Thư Viện Hoa Sen

Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam: Lịch SửHiện Trạng - Nguyễn Đại Đồng

09/01/201312:00 SA(Xem: 10720)
Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam: Lịch Sử Và Hiện Trạng - Nguyễn Đại Đồng

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM: LỊCH SỬHIỆN TRẠNG

 Nguyễn Đại Đồng

lich_suBài viết này trình bày lịch sửhiện trạng giáo dục Phật giáo Việt Nam nhằm rút ra những điều cần thiết cho sự phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo những năm tới.

Đạo Phật là đạo « trí tuệ ». Trí tuệsự nghiệp, vừa là phương châm giáo dục vừa là mục tiêu giáo dục của đạo Phật. Trí tuệ tạo nên kiến thức về phương phápphương pháp luận để giải quyết vấn đề trong mọi lĩnh vực, là nền tảng dẫn đến thành tựu trong mọi sự nghiệp của người tại gia. Nếu hiểu trí tuệ là kết quả của đời sống đạo đức (giới) và chuyển hóa nội tâm (định) thì trí tuệsự nghiệp tâm linhnhập thế của tu sĩ Phật giáo.

Đạo Phật muốn tồn tại và phát triển phải có những tu sĩ truyền giáohệ thống giáo dục Phật giáo.

Bài viết này trình bày lịch sửhiện trạng giáo dục Phật giáo Việt Nam nhằm rút ra những điều cần thiết cho sự phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo những năm tới.

A. Giáo dục Phật gi áo Vi ệt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1981

I. Những thập niên đầu thế kỷ XX

Hệ thống GDPG nước ta những năm đầu thế kỷ XX là hệ thống ngang gồm các trường Hạ trường Gia giáo của các Tổ đình, Sơn môn, Pháp phái.

An cư kiết Hạ (trường Hạ) là truyền thống từ thời đức Phật còn tại thế. Đó là sự tu học tập trung bắt buộc đối với tu sĩ Phật giáo vào ba tháng mùa hạ. Chương trình tu học trong ba tháng này do vị trụ trì từng chùa đặt ra, số lần đi Hạ là tuổi đạo của tu s ĩ. Cứ vào mỗi Hạ, vị trụ trì chùa vân tập các đệ tử để giảng kinh, luật, luận bằng Hán văn, ghi chép rất đơn giản, bàn ghế chẳng có gì, người học ngồi trên bàn, trên giường, thậm chí ngồi trên nền miễn sao họ hiểu được và hành trì tu chứng thăng tiến là tốt. Vào đầu thế kỷ XX, những trường đó gọi là đạo tràng.

Các lớp tu học do các tu sĩ đức cao đạo trọng mở và trực tiếp giảng dạy tại chùa (tổ đình) do quý ngài trụ trì.

- Ở Bắc Kỳ: các Tổ đình : Vĩnh Nghiêm, Bình Vọng (Bằng Sở), Tế Xuyên – Bảo Khám, Đồng Đắc, sơn môn Trung Hậu, Hồng Phúc, Bà Đá v. v…

- Trung Kỳ: Huế có đạo tràng - trường Hạ : Thiên Hưng, Báo Quốc, Thuyền Tôn, Bình Định có Long Khánh, Thập Tháp, v.v…

- Nam Kỳ: các chùa Giác Hoa (Bạc Liêu), Vĩnh Tràng (Mỹ Tho), Bửu Lâm (Cao Lãnh), Long

Khánh, Long Phước (Trà Vình), Giác LâmPhụng Sơn ở Sài Gòn v.v…

Tuy nhiên từ thời Lê - Nguyễn, Nho giáo lấn sân, Phật giáo thiếu sự hộ pháp của triều đình, bản thân Phật giáo không có sự cải cách nên tăng đồ thì hủ bại, Phật giáo suy vinguyên nhân chính là do tăng đồ thất học* .

Cần phải chấn hưng Phật giáonhiệm vụ đầu tiên là xây dựng hệ thống giáo dục Phật giáo mới để đào tạo các tu sĩ truyền giáo có phẩm hạnh và học thức.

II. Thời kỳ chấn hưng Phật giáo

Có thể nói công cuộc chấn hưng Phật giáo từ năm 1930 - 1954 đã tạo nên diện mạo mới cho hệ thống giáo dục Phật giáo, và chính hệ thống này đã đào tạo nhiều tăng tài, nhiều bậc cư sĩ đức trọng tài cao góp phần vào sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX. Diện mạo mới đó là các trường Phật học tập trung, có thi tuyển, có chương trình đào tạo đối với từng cấp (hệ thống dọc) của các Hội Phật học xuất hiện bên cạnh các trường Gia giáo, trường Hạ

1. Ở miền Nam

Ngày 20/8/1931 Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được cấp giấy phép hoạt động. Mục tiêu hàng đầu của Hội là lập Thích học đường. Sau hai năm Thích học đường của Hội ở chùa Long Sơn (Sài Gòn) vẫn không đi vào hoạt động do Phó hội trưởng Trần Nguyên Chấn cản t rở nên HT Lê Khánh Hoà từ bỏ chức Hội trưởng và Chủ nhiệm tạp chí Từ Bi Âm về chùa Long Hải cùng chư tăng, ngày 29/1/1933, tổ chức Phật học đường lưu động 3 tháng một khoá, lấy tên là Liên đoàn Phật học xã. Lớp đầu tiên có 50 tăng sinh học tại chùa Long Hoà (Tiểu Cần, Trà Vinh), hai Hoà thượng Khánh Anh và Pháp Hải giảng dạy, HT Khanh Hoà lo vận động kinh phí. Khai giảng ngày 1/3 kết thúc ngày 1/6/1933. Sau 2 lớp mở tại chùa Thiên Phước (Trà Ôn, Vĩnh Long) và Viên Giác (Bến Tre) lớp học phải dừng vì không có kinh phí.

Ngày 13/8/1934, Hội Lưỡng Xuyên Phật học thành lập, ngày 15/9/1935 Hội khai giảng Phật học đường Lưỡng Xuyên (20 người) do các HT Huệ Quang Khánh Anh làm giảng sư, HT Khánh Hoà làm đốc giáo. Cư sĩ Huỳnh Thái Cửu và Ngô Trung Tín mua tặng Phật học đường một bộ Đại tạng kinh làm tài liệu học tập. Có một lớp Ni sinh do HT Minh Tịnh điều khiển. Lớp Sơ đẳng này (có thi tuyển đầu vào) học 3 năm, theo chương trình của An Nam PHĐ (Huế).

Năm 1935, Hội xuất bản Phật Học Giáo Khoa (do Trần Huỳnh tức Huệ Giải soạn) bằng hai thứ tiếng Việt – Hán. Năm 1936 Hội gửi 3 tăng sinh và năm 1939 gửi 6 tăng sinh ra học ở Sơn Môn Học Đường Huế.

Năm 1941 trường đóng cửa vì thiếu tiền, chỉ đủ sức duy trì ba lớp tại Sa Đéc, Kế Sách (Sóc Trăng) và Phú Nhuận (Sài Gòn).

Năm 1940, HT Hoằng Khai mở trường Hương tại chùa Thiên Phước ga Tân Hương (Mỹ Tho), có hai lớp dành cho tăng (51 vị) và ni (49 vị), pháp sư bên tăng là ngài Khánh Anh, pháp sư bên ni là bà Diệu Kim (hiệu là Hoàn Phước, chị ruột ngài Thiện Hoa). Cũng trong năm này, tại chùa Giác Linh, Sa Đéc mở lớp dạy ni chúng, hai giảng sưPháp sư Mật Hiển (Huế) và pháp sư Thích nữ Diệu Tịnh.

Năm 1943 HT Khánh Hoà về chùa Vĩnh Bửu, Bến Tre, tổ chức được một lớp Phật Học Đường cho Ni chúng.

Ngày 11/5/1943, Phật học đường Lưỡng Xuyên mở lớp Cao đẳng nhất niên, có 10 học tăng như thầy Đồng Huy, Quảng Liên, Huyền Quang, Huệ Hưng, Trí Minh v.v... HT Huệ Quang thỉnh Thượng toạ Mật Thể, Như Ý, Nhựt Liên ở Huế vào dạy tới năm 1945 thì trường ngưng hoạt động.

Năm 1945, các Thượng tọa: Thiện Hoa và Trí Tịnh dẫn một số học tăng từ Huế vào Sài Gòn, một số trở về quê hoặc tham gia kháng chiến, còn một số thì trú tạm tại chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho của HT An Lạc, rồi dẫn về chùa Phật Quang, Trà Ôn (Vĩnh Long) của ngài Thiện Hoa. Bấy giờ nơi đây là vùng Việt Minh kiểm soát, một số học tăng lại quy tụ về đây học, sống và tham gia công tác xã hội. Giáo sư đông đảo gồm quý Pháp sư tốt nghiệp Cao đẳng Phật học đường Huế cùng đến đây lo việc dạy bảo như quý vị : Trí Tịnh, Quảng Minh, Huyền Dung, Đạt Tôn, Như Mỹ v.v... học chúng đông tới 40 vị học lớp cao như thày Quảng Liên, Trí Minh, Phước Càn, Bửu Huệ, Huệ Hưng v.v... cuối năm 1946 quí ngài Trí Tịnh, Huyền Dung, Quảng Minh thấy vùng này khó khăn nhiều việc, nên 3 vị này trở lên Sài Gòn mở Phật học đường Liên Hải đầu năm 1947, tại Bình Trị Đông, cách Chợ Lớn 5 km. Lớp học mượn chùa Vạn Phước ở xã đó. Từ đó quý Pháp sư mở thêm trường Mai Sơn, sau dời xuống chùa Sùng Đức (ngài Huyền Dung). Ngài Hành Trụ mở lớp Sơ đẳng Giác Nguyên bên Khánh Hội. Năm 1950 hợp nhất tại chùa Sùng Đức, từ đó gọi là PHĐ Nam Việt, năm 1951 dời hết xuống chùa Ấn Quang.

Nhìn chung: Mặc dù Nam Kỳ có nhiều Hội Phật học như NKNCPH, LXPH, Kiêm Tế Phật học, v.v... nhưng thời kỳ 1930-1945 chỉ có Hội LXPH mở trường đào tạo tăng tài, danh xưng Phật Học Đường bậc Tiểu học (sơ đẳng) học 5 năm theo chương trình của Sơn Môn Học Đường Huế. Giảng sư, Đốc giáo là các Hoà thượng : Khánh Hoà, Khánh Anh, Huệ Quang...có sự giúp đỡ của thầy Mật Thể. Các cư sĩ Huỳnh Thái Cửu, Ngô Văn Tín, Trần Huỳnh, Trần Văn Giác, Nguyễn Văn Khoẻ, quý Hoà thượng Khánh Hoà, Võ Khánh Anh, Thích Huệ Quang là những người có nhiều đóng góp cho các trường của Hội. Ngoài ra Hội còn gửi tăng sinh ra học ở Huế như quý ngài : Thiện Hoà, Hiển Thuỵ, Thiện Hoa, Hành Trụ, Chí Thọ v.v... đó là những cốt cán sau này của giáo dục Phật giáo miền Nam. Tuy nhiên do nguồn kinh phí chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế nơi chùa mở lớp nên không ổn định dẫn tới việc mở trường thất thường.

2. Ở miền Trung

Năm 1929 HT Giác Tiên tổ chức trường Sơn Môn Học Đường tại chùa Trúc Lâm do Ngài trụ trì, thỉnh HT Phước Huệ chùa Thập Tháp, Bình Định ra chủ giảng, các đệ tử của ông như Mật Khế, Mật Thể, Mật Nguyện, Mật Hiển và cư sĩ Lê Đình Thám theo học...

Năm 1932, Hội An Nam Phật học thành lập, một năm sau HT Giác Tiên sai thày Mật Khế ra chùa Vạn Phước mở lớp Tiểu học thu nhận 50 học tăng chưa thụ giới Sa di vào học và gọi là An Nam Phật học đường (ANPHĐ), bậc tiểu học, học theo chương trình 5 năm : 2 năm đầu có học toán và quốc văn, chưa thấy học luận. Nếu sau 5 năm học Tăng sinh nào thi đỗ mới được thụ giới Sa di và lên bậc Trung học học tiếp. Năm 1936 trường chuyển về chùa Ông rồi về chùa Thánh Duyên (Tuý Ba). Năm 1937 chuyển về chùa Báo Quốc do Thiền sư Thích Trí Độ làm Đốc giáo.

Năm 1934, HT Giác Tiên cùng thầy Mật Khế Tổng Thư ký Sơn môn Huế mở lớp An Nam Phật học đường bân Trung học tại chùa Trúc Lâm, có 50 học tăng, sau chuyển về chùa Tây Thiên.

Năm 1935, HT Giác Tiên lại mở một lớp Sơn môn học đ ường (SMHĐ) bậc Trung học tại chùa Tường Vân, Huế giao HT Tịnh Khiết trụ trì chùa trông coi đồng thời mở một lớp SMHĐ bậc Đại học , HT Phước Huệ lại thỉnh giảng hai lớp này. Đến năm 1944 các lớp của SMHĐ đều được chuyển về chùa Linh Quang và ngài Trí Thủ được giao làm Giám viện đồng thời trụ trì chùa.

Tới 1939, tại chùa Báo Quốc đã có trường ANPHĐ với hai cấp tiểu học trung học. Cùng năm này, Hội mở một lớp cao hơn, đó là Cao đẳng Phật học đường (CĐPHĐ Báo Quốc.

Năm 1944, bác sĩ Lê Đình Thám và Pháp sư Trí Độ lập Đại tùng lâm Kim Sơn ở Lựu Bảo, Huế, trường ANPHĐ gồm cả ba cấp và đổi thành trường CĐPHĐ chuyển lên đây.

Năm 1934, ngài Giác Tiên cùng giảng sư Mật Khế mở tiếp lớp An Nam Phật học đường cấp Trung học, có 50 học tăng, sau trường chuyển về chùa Tây Thiên. Đến năm 1939, tại chùa Báo Quốc đã có trường An Nam Phật học đường với hai cấp Tiểu học và Trung học. Cũng năm này, quí ngài lại thành lập một lớp cao hơn đó là Cao đẳng Phật học đường Báo Quốc. Năm 1944, bác sĩ Lê Đình Thám và Pháp sư Thích Trí Độ lập Đại tùng lâm Kim Sơn ở Lựu Bảo. Trường An Nam Phật học đường gồm cả ba cấp và đổi thành trường Cao đẳng Phật học đường đã được chuyển lên đây.

Năm 1932, hai Hòa thượng Giác Tiên và Tịnh Khiết cử Ni sư Diệu Không và cụ bà Ưng Bàng mở Ni trường (có 40 người) tại chùa Từ Đàm, do Ni trưởng Diệu Hương làm Lãnh chúng. Từ năm 1934 trở đi, Ni viện ngày càng hưng thịnh, có lúc Ni chúng cả ba miền hơn 100 vị theo học, cuối năm này trường chuyển về chùa Diệu Đức.

Năm 1940, Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục ra đ ời, sau đó là manh nha Gia đình Phật hóa phổ do cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám khởi xướng (1943). Ngày 8/12 năm Mậu Tý (đầu năm 1949) Gia đình Phật tử chính thức ra đời tại chùa Từ Đàm, Huế góp phần giáo dục „Đức dục” và “Trí dục” cho thanh thiếu niên Phật tử với các cấp Sơ thiện, Trung thiện, Chánh thiện phù hợp với các lứa tuổi. Phong trào Gia đình Phật tử phát triển ra Bắc (15/10/1950), vào Nam tới năm 1973 số đoàn sinh GĐPT miền Nam lên đến 20 vạn người.

Tóm lại: Trong cả nước, Sơn môn Huế và Hội ANPH là nơi đầu tiên tổ chức các lớp SMHĐ và ANPHĐ có bài bản (chương trình, nội dung, đủ ba bậc học), có cơ sở vật chất khá tốt và duy trì được lâu dài bởi nguồn kinh phí dồi dào. Có giảng sư và đốc giáo giỏi, đào tạo được nhiều tăng tài làm căn bản cho phát triển Phật giáo sau này ở miền Nam. Hội còn tiếp nhận các tăng ni sinh từ miền Nam và miền Bắc vào học. Có trường Ni học và có cả chương trình học tập cho các cấp Gia đình Phật tử.

Những người có công lao lớn trong Giáo dục Phật giáo miền Trung là HT Giác Ti ên, Tịnh Khiết, các thày Mật Khế, Mật Nguyện, Lê Đình Thám, Thích Trí Tịnh, Quốc sư Phước Huệ, Pháp sư Thích Trí Độ.

3. Ở miền Bắc

Sau chuyến đi tham cứu các trường Phật học ở Huế của Thượng tọa Tố Liên (1936), Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã xây dựng xong chương trình các cấp học, lần lượt mở lớp Tiểu học ở chùa Quán Sứ, Hà Nội (12/1940 chuyển lên chùa Cao Phong, Phúc Yên), lớp tăng học ở chùa Côn Sơn, chùa Hương Hải, tỉnh Hải Dương; mở lớp Trung học, Đại học tại chùa Phúc Khánh (chùa Sở) ở Hà Nội. Lớp Ni học tại chùa Bồ Đề, tổng số học sinh trên 100 vị. Ngoài ra còn có lớp tăng học tại Tùng lâm Văn Miếu Hưng Yên, lớp tăng học tại chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.

Tháng 11 năm 1944 trường Phổ Quang (do cư sĩ Thiều Chửu xây dựng) khai giảng, có 62 trò (30 trò trả tiền, 32 trò được bố thí). Đây là trường vừa học (theo chương trình nhà nước) vừa làm (làm hàng tiểu thủ công nghiệp) đầu tiên ở xứ Bắc - một mô hình giáo dục sáng tạo của Hội, được nhiều người ủng hộ đã cuốn hút được nhiều học sinh gia cảnh khó khăn nhưng có chí tiến thủ.

Năm 1949, ở vùng tự do, cư sĩ Thiều Chửu mở lớp Phật học Trần Nhân Tông tại chùa Cao Phong, tỉnh Phúc Yên, có ngót 40 tăng ni sinh ở 4 tỉnh về theo học. Tài liệu dạy do ông biên soạn gồm : Nhân Minh, Nghiên cứu duy thức theo khoa học, Cải tà quy chính, Phật học cươmg yếu, Phật học vấn đáp, thế nào là Phật, Phật pháp v.v... học chúng có những quý vị : Tâm Giác, Thanh Kiểm, Tâm Thông, Quảng Quang, các Ni sư Đàm Ánh, Đàm Thành v.v...

Những năm 1949 – 1954, Hội mở trường Bảo trợ giáo dục Nhi đồng ở chùa Quán Sứ, sau chuyển về phố Ngô Sĩ Liên, Hội mở trường tiểu học Khuông Việt (lớp tăng tại chùa Quán Sứ; lớp Ni tại trường Vân Hồ), trường Ni giới Vạn Hạnh bên cạnh chùa Hàm Long, Hà Nội. Các trường nói trên dạy chương trình thế học có 1 -2 tiết dạy giáo lý một tuần, đã góp phần giải quyết nạn thất học do chiến tranh.

Nhìn chung, nhờ có sự giao lưu học hỏi Hội ANPH miền Trung và có sự giúp sức của nhiều cư sĩ tân học lẫn cựu học có trình độ của Hội Phật giáo Bắc Kỳ mà hệ thống trường Phật học ở miền Bắc sớm được thành lập một cách có qui củ và bài bản. Ban đầu quy mô còn hạn chế, về sau có những bước tiến rõ rệt. Những năm 1949 - 1954 đã có trường Khuông Việt cho tăng sinh và ni sinh, dạy theo chương trình thế học. Những người có công lao trong sự nghiệp giáo dục Phật giáo miền Bắc là các tổ : Bằng Sở, Trung Hậu, Tế Cát, Tổ Cồn, các Thượng toạ : Tố Liên, Trí Hải, các Ni sư Đàm Soạn, Đàm Đậu, các cư sĩ : Thiều Chửu, Lê Dư, Nguyễn Quang Oánh, Nguyễn Đình Quế v.v...

4. Phật giáo Việt Nam với việc chư Tăng du học, nghiên cứu

Những năm 1937 - 1938, Phật giáo miền Bắc và miền Trung cử hai Thượng toạ : Thích Trí Hải và Thích Mật Thể sang Trung Quốc du học. Quý vị đã được diện kiến lãnh tụ phong trào CHPG Trung QuốcĐại sư Thái Hư.

Cuối năm 1938, hai sư ông Thái Hoà (Đỗ Trân Bảo) và Thích Thanh Giản được cử sang Phnôm Pênh tham cứu Phật giáo Tiểu thừa Campuchia.

Với tầm nhìn xa, ngay sau ngày thành lập Giáo hội Tăng già Việt Nam (10/1952) Thượng tọa Tố Liên trên cương vị Phó chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới đã đề xuất với Hội và các nước hội viên chấp nhận các nhà sư trẻ Phúc Tuệ (Quảng Độ), Quảng Liên , Quảng Minh, Tâm Giác, Chân Từ (Thanh Kiểm), Trí Không, Minh Châu,... sang Ấn Độ, Nhật Bản và Sri Lanka tu học Phật pháp.

Sau khi tốt nghiệp về nước, họ đã trở thành cầu nối Phật giáo Việt Nam với Phật giáo quốc tế và là những trụ cột của Phật giáo miền Nam.

III. Thời kỳ 1954-1975

Năm 1954 Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, đất nước Việt Nam tạm chia hai miền Bắc, Nam ngăn cách bởi vĩ tuyến 17.

1. Ở miền Bắc

Từ năm 1954 đến 1958 vẫn duy trì trường Hạ của các Tổ đình, Sơn môn. Tháng 3 năm 1958, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam thành lập, Hội không mở trường Phật học tập trung, chỉ tổ chức hai lớp tu học Phật pháp tại chùa Quảng Bá, Hà Nội vào năm 1969 và năm 1970. Số lượng tăng ni theo học không nhiều (gần 120 tăng ni sinh), tuổi tác, trình độ, chức sắc của mỗi vị khác nhau. Có vị ngoài 60 tuổi thuộc hàng giáo phẩm, đã từng nhiều năm nghiên cứu đạo Phật (như các Thượng tọa: Giám Sinh, Thích Ninh Quang, Kim Cương Tử…) nhưng cũng có vị 18 -19 tuổi mới bước vào nghiên cứu đạo Phật. Có các ni sinh như : Thích Đàm Ánh, Đàm Mai ở Hà Nội, Đàm Tùy ở Ninh Bình…giảng viên là Bác sĩ Lê Đình Thám, các Hòa thượng: Thích Trí Độ, Thích Thanh Chân, Trần Quảng Dung v.v…Hiệu trưởng là Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hiệu phó là Hòa thượng Thích Tâm An.

Nội dung học tập năm 1969: học kinh điển giáo lý là chính, đồng thời học thêm văn hóa, nghiên cứu chính trị nhằm nâng cao nhận thức về giáo lý, văn hóa, chính trị lên từng bước phục vụ cho việc phụng đạo cũng như yêu nước có hiệu quả tốt. Năm 1970, chương trình có các môn: văn hóa, một số chính sách về tự do tín ngưỡng c ủa Đảng và Chính phủ, giáo lý, giáo luật và lịch sử đạo Phật Việt Nam. Mỗi buổi lên lớp cuối giờ đều có trao đổi. Tất cả sách, một số kinh học viên học tập, nghiên cứu đều được dịch ra tiếng Việt. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa, không những nó giúp cho các vị tăng ni tiếp thu giáo lý, giáo luật được nhanh mà còn thể hiện tính chất độc lập của Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam.

2. Ở miền Nam

Giáo dục Phật giáo phát triển mạnh với 4 trường Cao đẳng và 25 Phật học viện đã đào tạo hơn 2000 tăng ni sinh. Viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn là trung tâm giáo dục nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đối với Phật giáo các tỉnh lân cận. Viện có 5 khoa: Phật học, Văn khoa, Khoa học xã hội, Giáo dục ứng dụng, Trung tâm ngôn ngữ. Phân khoa Phật học có 360 sinh viên trên 4443 sinh viên cả viện. Ngoài ra phải kể đến hệ thống trường Bồ Đề do giới cư sĩ Phật tử xây dựngthành phần Ban Giám hiệu, Ban Bảo trợ, Văn phòng và đội ngũ giáo viên phần lớn đều là cư sĩ Phật tử. Trường dạy trẻ theo chương trình Nhà nước có 1 -2 tiết học giáo lý Phật giáo trong một tuần, tới năm 1963 cả miền Nam đã có 163 trường Bồ Đề.

Năm 1955, GHTG Nam Việt lập Giảng sư đoàn lưu động gồm quý tăng năm cuối lớp Trung đẳng Phật học đường Nam Việt có học lực tốt như Thanh Từ, Huyền Vi, Từ Thông, Quảng Long được huấn luyện diễn giảng rồi đi thực tập, sau khi tốt nghiệp, các vị này suốt năm đi giảng 3 tháng ở các nơi rồi về tự nghiên cứu thêm kinh, luận và có các buổi học đặc biệt do ngài Thiện Hoà, Thiện Hoa giảng, giúp quý vị này hoàn tất chương trình CĐPHĐ Nam Vi ệt.

Ngoài ra còn có khoá huấn luyện (Hạ và Đông) do Giáo hội Tăng già Nam Việt mở tại chùa Ấn Quang tháng 2 và tháng 12 năm 1957...

Những dẫn chứng trên, cho thấy, kể từ khi công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam được khởi xướng, công tác chỉnh đốn và phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo đã được chú trọng rất nhiều. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, do có nhiều tổ chức Phật giáo…chưa có sự nhất quán nên phần lớn chỉ mang tính chất tự phát. Chính vì thế chúng ta thấy có nhiều tổ chức giáo dục Phật giáo khác nhau như: Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, Hội Lưỡng Xuyên Phật học, Hội An Nam Phật học, Hội Phật giáo Bắc Kỳ, Hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Tăng già Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam v.v…Và chỉ đến khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời vào tháng 11 năm 1981, thì nền giáo dục của Phật giáo Việt Nam mới đi vào hệ thống có qui củ từ Trung ương đến địa phương.

II. Hiện trạng Giáo dục Phật giáo Việt Namkiến nghị

Sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã tạo ra những vấn đề lớn cho xã hội loài người: chiến tranh, khủng bố, suy thoái đạo đức, ô nhiễm môi trường, sinh thái…

Cùng với sự phát triển của đất nước, Phật giáo Việt Nam cũng có những bước phát tr iển khá toàn diện trên mọi lĩnh vực, trong đó Hệ thống giáo dục Phật giáo phát triển vượt bậc: tới nay sau 25 năm đổi mới, Phật giáo Việt Nam đã có 3 HVPG Bắc tông (ở Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh) 1 HVPG Nam tông Khơ me ở Cần Thơ; 8 lớp Cao đẳng Phật học và 30 trường trung cấp Phật học (phía Bắc 8 trường, từ Thừa Thiên – Huế trở vào có 22 trường) để đáp ứng nhu cầu đào tạo tăng ni sinh trẻ kế thừa, 100 lớp Phật học cơ bản. Hàng năm có trên 5000 tăng ni theo học các cấp và có trên 500 vị đang theo học chương trình sau đại học ở nước ngoài. Tuy nhiên hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trên nhiều phương diện vẫn còn tụt hậu so với tốc độ phát triển của xã hội Việt Nam khi nền kinh tế đất nước vận hành theo cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế. Muốn xây dựng một nền giáo dục hiện đại, Phật giáo Việt Nam cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

1. Qui hoạch hệ thống trường Phật giáo, đảm bảo trường ra trường, lớp ra lớp với chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước

Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay được hình thành từ cao xuống thấp: mở trường Cao cấp Phật học trước, sau đó mới mở các trường Cơ bản tức trường Trung cấp Phật học (TCPH), rồi sau đó đến các lớp Cao đẳng Phật học (CĐPH) và cuối cùng là một số lớp Sơ cấp Phật học nên mất cân đối. Vì vậy, trên cơ sở tính toán thực lực (số lượng tăng ni, chùa, tự viện, trường hiện có…) và dự báo phát triển 10-20 năm tới, GHPG cần tiến hành qui hoạch hệ thống trường Phật giáo để lập lại sự cân bằng trong phát triển mà trọng tâm là bậc trung cấp và bậc đại học.

Bc Đại học và trên đại học: cả nước chỉ nên có một trường Đại học Phật giáo với nhiều phân khoa khác nhau như Phật học, Lịch sử Phật giáo, Văn khoa, Ngôn ngữ, Kiến trúc, Tin học, Tâm lý, xã hội học, y học dân tộc, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Du lịch…mang tầm khu vực. Thời gian học 4 năm, đối tượng tuyển sinh không chỉ có tu sĩ mà cả cư sĩ. Bậc đào tạo bao gồm cử nhân, cao học đến tiến sĩ.

Bc cao đẳng: khi đã xây dựng được trường Đại học Phật giáo xứng tầm, thì các HVPG nên chuyển thành Viện CĐPH chuyên khoa ở cấp Trung ương và khu vực. Chương trình học phân thành các phân ban: kinh, luật, luận, thời gian học là 3 năm, năm đầu tiên học chương trình đại cương, hai năm sau học chương trình chuyên ban.

Các trường CĐPH học tại các tỉnh, thành phố hay liên kết khu vực cũng học 3 năm với chương trình như trên.

Bc Trung cấp: số lượng trường TCPH như hiện nay là nhiều. Đã có một số trường đề nghị mô hình Phật học viện nội trú cho từng khu vực, liên thông tuyển sinh trong cả nước để tăng ni có "quyền lựa chọn" những trường có chất lượng theo học và số lượng tuyển sinh hàng năm sẽ ít hơn để đào tạo có chất lượng. Đây là một mô hình tốt góp phần giảm số lượng trường được Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương (GDTNTW) đề xuất từ Đại hội nhiệm kỳ 1992-1997, nhưng bấy giờ đa số đại biểu các tỉnh, thành không hoan hỷ, đến nay vẫn chưa thực hiện được, bởi về mặt tâm lý, tỉnh thành nào cũng muốn đơn vị mình có một ngôi trường TCPH cho tăng ni sinh trẻ theo học để khi trưởng thành dễ trụ lại phục vụ Phật sự địa phương mình. Việc này cần có sự điều chỉnh của Trung ương GHPG Việt Nam, địa phương cần ủng hộ chủ trương của Trung ương.

Đối với trường TCPH, bên cạnh việc trang bị những giáo lý căn bản để giúp học viên có nền tảng kiến thức trước khi tiến lên bậc học cao hơn cần đưa thêm một số chương trình ngoại điển và chuyên đề xã hội để bổ túc lưu lượng kiến thức.

Đm bảo trường ra trường, lớp ra lớp

Từ bậc TCPH trở lên cần đầu tư xây dựng trường sở có đủ các hạng mục công trình như giảng đường, phòng học, thư viện, ký túc xá, khu thể thao, y tế học đường, và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như mạng vi tính kết nối Internet, phương tiện nghe nhìn, sách báo cần thiết… đảm bảo 100% học viên theo học nộ i trú, vừa hạn chế việc di chuyển tham gia giao thông làm giảm vẻ trang nghiêm của tu sĩ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tu – học tập trung và nâng cao chất lượng đào tạo.

Có chương trình đào tạo thống nhất ở cả ba cấp

Mục tiêu của trường TCPH, Cao đẳng hay HVPG là đào tạo ra các tăng ni (trừ một số ít làm công tác nghiên cứu hoặc giảng ở Viện, trường Đại học) trở về các chùa, tự viện…trước hết phải tự nuôi sống được mình và tiến hành hoằng dương Phật pháp, thực hiện các Phật sự. Bởi vậy, chương trình đào tạo phải hướng theo mục tiêu này.

Về Nội điển: nên làm nhẹ bớt những môn học kinh điển, cố xưa không còn (hoặc ít) ích lợi cho hiện tại. Cần dành nhiều thời gian hơn cho hai môn Duy thức học Trung quán luận. Trên cơ sở những giá trị thực tiễn mà hai môn học đem lại, chúng ta sẽ thiết lập những môn học liên quan. Tất cả sẽ tạo nên một tổng thể chương trình, nội dung giảng dạy ở các trường Phật học hiện nay: Kết hợp lĩnh vực nghiên cứu sâu thế giới nội tâm với sự nhận thức một cách biện chứng thế gi ới khách quan.

Về ngoại điển, cần tăng thêm phần ngoại ngữ, các môn khoa học, tâm lý học, xã hội học, các vấn đề thời sự, khuyến khích học nghề trong ngũ minh …gửi đi du học. Mục đíchhiện đại hóa kiến thức của các tăng ni, và làm cho sự hiểu biết của họ mỗi ngày một gần hơn với cuộc sống.

Ở đây cũng cần nhắc lại việc từ khóa VI (2005 -2009) trở đi, HVPG Tp Hồ Chí Minh đã chuyển đổi chương trình đào tạo theo niên chế sang hệ thống tín chỉ của các nước tiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao trình độ nghiên cứu Phật học, đào tạo theo hướng chuyên môn hóa khả năng hội nhập với các trường trong khu vực và thế giới. Sự đổi mới này đã tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận với phương pháp học hiện đại mà các nước phát triển đã áp dụng từ lâu nhưng cũng bộc lộ nhược điểm về quá trình tu tập của một cử nhân Phật học (chỉ có 4 năm học ở HVPG) là quá ngắn. Với thời gian như vậy khó mà đào tạo được một sứ giả của Như Lai đủ tầm để truyền giáo sau này. Có nên tiếp tục thí điểm để rút ra một chương trình đào tạo tốt nhất phù hợp với PGVN thời hiện đại hay không, câu hỏi đó Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương và các HVPG cần có câu trả lời.

Có Giáo trình giảng dạy thống nhất cả ba cấp

Giáo trình là chương trình học của các cấp học đã được Ban GDTNTW dự trình và được GHPG thông qua, công bố thực hiện cho các cấp học từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến học viện, bao gồm các môn học, tiết học…

Vẫn biết việc biên soạn một bộ sách Giáo khoa Phật học là không được vội vàng, tùy tiện mà phải hết sức cẩn trọng, nghiêm túc, bởi đó là mộ t công trình được đúc kết hoàn chỉnh các giáo án chuẩn mực do các vị giáo viên ở mỗi cấp biên soạn công phu và phải được một hội đồng khoa học có uy tín, có đầy đủ thẩm quyền chuyên môn cùng xem xét thông qua. Nhưng GHPG Việt Nam cũng không nên quá cầu toàn, để lâu quá làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của các trường.

2. Đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực ở đây bao gồm cả giáo viên và học sinh.

Về đội ngũ giáo viên

Thầy giáo là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo cũng như sự phát triển của nhà trường. Giữa thày và trò phải có khoảng cách, thầy phải có trình độ hơn hẳn trò, đó là những Tiến sĩ, Phó giáo sư…, ít nhất là cao học để dạy cho sinh viên. Còn việc thiếu thầy thì phải kết hợp nhiều biện pháp như qui hoạch số lượng trường, ở bậc đại học và cao đẳng, trường phải đủ số giáo viên cơ hữu có trình độ, các giáo viên này phải nhiều hơn so với số giáo viên thỉnh giảng từ các nơi.

