Lời Cảm Ơn / Lời Phủ Nhận

17/05/201212:00 SA(Xem: 4017)
Lời Cảm Ơn / Lời Phủ Nhận

J. KRISHNAMURTI
GHI CHÉP tại NHÀ BẾP
1001 Bữa trưa cùng J. Krishnamurti
THE KITCHEN CHRONICLES
1001 Lunches with J. Krishnamurti
 Tác giả: Michael Krohnen
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 4-2011–

LỜI CẢM ƠN

 

 M

ặc dù viết quyển sách này là một hoạt động riêng tư, liên quan đến tác giả và những suy nghĩ của tác giả cùng những trang giấy trắng hay màn hình trống, tuy nhiên nó cần đến sự hợp tác của nhiều người trước, trong suốt và sau khi xuất bản. Khi quyển sách này được thực hiện, tôi rất biết ơn nhiều bạn bè vì sự khuyến khích và sự giúp đỡ tử tế của họ qua nhiều năm tháng. Và tôi hy vọng rằng tôi có lẽ được tha thứ nếu tôi chỉ đề cập danh tánh một ít người.

 Đầu tiên tôi phải cám ơn người mẹ của tôi, mà sự ủng hộ kiên địnhvô giá. Bất hạnh thay, mẹ đã không còn sống để thấy kết quả của quyển sách này nhưng qua đời lúc 89 tuổi vào tháng bảy năm 1995.

 Đặc biệt những lời cảm ơn chân thành đến Mary Zimbalist, người đã lắng nghe kiên nhẫncẩn thận những bài tôi đọc từ những bản nháp thứ nhất và thứ hai. Bà không chỉ khuyến khích tôi nhưng còn giúp đỡ rất nhiều trong việc sửa chữa những sự kiện đúng đắn và văn phong gọn gàng.

 Cũng phải cám ơn vô cùng đến Katherine Han vì là người bạn rộng lượng và hiếu khách và vì cùng chia sẻ ý thức về sự quan trọng của quyển sách.

 Thật khó khăn để diễn tả thành từ ngữ sự trợ giúp và sự rộng lượng mà tôi đã nhận được từ Friedrich Grohe. Sẽ rất khó khăn cho tôi để kết thúc quyển sách này nếu không có tình bằng hữu chung thủy và sự cảm hứng của ông, cũng như sự khuyến khích lâu dài của ông.

 Tôi cũng muốn cám ơn David Moody và vợ của ông, Vivienne về sự thân thiện của họ. Bởi vì ông là người biên tậpđộc giả đầu tiên của tôi, cống hiến những lời khuyên vô giáchân thật về tất cả những khía cạnh của quyển sách khi đang thực hiện, tôi không thể nghĩ rằng quyển sách này có thể hoàn tất nếu không có những nhận xét sâu sắc của ông.

 Cũng vậy, tôi biết ơn Ray McCoy rất nhiều, người đã cẩn thận chỉ ra vô số lỗi lầm và đưa ra những đề nghị hoàn hảo trong những thay đổi về cấu trúc của quyển sách. Tôi trân trọng sâu sắc tình bằng hữu của ông, việc đó còn quý báu hơn mọi thứ.

 Sự biết ơn của tôi cũng gửi đến Tom Heggestad vì sự sẵn lòng hy sinh để giúp đỡ tại những khoảnh khắc bị cản trở về điện và vì sự kiên nhẫn vô hạn của ông với một người bạn dốt nát về máy tính.

 Ngoài ra, tôi muốn bày tỏ sự cám ơn của tôi đến Alan và Helen Hooker cho mười hay nhiều năm hơn nữa của sự đồng hợp tác và tình bằng hữu thuộc loại hiếm hoi nhất, mà là phần quan trọng nhất của sự nỗ lực để viết lại quá nhiều bữa ăn trưa.

 Những lời cám ơn đặc biệt đến Mark, Asha, và Nandini, không chỉ cho sự giúp đỡ của họ tại một khoảnh khắc quan trọng nhưng còn cả cho một liên hệ vĩnh cửu của tình yêu và hiểu rõ.

 Cũng thật lạ thường khi có một người biên tập không những giỏi giang và hiểu rõ nhưng cũng cảm thấy: sự trân trọng sâu thẳm của tôi đến Stephen và Wendy Smith.

 Tôi cũng không quên đề cập sự trân trọng biết ơn của tôi vì sự trợ giúp và tình bằng hữu của Nikos và Stefania Pilavios, Juan và Maria-Angels Colell, Byron và Alida Allison, Ivan Berkovics, Doug Evans, Sara Cloud, Francis McCam, và Ben Kelly.

 Và đến Rita Zampese tôi muốn nói những lời cảm ơn về những bức ảnh tuyệt vời và về sự rộng lượng khi cho phép chúng tôi sử dụng chúng trong quyển sách này.

 Cuối cùng nhưng cũng quan trọng không kém, tình yêu và biết ơn của tôi đến Fernandes.

 

 -Michael Krohnen

 Ojai, California, tháng 4 năm 1996

 

 

LỜI PHỦ NHẬN

 

T

rong hầu hết mọi phần, những đối thoại mà tôi trình bày trong những trang dưới đây không là những thuật lại đúng nguyên văn của Krishnamurti, mặc dù chúng cố gắng diễn tả chính xác sự suy nghĩ của ông. Chúng là những cấu trúc lại theo dạng nói chuyện được đặt nền tảng trên những ghi chú và những hồi tưởng của tôi tại những thời điểm được diễn tả – ngoại trừ những trích dẫn ngắn từ những nói chuyện của ông.

 Tương tự, tôi đã sử dụng sự phóng túng về niêm luật nào đó để tái tạo tâm trạng và ý thức của đang ở trong sự hiện diện của một người thầy và một người suy nghĩ cách mạng vĩ đại. Tôi viết những câu chuyện kể lại dưới đây bởi vì tôi đã thấy cái gì đó của vẻ đẹp lạ thường và quý báu đến độ tôi thực sự mong muốn chia sẻ cùng những người khác. Tôi cũng cảm thấy rằng rất quan trọng phải cung cấp bằng chứng cho một sống – một sống đó của J. Krishnamurti – mà đã thuộc một ý nghĩa sống còn trong cốt lõilịch sử của ý thức con người. Ngoài ra, vào nhiều dịp cả bạn bè lẫn những người xa lạ đã liên tục hỏi tôi, sống và làm việc cùng người nào đó như Krishnamurti như thế nào. Lúc này, ít ra, tôi cũng có thể cung cấp cho họ một trả lời cho những câu hỏi của họ mà tôi hy vọng sẽ bao hàm tổng thể.

 Cuối cùng, cũng do bởi lợi lộc riêng của tôi nên tôi đã sưu tầm những ghi nhớ và những hồi tưởng riêng của tôi và sắp xếp chúng trong cách nào đó giống như sự trật tự theo thứ tự thời gian. Nó đã giúp đỡ tôi có được một nhận biết rõ ràng hơn của một thời kỳ quan trọng nhất trong sống của tôi, hành động giải thoát đó mà đã liên tục gây ảnh hưởng sâu thẳm đang sống ngày-sang-ngày của tôi.

 Và, mặc dù tại đáy lòng, đây là một quyển sách thuật lại rất chủ quan về những ấn tượng của tôi và sự tác động hổ tương cùng, J. Krishnamurti, thứ tự thời gian được tuân thủ và những sự kiện được diễn tả hoàn toàn trung thực và theo đúng sự kiện.

 -Michael Krohnen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 16654)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.