Xx. Thời Gian Và Thay Đổi

30/05/201012:00 SA(Xem: 10580)
Xx. Thời Gian Và Thay Đổi

 J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

THE FIRST & LAST FREEDOM

Lời dịch: ÔNG KHÔNG 2010

 

CHƯƠNG XX
THỜI GIAN VÀ THAY ĐỔI 

Tôi muốn nói một chút về thời gian là gì, bởi vì tôi nghĩ sự phong phú, vẻ đẹp và ý nghĩa của cái không-thời gian, của sự thật, có thể được trải nghiệm chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ toàn qui trình của thời gian. Rốt cuộc, chúng ta đang tìm kiếm, mỗi người theo cách riêng của anh ấy, một ý thức của hạnh phúc, của phong phú. Chắc chắn một sống có ý nghĩa, những phong phú của hạnh phúc trung thực, không thuộc thời gian. Giống như tình yêu, một sống như thế là không-thời gian; và muốn hiểu rõ cái không-thời gian, chúng ta không được tiếp cận nó qua thời gian nhưng trái lại hiểu rõ thời gian. Chúng ta không được sử dụng thời gian như một phương tiện đạt được, nhận ra, hiểu rõ cái không-thời gian. Đó là điều gì chúng ta đang làm trong hầu hết cuộc đời của chúng ta; dùng thời gian trong cố gắng để nắm bắt cái không- thời gian, vì vậy rất quan trọng phải hiểu rõ điều gì chúng ta có ý trình bày qua từ ngữ thời gian, bởi vì tôi nghĩ rằng được tự do khỏi thời gian là điều có thể thực hiện được. Rất quan trọng phải hiểu rõ thời gian như một tổng thể và không phải từng phần.

Thật lý thú khi nhận ra rằng, sống của chúng ta hầu như được sử dụng trong thời gianthời gian, không trong ý nghĩa của sự tuần tự, của những phút, những giờ, những ngày và những năm, nhưng trong ý nghĩa của ký ức thuộc tâm lý. Chúng ta sống dựa vào thời gian, chúng ta là kết quả của thời gian. Cái trí của chúng ta là sản phẩm của nhiều ngày hôm qua và hiện tại chỉ là con đường của quá khứ đi đến tương lai. Cái trí của chúng ta, những hoạt động của chúng ta, thân tâm của chúng ta được thành lập trên thời gian; nếu khôngthời gian chúng ta không thể suy nghĩ, bởi vì suy nghĩ là kết quả của thời gian, suy nghĩ là sản phẩm của nhiều ngày hôm qua và không có suy nghĩ nếu không có ký ức. Ký ức là thời gian; bởi vì có hai loại thoài gian, thời gian tâm lýthời gian tuần tự. Có thời gian như ngày hôm qua theo đồng hồ và như ngày hôm qua theo ký ức. Bạn không thể phủ nhận thời gian theo tuần tự; điều đó sẽ vô lý – bạn sẽ nhỡ chuyến xe lửa của bạn. Nhưng liệu thực sự có bất kỳ thời gian nào tách rời khỏi thời gian tuần tự? Chắc chắnthời gian như ngày hôm qua, nhưng liệu có thời gian như khi cái trí suy nghĩ về nó? Liệu có thời gian tách khỏi cái trí? Chắc chắn rằng thời gian, thời gian tâm lý, là sản phẩm của cái trí. Nếu không có sự hình thành của suy nghĩ, sẽ không có thời gianthời gian chỉ là ký ức như ngày hôm qua cùng với ngày hôm nay, mà định hình ngày mai. Đó là, ký ức của trải nghiệm hôm qua phản ứng đến hiện tại đang đúc khuôn tương lai – mà vẫn còn trong qui trình của tư tưởng, một con đường của cái trí. Qui trình tư tưởng tạo ra sự tiếp diễn thuộc tâm lý trong thời gian nhưng liệu nó có thực sự, thực sự như thời gian tuần tự hay không? Và liệu chúng ta có thể sử dụng thời gian thuộc cái trí đó như một phương tiện để hiểu rõ cái vĩnh cửu, cái không-thời gian? Như tôi đã nói, hạnh phúc không thuộc ngày hôm qua, hạnh phúc không là sản phẩm của thời gian, hạnh phúc luôn luôn trong hiện tại, một trạng thái không-thời gian. Tôi không biết liệu bạn có nhận thấy rằng khi bạn có sự ngây ngất, một hân hoan sáng tạo, một loạt những đám mây rực rỡ bị phủ quanh bởi những đám mây đen kịt, trong khoảnh khắc đó không có thời gian: chỉ có hiện tại tức khắc. Cái trí, chen vào sau trải nghiệm trong hiện tại, nhớ lại và ao ước tiếp tục nó, tập hợp nhiều hơn và nhiều hơn về chính nó, vì vậy đang tạo tác thời gian. Vì vậy thời gian được tạo ra bởi ‘nhiều hơn’; thời gian là kiếm được và thời gian cũng là tách rời, mà vẫn còn là một kiếm được của cái trí. Vì vậy chỉ kỷ luật cái trí trong thời gian, quy định suy nghĩ bên trong cái khung của thời gian, mà là ký ức, chắc chắn không bộc lộ cái không-thời gian. 

Thay đổi có là một vấn đề của thời gian hay không? Hầu hết chúng ta quen thuộc khi suy nghĩ rằng thời giancần thiết cho sự thay đổi: tôi là cái gì đó, và muốn thay đổi tôi là gì thành tôi nên là gì cần đến thời gian. Tôi tham lam, với những hậu quả của tham lam là tạo ra hoang mang, thù địch, xung đột, và đau khổ; để tạo ra sự thay đổi mà là không-tham lam, chúng ta nghĩ thời giancần thiết. Đó là nói rằng, thời gian được coi như một phương tiện của tiến hóa đến cái gì đó to tát hơn, của trở thành cái gì đó. Vấn đề là như thế này: người ta bạo lực, tham lam, ganh tị, tức giận, hiểm độc hay đam mê. Để thay đổi cái gì là, thời giancần thiết hay không? Trước hết, tại sao chúng ta muốn thay đổi cái gì là, hay tạo ra một thay đổi? Tại sao? Bởi vì chúng ta là gì không gây thỏa mãn cho chúng ta; nó tạo ra xung đột, bực bội, và, bởi vì không thích trạng thái đó, chúng ta muốn cái gì đó tốt lành hơn, cái gì đó cao quí hơn, cái gì đó lý tưởng hơn. Thế là chúng ta khao khát sự thay đổi bởi vì có đau khổ, phiền muộn, xung đột. Xung đột có được khuất phục bởi thời gian hay sao? Nếu bạn nói nó sẽ được khuất phục bởi thời gian, bạn vẫn còn trong xung đột. Bạn có lẽ nói nó sẽ mất hai mươi ngày hay hai mươi năm để thay đổi xung đột, để thay đổi cái gì bạn là, nhưng trong suốt thời gian đó bạn vẫn còn trong xung độtvì vậy thời gian không tạo ra sự thay đổi. Khi chúng ta sử dụng thời gian như một phương tiện của đạt được một chất lượng, một đạo đức hay một trạng thái của tồn tại, chúng ta chỉ đang trì hoãn hay lẩn tránh cái gì là; và tôi nghĩ rất quan trọng phải hiểu rõ điều này. Tham lam hay bạo lực gây ra đau khổ, hỗn loạn trong thế giới của sự liên hệ với một người khác của chúng ta, mà là xã hội; và vì ý thức được sự hỗn loạn này, mà chúng ta gọi là tham lam hay bạo lực, chúng ta nói với chính chúng ta, ‘Tôi sẽ thoát khỏi nó trong thời gian. Tôi sẽ luyện tập không-bạo lực, tôi sẽ luyện tập không-ganh tị, tôi sẽ luyện tập hòa bình.’ Bây giờ, bạn muốn luyện tập không-bạo lực bởi vì bạo lực là trạng thái của bực bội, xung đột, và bạn nghĩ rằng trong thời gian bạn sẽ có được không-bạo lực và khuất phục được xung đột. Điều gì thực sự đang xảy ra? Bởi vì ở trong một trạng thái xung đột bạn muốn đạt được một trạng thái trong đó không có xung đột. Bây giờ trạng thái không-xung đột đó là kết quả của thời gian, của một khoảng thời gian? Chắc chắn là không; bởi vì, trong khi bạn đạt được một trạng thái không-bạo lực, bạn vẫn còn đang bạo lực và vì vậy vẫn còn xung đột.

Vấn đề của chúng ta là, liệu một xung đột, một phiền muộn, có thể được khuất phục trong một chu kỳ của thời gian, cho dù nó là ngày, năm hay là cuộc sống? Điều gì xảy ra khi bạn nói, ‘Tôi sẽ luyện tập không-bạo lực suốt một chu kỳ nào đó của thời gian’? Chính luyện tập đó chỉ ra rằng bạn đang trong xung đột, đúng chứ? Bạn sẽ không luyện tập nếu bạn không đang kháng cự lại xung đột; bạn nói sự kháng cự lại xung độtcần thiết để khuất phục xung đột, và bạn phải có thời gian cho sự kháng cự đó. Nhưng chính sự kháng cự lại xung đột là một hình thức của xung đột. Bạn đang tiêu hao năng lượng của bạn khi kháng cự lại xung đột trong hình thức của cái gì bạn gọi là tham lam, ganh tị hay bạo lực nhưng cái trí của bạn vẫn còn trong xung đột, vì vậy rất quan trọng phải thấy được sự giả dối của qui trình lệ thuộc vào thời gian như một phương tiện để khuất phục bạo lực, và thế là được tự do khỏi qui trình đó. Thế là bạn có thể là cái gì bạn là: một bực bội thuộc tâm lý mà là chính bạo lực.

Muốn hiểu rõ bất kỳ điều gì, bất kỳ vấn đề của con người hay khoa học, điều gì là quan trọng, điều gì là cốt lõi? Một cái trí yên lặng, một cái trí mà có ý định của hiểu rõ, đúng chứ? Không phải một cái trí mà loại trừ, mà đang cố gắng tập trung – mà lại nữa là một nỗ lực của kháng cự. Nếu tôi thực sự muốn hiểu rõ cái gì đó, ngay tức khắc có một trạng thái yên lặng của cái trí. Khi bạn muốn lắng nghe nhạc hay nhìn ngắm một bức tranh mà bạn yêu thích, mà bạn có một cảm thông, trạng thái cái trí của bạn là gì? Ngay tức khắc có một yên lặng, phải không? Khi bạn đang lắng nghe nhạc, cái trí của bạn không lang thang khắp mọi nơi; bạn đang lắng nghe. Tương tự như vậy, khi bạn muốn hiểu rõ xung đột, bạn không còn đang lệ thuộc vào thời gian gì cả; đơn giản bạn bị đối diện với cái gì là, mà là xung đột. Sau đó ngay tức khắc kia kìa một tĩnh lặng, một yên lặng của cái trí. Khi bạn không còn lệ thuộc vào thời gian như một phương tiện để thay đổi cái gì là bởi vì bạn thấy được sự giả dối của qui trình đó, vậy thì bạn đối diện với cái gì là, và bởi vì bạn quan tâm đến sự hiểu rõ cái gì là, tự nhiên bạn có một cái trí yên lặng. Trong trạng thái tỉnh thức nhưng thụ động của cái trí có hiểu rõ. Chừng nào cái trí còn ở trong xung đột, đang khiển trách, đang kháng cự, đang ép buộc, không thể có hiểu rõ. Nếu tôi muốn hiểu rõ bạn, tôi không được khiển trách bạn, rõ ràng như thế. Chính là cái trí yên lặng, cái trí đứng yên, mới tạo ra sự thay đổi. Khi cái trí không còn đang kháng cự, không còn đang lẩn tránh, không còn đang loại bỏ hay khiển trách ‘cái gì là’ nhưng chỉ tỉnh thức một cách thụ động, vậy thì trong trạng thái thụ động đó của cái trí bạn sẽ tìm ra, nếu bạn thực sự tìm hiểu vấn đề, rằng một thay đổi hiện diện.

Cách mạng chỉ có thể xảy ra được ngay lúc này, không phải trong tương lai; sự tái sinh của thế hệ là ngày hôm nay, không phải ngày mai. Nếu bạn muốn thí nghiệm điều gì tôi đã nói, bạn sẽ phát hiện rằng có sự tái sinh ngay tức khắc, một trạng thái mới mẻ, một chất lượng của tươi trẻ, bởi vì cái trí luôn luôn yên lặng khi nó quan tâm, khi nó ham muốn hay có ý định để hiểu rõ. Đối với hầu hết chúng ta điều khó khăn là, chúng ta không có ý định để hiểu rõ, bởi vì chúng ta sợ hãi rằng, nếu chúng ta đã hiểu rõ, nó có lẽ tạo ra một hành động cách mạng trong sống của chúng ta và thế là chúng ta kháng cự. Chính là hệ thống máy móc đang vận hành khi chúng ta sử dụng thời gian hay một lý tưởng như một phương tiện của sự thay đổi dần dần.

Vẫn vậy sự tái sinh chỉ có thể xảy ra được trong hiện tại, không phải trong tương lai, không phải ngày mai. Một người lệ thuộc vào thời gian như một phương tiện nhờ đó anh ấy có thể kiếm được hạnh phúc, hay nhận ra sự thật hay Thượng đế, chỉ đang tự-lừa dối chính anh ấy; anh ấy đang sống trong dốt nát và thế là trong xung đột. Một người thấy rằng thời gian không là phương cách thoát khỏi sự khó khăn của chúng tavì vậy được tự do khỏi sự giả dối, một người như thế tự nhiêný định để hiểu rõ; vì vậy cái trí của anh ấy yên lặng một cách tự phát, mà không-ép buộc, mà không-luyện tập. Khi cái trí yên lặng, an bình, không đang tìm kiếm bất kỳ đáp án nào hay bất kỳ giải pháp nào; cũng không kháng cự hay lẩn tránh – chỉ lúc đó mới có thể có một tái sinh, bởi vì lúc đó cái trí có thể nhận biết được điều gì là sự thật; và chính sự thật mới giải thoát, không phải nỗ lực để giải thoát của bạn.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 17183)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :