Tân Xuân, Thông Điệp Thơ

04/01/20153:44 SA(Xem: 12514)
Tân Xuân, Thông Điệp Thơ

tuyentaphuongphapmuaxuan 3
TÂN XUÂN, THÔNG ĐIỆP THƠ
Minh Đức Triều Tâm Ảnh

 

Hoa-dao-9Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống
Thấy thực rong bèo
Lá rác cuộn về Đông
Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng
Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng
 
Thơ phải rút ruột tế bào óc tim
Nói lên nỗi niềm bi thống
Chung thân phận hữu tình
Trôi nổi tử sinh luân
Chúng sanh đau vì vụng dại, mê lầm
Như con trẻ chưa lớn khôn
Chưa biết gì về nhân về quả
 
Thơ phải đứng lên từ ưu tư trăn trở
Đừng tự huyễn hoặc mình
Không rỗng mỹ từ suông
Xuân có niềm vui thì xuân có nỗi buồn
Đào mai nở bao đời đâu có mới!
 
Thơ phải đi chân đất
Bước vào những xó đời u tối
Để thấy thực tâm, thực cảnh gốc duyên sinh
Tà ác, dối gian do bản ngã quên mình
Chúng đồng khởi
Vô minh bít bùng không thấy lối
 
Thở hơi thở nhiễm ô
Nhân sinh hấp hối
Cánh bướm bên này
Vỗ bão cuốn bên kia
Hiệu ứng sát-na tâm vạn dặm đôi hia
Muốn cứu độ
Thì mắt xanh không còn rây bụi bẩn
 
Thơ, nếu chỉ thuần là cảm xúc
Thì thường là ngu ngơ, lẩn thẩn
Phải có đuốc Thế Tôn dẫn lối, rọi đường đi
Đừng tự mãn, kiêu căng kinh luận, kiến tri
Khi ba độc còn rỉ tươm tập đế
 
Chữ nghĩa bọt bèo, văn chương kể lể
Đại học, hàn lâm, bác lãm có gì hay!
Thơ phải ngát hoa hương giải thoát ở bờ này
Cho khóm đá, cụm rêu cũng thấy mình an lạc
 
Đừng bỏ cuộc, thơ ơi!
Cùng ta nhắp chung trà đạm bạc
Cùng khổ nạn lên vai
Vác chân thực ra đi
Đừng mặt nạ bao che danh tướng hữu vi
Rồi cổ suý, tán dương
Những trò chơi quá nhiều tục luỵ
 
Người tu học và thơ
Như lưỡi kiếm trần tuốt vỏ
Chẳng chùn tay phiền não, ma vương
Là bạn, là thù, chúng khéo nguỵ trang
Hoặc núp bóng dưới những điện thờ tôn kính
 
Hoặc ẩn giấu với nghĩa danh từ thiện
Tổ chức, họp đoàn, biểu diễn xênh xang
Nào đại hội triển khai!
Nào Như Lai sứ giả lên đàng!
Lễ lượt tưng bừng, hoằng dương đại pháp!
 
Ta phải thấy rõ bản lai chân diện mục
Chẳng hèn ươn, chẳng thoả hiệp bao giờ
Lặng lẽ, cô đơn, vĩnh cửu một trời thơ
Sừng tê giác độc hành
Không quê hương, sử lịch
 
Không tuổi, không tên
Không rêu rao đại bi, lợi ích
Như trời trăng muôn thuở vẫn tịch nhiên
Rừng vắng thanh u, hang đá toạ thiền
Cùng mù sớm, sương khuya
Cùng cỏ cây hoang dã
 
Thơ, chữ, non sâu cùng ta đều là hành giả
Thông điệp từ lòng, đốm lửa bập bùng đêm
Thật tế lý địa
Chẳng gì bớt, chẳng gì thêm
Thơ thấy thực một lần
Là muôn xuân, vạn đại!
 
Xuân 2015
Minh Đức Triều Tâm Ảnh

 


MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61415)
18/01/2011(Xem: 89451)
07/02/2015(Xem: 13209)
27/01/2015(Xem: 26118)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :