết nói tiếng Anh, và tôi phải thông ngôn điều gì được nói. Tôi ngồi trên bục cửa ra vào, trong khi họ chia sẻ một miếng thảm cùng Krishnaji bởi vì theo luật lệ tu họ không được phép ngồi trên cùng miếng thảm với một phụ nữ. Họ vô cùng đam mê trong những nghi vấn của họ. Khi còn trẻ họ đã nghiêm khắc từ bỏ thân thể của họ, và sự giải thoát được hứa hẹn vẫn không hiện diện. Krishnaji rất ân cần với họ và những bàn luận lâu diễn ra. Đến một năm, hai thầy tu che mặt này không xuất hiện cho cuộc hẹn của họ. Rất khó khăn để giải thích việc gì đã xảy ra. Có lẽ người đứng đầu giáo hội của họ, nhận biết một phản kháng chống lại uy quyền, đã từ chối cho phép họ thực hiện những gặp gỡ cùng Krishnaji.

 Sau bữa ăn trưa, Krishnaji nghỉ ngơi. Và vào khoảng bốn giờ anh bắt đầu gặp lại mọi người. Một phụ nữ mù lòa đến, và anh đặt hai bàn tay của anh trên hai mắt của bà. Một nguời viếng thăm vừa mất một người con ngồi cùng anh và anh lau nước mắt tượng trưng cho bà, chữa trị cho bà phía bên trong; một người đàn ông trẻ, bị hoang mang, bị lạc lõng trong thế giới hung bạo này, tìm kiếm những đáp án.

 Bắt đầu cuối những năm 1970, anh gặp gỡ ít người lại, nhưng lúc chín mươi tuổi anh lại sẵn sàng tiếp cận những người tìm kiếm những đáp án nơi anh; anh không bao giờ đóng cửa với bất kỳ ai – những người trẻ có những ảo tưởng; những phụ nữ bị đau khổ; những thanh thiếu niên; những người già nua; những người mù lòa. Không bao giờ anh quá bận rộn hay quá mệt mỏi.

 Những lời giảng và tên của anh được biết đến khắp quốc gia, trong số những thiền việndãy núi Himalayas cũng như những học viện. Những người Phật giáoẤn độ vẫn còn nói về anh như một người thầy vĩ đại trong truyền thống Nagarjuna; những đạo sư Hindu và những sadhus nói về anh như một hiện diện vĩ đại được giải thoát trong truyền thống Advaita hay không-phân hai. Họ công nhận anh như một người thầy thăm thẳm của thời đại.

 Khi mặt trời sắp sửa lặn, anh đi dạo. Ở tuổi chín mươi nhưng sải chân anh vẫn còn dài, thân thể của anh vẫn còn cứng cáp và thẳng đứng. Những người bạn gần gũi của anh, con cái và cháu chắt của họ dạo bộ cùng anh. Thỉnh thoảng anh cầm tay một em bé và bước đi đùa giỡn cùng em. Anh đi ba dặm, hít thở trong quả đất, cây cối, lắng nghe những âm thanh xa xôi. Có rất ít nói chuyện. Thỉnh thoảng anh thích ở một mình, cái trí của anh thật xa xôi. Anh nói rằng không một suy nghĩ nào hiện diện trong cái trí của anh suốt những dạo bộ này.

 Về nhà, anh tắm rửa và thực hiện chút ít pranayam. Anh dùng bữa tối nhẹ – salad, trái cây, đậu, canh, rau. Vào những dịp hiếm hoi anh ngồi tại bàn ăn tối cùng một ít người bạn và những hàm ý của một vĩnh cửu vượt khỏi cái trí. Hai bàn tay đảm đương vai trò của người thầy. Giọng nói của anh thay đổi, chứa đầy quyền năng và kèm theo những cuồn cuộn của năng lượng; những yên lặng tràn vào căn phòng.

 Một con sông của sự yên tĩnh trôi nổi trong anh. Cái trí của anh không bao giờ cố định. Anh sẵn sàng lắng nghe bất kỳ phê bình nào. Tôi nhớ lại một ngày vào năm 1978 ở Colombo khi anh và tôi đang ở trong cùng căn nhà. Anh rất bồn chồn. Tôi nói với anh, “Thưa anh, anh bị khích động.” Anh không trả lời tôi. Chúng tôi bắt đầu bàn luận điều gì khác. Vào buổi tối tại bữa ăn, anh quay về tôi và nói, “Bạn nói tôi bị khích động. Trưa nay tôi đem theo nghi vấn lên giường cùng tôi. Tôi tự hỏi mình, ‘Tôi bị khích động sao? Liệu do bởi sự phụ thuộc?’ Và bỗng nhiên tôi thấy nó. Tìm kiếm một đáp án là gieo mầm gốc rễ của khích động trong mảnh đất của cái trí; và nó kết thúc. Tôi sẽ không bị khích động nữa. Tôi đã nhìn ngắm và lắng nghe mọi thứ, thân thể của tôi, cái trí của tôi, để lật tung bất kỳ dấu vết nào của sự khích động.”

 Anh khoáng đạt với tất cả những thách thức. Anh không bao giờ ngừng quan sát, lắng nghe, chất vấn. Cái trí của Krishnaji bám vào chẳng bao nhiêu biểu tượng, tuy nhiên anh có một gắn kết thuộc cá nhân gần gũi cùng những con sông. Năm 1961, đang nói chuyện ở Bombay, anh miêu tả sông Ganga: “Nó có lẽ có một khởi đầu và một kết thúc. Nhưng khởi đầu không là con sông, kết thúc không là con sông. Con sông là sự trôi chảy ở chính giữa. Nó chảy qua những ngôi làng và những thị trấn, mọi thứ được cuốn vào nó. Nó bị ô uế, rác rưởi và nước bẩn được trút vào nó, một vài dặm sau nó đã tự làm tinh khiết lại. Nó là con sông trong đó mọi thứ sống, con cá dưới nướccon người uống nước phía trên. Nó là con sông. Đằng sau nó là áp lực khổng lồ của nước, và chính tiến hành tự-tinh lọc này mới là con sông. Cái trí hồn nhiên giống con sông đó. Nó không-khởi đầu, không-kết thúc – không-thời gian.”

 Anh không lãng phí năng lượng khi bước đi, nói chuyện, hay vận hành tại những bận rộn không hợp lý – đánh giày, nhặt một cục đá và quăng nó khỏi lối đi. Khi anh già, những run rẩy nơi hai bàn tay gia tăng, sự phản ứng của thân thể nhạy cảm cao độ đến thế giới của ồn ào và ô uế. Anh thường đau đớn bởi những bệnh tật huyền bí. Anh bị mê sảng, giọng nói của anh thay đổi, thỉnh thoảng anh trở thành một đứa trẻ, anh hỏi những câu hỏi lạ lùng, ngất xỉu dễ dàng, đặc biệt khi anh gần gũi những người mà anh tin cậy; anh thường tự chữa trị lấy bệnh tật.

 Sự liên hệ của anh cùng thiên nhiên, cây cối, những tảng đá và quả đất có ý nghĩa đặc biệt; anh có khả năng thâm nhập vào những không gian bên trong thiên nhiên, để cảm thấy sự sống chuyển động. Sau đó, anh bắt đầu nói về âm thanh vang vọng phía bên trong một cái cây, khi tất cả âm thanh bên ngoài kết thúc.

 Thú vật và chim chóc tin cậy anh. Tôi đã thấy anh ngồi một mình trong vườn rải gạo trên cỏ; chim chóc mổ những hạt gạo luẩn quẩn cách anh vài inch, và vài con còn đậu cả trên vai anh. Tự diễn tả về chính anh, anh trích dẫn sai lầm câu nói của Browning: “nhút nhát như con sóc, bướng bỉnh như con chim nhạn.”

 Anh ngủ lúc mười giờ ba mươi. Ngay trước khi ngủ toàn bộ ban ngày và hành động của anh trôi qua mau lẹ trong cái trí của anh; trong một lóe sáng nguyên ngày và những sự kiện của nó và tất cả những ngày hôm qua được xóa sạch. Trong giấc ngủ, thân thể của Krishnaji, giống như một con chim, gói trọn vào chính nó. Anh không thích bị đánh thức đột ngột. Anh nói anh hiếm khi nào nằm mơ. Khi anh thức dậy hầu như không có nếp nhăn nào trên khăn trải giường.

 Anh sẵn sàng thử qua những điều trị Ayurvedic và dược thảo; anh né tránh bất kỳ thuốc men hiện đại nào. Anh có những thích thú nhất thời về thức ăn; thỉnh thoảng anh trộn sữa vào nước cam, vào những lần khác anh lại bỏ uống sữa; có khi anh lại sống dựa vào thức ăn sống. Những thích thú nhất thời này làm cho bạn bè cười cợt anh. Nhưng anh không bao giờ cho phép bất kỳ ai sờ chạm vào chân anh. Nếu có ai thực hiện, anh cúi xuống và sờ chạm chân người đó lại.

 Tại những nói chuyện trước công chúng, một số được tham dự bởi khoảng bảy ngàn người, anh vẫn mặc một dhotti rộng viền đỏ và một robe dài màu mật ong. Krishnaji đi bộ đến bục giảng được vây quanh bởi những con người nhưng không bị tiếp xúc bởi họ. Khi anh ngồi trên bục giảng, sự hiện diện của Krishnaji vươn ra và cuốn hút những người lắng nghe gần gũi anh.

 Anh bắt đầu nói. Lưng thẳng đứng, tiếng nói rõ ràng, cho phép mọi sắc thái nở hoa. Khuôn mặt không bị tiếp xúc bởi thời gian. Hai bàn tay của anh để trên đùi; thỉnh thoảng chúng chuyển động, thực hiện những cử động tượng trưng, giống như những nụ hoa nở ra để tiếp nhận ánh sáng. Suốt gần hai tiếng đồng hồ những người lắng nghe yên lặng, hầu như không có bất kỳ chuyển động nào. Khi nói chuyện chấm dứt, Kishnaji ngồi yên lặng khoảng một phút, sau đó chấp hai bàn tay của anh lại để bày tỏ sự thành kính và những đám đông đứng dậy tiến về anh. Thân thể của anh run rẩy cùng năng lượng đã trôi chảy qua nó. Anh vươn dài cả hai bàn tay và cho phép chúng được cầm bởi những người có thể đến gần anh. Chầm chậm anh tự gỡ tay của họ ra.

 Krishnaji bước xuống bục giảng. Những con người dồn ép vào con đường nhỏ xíu mà anh sẽ đi qua, họ cúi xuống chạm chân anh, anh chạm những khuôn mặt của họ bằng hai bàn tay. Anh không rút hai tay lại, nhưng cứ thả cho chúng thõng xuống hai bên suốt lối ra. Giống như một con sư tử anh bước đi, từ từ, cùng sự chững chạc vô cùng. Hai mắt chuyển động gặp gỡ hàng trăm cặp mắt đang vây quanh anh. Cảnh tán loạn dường như không tránh khỏi, nhưng sự yên lặng trong hiện diện của anh sáng tạo trật tự. Những con người lùi lại. Anh bước đi một mình. Trong xe hơi, khi những người tháp tùng của anh cố gắng quay cửa kính xe lên, anh bảo họ ngừng. Hai tay của anh vươn ra ngoài qua cửa. Suốt con đường ra đến cổng, những người đàn ông và đàn bà dồn ép vào xe, chạm vào hai bàn tay của anh, đặt chúng trên hai mắt của họ. Một người cảnh sát, đang thấy đám đông dồn ép, ra lệnh cho họ lùi lại. Krishnaji ngừng ông ấy lại, cầm tay ông ấy và nắm chặt nó. Người cảnh sát hất cây dùi cui qua một bên và cúi gập người dưới chân của Krishnaji. Krishnaji nâng ông ấy lên và, vẫn còn cầm tay của ông ấy, bước vào xe hơi. Khi xe chạy, người cảnh sát chạy theo, không chịu buông tay của anh ra.

 Trẻ em chờ tại căn hộ trên Peddar Road cùng một vòng hoa hồng, hoa nhài, những hạt hoa có hình dạng đá quý ruby, emeral, pearl nhỏ xíu đan quyện vào nhau có mùi thơm ngát. Anh nhận nó đầy chân tình, quàng nó vào cổ trong chốc lát trước khi trao nó lại cho những đứa trẻ đứng gần.

 Ở gần anh luôn luôn khó khăn lắm. Anh rực sáng và những thân thể của những người gần bên phải mất chút ít thời gian để quen thuộc bởi sự hiện diện của anh. Thỉnh thoảng anh vặn hỏi những người bạn của anh, đòi hỏi họ phải chú ý và quan sát. Anh quan sát cẩn thận để xem thử liệu họ phản ứng mạnh mẽ đối với những con người hay những câu nói. Những cái trí thoái hóa không thể chần chừ loanh quanh anh – người ta hoặc chuyển động hoặc bị bỏ lại đằng sau. Năng lượng cuồn cuộn đang trôi chảy, người ta phải thuộc về nó hay không có nơi chỗ nào.

 Thân thể của anh yếu đuối, nhưng cái trí của anh không bao giờ trì trệ. Anh đã nói rằng khi anh rất già, một năng lượng vô hạn vận hành qua anh. Sự cấp bách đã gia tăng, vì thế sự thúc đẩy cũng vậy. Dường như không gì khiến cho anh mệt mỏi. Anh thúc đẩy thân thể, đi nhanh hơn, tự thử nghiệm, đến độ hầu hết mọi người bằng nửa tuổi không thể bắt kịp anh. Chỉ khi nào anh không làm gì cả, nằm trên giường, trông anh mới yếu ớtgià nua. Hai bàn tay của anh run rẩy, thân thể của anh co lại. Nhưng trong bàn luận, tại bữa ăn sáng hay trưa, trên những nói chuyện của anh, mọi nhăn nhúm đều biến mất. Làn da trong mờ, nó giống như lâng lâng siêu thoát, được chiếu sáng từ bên trong.

 Khi chín mươi tuổi, Krishnaji vẫn tiếp tục đi lại, nói chuyện, tìm kiếm những cái trí mà thức dậy và có thể nhận biết bằng sự rõ ràng. Những nhận biết như thế, nở hoa mà không có bóng, thay đổi bộ não.

 Năm 1980, Krishnaji bảo với tôi rằng khi anh không còn nói chuyện, thân thể sẽ chết. Thân thể chỉ có một mục đích: phơi bày lời giảng.




[1] Một thành viên nổi tiếng của Congress Party và Chủ tịch của Indian National Congress trong nhiều năm, Kripalani là một người lãnh đạo thâm niên trong sự đấu tranh tự do chống lại sự cai trị của người Anh.

[2] Được sinh ra trong một gia đình Brahmin, được tự do khỏi mọi nghi lễniềm tin vẫn bám rễ trong di sản Ấn độ, được giáo dục ở Anh, đối với K tôi tượng trưng cho một cái trí mà có thể bắc một cây cầu giữa phương Tây và phương Đông.

[3] Lễ hội của những hoạt động Ấn độ, được tổ chức bởi chính phủ Ấn độ là một sự kiện văn hóa chính gồm có nhảy múa, âm nhạc, kịch nghệ, những triển lãm của nghệ thuật nông thôn và cổ điểnđời sống, khoa học và công nghệ, những người trình diễn đường phố, những hội thảo, những phim ảnh và vân vân.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 16699)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?