Xviii. Tự Lừa Dối

30/05/201012:00 SA(Xem: 11175)
Xviii. Tự Lừa Dối

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

THE FIRST & LAST FREEDOM

Lời dịch: ÔNG KHÔNG 2010

 

CHƯƠNG XVIII
TỰ LỪA DỐI 

Tôi muốn bàn luận hay suy nghĩ về vấn đề của tự-lừa dối, những ảo tưởng mà cái trí tự-buông thả và tự-áp đặt vào chính nó và vào những người khác. Đó là một vấn đề rất nghiêm túc, đặc biệt trong một khủng hoảng thuộc loại mà thế giới đang đối diện. Nhưng với mục đích hiểu rõ toàn vấn đề của tự-lừa dối này, chúng ta phải theo sát nó không những tại mức độ từ ngữ nhưng còn tại mức độ tồn tại sẵn phía bên trong, cơ bản, sâu thẳm. Chúng ta quá dễ dàng được thỏa mãn với những từ ngữ và những từ ngữ-phản đối; chúng ta có sự thông minh thuộc thế gian; và bởi vì thông minh thuộc thế gian, tất cả mọi việcchúng ta có thể làm là hy vọng điều gì đó sẽ xảy ra. Chúng ta thấy rằng sự giải thích về chiến tranh không kết thúc được chiến tranh; có vô số những người sử học, những người huyền bí học và những người tôn giáo đang giải thích chiến tranh và làm thế nào chiến tranh tồn tại nhưng những chiến tranh vẫn còn tiếp tục, có lẽ còn hủy diệt hơn bất kỳ lúc nào. Những người của chúng ta, mà thực sự nghiêm túc phải vượt khỏi từ ngữ, phải tìm kiếm cách mạng cơ bản bên trong chính chúng ta. Đó là phương thuốc chữa trị duy nhất có thể mang lại một cứu vãn cơ bản, bền vững của nhân loại

Tương tự như thế, khi chúng ta đang bàn luận về loại tự-lừa dối này, tôi nghĩ chúng ta nên cảnh giác bất kỳ những giải thích và những đối đáp hời hợt nào; chúng ta nên, nếu tôi được phép đề nghị, không chỉ lắng nghe người nói nhưng còn theo sát vấn đề như chúng ta biết nó trong sống hàng ngày của chúng ta; đó là chúng ta nên quan sát về chính mình trong suy nghĩ và trong hành động, quan sát cách chúng ta gây ảnh hưởng đến những người khác và cách chúng ta tiến tới để hành động từ chính chúng ta.

Lý do, nền tảng cho sự tự-lừa dối là gì? Làm thế nào nhiều người trong chúng ta thực sự ý thức được rằng chúng ta đang tự-lừa dối mình? Trước khi chúng ta có thể trả lời câu hỏi ‘Tự-lừa dối là gì và nó nảy sinh như thế nào?’, chúng ta phải nhận biết được rằng chúng ta đang tự-lừa dối chính mình? Chúng ta biết rằng chúng ta đang tự-lừa dối chính mình phải không? Chúng ta có ý gì qua từ ngữ lừa dối này? Tôi nghĩ nó rất quan trọng, bởi vì chúng ta càng tự-lừa dối chính mình nhiều bao nhiêu, sức mạnh trong sự lừa dối đó càng mãnh liệt bấy nhiêu; bởi vì nó cho chúng ta một sức sống nào đó, một năng lượng nào đó, một khả năng nào đó mà dẫn đến áp đặt sự lừa dối của chúng ta vào những người khác. Vì vậy dần dần chúng ta không chỉ áp đặt sự lừa dối vào chính chúng ta mà còn cả vào những người khác. Nó là một qui trình hỗ tương của tự-lừa dối. Chúng tanhận biết được qui trình này? Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có khả năng suy nghĩ một cách rất rõ ràng, có mục đích và trực tiếp; và liệu chúng tanhận biết được rằng, trong qui trình của suy nghĩ này, có tự-lừa dối? 

Chính tư tưởng là một qui trình của tìm kiếm, một tìm kiếm của biện hộ, của an toàn, của tự-bảo vệ, một ham muốn để được suy nghĩ rõ ràng, một ham muốn để có vị trí, thanh danh và quyền hành? Ham muốn này, thuộc chính trị, hay thuộc xã hội-tôn giáo, không là chính nguyên nhân của tự-lừa dối hay sao? Khoảnh khắc tôi muốn một cái gì đó khác hơn những nhu cầu thuần túy vật chất, tôi không sinh ra, tôi không tạo ra một trạng thái chấp nhận một cách dễ dàng hay sao? Ví dụ, nhiều người chúng ta quan tâm muốn biết điều gì xảy ra sau khi chết; chúng ta càng già nua bao nhiêu, chúng ta càng quan tâm bấy nhiêu. Chúng ta muốn biết sự thật của nó. Làm thế nào chúng ta sẽ tìm ra nó? Chắc chắn không phải bằng cách đọc sách cũng không phải qua những giải thích khác nhau.

Bạn sẽ tìm ra nó bằng cách nào? Trước hết, bạn phải xóa sạch hoàn toàn cái trí của bạn khỏi mọi yếu tố gây cản trở nó – mọi hy vọng, mọi ham muốn để tiếp tục, mọi ham muốn để tìm ra có cái gì phía bên kia. Bởi vì cái trí đang liên tục tìm kiếm sự an toàn, nó có ham muốn để tiếp tục, và những hy vọng cho một phương tiện của thành tựu, cho một tồn tại ở tương lai. Một cái trí như thế, mặc dù nó đang tìm kiếm sự thật về cuộc sống sau khi chết, luân hồi hay bất kỳ cái gì nó là, không thể khám phá sự thật đó, đúng chứ? Điều quan trọng không phải liệu luân hồi là đúng thực hay giả dối, nhưng phương cách mà cái trí tìm kiếm sự biện hộ, qua tự-lừa dối, về một sự kiện mà có lẽ hay không có lẽ đúng thực. Điều quan trọng là cách tiếp cận vấn đề, với động cơ gì, với thúc giục gì, với ham muốn gì mà bạn đến với nó.

Người tìm kiếm luôn luôn đang áp đặt sự lừa dối này vào chính anh ấy; không ai có thể áp đặt nó vào anh ấy; chính anh ấy làm việc đó. Chúng ta tạo ra sự lừa dối và sau đó trở thành những nô lệ cho nó. Nhân tố cơ bản của tự-lừa dối là ham muốn liên tục này để là một cái gì đó trong thế giới này và trong thế giới đời sau. Chúng ta biết kết quả của ham muốn là cái gì đó trong thế giới này; nó là sự hỗn loạn hoàn toàn, nơi mỗi người đang ganh đua với những người khác, mỗi người đang hủy diệt những người khác nhân danh hòa bình; bạn biết rõ trò chơi mà chúng ta đùa giỡn lẫn nhau, mà là một hình thức lạ lùng của tự-lừa dối. Tương tự, chúng ta muốn được an toàn trong một thế giới khác, một vị trí.

Vì vậy chúng ta bắt đầu tự-lừa dối chính chúng ta vào khoảnh khắc có sự thôi thúc để là, để trở thành hay để thành tựu. Đó là một sự việc rất khó khăn cho cái trí muốn được giải thoát. Đó là một trong những vấn đề cơ bản trong sống của chúng ta. Liệu có thể sống trong thế giới này và không là gì cả? Chỉ đến lúc đó mới có được tự do khỏi tất cả lừa dối, bởi vì chỉ đến lúc đó cái trí mới không đang tìm kiếm một kết quả, cái trí mới không đang tìm kiếm một câu trả lời gây thỏa mãn, cái trí mới không đang tìm kiếm bất kỳ hình thức nào của biện hộ, cái trí mới không đang tìm kiếm an toàn trong bất kỳ hình thức nào, trong bất kỳ liên hệ nào. Điều đó xảy ra chỉ khi nào cái trí nhận ra những có thể xảy ra và những tinh tế của sự lừa dối và vì vậy, cùng hiểu rõ, buông bỏ mọi hình thức của biện hộ, an toàn – mà có nghĩa cái trí, lúc đó, có thể tuyệt đối không là gì cả. Điều đó có thể xảy ra được không? 

Chừng nào chúng ta còn tự-lừa dối chính chúng ta trong bất kỳ hình thức nào, không thể có tình yêu. Chừng nào cái trí còn có thể tạo tác và áp đặt vào chính nó một ảo tưởng, rõ ràng nó tự-tách rời chính nó khỏi hiểu rõ tập thể hay hòa hợp. Đó là một trong những khó khăn của chúng ta; chúng ta không biết làm thế nào để đồng-hợp tác. Tất cả mọi điều chúng ta biết là rằng chúng ta cố gắng làm việc cùng nhau hướng về một kết thúc mà cả hai chúng ta đã lập sẵn kế hoạch. Có thể có đồng-hợp tác chỉ khi nào bạn và tôi không có mục đích chung được tạo ra bởi suy nghĩ. Điều quan trọng là nhận ra rằng sự đồng-hợp tác đó chỉ có thể được khi bạn và tôi không ham muốn để là bất kỳ cái gì. Khi bạn và tôi ham muốn để là bất kỳ cái gì, vậy thì niềm tin và tất cả phần còn lại của nó trở thành cần thiết, một không tưởng tự-chiếu rọi. Nhưng nếu bạn và tôi đang sáng tạo một cách vô danh, không có bất kỳ tự-lừa dối nào, không có bất kỳ những rào chắn của niềm tinhiểu biết, không có một ham muốn để được an toàn, vậy thì có đồng-hợp tác chân thật.

Liệu chúng ta có thể đồng-hợp tác, liệu chúng ta có thể cùng nhau mà không có một kết thúc trong quan điểm? Liệu bạn và tôi có thể làm việc cùng nhau mà không tìm kiếm một kết quả? Chắc chắn đó là đồng-hợp tác chân thật, đúng chứ? Nếu bạn và tôi suy nghĩ, vận dụng, lập sẵn một kết quả và chúng ta đang làm việc cùng nhau hướng về kết quả đó, vậy thì qui trình này liên quan đến điều gì? Những suy nghĩ của chúng ta, những cái trí thuộc trí năng của chúng ta, dĩ nhiên đang gặp gỡ nhau; nhưng thuộc cảm giác, toàn thân tâm có lẽ đang kháng cự nó, mà tạo ra sự lừa dối, tạo ra sự xung đột giữa bạn và tôi. Nó là một sự kiện hiển nhiên và có thể thấy rõ được trong sống hàng ngày của chúng ta. Bạn và tôi đồng ý làm một công việc nào đó theo trí năng nhưng phía bên trong, sâu thẳm, bạn và tôi đang đấu tranh lẫn nhau. Tôi muốn một kết quả cho sự thỏa mãn của tôi; tôi muốn thống trị; tôi muốn danh tánh của tôi đứng trước danh tánh của bạn, mặc dù tôi được nói là đang làm việc cùng với bạn. Vậy thì cả hai chúng ta, là những người tạo tác của kế hoạch đó, thực sự đang phản kháng lẫn nhau, mặc dù phía bên ngoài bạn và tôi đang thực hiện kế hoạch đó.

Liệu không quan trọng phải tìm ra liệu bạn và tôi có thể đồng-hợp tác, hiệp thông, sống cùng nhau trong một thế giới nơi bạn và tôi không là gì cả; liệu chúng ta có thể thực sự và chân thật để đồng-hợp tác không những ở mức độ hời hợt nhưng còn cả cơ bản hay không? Đó là một trong những vấn đề lớn lao nhất của chúng ta, có lẽ lớn lao nhất. Tôi tự-đồng hóa mình cùng một mục tiêu và bạn tự-đồng hóa bạn cùng mục tiêu đó; cả hai chúng ta đều quan tâm đến nó; cả hai chúng ta đều đang dự định tạo ra nó. Chắc chắn qui trình của suy nghĩ này rất hời hợt, bởi vì qua sự đồng hóa chúng ta tạo ra sự tách rời – mà quá rõ ràng trong sống hàng ngày của chúng ta. Bạn là một người Ấn độ giáo và tôi là một người Thiên chúa giáo; cả hai chúng ta đều thuyết giảng về tình huynh đệ, và chúng ta lại đâm thọc lẫn nhau. Tại sao? Đó là một trong những vấn đề của chúng ta, phải không? Trong tầng ý thức bên trong và sâu thẳm, bạn có những niềm tin của bạn và tôi có những niềm tin của tôi. Bằng cách nói về tình huynh đệ, chúng ta đã không giải quyết được toàn vấn đề của những niềm tin nhưng chỉ đồng ý, thuộc lý thuyếttrí năng, rằng điều này nên như thế; phía bên trong và sâu thẳm, chúng ta đang chống đối lẫn nhau. 

Nếu chúng ta không xóa tan được những cản trở đó mà là một tự-lừa dối, mà cho chúng ta một sức sống nào đó, không thể có đồng-hợp tác giữa bạn và tôi. Qua sự đồng hóa với một nhóm người, với một ý tưởng đặc biệt, với một quốc gia đặc biệt, chúng ta không bao giờ có thể tạo ra đồng-hợp tác.

Niềm tin không mang lại đồng-hợp tác; trái lại, nó gây phân chia. Chúng ta thấy làm thế nào một đảng phái chính trị chống đối lại một đảng phái chính trị khác, mỗi đảng phái tin tưởng lối nào đó để giải quyết những vấn đề kinh tế, và thế là tất cả họ đang chống đối lẫn nhau. Họ chỉ quan tâm đến những lý thuyết mà sẽ giải quyết vấn đề đó. Họ thực sự không quan tâm đến chính vấn đề nhưng đến phương pháp mà qua đó vấn đề sẽ được giải quyết. Vì vậy phải có sự bất mãn giữa hai đảng phái, bởi vì họ quan tâm đến ý tưởng và không phải đến vấn đề. Tương tự như thế, những con người tôn giáo đang chống đối lẫn nhau, mặc dù bằng từ ngữ họ nói rằng tất cả họ chỉ có một sự sống, một Thượng đế; bạn biết tất cả điều đó. Phía bên trong, những niềm tin của họ, những quan điểm của họ, những trải nghiệm của họ đang hủy hoại họ và đang khiến cho họ bị cô lập.

Trải nghiệm trở thành một nhân tố gây phân chia trong sự liên hệ của những con người của chúng ta; trải nghiệm là một cách của lừa dối. Nếu tôi đã trải nghiệm cái gì đó, tôi bám vào nó, tôi không tìm hiểu toàn vấn đề thuộc qui trình của trải nghiệm nhưng, bởi vì tôi đã trải nghiệm, điều đó là đầy đủ và tôi bám vào nó; vì vậy tôi áp đặt, qua trải nghiệm đó, sự tự-lừa dối.

 Khó khăn của chúng ta là rằng, mỗi người chúng ta quá đồng hóa với một niềm tin đặc biệt, với một hình thức hay phương pháp đặc biệt của tạo ra sự hạnh phúc, điều chỉnh kinh tế, đến độ cái trí của chúng ta bị trói buộc bởi điều đó và chúng ta không thể tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề; vì vậy chúng ta muốn giữ một khoảng cách cô lập thuộc cá thể, trong những phương cách, những niềm tin và những trải nghiệm đặc biệt của chúng ta. Nếu chúng ta không xóa sạch được chúng, qua hiểu rõ – không chỉ ở mức độ hời hợt, nhưng còn ở mức độ sâu thẳm hơn – không thể có hòa bình trong thế giới. Đó là lý do tại sao rất quan trọng cho những người thực sự nghiêm túc, phải hiểu rõ toàn vấn đề này – ham muốn để trở thành, để thành tựu, để đạt được – không chỉ ở mức độ hời hợt nhưng cơ bản và sâu thẳm; ngược lại không thể có hòa bình trong thế giới.

Sự thật không phải là cái gì đó để kiếm được. Tình yêu không thể đến với những con người kia mà có một ham muốn bám chặt vào nó, hay những con người thích đồng hóa với nó. Chắc chắn những sự việc như thế hiện diện khi cái trí không tìm kiếm, khi cái trí hoàn toàn yên lặng, không còn tạo tác những hành động và những niềm tin qua đó nó lệ thuộc, hay từ đó nó rút ra được một sức mạnh nào đó, mà là một thể hiện của tự-lừa dối. Chỉ khi nào cái trí hiểu rõ toàn qui trình của ham muốn này, nó mới có thể yên lặng. Chỉ lúc đó cái trí mới không ở trong chuyển động để là hay để không là; chỉ lúc đó mới có thể có một trạng thái mà trong đó không có bất kỳ loại lừa dối nào.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 17183)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :