Dùng Sữa Yến Mạch (Oat Milk) Làm Giảm Lượng Mỡ Và Cholesterol Xấu Trong Máu

02/12/201312:00 SA(Xem: 8779)
Dùng Sữa Yến Mạch (Oat Milk) Làm Giảm Lượng Mỡ Và Cholesterol Xấu Trong Máu

DÙNG SỮA YẾN MẠCH (OAT MILK) 
TRONG NĂM TUẦN LÀM GIẢM LƯỢNG MỠ 
VÀ CHOLESTEROL XẤU TRONG MÁU
Tâm Diệu biên soạn

oats_water_0Tổng số cholesterol và loại cholesterol xấu LDL cao trong máu (hypercholesterolemic) được coi là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch. Yến mạch β -glucan, một chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các tế bào nội nhũ của yến mạch, đã tạo ra lợi ích đáng kể do tính chất làm giảm cholesterol của mình . Vào năm 1997 cơ quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận chất xơ hòa tan β -glucan từ yến mạch có khả năng giảm mức cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim. Tương tự như vậy, vào năm 2004 tổ chức Joint Health Claims Initiative ở Anh Quốc (JHCI) cũng công nhận yến mạch β -glucan có tác dụng giảm cholesterol. Các kết quả của các phân tích cho biết những nghiên cứu trong suốt 13 năm qua rằng mỗi ngày dùng ít nhất 3 gam yến mạch β -glucan có thể làm giảm tổng số cholesterol 5% và giảm cholesterol xấu LDL 7%. Dữ liệu này phù hợp với kết luận ban đầu được thực hiện bởi FDA và JHCI. [01]

Một nghiên cứu vào năm 1999 được thực hiện bởi các nhà Y sinh Dinh dưỡng học (Biomedical Nutrition) thuộc trường đại học University of Lund, Sweden thực hiện, cho biết sữa yến mạch có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt giảm loại cholesterol xấu LDL. Trong thử nghiệm này, sáu mươi sáu người đàn ông được tuyển chọn từ một chương trình kiểm tra sức khỏe với tình trạng moderate hypercholesterolemia, được phân ra làm hai nhóm một cách ngẫu nhiên Một nhóm uống sữa yến mạch và nhóm kia uống sữa gạo trong 5 tuần với dung lượng ¾ lít một ngày. Sữa yến mạch có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là β-glucan (0,5 g/100 g) so với sữa gạo (< 0.02 g/100 g). Sau giai đoạn thử nghiệm, so sánh với nhóm uống sữa gạo, kết quả cho biết tổng lượng mỡ (cholesterol) và loại mỡ xấu LDL trong máu của nhóm uống sữa yến mạch giảm 6%. Triglycerides trong máu của nhóm uống sữa yến mạch không thay đổi, trong khi đó có sự gia tăng đáng kể đối với nhóm uống sữa gạo. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng sữa yến mạch có chứa chất xơ không hoà tan (insoluble fiber) và chất β-Glucan (beta-glucan) đã làm giảm cholesterol xấu trong máu. [02]

Tưởng cũng nên biết β-glucan là một hỗn hợp sinh học polysaccharide được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên như yến mạch, đại mạch, rong biển, nấm.. có khả năng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, tức phòng trống nhiễm trùng, chống lại bất cứ yếu tố ngoại lai nào xâm nhập cơ thể, kể cả các tế bào ung thư . Ngooài ra nó còn tăng cường sức khỏe hô hấpkích thích tăng tiết nhiều cytokines nhằm tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài, giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, kích thích tiêu hóa, phòng các bệnh đường ruột, nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút [03].

Một nghiên cứu khác của trường đại học The University of Zulia, Maracaibo, Venezuela cho biết chất β-glucan chiết xuất từ yến mạch (oat) có khả năng gia tăng cholesterol tốt HDL và làm giảm cholesterol xấu HDL. [04]

CÁCH LÀM SỮA YẾN MẠCH
(Tâm Linh)

oatmilk_filter_0So với sữa đậu nành, làm sữa yến mạch dễ hơn vì không cần đun nấu, và một điều quan trọng chúng không bị biến đổi gene và enzyms do không qua việc sử lý bằng nhiệt. Giá thành rẻ hơn sữa đậu nành và sữa hạnh nhân (almond milk).

Nguyên Liệu:
1 cup steel-cut oats or old-fashioned or rolled oats
4 cups filtered water
¼ tsp sea salt (optional)
2 Tbsp pure maple syrup or honey (optional)
Thực Hành:
● Ngâm yến mạch trong nước khoảng 8 giờ hay qua đêm.
● Sáng dậy bỏ nước cũ, xả vài lần với nước ấm cho sạch và sau cùng đổ 4 cups nước ấm (dưới 100 độ C)
● Xay tất cả trong máy xay sinh tố, có thể thêm 1 cup nữa nếu muốn cho lỏng thêm.
● Lọc lấy phần nước với 1 cái khăn vải xô.
● Nếu thích ngọt thì cho chút đường hay chút mật ong hoặc một chút muối
● Cất giữ trong tủ lạnh để dùng trong một vài ngày.
● Phần còn lại có thể dùng làm bánh hay nấu cháo yến mạch.
● Cho được từ 5 đến 6 cups sữa.

CHÚ THÍCH:

[01] Nutr Rev. 2011 Jun;69(6):299-309. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21631511 Cholesterol-lowering effects of oat β-glucan.

[02] Ann Nutr Metab. 1999;43(5):301-9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10749030 Consumption of oat milk for 5 weeks lowers serum cholesterol and LDL cholesterol in free-living men with moderate hypercholesterolemia.

[03] Vaclav Vetvicka, Tiến sĩ Phó Giáo sư tại Khoa Bệnh học, Phòng thí nghiệm và khoa miễn dịch học của Trường Y, Đại học Louisville, Hoa kỳ (Louisville, KY 40202, United States) Đăng trên tạp chí ung thư lâm sàng thế giới ngày 10/02/2011; 2(2); 115-119 (World J Clin Oncol 2011 February 10; 2(2): 115-119) [xem bản pdf: http://www.glucan.us/Glucan%20immunostimulant.pdf 

[04] Am J Ther. 2007 Mar-Apr;14(2):203-12. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17414591 Oat-derived beta-glucan significantly improves HDLC and diminishes LDLC and non-HDL cholesterol in overweight individuals with mild hypercholesterolemia.

Total Cholesterol Level (mg/dL)
< 200 Desirable
200–239 Borderline high
240 and above High
LDL Cholesterol Level (mg/dL)
Less than 100 Optimal
100–129 Near optimal/above optimal
130–159 Borderline high
160–189 High
190 and above Very high
Source: The National Cholesterol Education Program (NCEP).

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/01/2014(Xem: 17376)
12/04/2018(Xem: 18951)
18/01/2011(Xem: 88548)
03/03/2014(Xem: 12776)
27/10/2015(Xem: 20848)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.