10- Khúc Quanh Lịch Sử Nguiễn Ngu Í

20/12/201212:00 SA(Xem: 5470)
10- Khúc Quanh Lịch Sử Nguiễn Ngu Í

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP HAI (2/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT TẬP HAI TẬP BA

Chương Bốn
BÁNH XE LỊCH SỬ
Thiên thời Địa lợi Nhân hòa

KHÚC QUANH LỊCH SỬ
(Trích từ Tạp-chí Bách-Khoa, số 165, ngày 15 tháng 11 năm 1963 – Sài Gòn)
Nguyễn-Ngu-Í ghi và thuật

Biến cố lịch sử do Quân-đội lãnh đạo và được toàn dân hưởng ứng bắt đầu từ 13 giờ ngày thứ sáu 1-11-63 và kết thúc thành công hồi 6 giờ 45 phút ngày thứ bảy 2–11–63.

Một trang sử đã lật qua.

Chúng tôi xin ghi lại những dòng đầu của trang sử mới.

Nỗi hân hoan và niềm công phẫn của người dân.

Tin lực lượng bảo vệ gia đình họ Ngô tại dinh Gia-Long đầu hàng không điều kiện vừa loan ra, là muôn người như một thở dài, nhẹ nhõm: cơn ác mộng kéo dài dằng dặc suốt chín năm qua nay đã tiêu tan cùng loạt súng cuối cùng.

Người ta nhìn nhau, mỉm cười.

Người ta siết chặt tay nhau, mừng rỡ.

Người ta hối hả đến dinh Gia-Long để thấy tận mắt chiến tích của cuộc Cách mạng thành công, và sự sụp đổ rõ ràng của một chế độ dựng xây bằng gian dối, bít bưng, tàn bạo.

Niềm hân hoan, cởi mở, thỏai mái hiện trong ánh mắt, trên nét mặt mọi người.

Và dầu Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã có lời yêu cầu đồng bào đừng biểu tình, nhiều đoàn người vẫn tự động giương cờ, giương biểu ngữ đi qua các đường lớn ở Đô-thành để hoan hô Quân-đội Cách-mạng và đả đảo chế độ độc tài vùa cáo chung.

Nhiệt tình của những đoàn người này lên cao đến đổi sau đó họ phá, đốt bót cảnh sát Lê-Văn-Ken ở gần chợ Bến-Thành, rồi kéo tới phá, đốt các báo Sàigòn Mới, Tiếng Chuông, Lẽ Sống, Tiếng Dội, Buổi Sáng, Sàigòn Mai, Ngôn Luận, Dân Mới, Dân Việt, The Times of Việt-Nam, Phụ nữ Diễn đàn, Phụ nữ Ngày mai.

Ba tờ nhật báo đầu bị thiệt hại nặng hơn cả.

Nhà phát hành sách báo Thống-Nhất, Việt tấn xã, trụ sở hội Phụ nữ Liên đới, hai nhà sách Khai-Trí, Xuân Thu (Portail cũ), một số nhà công, tư và cơ sở kinh doanh của tư nhân cũng chịu chung một số phận.

Còn sinh viên và học sinh thì đến đập phá trụ sở của Quốc gội, rồi thẳng xuống công trường Mê-Linh kéo sập tượng hai bà Trưng, mà đồng bào cho rằng đó chỉ là tượng hai chị em bà Ngô-Đình-Nhu.

Mối tình quân dân...

Tiếng súng diệt trừ chế độ thất nhân tâm vừa dứt, thì lớp người quân nhân cách mạng ấy phải chịu ngay sự “tấn công” chớp nhoángồ ạt của người dân sung sướngbiết ơn.

Có những em thiếu sinh bá cổ quân nhân này. Có những em nữ sinh biếu hoa họng súng nọ. Có những học sinh, sinh viên ào lên các chiến xa, hết hỏi lăng xăng lít xít, lại đòi cho bắn thử một loạt lên trời “xem thử nó ra sao”, và được toại nguyện.

Đây, có anh chủ tiệm cà phê khui ngay một hộp sữa dấu kín cả tuần nay, tự tay pha li cà phê sữa, đem ra mời người quân nhân cách mạng, thức suốt đêm đứng giữ trật tự bên đường.

Đó, có chị đãi một toán lính vừa chiến đấu xong hết cả gánh cháo lòng định đem bán dạo. Ở chợ mút đô thành, có những bà bỏ cả bán buôn để mua quà, bánh và đi tới tận dinh Gia-Long len qua lớp biển người để trao tận tay những người chiến sĩ.

Trên vĩa hè một khúc đường Tự Do, có ông già đầu bạc, khăn đóng áo dài, vỗ vai người quân nhân đứng gác trước cửa thư quán nọ, nhìn anh, cười cười mà không nói, chỉ gật đầu, và con người cầm súng kia khe khẻ cúi đầu, mỉm cười đáp lại.

Quân và dân, cá với nước, không bao giờ người dân và người quân cảm thấy đúng như lúc này. Một niềm thông cảm hồn nhiên khiến người ta cần lại gần nhau, như sông tìm đến biển, như biển đợi chờ sông. Người ta cảm thấy mình cùng chung một số phận và do đó càng thấy khắng khít với nhau hơn.

Cũng là quân nhân, mà sao trong thời giới nghiêm 20-8 sau vụ đàn áp Phật giáo thì không ai dám tới gần, mà trong thời giới nghiêm sau này, khi lật đổ chế độ trái lòng người, thì lại hiền lành dễ mến như vậy.

Phải chăng khi người quân nhân hành động đúng với nguyện vọng thiết tha và chính đáng của toàn dân, thì người quân ấy với người dân này là một, và quân đội ấy quả thực là quân đội của nhân dân.

Người dân Việt đã mấy phen bị lợi dụng, bị gạt lừa, bị chà đạp... nay bỗng thấy lóe một niềm phấn khởi và tin tưởng qua lời Tuyên cáo của Hội Đồng Quân nhân Cách Mạng.

Lập trường và chủ trương của quân đội...

LẬP TRƯỜNG CỦA QUÂN ĐỘI.

- Quân đội tranh đấuquyền lợi tối cao của đất nước, không chủ trương vụ lợi, tham quyền cố vị.

- Quân đội không chủ trương thiết lập một chế độ độc tài, vì ý thức rằng, khí giới sắc bén nhất để chiến thắng Cộng sản là: Dân chủ, Tự do.

- Quân đội không chủ trương một nền dân chủ phóng túng trong lúc toàn lực Quốc gia đang phải đương đầu với một cuộc chiến tranh mất còn với Cộng sản, mà cần áp dụng một hình thức dân chủ trong tinh thần kỉ luật của một Quốc gia trong thời chiến.

- Cuộc tranh đấu của Quân đội chỉ nhằm phục vụ xứ sở, lấy hành động làm phương châm, không nêu ra những lý thuyết viển vông, những lời hứa hẹn bịp bợm.

QUÂN ĐỘI CHỦ TRƯƠNG.

a) - Đối ngoại:

- Quân đội giữ một lập trường duy nhất: chống Cộng.

- Đứng trong hàng ngũ Thế giới Tự do.

- Thiết lập ngoại giao với các nước lân bang và củng cố tình giao hảo với các nước bạn.

- Quân đội quyết định tôn trọng những hiệp định hòa ước đã kí kết và tôn trọng tài sản, tánh mạng của ngoại kiều cư ngụ tại Việt-Nam.

b) - Đối nội:

- Quân đội chủ trương đoàn kết toàn dân.

- Các đảng phái chính trị không Cộng sản sẽ được hoạt động trong khuôn khổ của nền an ninh Quốc phòng.

- Quân đội chủ trương trao quyền lại cho một Chánh phủ dân cử, khi tình thế cho phép.

- Để sửa soạn cho một định chế dân chủ tương lai, Quân đội sẽ mời các nhân sĩ, các đại diện tầng lớp xã hội thiết thực tham gia cộng tác.

- Trên phương diện kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, thanh niên v.v... tập trung tất cả hoạt động để đáp ứng nhu cầu cấp bách của hiện tình Quốc gia.

- Quân đội chủ trương tự do tín ngưỡng; tôn giáo được tuyệt đối bình đẳng.

- Các phần tử Quốc gia không phải Cộng sản, đang bị tù đày sẽ được đặc biệt cứu xét để trả lại tự do và giúp họ có cơ hội tham gia vào việc xây dựng một xã hội mới.

- Quân đội thúc đẩy việc ban hành chế độ tự do báo chí, để giới này tự ý thức được nhiệm vụ hướng dẫn dư luận trong công cuộc chống Cộng; mọi phê bình xây dựng sẽ được tán thưởng.

- Quân đội tiếp tục những công trình lợi ích mà toàn dân đã xây dựng và đóng góp từ trước tới nay. 

... với nỗi lòng của người cầm bút...

Thép kiếm xưa làm thép bút nay,

Hai thép bên nào hơn đắm say? (1)

Thép kiếm của con nhà võ đã vung lên, và đã ghi một điểm son trong lịch sử.

Thép bút của con nhà văn đã chấm vào bình mực nào, đã viết được những gì?

Giới cầm bút – ngay sau khi cuộc cách mạng do Quân đội lãnh đạo để lật đổ một chế độ độc tài vừa thành công – bắt đầu có đôi phản ứng.

Nhật báo Ngôn Luận trong số chào mừng Cách mạng thành công ra ngày 4–11–63, có đăng bài hiệu triệu của ba nhà văn kiêm nhà báo: Chu Tử, Hiếu Chân, Từ Chung. (Chu Tử vốn từng cộng tác mật thiết với nhật báo Dân Việt, cũng như Hiếu Chân với nhật báo Tự Do và Từ Chung với nhật báo Ngôn Luận).

Hiệu triệu các nhà văn nhà báo

Mang danh là những người cầm bút chiến đấu cho Tự do, Dân chủgiải phóng con người, vậy mà trong thời gian vừa qua, vì cơm áo, vì khiếp nhược đến hèn, chúng ta đã nhắm mắt ăn dơ, đánh đĩ tâm hồn, phản bội sự Thật, phản bội Dân tộc, cam tâm làm gia nô cho bè lũ họ Ngô. Dù chúng ta có viện bất cứ lẽ gì để bào chữa, chúng ta không thể chối cãi tội lỗi của chúng ta đối với đồng bào, với lịch sử.

Quân đội đã đứng lên, làm nhiệm vụ mình. Cơ hội duy nhất để chúng ta thoát khỏi cảnh huống bồi bút, “phi cầm, phi thú”, cơ hộiduy nhất để chúng ta trở lại làm người, đã tới... Nếu sự tự thiêu của bảy tu sĩ – một hi sinh bi hùng nhất trong lịch sử tôn giáonhân loại – chưa làm chúng ta giác ngộ, thì quả chúng ta đã hết là người, không còn xứng đáng gặp gỡ vận hội chúng ta nữa.

Cuộc cách mạng chỉ mới bắt đầu. Xương máu của quân đội, của đồng bào không thể bị bọn đầu cơ chính trị lợi dụng một lần nữa.

Hơn lúc nào hết, chúng ta phải “gạn đục khơi trong”, đem hết tâm hồn, năng lực ra phụng sự chính nghĩa.

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các bạn nghệ sĩ, bằng máu, nước mắt, mồ hôi, đem ngòi bút viết lại thiên lịch sử của dân tộc, mà trong chín năm qua, bè lũ họ Ngô đã làm hoen ố.

Đại diện các nhà văn, nhà báo chiến đấu cho Tự do, Dân chủ.

CHU TỬ, HIẾU CHÂN, TỪ CHUNG.

Và tờ nhật báo lâu năm nhất, do một nhà kí giả vào hạng kì cựu nhất, tờ Sài-Gòn Mới, trong số 1, bộ mới, ra ngày 4–11–63, cũng nói vì sao báo chí đã phải chịu “trăm điều tủi nhục”:

“Riêng ngành báo chí của chúng tôi luôn luôn bị áp bức khủng bố. Hằng ngày phải chịu trăm điều tủi nhục, bắt buộc phải viết những hàng chữ ngược lại với lòng mình, để hoan hô những cái điêu ngoa, giả dối, tàn ác, bất nhơn của gia đình họ Ngô.

Nỗi đau đớn của toàn dân và sự cực nhục của báo chí chúng tôi đã oằn oại từ chín năm nay, đến giờ này mới được Quân đội anh dũng ra tay rữa sạch”.

Thái độ của báo chí trong “chín năm trường ấy” đã được một sinh viên xét đến trên mặt nhật báo Đồng Nai, ngày 6–11–63 trong bài “Lương tâm con nhà cầm bút”. Chúng tôi xin trích đoạn quan trọng nhất:

“Nhiệm vụ của báo chí là hướng dẫn dư luận quần chúng, vậy nếu khôngtự do ngôn luận để nói lên sự thật hầu giác ngộ chánh quyền và quần chúng, thì người cầm bút có lương tâm cũng đừng bao giờ nói trái sự thật, thà im lặng còn hơn. “Những lời nói bay mất, chữ viết thì còn”, những gì các báo ấy đã viết liệu ngày nay có thể bôi xóa được chăng?

Nếu các chính trị gia chân chính thận trọng trong lời hứa thì các nhà báo có lương tâm càng phải thận trọng hơn trong khi viết để cho hàng vạn người đọc. Nếu gia đình họ Ngô và bè lũ tay sai đắc tội với quốc gia, dân tộc, thì thái độ xu thời, nịnh bợ của một số nhà báo cũng sẽ bị quốc dân và lịch sử phê phán nghiêm khắc.

 

... và con đường của hai tôn giáo

Hai mươi bốn giờ sau sự sụp đổ của chế độ cũ, chùa Xá-Lợi đông nghẹt người, đoạn đường trước và hai bên hông chùa, chen chân không lọt.

Cơn dông tố đã tan. Niềm hân hoan ngày vui lớn vừa lắng xuống. Và giữa không khí trầm hương bát ngát, một Thượng Tọa mới được giải thoát khỏi cảnh tra tấn giam cầm, Đại đức Thích-Giác-Đức, đã nói với hàng ngàn Phật tử, đại ý như sau:

Trong cuộc tranh đấu gian khổ vừa qua để dành tự do tín ngưỡng, anh em Phật giáo đã được anh em Thiên Chúa giáo tán thành và tận tình giúp đỡ. Đã có hàng trăm sinh viên, học sinh Thiên Chúa giáo chịu mưa, chịu nắng, đồng lòng tuyệt thực cạnh sinh viên học sinh Phật tử, trong cuộc mít-tinh ngày 18–8 chống kì thị tôn giáo.

Đã có rất nhiều vị linh mục ủng hộ cuộc tranh đấu một cách gián tiếp hay trực tiếp và trong thời gian khủng bố tăng ni của chánh quyền cũ, có những vị đã hết lòng che chở và giúp đở cho các thày và các Phật tử ẩn náu trong nhà thờ để thoát khỏi nanh vuốt của công an mật vụ. Sự kiện trên nhắc ta nhớ lại thời kì “sát tả bình Tây” dưới triều Tự-Đức, các linh mụcgiáo dân đã từng ẩn náu trong các chùa, điển hình nhất là chùa Bà-Đá ở Hà-Nội. Người ta cũng chưa quên được những hình ảnh cảm động giữa nhà chùa và nhà thờ: đã chia nhau từng bó rau muống trong thời tranh đấu chống độc tài Cộng sản. Thế là Phật giáo và Ki-Tô giáo lại đoàn kết chặt chẽ để bảo vệ cho tự do tín ngưỡng như thời kì tranh đấu vừa qua.

 

--oOo--

 

Con đường đưa đến Bác ái, con đường dẫn đến Từ bi lại gặp nhau một cách cảm động và thiêng liêng trên mảnh đất Việt từng chứng kiến hơn một cảnh đau lòng.

 

NGUIỄN-HỮU-NGƯ

(thuật và ghi) 

______________________

(1) Hờn nam nhi của Phan-Khắc-Khoan (1943). 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47031)
31/05/2012(Xem: 10748)
16/10/2014(Xem: 25774)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.