Bản Chất Phật Giáo - Thích Đức Hoàng

29/12/201212:00 SA(Xem: 12091)
Bản Chất Phật Giáo - Thích Đức Hoàng


Bản Chất Phật Giáo
Thích Đức Hoàng

 

Bản chất của Đạo Phật là Thiện, là chơn chánh, là chân lý sống đẹp, là đạo đức, là thánh thiện. Lời dạy của Đức Phậttoàn thiện ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối.

Phật giáo được tổ tiên ông cha ta từ ngàn xưa đã chọn đạo Phật để tôn thờ, để tu tập và định hướng cho con cháu đời sau hộ trì tuân giữ. Đạo Phật đã trở thành nguồn mạch văn hóa tâm linh của dân tộc. Đạo Phật đã cống hiến cho dân tộc Việt Nam bởi con đường đạo đức hướng thượng cao đẹp. Phật giáo đã giới thiệu cho nhân loại con đường hạnh phúc đó là Giới thanh tịnh, định thanh tịnh, Tuệ thanh tịnh, Giải thoát thanh tịnh. Chính đạo Phật nuôi dưỡng đào tạo con người Việt Nam thành dân tộc anh hùng, tạo ra xã hội văn minh hiện tại và tương lai.

Bản chất của Đạo Phật là Thiện, là chơn chánh, là chân lý sống đẹp, là đạo đức, là thánh thiện. Lời dạy của Đức Phậttoàn thiện ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Đạo Phật ra đời nhằm mục đích giúp con người sống an vui hạnh phúc. Về tự thân, giải phóng con người thoát khỏi những hệ lụy tham - sân - si, cố chấp làm cho con người tự thoát khổ. Rộng hơn, Đạo Phật giúp số đông và nhân loại hòa bình an vui, cùng sống chung và tôn trọng lẫn nhau.

Cốt lõi của Đạo Phậttrí tuệ. Nền tảng của Phật giáo là lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy trí tuệ làm căn bản làm lẻ sống. Trí tuệ này thể hiện từ lúc Đạo Phật được dân tộc Việt đón nhận và định hướng cho con cháu đời sau sống hài hòa và chấp nhận các phong tục tập quán của người Việt cổ. Đó là văn hóa thờ cúng ông bà, hiếu thảo cha mẹ, hòa thuận anh em, bà con hàng xóm, nhất cận lân - nhì cận thân; bà con xa không bằng láng giềng gần. Sống yêu quê hương yêu đất nước, bảo vệ đất nước. Trong giáo lý tứ ân đã đề cao cuộc sống hiếu đạo ấy.

Đạo lý nhân quả cũng là một nền tảng căn bản đạo đức của giáo lý Phật giáo. Ý thức sống hòa hợp với dân tộc Việt Nam ăn hiền ở lành, gieo nhân tốt hưởng quả tốt, gieo gió gặp bão, gần mực thì đen - gần đèn thì sáng.

Tính thực tiễn của giáo dục Phật giáo về bản chất tự thân con người, Đức Phật dạy rõ trong Bát Chánh Đạo, đưa con người đến địa vị bậc thánh.

Bậc thánh thứ nhất người này phải có chánh kiếnchánh tư duy, thấy đúng và tư duy đúng. Thấy gì là đúng! Thấy được và sống với bản chất của cuộc đờivô thường, là khổ, là vô ngãtư duy theo quy luật vô thường - khổ - vô ngã. Với điều này, một đệ tử thực hành sẽ cảm nhận kinh nghiệm của Đức Phật và các thánh đệ tử, chỉ có hành giả thấy và biết được có một con đường an vui hạnh phúc thật sự ở trong tâm mỗi người. Muốn tìm hạnh phúc thật sự, không phải tìm ở bên ngoài, của cải vật chất, tiền tài, nguồn lợi ruộng vườn thật sự không thỏa mãn hạnh phúc tối hậu sâu kín của con người thế gian. Hạnh phúc của bậc Tu-đà-hoàn là tâm trí khai mở, các tiềm năng bên trong được đánh thức, thấy biết mình và người đều có khả năng thành Phật. Tin tưởng Đức Phật và mình cũng có tánh Phật. Niềm tin này trở thành Đức tinTrí tuệ hiện hữu, phiền não, tham và sân nhẹ, mỏng nhạt bớt dần. Người này nhìn cuộc đời không mang tính chấp thân, biên kiến, kiến thủ, ái thủ, tà kiến, tật đố, ganh ghét, cũng giảm đi.

Trí huệ khai mở tiếp tục làm rơi rụng và hết tham sân si, hành giả sẽ tiến đến đắc quả thứ hai là Tư-đà-hàm, quả thứ ba là A-na-hàm và quả thứ tư là A-la-hán. Người đã đứng được vào dòng thánh có năng lực rất lớn, có khả năng làm chủ thân và tâm, nhận biết các việc làm có ích, chấp nhận những gì đã diễn ra. Có khả năng hóa giải những chuyện khó khăn, có năng lực chuyển nghiệp cho mình và người khác.

Tinh hoa của giáo dục Phật giáođời sống thiền. Thực tập thiền quánnếp sống căn bản của người xuất giatại gia. Thiền giúp ta sống với tự nhiên, thiền giúp con người chữa lành các bệnh của thân và tâm, thiền giúp con người sống dẻo dai, trẻ trung và sống thọ. Thiền giúp cho con ngườitrí tuệ minh mẫn. Thiền giúp cho Phật pháp được duy trìthế gian. Thiền giúp cho người ta chứng đắc quả thánh. Đệ tử Phật nói lời thiền vị dễ nghe, dễ mến, dễ thương, làm con người gần nhau, thân thiện, tự tại, vững vàng, tự tin không lo lắng, bình an. Làm việc gì cũng có dáng dấp của thiền, tới lui động tĩnh đều nhẹ nhàng, vừa đủ sức không thô tháo, không gấp, không chậm, làm trong một không gian thích hợp, mọi người đều vừa lòng không chỉ trích. Ý thiền hành giả tu tập theo Phật trong tâm ý không có chỗ cho tham sân trú ngụ, suy nghĩ đều hướng về lợi ích cao nhất cho mình tha nhân.

Điều kiện tối ưu của giáo dục Phật giáo là đặt vào một không gian tốt bảo vệ môi trường tự nhiên yên tĩnh. Nhìn vào những thánh tích Phật giáo đều có một điều kiện tốt trong không gian thiên nhiên, cây xanh môi trường khí hậu điều hòa, như Phật lúc Đản Sanh ở vườn Lâm Tỳ Ni, Phật thành đạo ở Cội cây Bồ Đề, Phật thuyết pháp ở Vườn Nai, Phật nhập Niết Bàn ở Rừng Ta La.

Điều kiện này đã được các thánh đệ tử tiếp nhậngiáo dục thế hệ sau tôn trọngduy trì nhân rộng. Tất cả chùa, viện cơ sở Phật giáo, các Tòng Lâm, Bảo Sát, A lan Nhã, Thiền Viện, Tu viện, tịnh xá… đều là những nơi được xây dựng trên không gian cây xanh. Vườn thiền tạo nên danh lam thắng cảnh rất độc đáo, xen lẫn rừng thiền đồi núi hay thành thị đều nổi tiếng. Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Chùa Vĩnh Nghiêm… thiền viện trên cả nước, tất cả đều có một hệ thống bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc môi trường, bảo vệ môi trường đất nước và cây cối.

Điểm son của giáo dục Phật giáo là sống có ý thức hòa hợp chúng. Đức Phật thường dạy Đệ tử của Thế Tônđáng kính, ứng lý, hạnh là thanh tịnh phạm hạnh. Đệ tử của Thế Tôn là đáng tôn trọng đảnh lễ cúng dường. Tôn trọng cúng dường là hệ quả của quá trình bồi dưỡng đào tạo sống trong môi trường hòa hợp mà không có một kỷ luật nào thanh tịnh như các đệ tử hiền thiện của Thế Tôn. Các kỷ luật của quân đội của vua chúa, hay kỷ luật sắc của chiến trường quyết tử… chỉ làm cho người ta sợ ở bên ngoài và có thời gian thời điểm mà thôi. Đối với các đệ tử tuân thủ lời dạy của Phật qua ba nghiệp thân khẩu ý: thân thì giữa không sát - đạo - dâm; miệng không nói lời dối ác; ý không tham - sân - si.

Xin giới thiệu một cách sống trong Phật giáo: tự kiểm điểm, tự tàm quý với lỗi lầm của mình để giữ gìn cho đời sống thánh thiện trong từng phút giây. Đó là ngày thỉnh nguyện trước ngày sám hối 14 và 29 trong tháng.

Một trú xứ có đông người, đến ngày thỉnh nguyện, thỉnh chư tôn đức có đạo hạnh, hạ lạp cao, ngồi nơi bàn giữa dễ thấy và dễ nghe, Đại chúng ngồi chung quanh, có nơi giành một chỗ để quỳ mà tác bạch. Đến giờ hợp chúng, sau giờ tịnh độ, đại chúng vân tập, niệm Phật cầu gia bị. Phần thỉnh nguyện là mời từng người trong đại chúng lên tự kiểm điểm mình trong nửa tháng. Nếu có lỗi thì tự nói lỗi, bất kể lớn nhỏ. Nói rồi mời đại chúng chỉ lỗi cho thêm nếu có. Tiếp tục thỉnh chư tôn đức dạy việc cho người có lỗi về lỗi và tội, giúp cho hành giả biết sám hối ba nghiệp được thanh tịnh. Nếu có tội thì trị phạt, nếu quá nặng thì tẩn xuất khỏi trú xứ.

Đây là bản chất thanh tịnh trong sinh hoạt tự viện. Người thường thì thích nói những điều tốt đẹp của mình, ít có trường hợp phải nói lỗi của mình. Nhưng sinh hoạt đúng pháp trong các trú xứ tu tập thanh tịnh thì mỗi nửa tháng lại kiểm điểm tự thân của mỗi cá nhân. Đây là nét đẹp, là văn hóa, là nếp phạm hạnh của hành giả ở trong đại chúng, luôn có tâm xấu hổ khi đã phạm lỗi dù vô tình hay cố ý. Được đại chúng chỉ lỗi và làm cho thanh tịnh trở lại. Như thế nửa tháng được trưởng tịnh. Đệ tử Phật suốt năm suốt đời được bảo vệ trong sạch từ ngoài vào trong. Người được đại chúng bảo hộ không lỗi lầm, khi đi đến trú xứ nào, làm phật sự gì trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi cũng tự tin không sợ hãi, an vui giải thoát. Nghệ thuật sống trong Phật giáo như một môi trường thánh thiện là vậy.

Bản chất thật sự Phật giáothâm sâu vi diệu, trí tuệ bình thường cảm nhận có khác. Ngài Narada phát biểu trong quyển Đức Phậtphật pháp: “Càng tin Phật, tôi càng hiểu Phật. Càng hiểu Phật tôi càng tin hơn”.

Người bình dân cũng có cảm tình với Phật giáo, người trí thì cảm phục Phật giáo, tin tưởng Phật giáogiáo dục con người đi đến hạnh phúc tuyệt đối, an vui đời này và đời sau. Phật giáotối thượng, là chân lý sống cao đẹp mà con người cần hướng đến. Nếu Phật giáo không có thiền và quả, không có hòa hợp thì xem như không phải Phật giáo. Đó chỉ là xác chớ không có hồn. Bản chất của Phật giáo tự thân có sinh khí sống mạnh mẽ, hài hòa với môi trường sống, tự do tự tại vô ngại. Có thì có tất cả, không thì sạch không. Nhờ sống hiểu rõ có không là duyên sinh nên đệ tử Phật rất an nhiên tự tại.

Trăm năm trước thì ta chưa có,

Trăm m sau ta biết có gặp hay không.

Đi là sắc sắc không không,

Ti thì ta hãy hết lòng với nhau.

Nhìn vào chỉ số hạnh phúc của đệ tử Phật, người ta sẽ đánh giá bản chất Phật đang có hay không hiện hữu nơi tập thể hay cá nhân một hành giả theo Phật. Đây là hiện thân của từ bi trí tuệ, cốt cách một phật tử chân chánh, hằng ngày tu tập phước lành, thành tựu trí huệ, sống ở giữa đời thường mà vượt lên trên lẽ thường của nhân thế. Sống ở thế giới đầy đau khổ biến động mà mình không đau khổ và thay đổi, vẫn ung dung đi vào cuộc đời để cứu độ, để làm cho mình hạnh phúcmọi người được hạnh phúc cao nhất và thỏa mãn nhất.

Một bát cơm nghìn nhà

Thân chơi muôn dậm xa

Mắt xanh xem người thế

Mây trắng phủ đường qua./.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34717)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.