Đội ngũ giáo viên cần được chuẩn hóa. Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên là phải có kiến thức chuyên môn và khả năng sư phạm cùng với khả năng hướng dẫn về mặt tu tập. Bài học không chỉ truyền đạt kiến thức trên sách vở mà là kinh nghiệm tu tập của bản thân giáo viên (thân giáo).

Xã hội hiện tại biến chuyển không ngừng, con người vì mưu sinh luôn phải sống hối hả vội vàng nghĩa là phải sống nhanh. Nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, tình yêu hôn nhângia đình, những căn bệnh thời đại như street, HIV/AISD, tim mạch v.v…sự biến đổi khí hậu, vấn đề ô nhiễm môi trường, quyền tự do cá nhân, khủng bố v.v… người thầy giảng những lời Phật dạy như thế nào để truyền đạt cho tăng ni sinh nhận thức được những vấn đề của xã hội để tìm giải pháp phù hợp với những nhu cầu cấp bách.

Gần đây, trong Phật giáo vẫn còn quan niệm, người làm chức năng giáo dục Phật giáo phải là những tu sĩ. Và một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là quan niệm hẹp hòi và sẽ hạn chế hiệu quả của quá trình giảng dạy. Quan điểm trên hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, những người tại gia hay xuất gia, một khi đã tin tưởng, thực hành và trải nghiệm thật rõ ràng những giá trị chân lý, triết lý đạo đức của Phật giáo, đều mặc nhiên trở thành những nhà giáo dục Phật giáo, lấy thân giáo làm nền tảng. Rộng ra, những nhà giáo dục Phật giáo cũng không nên quá đặt nặng vấn đề học hàm, học vị, hình thức thể hiện, một khi đã chọn thân giáo yêu cầu hàng đầu đối với người làm chức năng giáo dục. Đó là suy nghĩ sai lầm và có hại cho sự nghiệp giáo dục Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung.

Hiện nay PGVN đã có hơn 100 tiến sĩ, thạc sĩ đào tạo trong nước và ngoài nước, phần lớn tham gia giảng dạy tại các HVPG và các lớp Cao đẳng. GHPG cần tổ chức nghiên cứu, hội thảo đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cụ thể của đội ngũ này để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm cho họ, đồng thời cần xác định rõ số lượng Tiến sĩ, Thạc sĩ bao nhiêu là đủ, chứ không thể thiến sĩ hoá, cao học hoá các tu sĩ giảng dạy tại các HVPG và các lớp CĐPG. Giáo hội cũng nên có kế hoạch đào tạo những nhà giáo dục chuyên sâu và có chế độ chính sách để họ an tâm giảng dạy, tránh kiêm nhiệm nhiều việc. Có vậy, trong thời gian tới PGVN mới có đủ đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên sâu đảm nhiệm được việc hướng dẫn đào tạo cao học và tiến sĩ.

Đi mới phương pháp giáo dục

Trước đây, thời đức Phật, phương thức giáo dụctruyền khẩu. Ở các trường Hạ, trường Gia giáo là tự thầy dạy trò - giáo dục truyền thụ hình thành trong từng chùa, biệt lập, đơn lẻ. Phương pháp giáo dục truyền thống xưa nay của các trường Phật học (kể cả bên ngoài) đều theo hướng một chiều là đọc chép. Nghĩa là chỉ người dạy làm việc, còn người học chỉ biết ghi chép những gì giáo viên giảng, dần dần người học trở nên bị động và không phát huy hết khả năng. Do đó cần tạo ra một phương pháp học mà học sinh là chủ thể của tư duy sáng tạo dưới sự hướng dẫn của người thày. Có vậy hiệu quả của việc học sẽ được nâng cao hơn khi khả năng học và hành được thực thi cùng một lúc.

Vhọc sinh

nhà sư nói: “Học càng cao càng ngã mạn”, nhận xét đó không phải không có lý do khi một số tăng ni sinh coi việc học để có bằng cấp là phương tiện mưu sinh. Mặt khác do bản lĩnh tu tập chưa vững, ý thức học tập chưa cao nên học sinh dễ bị ngoại cảnh tác động, chi phối, đây là một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống hiện nay.

Bởi vậy, ngoài việc làm tốt công tác truyển sinh vào các trường từ bậc CĐPH trở lên các học sinh luôn luôn phải xác định tốt mục tiêu học tập “Học để làm gì? Nhất là trong bối cảnh xã hội thay đổi, tri thức – khoa học xã hội tiến bộ, đời sống kinh tế, nhận thức con người nâng cao, để từ đó có động cơ học tập đúng đắn, có phương pháp học tập tiên tiến, kết hợp tốt giữa tu – học, học phải đi đôi với hành. Học sinh phải dấn thân vào các Phật sự ngay khi đang học.

3. Xã hội hóa giáo dục Phật giáo và hội nhập quốc tế

Mục đích của Phật giáo không phải chỉ đem lại cho người Phật tử cảm giác yên ổn nơi hiện thếxa hơn là đem lại sự an lạc miên viễn. Sự an lạc của tâm hồn chan hòa với một xã hội phồn vinh, thực hiện phương châm tốt đời, đẹp đạo. Sự an lạc đó chỉ có thể đạt được bằng chính sự tu tập của người Phật tử thường bắt đầu bằng sự học hỏi. Hệ thống giáo dục Phật giáo hiện đại phải hiện thực mục đích này bằng con đường xã hội hóa, tức là đưa đạo Phật vào đời, thực hiện thông điệp cứu khổ của đức Phật đến với từng cá nhân, từng nhóm người, từng tập thể, tiến đến việc phổ biến cho quảng đại quần chúng.

Ở trên là giáo dục ở các trường, Học viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dưới đây nói về giáo dục đối với các đối tượng khác ở nước ta.

Đi tượng của giáo dục Phật giáo hiện đại

Trước hết là quảng đại quần chúng - những người nông dân hiện đang chiếm 70 % dân số Việt Nam. Họ đang đứng trước biết bao vấn đề trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dẫn tới đô thị hóa nông thôn.

Thứ hai là thế hệ trẻ, vì ngót 50% dân số Việt Nam dưới 18 tuổi. Đạo Phật chỉ có tương lai khi thu hút được thanh thiếu niên, khi cảm thông được những vấn đề tuổi trẻ quan tâm, mà phương thức thích hợp là những Câu lạc bộ thanh niên Phật tử, những Gia đình Phật tử, có hình thức sinh hoạt đa dạng phù hợp với tuổi trẻ.

Thứ ba là hướng về phụ nữ, vì trên 50% dân số nước ta là phụ nữ ở họ phần nào coi trọng đời sống tâm linh hơn so với nam giới. Họ ngày một đóng vai trò quan trong trong cuộc sống gia đình và trong xã hội, có những bức xúc về bình đẳng giới trong cuộc sống cũng như trong Phật giáo.

Thứ tư là các doanh nhân, họ là những người góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước, nhưng thường bị street bởi “thương trường là chiến trường”.

Cuối cùng là các cư sĩ. Họ có thể ở nông thôn, có thể là phụ nữ. Nam và nữ cư sĩ là hai trong tứ chúng của đức Phật, họ giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển và trường tồn của đạo.

Hình thức giáo dục hiện nay có thể là những lớp tu dài hạn (1 -2 tháng), ngắn hạn (5-7 ngày), cực ngắn (1 buổi hoặc 1 ngày) các Câu lạc bộ Phật tử, các buổi thuyết trình…và quan trọng nhất là mái chùa, mà khi xưa, trong một thời gian rất lâu, ngôi chùa là trung tâm giáo dục của mỗi địa phương (nơi dạy chữ, là lớp bình dân học vụ v.v…). Ngôi chùa phải là nơi hướ ng dẫn Phật tử hướng đến việc học hỏitu học nhiều hơn chứ không chỉ dừng lại ở việc lễ bái tín ngưỡng. Có như thế người Phật tử mới có được lợi ích an lạc thiết thực và nhờ đó Phật pháp mới được trường tồn.

Cần khẳng định rằng, Phật giáo mạnh là nhờ có các chùa mạnh, chùa mạnh nhờ tăng ni trụ trì mạnh. Bởi vậy, viêc cần làm lúc này là GHPG sớm điều chỉnh nhân sự sao cho 14.000 chùa và tự viện trong cả nước có đủ tu sĩ trụ trì (chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung) đồng thờikế hoạch chi viện cho các chùa có đủ sách báo, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dụchoằng dương Phật pháp.

Nội dung giáo dục chủ yếu đi vào xây dựng niềm tin (tự thắp sáng đuốc soi đường mà đi), xây dựng con người sống theo thập thiện ngăn chặn sự băng hoại xuống cấp của đạo đức, khơi dậy lòng từ bi hỷ xả để mọi người phát tâm công đức làm từ thiện xã hội như giúp đỡ, chăm sóc các người già cô đơn, nuôi dạy trẻ tật nguyền, mồ côi, khám chữa bệnh miễn phí, ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai

Nguồn kinh phí đào tạo phải đủ và ổn định

Ngoài kinh phí từ nguồn đầu tư từ xã hội Việt Nam nói chung đem lại (như sự đóng góp của tăng ni sinh, sự cúng dàng của Phật tử, sự giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền các địa phương…)

GHPG Việt Nam cần chấp nhậnsử dụng những nguồn đầu tư từ nước ngoài với những điều kiện phù hợp với pháp luật Nhà nước và thực tế Phật giáo Việt Nam.

Về quan hệ quốc tế

Với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng cao, hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam cần mở rộng mối liên kết với các tổ chức giáo dục Phật giáo khác trong khu vực và thế giới để nâng cao hơn nữa sự phát triền của nền giáo dục Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Nhất là trong việc đưa tu sĩ Phật giáo đi đào tạo ở nước ngoài : Bậc đại học do chùa cử sinh viên du học lo, từ cao học trở lên nên tranh thủ học bổng của nước đối tác kết hợp với kinh phí của nơi sinh viên làm việc.

Kết luận

Lịch sử Giáo dục Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX và hiện trạng để lại cho chúng ta những bài học quý trong quá trình xây dựng một nền giáo dục hiện đại có cơ sở vật chất đầy đủ, chất lượng đào tạo ngang tầm khu vực và thế giới, một nền giáo dục được xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong những năm tới. Mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của GHPG Việt Nam từ Trung ương tới tỉnh, thành và sự ủng hộ giúp đỡ của Nhà nước, của các Phật tử trong nước và Phật tử Việt Nam ở nước ngoài cũng như của các tổ chức, Phật giáo quốc tế. Mạnh dạn cải tiến tác phong làm việc, khắc phục tư tưởng cục bộ, chủ nghĩa thành tích và với quyết tâm cao, tin chắc GHPG Việt Nam sẽ thực hiện được.

NĐĐ

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1. Các tạp chí : Viên Âm, Duy Tâm Phật học, Đuốc Tuệ những số liên quan đến giáo dục.

2. Tạp chí Phương Tiện, 1949-1952

3. Báo Cứu Quốc từ năm 1959-1975.

4. Nguyễn Lang : Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, Nxb Văn Học, 1994.

5. Thành hội Phật giáo TPHCM, Biên niên sử Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - TPHCM, Nxb Thành phố HCM, 2001.

6. Thích Hải Ấn và Hà Quang Liêm : Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb TP HCM, 2001.

7. Kỷ yếu Đại hội đại biểu GHPG Việt Nam lần thứ 6 ( 2007-2012), Nxb Tôn Giáo, 2008.

8. Nguyễn Đại Đồng, Biên niên sử Phật giáo miền Bắc (1920 -1953), Nxb Tôn Giáo, 2008.

9. Trí Không, Tổ đình Ấn Quanglịch sử phát đạt của Phật giáo Việt Nam từ 1950 trở đi , Thư viện chùa Xá Lợi, TPHCM, 2009.

Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 37102)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: