Thông Bạch Xuân Ất Mùi - 2015

01/01/201511:54 SA(Xem: 13239)
Thông Bạch Xuân Ất Mùi - 2015
blank
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
VIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATION
HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM
CHÁNH VĂN PHÒNG
704  East “E” Street., Ontario, CA 91764 – U.S.A.  |  Tel. & Fax: (909) 986-2433

  _____________________________________________________________

Thông Bạch Xuân Ất Mùi - 2015

 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính  lễ chư tôn đức Giáo phẩm, Tăng Ni và chư Thiện nam Tín nữ

blankHội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ chí tâm kính lễ chư tôn thiền đức tăng già, đồng thời nhất tâm chú nguyện chư thiện tín, đồng hương, đón một Tết dân tộc xa quê nhiều an lành, phúc lợi và đầy ý nghĩa. Xin cảm niệm công đức về những thành tựu và sự lớn mạnh của cộng đồng Việt Nam. Ngày Tết là ngày chúng ta trở về với gia đình, ông bà, Phật tổ. Ý niệm trở vềcách sống đạo của người con Phật.

Thế giới con người ngày nay phủ đầy tham vọng, mà chúng ta nếu không tự chủ sẽ dễ bị cuốn hút trong ấy. Chúng ta cần phải có những giây phút trở về với chính mình. Nhờ trở về chúng ta tìm được sự cát tường, phản tỉnh được lương tri và làm chủ được phần nào trước ba đào vọng động. Trở về bằng cách nào? — Người đệ tử Phật quán niệm những bất an hằng ngày là do chính ta tạo ra chứ không một ai khác. Chúng ta trở về với tính trọn lành, bao dunggiải thoát. Chính sự tu tập này giúp chúng ta tránh nhiều đau khổ trong đời sống và làm giảm bớt những bất an của con người. Người con Phật không chỉ thực tập riêng rẽ nơi mỗi cá nhân mà cần hợp lực để tạo ra đại lực rực sáng may ra có thể thay đổi nghiệp chướng nhân sinh phần nào. Chúng ta chứng kiến nhiều đổ vỡ, băng hoại, trong các sinh hoạt, từ gia đình, tổ chức, đạo giáo... Phải chăng, chúng ta chỉ biết đi tới mà chẳng mấy khi tìm hướng trở về. Giáo pháp của Như Lai không phải chỉ để nói suông mà để sống. Có sống, có thực hành, tức có trở về, có trở về thì có an lành và có làm chủ. 

Mùa xuân là mùa năng lực của đất trời, cây cỏ và con người hội tụ. Phật giáo Việt nam tại Hoa Kỳ sẽ như thế nào trong năm mới? — Giáo hội chúng ta luôn quan tâm tới năng lực của một hội chúng, nơi đó tăng nithiện tín toàn tâm cho sự nghiệp tu đạo và hoằng đạo tại quê hương mới. Chúng ta biết rằng đạo giáo chúng ta thật nhỏ nhoi nơi đất nước đa tôn giáo này. Do vậy, trong nhiều năm qua cộng đồng Phật giáo Việt nam chúng ta đã hợp quần và tương thuận trong nhiều Phật sự khác nhau. Chúng ta ý thức rằng, tham dự những Phật sự chung trên toàn Hoa Kỳ là bổn phận của mỗi chúng ta. Đây là năng lực cần phải trân trọng giữ gìn và phát huy vì sự sống còn của Cộng đồng Phật giáo Việt nam.

Người Mỹ trong những thập niên trở lại đây đã biết nhiều về đạo Phật. Tuy nhiên chúng ta đang thiếu những Pháp sư, Đạo sư thông thạo tiếng Anh. Không chỉ chừng ấy, chúng ta cũng đang bị lúng túng, chính con em chúng ta không hiểu được tiếng Việt khi nghe pháp. Giáo hội kêu gọi chư tăng ni trẻ, hãy dồn nhiều thì giờ vào việc học tiếng Anh. Tỷ lệ số chùa Việt có người Mỹ đến tu học còn khiêm tốn. Chúng ta chưa có nhiều sách Phật viết bằng tiếng Anh từ cộng đồng Phật giáo Việt nam. Những trăn trở này sẽ được đáp lại từ những vị tăng sĩ trẻ trong vài năm tới?

Thế giới ngày nay chiến tranh tôn giáo đang là chủ đề nhức nhối của nhân loại. Cộng đồng Phật giáo chúng ta cùng chung cọng nghiệp ấy. Chúng ta thường xuyên bị chụp mũ, vu khống, xuyên tạc, phá hoại… Nhưng nếu, chúng ta bình tâm quán chiếu thì chúng ta sẽ gặt hái được nhiều lợi lạc hơn trên đường tu tậpphụng hiến đời mình cho nhân sinh. Chúng ta tự niệm rằng, ma lực luôn quấy phá sự tu tập của chúng ta nhưng đồng thời cũng là thử thách làm tăng trưởng đạo lực, kiên cố bồ đề tâm. Hỡi những người con của Như Lai hãy dũng mãnh lên nơi vùng đất mới, nơi đây đang cần những bóng cây giác ngộ.

Năm 2015 Giáo hội có ba Phật sự lớn, xin mời gọi tất cả tăng nithiện tín hết lòng hỗ trợ, đó là: Đại Lễ Phật Đản chung, An Cư Kiết Hạ Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần V. Những Phật sự này nhằm nuôi dưỡng tinh thần hiệp lựcnăng lực của Cộng đồng Phật giáo Việt nam tại Hoa Kỳ. Giáo hội xin tán thán tinh thần này của đại chúng trong nhiều năm qua. Hàng trăm tăng nithiện tín từ các tiểu bang cùng về một trú xứ, để cùng sống trong tinh thần tu họcnuôi dưỡng đạo lực cho nhau. Bốn mươi năm qua cộng đồng Phật giáo chúng ta chưa là những đại thọ trên xứ người, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu từ những người con Phật đến đây với hai bàn tay trắng.

Năm mới, ngưỡng mong Pháp Phật soi sáng thêm hướng đi và làm tăng trưởng nguyện lực độ sanh của hàng Trưởng tử Như Lai, đồng thời cầu xin Đức Phật độ trì cho tất cả những người con xa xứ. Chúng ta hãy phát nguyện làm nở hoa trên vùng đất này. 

Xin chúc Cát tường đến với tất cả.

Phật lịch 2558, California ngày 09 tháng 01 năm 2015

 

TM. Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK

Chánh Văn Phòng

logo GHPGVNTNHKthich thang hoan 2 

Sa môn Thích Thắng Hoan





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61417)
18/01/2011(Xem: 89453)
07/02/2015(Xem: 13211)
27/01/2015(Xem: 26119)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :