Xiii. Ham Muốn

30/05/201012:00 SA(Xem: 10917)
Xiii. Ham Muốn

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

THE FIRST & LAST FREEDOM

Lời dịch: ÔNG KHÔNG 2010

 

CHƯƠNG XIII
HAM MUỐN

Đối với hầu hết chúng ta, ham muốn là một vấn đề: ham muốntài sản, có vị trí, có quyền lực, có thanh thản, có bất tử, có tiếp tục, ham muốn được thương yêu, có cái gì đó vĩnh hằng, thỏa mãn, bền vững, có cái gì đó mà vượt khỏi thời gian. Bây giờ, ham muốn là gì? Cái sự việc này mà đang thôi thúc, đang ép buộc chúng ta là gì? Tôi không đang gợi ý rằng chúng ta nên thỏa mãn với cái gì chúng ta có hay với cái gì chúng ta là, mà chỉ là đối nghịch của cái gì chúng ta muốn. Chúng ta đang cố gắng hiểu rõ ham muốn là gì, và liệu chúng ta có thể thâm nhập nó một cách từ tốn, cẩn thận. Tôi nghĩ chúng ta sẽ mang lại một thay đổi, mà không phải là một thay thế thuần túy từ một mục tiêu của ham muốn này sang một mục tiêu của ham muốn khác. Thông thường đây là điều chúng ta có ý nói qua từ ngữ ‘thay đổi’, phải không? Bởi vì không thỏa mãn với một mục tiêu đặc biệt của ham muốn, chúng ta tìm một thay thế cho nó. Chúng ta luôn luôn đang chuyển động từ một mục tiêu của ham muốn sang một mục tiêu khác mà chúng ta cho là quan trọng hơn, cao quý hơn, vĩ đại hơn; nhưng, dù vĩ đại như thế nào, ham muốn vẫn là ham muốn, và trong chuyển động này của ham muốn có đấu tranh liên tục, xung đột của những đối nghịch.

Vì vậy, liệu không quan trọng phải tìm ra ham muốn là gì, và liệu nó có thể được thay đổi? Ham muốn là gì? Nó không là biểu tượngcảm giác của nó, hay sao? Ham muốncảm giác cùng mục tiêu phải đạt được của nó. Liệu có ham muốn mà không có biểu tượngcảm giác của nó hay sao? Rõ ràng là không. Biểu tượng có lẽ là một bức tranh, một con người, một từ ngữ, một cái tên, một hình ảnh, một ý tưởng mà cho tôi một cảm giác, mà làm cho tôi cảm thấy rằng tôi ưa thích hay không-ưa thích nó; nếu cảm giác là vui thú, tôi muốn có được, sở hữu, bám chặt vào biểu tượng của nó và tiếp tục trong vui thú đó. Từ thời điểm này sang thời điểm khác, tùy theo khuynh hướng và những mãnh liệt của tôi, tôi thay đổi bức tranh, hình ảnh, mục tiêu. Tôi chán ngán, mệt mỏi, với một hình thức ham muốn; vì thế tôi tìm kiếm một cảm giác mới, một ý tưởng mới, một biểu tượng mới. Tôi khước từ một cảm giác cũ kỹ và thâu nhận một cảm giác mới mẻ, với những từ ngữ mới mẻ, những ý nghĩa mới mẻ, những trải nghiệm mới mẻ. Tôi phản kháng cái cũ kỹ và nhượng bộ cái mới mẻ mà tôi nghĩ rằng cao quý hơn, vĩ đại hơn, thỏa mãn hơn. Vẫn vậy trong ham muốn có một phản kháng và một nhượng bộ, mà hàm ý sự quyến rũ; và dĩ nhiên trong nhượng bộ một biểu tượng đặc biệt của ham muốn luôn luôn có sự sợ hãi của tuyệt vọng.

Nếu tôi quan sát toàn qui trình của ham muốn trong chính tôi, tôi thấy rằng luôn luôn có một mục tiêu mà cái trí của tôi hướng đến nó để tìm kiếm cảm giác thêm nữa, và rằng trong qui trình này có bao hàm sự kháng cự, sự quyến rủ và sự kỷ luật. Có nhận biết, cảm giác, tiếp xúcham muốn, và cái trí trở thành một công cụ thuộc máy móc của qui trình này, trong đó những biểu tượng, những từ ngữ, những mục tiêutrung tâm mà tất cả ham muốn vây quanh, tất cả những theo đuổi, tất cả những tham vọng được dựng lên; trung tâm đó là ‘cái tôi’. Liệu tôi có thể xóa tan trung tâm ham muốn đó – không phải một ham muốn đặc biệt, một thèm khát hay ao ước đặc biệt, nhưng toàn cấu trúc của ham muốn, của ao ước, của hy vọng, mà trong đó luôn luôn có sự sợ hãi của tuyệt vọng? Tôi càng tuyệt vọng nhiều bao nhiêu, tôi càng cho sức mạnh nhiều bấy nhiêu vào ‘cái tôi’. Chừng nào còn có hy vọng, ao ước, luôn luôn có nền tảng của sợ hãi, mà lại nữa củng cố trung tâm đó. Và cách mạng chỉ có thể được tại chính trung tâm đó, không phải trên bề mặt, mà chỉ là một qui trình của xao nhãng, một thay đổi hời hợt đang dẫn đến hành động ma mãnh.

Khi tôi nhận biết được toàn cấu trúc của ham muốn này, tôi thấy cái trí của tôi đã trở thành một trung tâm đã chết rồi, một qui trình máy móc của ký ức. Bởi vì bị chán ngán một ham muốn, một cách tự động tôi muốn thành tựu trong một ham muốn khác. Cái trí của tôi luôn luôn đang trải nghiệm dựa vào cảm giác, nó là công cụ của cảm giác. Bị chán ngán một cảm giác đặc biệt, tôi tìm kiếm một cảm giác mới, mà có lẽ là điều gì tôi gọi là sự ‘thực hiện của Thượng đế’; nhưng nó vẫn còn là cảm giác. Tôi đã thừa mứa thế giới này và những vất vả của nó và tôi muốn an bình, an bình vĩnh cửu; thế là tôi tham thiền, kiểm soát, tôi định hình cái trí của tôi với mục đích để trải nghiệm sự an bình đó. Trải nghiệm sự an bình đó vẫn còn là cảm giác. Vì vậy cái trí của tôi là công cụ máy móc của cảm giác, của ký ức; một trung tâm chết rồi mà từ đó tôi hành động, suy nghĩ. Những mục tiêu mà tôi theo đuổi là những chiếu rọi của cái trí như những biểu tượng, mà từ đó nó nhận được những cảm giác. Từ ngữ ‘thượng đế’, từ ngữ ‘tình yêu’, từ ngữ ‘cộng sản’, từ ngữ ‘dân chủ’, từ ngữ ‘quốc gia’ – đây là mọi biểu tượng mà trao tặng những cảm giác cho cái trí, và thế là cái trí bám vào chúng. Như bạn và tôi đều biết, mỗi cảm giác đều phải chấm dứt, và vì thế chúng ta chuyển động từ một cảm giác sang một cảm giác khác; và mọi cảm giác củng cố thói quen của tìm kiếm cảm giác thêm nữa. Thế là cái trí trở thành một công cụ thuần túy của cảm giác và ký ức, và trong qui trình đó chúng ta bị trói buộc. Chừng nào cái trí còn đang tìm kiếm trải nghiệm nhiều thêm nữa, nó chỉ có thể suy nghĩ dựa vào cảm giác; và bất kỳ trải nghiệm nào mà có lẽ bộc phát, sáng tạo, sinh động, mới mẻ lạ thường; ngay lập tức nó chuyển thành cảm giáctheo đuổi cảm giác đó, mà sau đó trở thành một kỷ niệm. Vì vậy trải nghiệm là chết rồi và cái trí trở thành một ngục tù của quá khứ

Nếu chúng ta đã đi sâu vào trong nó, chúng ta thân thuộc với qui trình này; và chúng ta dường như không có khả năng vượt khỏi. Chúng ta mong muốn vượt khỏi bởi vì chúng ta chán ngán thói quen vô tận này, sự theo đuổi máy móc của cảm giác này; vì thế cái trí chiếu rọi ý tưởng của sự thật, của Thượng đế; nó mơ mộng về một thay đổi mãnh liệt và về đảm trách một vai trò quan trọng trong sự thay đổi đó, và vân vânvân vân. Tuy nhiên, không bao giờ có một trạng thái sáng tạo. Trong chính tôi, tôi thấy qui trình của ham muốn này đang tiếp tục, mà là máy móc, lặp lại, mà giam cầm cái trí trong một qui trình của thói quen và biến nó thành một trung tâm chết rồi của quá khứ mà trong đó không có tánh tự phát sáng tạo. Cũng có những khoảnh khắc bất ngờ của sáng tạo, của cái đó mà không thuộc cái trí, mà không thuộc ký ức, mà không thuộc cảm giác hay ham muốn

Vì vậy, vấn đề của chúng tahiểu rõ ham muốn – không phải nó nên tiến xa đến chừng nào hay nó nên kết thúc ở đâu, nhưng hiểu rõ toàn qui trình của ham muốn, những khao khát, những ao ước, những thèm khát hừng hực. Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, sở hữu rất ít thể hiện sự tự do khỏi ham muốn – và cách chúng ta tôn sùng những người mà chẳng có bao nhiêu vật dụng! Một cái khố, một áo choàng, biểu tượng hóa ham muốn của chúng ta để được tự do khỏi ham muốn; nhưng lại nữa, đó là một phản ứng rất hời hợt. Tại sao lại bắt đầu tại mức độ hời hợt của sự từ bỏ những sở hữu bên ngoài trong khi cái trí của bạn lại bị què quặt bởi vô số ham muốn, vô số thèm khát, niềm tin, đấu tranh? Chắc chắn chính là ở đó mà cách mạng phải xảy ra, không phải cách mạng trong bạn sở hữu bao nhiêu hay bạn mặc quần áo gì hay bạn ăn bao nhiêu bữa. Nhưng chúng ta bị ấn tượng bởi những sự việc này bởi vì những cái trí của chúng ta rất nông cạn. 

Vấn đề của bạn và vấn đề của tôi là thấy rằng, liệu cái trí có thể được tự do khỏi ham muốn, khỏi cảm giác. Chắc chắn sáng tạo không liên quan đến cảm giác; sự thật, Thượng đế, hay cái gì bạn muốn, không ở trong một trạng thái mà có thể được trải nghiệm như cảm giác. Khi bạn có một trải nghiệm, điều gì xảy ra? Nó đã cho bạn một cảm giác nào đó, một cảm thấy của hân hoan hay buồn rầu. Theo tự nhiên, bạn cố gắng lẩn tránh, gạt qua một bên, trạng thái của buồn rầu; nhưng nếu nó là một hân hoan, một cảm giác của ngây ngất, bạn theo đuổi nó. Trải nghiệm của bạn đã sinh ra cảm giác vui thú và bạn muốn có nó nhiều hơn; và ‘nhiều hơn’ này củng cố cái trung tâm chết rồi của cái trí, mà luôn luôn đang khao khát trải nghiệm thêm nữa. Vẫn vậy, cái trí không thể trải nghiệm bất kỳ cái gì mới mẻ, nó không thể trải nghiệm bất kỳ cái gì mới mẻ, bởi vì tiếp cận của nó luôn luôn qua ký ức, qua công nhận; và cái mà được công nhận qua ký ức không là chân lý, sáng tạo, sự thật. Một cái trí như thế không thể trải nghiệm sự thật; nó chỉ có thể trải nghiệm cảm giác, và sáng tạo không là cảm giác, nó là cái gì đó mãi mãi mới mẻ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. 

Lúc này, tôi nhận ra trạng thái cái trí riêng của tôi; tôi thấy rằng nó là công cụ của cảm giácham muốn, hay nói khác hơn nó là cảm giácham muốn, và rằng nó bị trói buộc một cách máy móc trong thói quen. Một cái trí như thế không thể thâu nhận hay cảm thấy cái mới mẻ; bởi vì chắc chắn, cái mới mẻ phải là cái gì đó vượt khỏi cảm giác, mà luôn luôn là cái cũ kỹ. Vì vậy, qui trình máy móc này cùng những cảm giác của nó phải kết thúc, đúng chứ? Ham muốn nhiều hơn, theo đuổi những biểu tượng, những từ ngữ, những hình ảnh, cùng cảm giác của chúng – tất cả việc đó phải kết thúc. Chỉ đến lúc đó cái trí mới có thể ở trong trạng thái sáng tạo mà trong đó cái mới mẻ luôn luôn có thể hiện diện. Nếu bạn muốn hiểu rõ mà không bị mê hoặc bởi những từ ngữ, bởi những thói quen, bởi những ý tưởng, và thấy nó quan trọng như thế nào để có được cái mới mẻ luôn luôn đang tác động vào cái trí, vậy thì có lẽ, bạn muốn hiểu rõ qui trình của ham muốn, thói quen nhàm chán, khao khát liên tục trải nghiệm. Vậy thì tôi nghĩ, bạn sẽ bắt đầu thấy rằng ham muốn chẳng có ý nghĩa bao nhiêu trong sống đối với một con người mà thực sự tìm kiếm. Rõ ràng có những nhu cầu vật chất nào đó: thực phẩm, quần áo, nhà ở, và tất cả những việc như thế. Nhưng chúng không bao giờ trở thành những ham muốn tâm lý, những sự việc mà cái trí xây dựng trên chính nó như một trung tâm của ham muốn. Vượt khỏi những nhu cầu vật chất, bất kỳ hình thức nào của ham muốn – cho trạng thái vĩ đại, cho sự thật, cho đạo đứctrở thành một qui trình tâm lý mà qua đó cái trí xây dựng ý tưởng của ‘cái tôi’ và củng cố chính nó tại trung tâm

Khi bạn thấy qui trình này, khi bạn thực sự tỉnh thức được nó mà không phản kháng, không có một ý thức của quyến rũ, không chống đối, không bênh vực hay đánh giá nó; vậy thì bạn sẽ khám phá rằng, cái trí có thể thâu nhận cái mới mẻ và rằng, cái mới mẻ không bao giờ là một cảm giác; vì vậy nó không bao giờ được công nhận, được trải nghiệm lại. Nó là trạng thái của tồn tại mà trong đó sáng tạo hiện diện không cần mời mọc, không cần ký ức; và đó là sự thật.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 17165)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.