Đại Học Phật Giáo Việt Nam Ở Đâu?

24/07/20148:41 SA(Xem: 13560)
Đại Học Phật Giáo Việt Nam Ở Đâu?

ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM Ở ĐÂU
TRONG KHI VIỆT NAM SẮP CÓ ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO ĐẦU TIÊN

Minh Mẫn

Trong Thư Mục Vụ năm 2010, có tựa đề “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, theo Vatican insider, Giáo Hội Công giáo xét thấy một thời gian khá dài, Giáo Hội đứng ngoài lề việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Sau 1975, tất cả trường đại học, trung tiểu học tư thục đều bị quốc hữu hóa, việc giáo dục toàn bộ nằm trong tay Bộ Giáo Dục đào tạo của nhà nước, dĩ nhiên không tránh khỏi những lỗ hổng to lớn trong chương trìnhkế hoạch giáo dục. Mãi đến năm 2001 trở về sau, một số trường tư được mở do đầu tư hoặc điều hành bởi nước ngoài như: Châu Á, châu Úc, châu Âu. Riêng các tôn giáo, vẫn chưa chính thức tổ chức, điều hành một trường học nào.

Trước 1975, có Đại học Minh Đức, Đại học Đà Lạt của Công giáo, Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo, Đại học Cần Thơ của Hòa Hảo, thậm chí kể cả Cao Đài. Sau khi chính sách cải cách cởi mở của nhà nước, Phật giáo được mở Học viện Vạn Hạnh, 1984, cơ sở là chi nhánh cũ của Đại học Vạn Hạnh nằm ở đường Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận. Công giáo cũng được triển khai một số học viện, Đại chủng viện ở các Tỉnh Thành.

Công giáo có “Lối tiếp cận đối thoại với chính quyền đang đem lại kết quả”. Theo Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, “Đại học Công giáo đầu tiên của Việt Nam không còn là một ảo tưởng nữa. Nó sắp trở thành một thực tại. Tổng Giám mục Sài Gòn, cơ cấu có thể sẵn sàng trong vòng một năm tới. Nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, dấu của một sự trở lại quyền tự do giáo dục, mà chính quyền cộng sản đã từ chối trong 60 năm qua”.

Như thế, Công giáo đã sẵn sàng vào cuộc, đó là tín hiệu đáng mừng đóng góp cho nền giáo dục vào thế hệ trẻ Việt Nam của một trong những tôn giáo hiện diện. Nhưng đối với Phật giáo, hiện nay vẫn chưa có một dự án khả thi cho một viện Đại học Vạn Hạnh trước 1975. Hiện nay Phật giáo có ba Học viện: Sài gòn- Huế- Hà Nội, nghe đâu dự án sẽ có thêm Học Viện miền Tây cho các sư K’hmer Nam Tông. Đó cũng chỉ là Học viện giáo dục nội điển. Việc giáo dục của một Đại học mang tầm vóc quốc giagiá trị học hàm tương đương quốc tế hiện nay, đối với Phật giáo cũng chưa hình thành một dự án toàn triệt, mặc dù học trình tại Học viện Vạn Hạnh có một phần ngoại điển do các giáo sư, giảng viên các trường Đại học đảm nhiệm. Cơ sở giáo dục Phật giáo Việt Nam đang được xây dựng tại Bình Chánh cũng chỉ là một Học viện, đang còn tranh cãi về danh xưng thay cho Vạn Hạnh hiện nay. Như vậy, trong các tôn giáo tại Việt Nam, Công giáo là một tôn giáodự án và đã được chấp thuận, sắp hình thành một Đại học đầu tiên sau gần 40 năm bị loại khỏi chương trình giáo dục.

blank

Nếu Công giáo thực hiện được thượng tầng cơ sở giáo dục thì theo thống kê của phía Công giáo, vào năm 1969, Giáo hội Công giáo ở miền Nam Việt Nam đã sở hữu 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học, cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại phong cùi và 159 phòng phát thuốc; cũng lần lượt sẽ được phục hoạt. Riêng Phật giáo, trên 30 năm tổ chức Giáo hội PGVN, một thời gian dài mò mẫm cho một lối đi tương thích với cơ chế mới, nền giáo dục cũng đã bị chậm lại, chỉ có Học viện Vạn Hạnhđào tạo được một số ít Tăng Ni sinh có trình độ giúp sức cho giáo dụcHoằng pháp hiện nay.

Theo cơ chế giáo dục mở hiện nay, các quốc gia tham dự vào nền giáo dục chuyên ngành được đánh giá cao về giá trị học hàm tương đương Quốc tế, thiết nghĩ những tôn giáo có bề dày lịch sử giáo dục, chắc chắn cũng sẽ đóng góp không nhỏ cho nền giáo dục Việt Nam, định hướng cho tuổi trẻ một hướng đi vừa kiến thức thế học, vừa có nền tảng đạo đức tôn giáo hầu xây dựng và ổn định xã hội hiện nay đang trống vắng và báo động nhiều mặt về nền tảng đạo đức xã hội.

MINH MẪN

23/7/2014





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 36436)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :