Tôi Nay Ở Trọ Trần Gian, Trăm Năm Về Chốn Xa Xăm Cuối Trời… Tâm Diệu

12/07/202212:00 SA(Xem: 44378)
Tôi Nay Ở Trọ Trần Gian, Trăm Năm Về Chốn Xa Xăm Cuối Trời… Tâm Diệu
TÔI NAY Ở TRỌ TRẦN GIAN,
TRĂM NĂM VỀ CHỐN XA XĂM CUỐI TRỜI…

Tâm Diệu

lữ hànhCâu thơ trên của Bùi Giáng nhẹ nhàng thanh thoát, như áng mây chiều lãng đãng, tựa như thân phận con người mỗi chúng ta, không biết từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu. Chúng ta, dù đẹp đẽ hay xấu xa, giầu sang hay nghèo hèn, khôn ngoan hay khờ dại cũng chỉ như là một khách lữ hành ở trọ trần gian, mai này rồi ai nấy cũng sẽ phải từ giã quán trọ ra đi một mình. Sự ra đi này không miễn trừ một ai, nó đến với tất cả mọi người, đến lúc tuổi còn thơ, đến lúc tuổi thanh xuân hay đến lúc tuổi già.

Trong cuộc hành trình mờ mịtthăm thẳm của kiếp người, chúng ta đã đến đây một mình một thân, từ đâu đến chúng ta không biết, rồi một thân một mình chúng ta sẽ đi về đâu?

Từ đâu đến và khi chết ta sẽ đi về đâu? Đó là hai câu hỏi lớn, chúng ta nên tìm hiểu như là một sự sửa soạn hành trang trước khi giã từ quán trọ.

Từ đâu đến? Chắc có lẽ sẽ có một số quý vị trả lời rằng: “ta từ cha mẹ sinh ra”, nhưng ai sinh ra cha mẹ, ông bà sinh ra cha mẹ, đúng! Nhưng ai sinh ra ông bà và cứ hỏi tiếp mãi, sẽ không ai có thể tìm hiểu được nguồn gốc của ta từ đâu.

Có hai lập thuyết về nguồn gốc của con người, một là có cái bắt đầu và hai là không có cái bắt đầu. Lập thuyết thứ nhất cho rằng có một nguyên nhân đầu tiên, một đấng toàn năng tạo ra vũ trụ vạn vậtcon người; còn lập thuyết thứ hai phủ nhận nguyên nhân đầu tiên vì kinh nghiệm cho rằng nguyên nhân sẽ trở thành kết quả và kết quả sẽ trở thành nguyên nhân. Hai lập thuyết này có thể biểu diễn bằng hai hình vẽ: lập thuyết cho rằng có một nguyên nhân đầu tiên được biểu diễn bằng đường thẳng, trong khi đó lập thuyết thứ hai được biểu diễn bằng một vòng tròn, trình bày đời sống là không có cái bắt đầu và không có cái kết thúc tức vô thuỷ vô chung.

Có thể nói, đối với lập thuyết đầu tiên thì sự sống và sự chết chỉ xảy ra một lần. Một lần sinh ra và một lần chết đi. Sự sống là do đấng toàn năng tức Thượng đế ban cho, nếu sống theo lời của Thượng đế sẽ được phúc lành khi sống và khi chết sẽ được lên thiên đàng vĩnh viễn. Ngược lại, nếu sống trái với lời dạy của Thượng đế, sẽ bị khổ sở khi sống và khi chết sẽ bị đoạ đầy nơi địa ngục đời đời.

Còn lập thuyết thứ hai cho rằng vũ trụ vạn vậtcon người không phải do một đấng thần linh sáng tạo mà là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên tạo thành và sự sống chết của con người chỉ là hai mắt xích trong một chuỗi vòng tròn sinh tử vô tậncon người, theo Phật giáo, nếu biết và nỗ lực kịch liệt tu hành thì có thể giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi đó. Như thế, con người không phải chỉ sinh ra một lần và chết đi một lần. Cứ sinh ra, sống một đời, rồi chết đi và cứ thế mãi mãi nếu không biết tìm đường vượt thoát. Động lực của sự sống đó là Nghiệp. Nghiệp là từ chữ Phạn “karma” có nghĩa là “hành động”, là một chuỗi những nhân và quả của những hành động có chủ ý qua thân, khẩu và ý của một người. Nghiệp do mình tạo ra, được tàng trữ dưới dạng chủng tử trong a lại gia thức. Chất này là chất liệu chính nuôi dưỡng sinh mệnh từ đời này sang đời nọ. Khi thân mạng mệnh chung thức a lại gia là thức cuối cùng rời khỏi thân xác kết thúc một đời sống, một giai đoạn sinh mệnh của con người. Và chính nó quyết định hướng tái sinh của chính mình trong đời sống kế tiếp. Sống rồi chết. Chết rồi tái sinh ở một cõi sống mới với một thân phận mới.

Con người đi về đâu? Thông thường có hai quan niệm. Quan niệm thứ nhất cho rằng con người sau khi chết là hết. Thân xác của con người chỉ là tổ hợp của bốn nguyên tố: đất, nước, gió và lửa; khi chết đi thì nguyên tố đất trở về và nhập lại với đất, nguyên tố nước trở về với nước, nguyên tố gió trở về với không khí, nguyên tố lửa trở về với lửa và những giác quan thì hoà nhập với không gian. Quan niệm thứ hai cho rằng con người không bị huỷ diệt sau khi chết mặc dầu cơ thể vật lý tan rã, phần tinh anh hay linh hồn của con người đi đến một nơi nào đó và tiếp tục tồn tại, có thể là lên thiên đường vĩnh cửu hay là xuống địa ngục đời đời.

Với Phật giáo, không rơi vào hai quan niệm trên. Sự sống và sự chết được ví như chiếc bóng đèn điện, cái quạt máy hay cái máy thu hình. Bóng đèn cháy sáng, cái quạt máy quay hay cái máy truyền hình hiển thị hình ảnh chỉ là sự sinh khởi bề ngoài của năng lực điện vô hình. Con người cũng thế, cũng chỉ là sự sinh khởi bề ngoài của một năng lực cũng vô hình mà chúng ta hay gọi là nghiệp lực. Bóng đèn có thể bị bể, ánh sáng tắt, quạt máy có thể bị hư không quay, hay máy truyền hình bị cháy bóng không hiển thị được hình ảnh; nhưng dòng điện vẫn còn đó. Con người khi chết đi nhưng nghiệp lực vẫn còn đó và đời sống khác tái phát hiện khi có đủ nhân duyên. Do đó chết không phải là hết và con người có thể đi về bất cứ nơi nào mình muốn. Nếu khôngý muốn đặc biệt và mãnh liệt thì sẽ được chính nghiệp mình tạo tác dẫn dắt về nơi tương xứng. Theo Phật giáo, con người, tuỳ theo nghiệp, có thể tái sinh vào một trong ba cõi sống: Dục giới, Sắc giớiVô Sắc giới. Mỗi cõi gồm nhiều cấp khác nhau. Cõi người ta nằm trong Dục giới.

Theo Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy : “tất-cả thế-gian, sống chết nối nhau, sống thuận theo tập-quán, chết thì đổi sang dòng khác, khi gần mệnh-chung, chưa hết hơi nóng, thiện ác một đời đồng-thời liền hiện ra; cái nghịch của chết, cái thuận của sống, hai tập-khí giao-xen lẫn nhau.
Thuần là tưởng, thì liền bay lên, chắc sinh trên các cõi-trời; nếu trong tâm bay lên, gồm có phúc-đức trí-tuệ cùng với tịnh-nguyện, thì tự-nhiên tâm được khai-ngộ, thấy tất-cả tịnh-độ thập phương chư Phật, theo nguyện mà vãng-sinh.

Tình ít, tưởng nhiều, cất lên không xa, thì làm phi-tiên, đại-lực quỷ-vương, phi-hành dạ-xoa, địa-hành la-sát, đi khắp bốn cõi-trời, không bị ngăn-ngại. Nếu có nguyện tốt, tâm tốt, hộ-trì Phật-pháp, hoặc hộ-trì cấm-giới, theo người trì-giới, hoặc hộ-trì thần-chú, theo người trì-chú, hoặc hộ-trì thiền-định, giữ yên pháp-nhẫn, thì những hạng đó, chính mình được ở dưới pháp-tọa Như-lai.

Tình và tưởng cân nhau, không bay lên, không đọa xuống, thì sinh nơi nhân-gian; tưởng sáng-suốt nên thông-minh, tình u-ám nên ngu-độn.
Tình nhiều, tưởng ít, đi vào các loại hoành-sinh, nặng làm giống có lông, nhẹ làm giống có cánh.

Bảy phần tình, ba phần tưởng, chìm xuống dưới thủy-luân, sinh nơi mé hỏa-luân chịu khí-phần của lửa-hồng, thân làm ngạ-quỷ, thường bị đốt-cháy, vì nước có thể hại mình, nên trải trăm nghìn kiếp, không ăn không uống.

Chín phần tình, một phần tưởng, xuống thấu qua hỏa-luân, và giữa giao-giới phong-luân và hỏa-luân, nhẹ thì sinh vào Hữu-gián, nặng thì mình vào Vô-gián, hai thứ địa-ngục.

Thuần là tình, thì chìm-sâu vào ngục A-tỳ; nếu trong tâm chìm-sâu đó, lại có hủy-báng chánh pháp, phá cấm-giới của Phật, lừa-dối nói pháp để tham-cầu tín-thí, lạm-nhận cung-kính hoặc phạm ngũ-nghịch, thập-trọng thì lại còn sinh vào địa-ngục A-tỳ thập phương….”

Nói về khoảng thời gian dài ngắn sau khi chết để đi tái sinh, hiện nay có hai lập thuyết khác nhau: một là tái sinh tức thời và hai là tái sinh qua giai đoạn chuyển tiếp” thân trung ấm” hay còn gọi là “thân trung hữu” tuỳ theo nghiệp lực của mỗi chúng sinh.

Lập thuyết cho rằng tái sinh xảy ra tức khắc chỉ trong một sát na niệm tưởng, không để trống khoảnh khắc nào trong trạng thái lưng chừng như làn sóng điện lan trong không gian, tức khắc được phát sinh trong máy thu thanh hay thu hình. Sự sinh tử theo lập thuyết này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục.

Còn lập thuyết thứ hai cho rằng có một số trường hợp phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm” lưu lại trong thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thời gian thọ sinh là bảy ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp. Cũng theo lập thuyết này, thời gian bốn mươi chín ngày này rất là quan trọng vì các nghiệp lành và nghiệp dữ dằng co tâm thức, làm mê mê tỉnh tỉnh, phải cảm thọ những điều không yên ổn, không tự tại. Vì vậy có tục lê cúng giỗ cầu siêu bảy tuần liên tiếp.

Dầu tái sinh tức thời hay tái sinh chuyển tiếp, dòng sinh mệnh của con người vẫn tiếp tục trôi chảy đến vô tận bao lâu mà nó còn được nuôi dưỡng bởi dòng nước vô minhtham ái như Đức Phật đã dạy. Tùy theo nghiệp lực thúc đẩy, con người có thể tái sinh vào các cảnh giới trời, người hay vào các loài sinh vật thấp kém hơn. Tuy nhiên, con người vẫn hoàn toàn tự do làm chủ vận mệnh của mình, có thể vượt thoát ra khỏi vòng tròn sinh tử luân hồi bằng cách tu tập đạo giải thoát mà chư Phật và chư Bồ Tát đã kinh qua.

SỬA SOẠN HÀNH TRANG
Như trên đã trình bày, chết là một sự tất nhiên xảy ra cho tất cả mọi người. Vì vậy chúng ta không những không nên sợ chết mà còn nên sửa sọan hành trang cho mình một chuyến đi mới an lạc, thảnh thơi và giúp cho họ hàng bà con thân thuộc biết những điều nên làm để tiễn đưa mình về “chốn xa xăm cuối trời”.

KHI CÒN SỐNG: Có hai văn kiện quan trọng nên làm khi chúng ta còn mạnh khỏe, tâm trí còn sáng suốt. Đó là (1) Di Chúc (Will) và (2) Living Wills. Trước hết nói về Di Chúc. Di chúc là một văn kiện soạn thảo trước, có giá trị pháp lý nếu có người chứng ký và thị thực chữ ký bởi viên chức chưởng khế. Văn kiện này ghi rõ tất cả những gì mình muốn làm khi qua đời, thí dụ phân chia tài sản, tiền bạc cho những ai hay cơ quan từ thiện nào... Nghi thức tang lễ loại nào: điạ táng hay hoả táng, nghi lễ theo Phật giáo hay theo một tôn giáo khác như sở nguyện để con cháu theo đó mà thi hành. Văn kiện thứ hai là Living Wills: Mục đích văn kiện này là tự mình quyết định chấm dứt sự sống mà không cần máy trợ sinh, một khi hai vị bác sĩ y khoa bệnh viện xác nhận tình trạng cơ thể sẽ chết trong một thời gian rất ngắn nếu không có máy trợ sinh (life-sustaining treatment). Living Wills ở California được gọi tên là Bản Tuyên Ngôn Chết Tự Nhiên (California Natuaral Death Act Declaration). Mẫu này được soạn và in sẵn bởi Y Sĩ Đoàn California Medical Association CMA cho phù hợp với bộ luật “California Natural Death Act, California Health and Safety Code Sections 7185-7194.5.[1] Nếu như khi khoẻ mạnh chúng ta còn sáng suốt không làm văn kiện này thì khi đã hữu sự, việc quyết định chấm dứt sinh mạng “withdraw life support” của chúng ta là một việc vô cùng khó khăn và đau đớn cho con cái chúng ta.

GIAI ĐOẠN LÂM CHUNG: Đức Phật dạy rằng: “nếu nghiệp của chập tư tưởng cuối cùng trước khi chết ở vào lộ trình tâm hạ đẳng và bị chi phối bởi các độc tố tham lam, sân hậnsi mê thì cái nghiệp mới tiếp tục sau đó hiển nhiên thuộc chính loại tâm này”. Do đó niệm tưởng cuối cùng trong lúc lâm chung rất là quan trọng và những năng lực trợ duyên rất cần thiết giúp người thân trong giây phút này:

(1) Lúc lâm chung, dù đang ở nhà, viện dưỡng lão hay bệnh viện, thân nhân nên thỉnh một vị Sư hay một vị Cưđức độ để vị này hướng dẫn, nhắc nhở người sắp chết nhất tâm tham thiền niệm Phật, giữ tâm bình thản. Trong lúc này toàn thể gia quyến nên nhất tâm niệm Phật hay tham thiền, nên giữ tâm bình thản, không xúc động, không sầu khóc để trợ lực thần thức người sắp chết.

(2) Khi hơi thở vừa dứt, nếu không có vị Sư hay Cư sĩ đức độ ở kế bên, một người thân nhất trong gia quyến nên đến bên giường người chết và nhắc nhở như sau: “Ông, Bà hay Cụ ông, Cụ bà, hay cha, hay mẹ thế danh là____, pháp danh là ___ hãy mạnh dạn ra đi, đừng luyến tiếc quá khứ, đừng tiếc thương bịn rịn, tất cả thân, tâm và thế giới đều là hư giả, đều như giấc mộng, đều là huyễn hoá, đều như bong bóng, như hạt sương đầu cành, đều như bóng của người, bóng của cây, của vật, không thật như đức Phật đã dạy trong kinh Kim Cang: “Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng huyễn bào ảnh, Như lộ diệc như điển, Ưng tác như thị quán.”

(3) Nếu thân nhân quá cố ở viện dưỡng lão hay ở trong nhà thương, chúng ta nên yêu cầu ban quản lý để lại trong trạng thái yên nghỉ khoảng tám tiếng đồng hồ. Thông thường ban quản lý viện dưỡng lão hay nhà thương hối thúc chúng ta nên chuyển thi thể đi ngay đến nhà quàng vì vấn đề thương mại của họ. Mặc dầu chúng ta đã đóng đủ tiền tháng nhưng họ vẫn muốn mời thi thể đi nhường phòng cho người sống khác nhằm kiếm thêm tiền. Hãy viện dẫn cần có thì giờ sắp xếp nhà quàng, nơi chôn cất và tang sự.

(4) Nếu thân nhân quá vãng từ trần tại tư gia, nên mời vị bác sĩ gia đình đến ký giấy chứng nhậnthông báo cho sở cảnh sát địa phương biết. Nếu thân nhân từ trần tại tiểu bang xa khác cần di chuyển về bằng máy bay thì thi thể phải ướp xác theo luật định. Chúng ta chỉ cần liên lạc với một nhà quàng, họ sẽ lo liệu việc di chuyểnmai táng. Chỉ nhờ một nhà quàng, nhằm tránh việc tính hai lần tiền công ướp xác.

GIAI ĐOẠN LO HẬU SỰ:
Trong lúc tang gia bối rối không có người chủ đạo điều hành, công việc sẽ rất lúng túng và có thể có nhiều sai sót. Khi thân nhân sắp từ trần, việc đầu tiên tang gia nên mời một người hộ tang. Người hộ tang là người thân thích gần gũi, có tuổi tác, kinh nghiệm, tháo vát, có uy tín trong gia đình, họ hàng. Người hộ tang thay mặt tang chủ điều hành mọi công việc, đối nội đối ngoại, như liên lạc với nhà quàng để tổ chức tang lễ, liên lạc với báo chí đăng cáo phó, liên lạc với chùa hay nhà thờ để thỉnh Thầy hay Cha làm chủ tế, sắp xếp chương trình lễ tang…v..v…

Tưởng cũng cần nói thêm về Nhà Quàng (Funeral Home). Thông thường hiện nay tại Hoa Kỳ có ba loại dịch vụ mai táng:

Hỏa Táng Ngay (Direct Cremation): di chuyển tử thi đến lò hỏa táng, hỏa táng và trả lại tro cốt cho thân nhân người quá vãng sau 24 giờ. Dịch vụ này bao gồm việc khám nghiệm, tẩm liệm sơ sài và cấp giấy chứng tử. Quan tài bằng carton hay bằng ván ép. Chi phí thấp nhất trong các dịch vụ mai táng.

Địa Táng Ngay Trong vòng 48 giờ (Intermediate Burial): di chuyển thi hài đến nhà quàng hay về nhà nếu muốn, sau đó đem ra nghĩa trang chôn cất. Quan tài không được mở nắp để thăm viếng vì không qua thủ tục ướp xác bằng chất hóa học. Dịch vụ bao gồm khám nghiệm, tẩm liệm sơ sài và cấp giấy chứng tử. Chí phí vừa phải.

Mai Táng Thông Thường (Standard Funeral): dịch vụ bao gồm di chuyển tử thi về nhà hay đến nhà quàng, khám nghiệm, ướp xác bằng chất hoá học, trang điểm, mặc áo quần, open casket để thân nhân thăm viếng, chuyển đến lò thiêu hỏa táng hay ra nghĩa trang chôn cất, trả lại tro cốt nếu thiêu và cấp giấy chứng tử. Chi phí tuỳ thuộc loại áo quan, lô đất hay lọ chứa tro cốt và thời gian thăm viếng. Áo quan càng tốt, lọ chứa tro cốt càng đẹp và thời gian thăm viếng nhiều ngày thì chi phí càng cao; có thể lên đến hàng chục ngàn Mỹ kim. Nên kê khai chi tiết trên hoá đơn hay hợp đồng khi thủa thuận với ban quản lý nhà quàng. Trong việc mai táng, giá cả áo quan thường chiếm phân nửa tổng chi phí. Giá áo quan giao động từ hàng trăm cho đến nhiều chục ngàn Mỹ kim. Gía đắt nhất là bằng gỗ mahogany, thứ nhì bằng loại gỗ oak, thứ ba là walnut và rẻ nhất là gỗ pine hay ván ép. Họ cũng cho thuê quan tài, giá rẻ hơn và thực tế hơn vì khi thiêu hay chôn xuống đất cũng tan rã thành đất thành tro mà thôi. Việc giữ xác cho được lâu để thân nhân thăm viếng gọi là Embalming. Theo luật định, tử thi phải được ướp xác bằng chất hoá học nếu không thiêu hay chôn cất sau 48 giờ. Cũng không bắt buộc phải ướp xác nếu quan tài đậy kín (closed casket). Thủ tục ướp xác bao gồm việc làm sạch sẽ tử thi, dùng máy lấy lục phủ ngũ tạng ra ngoài vất đi và sau đó dùng máy trích với áp xuất cao để bôm thuốc formal vào cơ thể.

Tưởng cũng nên nói thêm về hỏa táng. Hiện nay người dân Hoa Kỳ càng ngày ưa chuộng phương cách này vì nhiều thuận lợi như sạch sẽ, chi phí ít tốn kém. Thân nhân người quá vãng không bận tâm phải thăm viếng như chôn cất ở nghĩa trang do cuộc sống bận rộn. Tro cốt được gửi ở chùa hay cơ sở tôn giáo để tạo thêm duyên cho thân nhân người quá vãng có dịp đến thăm viếng chùa. Thật ra việc lưu trữ tro cốt chỉ là hình thức biểu lộ sự kính trọng đối với người đã khuất, nó chỉ là một chút tro tàn, phần tinh anh đã đi đầu thai ở một nơi nào đó trong vũ trụ này rồi. Gía cả hộp đựng tro cốt giao động từ 100 đến nhiều ngàn Mỹ kim. Nên chọn loại vừa phải, không nên lãng phí thêm.

Về việc chôn cất, mộ phần cũng có nhiều giá tùy theo nghĩa trang. Chi phí đào huyệt và lấp huyệt cũng nhiều giá. Nếu chôn cất vào cuối tuần hay ngày lễ cũng như sau giờ làm việc thường đắt hơn, có nơi tăng gấp đôi. Ngoài ra, nhiều nghĩa trang còn đòi hỏi phải trả thêm chi phí làm grave liner bằng ciment (quan tài được đặt trong grave line), nhằm tránh việc bị lún đất gây khó khăn cho việc bảo trì bề mặt cỏ.

Ngoài các cách an táng nêu trên, có người lựa chọn hiến tặng thân xác mình cho các trường đại học y khoa hay hiến tặng các bộ phận cơ thể cho những người cần đang chờ.

NHỮNG ĐIỀU NÊN NHỚ
Trong giai đoạn người thân lâm chung và trong thời gian tang sự, thân nhân người chết nên bình tĩnh, luôn luôn nhận thức cuộc đờivô thường, có sinh tất có tử để người chết bình thản ra đi không bịn rịn luyến tiếc.

Thân nhân người quá vãng không nên sầu khổ thương tiếc, dù chỉ một chút xúc động nhỏ trong tâm hay trong ánh mắt. Đây là một điều vô cùng hệ trọng, sự khóc than thương tiếc chỉ làm cho thần thức người chết thêm đau khổ phiền não, đôi khi có thể tạo cho thần thức người chết khởi niệm tham luyến hay sân hận và do đó khó đi đầu thai mà phải trải qua giai đoạn thân trung ấm như nói ở trên.

Trong trường hợp không kềm chế được cơn xúc động, tốt nhất nên ra khỏi phòng người chết. Chúng ta cần nhận thức khóc lóc tiếc thương không phải là lối biểu tỏ lòng hiếu thảo hay tình thương với người quá cố. Nó không có ích lợi gì mà chỉ gây nên những điều không tốt cho thần thức người chết.

Trong suốt thời gian tang sự, cố gắng không gây tiếng động, không làm ồn ào, không tranh cãi, không chỉ trích người khác, không lời ra tiếng vào vì đây là cơ hội khiến cho thần thức người chết động tâm.

Tang quyến nên bỏ tập quán mê tín đốt giấy tiền vàng bạc và thuê mướn người khóc (ở Việt Nam).

Mục đích của tang quyến là làm thế nào để thần thức người chết sớm được siêu thăng, không nên chú trọng hình thức. Trong thời gian bốn mươi chin ngày, toàn thể tang quyến nên ăn chay, tránh sát sinh, chí tâm tụng kinh niệm Phật hay tham thiền. Thức cúng nên là hương hoa trái cây và thức ăn nên là chay tịnh, không nên cúng thức ăn mặn vì phạm tội sát sinh, gây thêm nghiệp sát cho người quá vãng. Chúng ta nên dành nhiều thời giờ tham thiền niệm Phật cầu nguyện cho hương linh sớm được giải thoát vãng sinh tịnh độ. Tang lễ nên tổ chức đơn giản nhưng trang nghiêm, không nên phô trương tưng bừng. Nên thỉnh mời quý tăng ni hộ niệm và hướng dẫn theo nghi thức tôn giáo. Nên làm những việc thiện như bố thí người nghèo khổ, cúng dưòng chư tăng ni, ấn tống kinh sách để Phật pháp trường tồn.

Cước chú [1] Đối với dân California, quý vị có thể liên hệ với Y Sĩ Đoàn California CMA để mua một form cùng với lời chỉ dẫn giá 2 Mỹ kim mà không cần phải đến văn phòng luật sư hay văn phòng dịch vụ cho tốn kém: Nơi liên hệ là CMA Publications, PO. Box 7690, San Francisco, CA 94120-7690 Tele: 800 882 1 CMA, Fax 415 882 3349 hay Website; http://www.cmanet.org Ở các tiểu bang khác xin liên hệ với Y sĩ Đoàn Tiểu bang hay Bộ Y Tế Tiểu Bang.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 3016)
19/10/2016(Xem: 11926)
08/08/2010(Xem: 109879)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.