Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoangoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn. Đẹp đẽ thi vị và ý nghĩa diệu vời làm sao! Lại nhớ đến câu thoại trong phim Hồi ký một Geisha: “Hạnh phúc là món quá mà người ta chỉ chờ đợi chứ không thể tìm kiếm”. Thật hay! Phải chănghạnh phúc mà cô kỹ nữ đó muốn nói đến cũng giống như cánh đào may mắn kia?
Cánh đào bay trong gió và rơi vào đáy chung, niềm hân hạnh đó chẳng thể cưỡng ép và cố gắng để có được. Người ta phải rất thành tâm chờ đợi, phải rất nhẹ nhàng đón nghe. Chờ đợi mà không mong đợi nên qua năm dài tháng rộng vẫn bình thản nghiễm nhiên. Đón nghe mà không ngóng nghe nên có thể nghe rất rõ, nghe lời thầm của đất, tiếng mật của trời và nghe cả lòng mình đang róc rách suối chảy, dào dạt sông trôi hoặc biển triều gió động. Nếu không như vậy, hạnh phúc đến từ cánh hoa đào không còn là hạnh phúc, mà là đau khổ của phút giây đằng đẵng, của khao khát gặp mặt, của tâm tình bất toại. Còn nếu có thể như vậy, ngay cả khi cánh đào chưa đến thì vẫn là một niềm hạnh phúc của chờ đợi, của lắng nghe để nhận raý nghĩa của thời gian hư thực, của nhân duyên hội tụ, của tiếng vọng vô thanh.
Hạnh phúc hoa đào là một hạnh phúc vô điều kiện, vì nào có ai đặt điều kiện với hoa đào và nào có hoa đào nào đặt điều kiện với ai kia. Nói như một câu thơ:
Ta có hẹn nhưng quên rồi ngày tháng
Cuộc tao phùng xin trả lại thời gian
(Viên Minh)
Cả hai đều đến với nhau một cách rất tình cờ. Nhưng sự tình cờ này lại cũng chẳng phải tình cờ, mà:
Có duyên ngàn dặm gặp nhau
Vô duyêntrước mặt nào đâu biết gì
Vậy ra hạnh phúc này chỉ một chữ “duyên”! Cái gì không thuộc về mình mà cố lấy, là cưỡng đoạt. Cho nên hạnh phúc mà cố gắng để có được là hạnh phúc cưỡng đoạt, hạnh phúc không thuộc về mình. Bởi không thuộc về mình mới sợ bị vuột mất, mới thấp thỏm trong hạnh phúc, mới đau khổ vì hạnh phúc. Còn hạnh phúc nếu thật của mình, tuy có đến đi nhưng không mất mát, tuy chẳng hẹn giờ mà vẫn đúng khi.
Người ta đang nói với nhau rằng xuân ngày càng nhạt, Tết mất dần hương. Nhiều khi tôi cũng cảm thấy điều đó. Mỗi lần như vậy lại đưa mình trở về Tết của những ngày thơ bé. Đúng là tâm hồn trẻ nhỏ lúc nào cũng đung đưa vui tươi như chiếc phong linh đầu ngõ, chỉ cơn gió nhẹ cũng đủ lảnh lót reo ca. Một tuần trước Tết được thông báo nghỉ học đã rộn rã chân tay. Vừa về đến nhà liền xếp cặp cất sách vào một góc. Rồi những ngày sau đó hết dọn nhà lau cửa lại nhổ cỏ quét sân. Thích nhất phần trang trí nhà cửa. Ngồi cặm cụi tỉa giấy màu làm hoa làm lá, ra vườn chặt một cành cây khô, vậy là có mai vàng đào thắm nào thua ai. Xong xuôiđâu đó lại chạy qua nhà mấy đứa bạn, ngó nghiêng coi nhà tụi nó chuẩn bị tới đâu. Chạy về nhà lại phụ má làm bánh, làm mứt, dưa món, thịt kho… Tôi có thể ngồi kể hết mấy trang giấy về cái Tết những ngày ấy. Mà chẳng riêng gì bản thân mình, tôi đoan chắc rằng những ai không còn trẻ thơ thì đều có thể viết cả một cuốn hồi ký về ngày Tết thuở bé của mình.
Mà thôi, xin quay lại với ngày Tết năm nay và hôm nay ngày Tết. Tôi đang xa quê mà quê người ta cũng không vui chung ngày năm mới nên viết lấy đôi dòng gọi là có mặt đầu xuân. Lẽ khác, khi còn ở Việt Nam, gần như Tết năm nào tôi cũng tự tay cắm một bình đào, bình mai để tự vui xuân với mình trước. Năm nay mai đào không có, không khí cũng của mọi ngày thường nhưng không nỡ để chén trà mình thiếu bóng hoa xuân. Đôi tấm hình hoa đào đất Thái chụp từ tháng trước, vài đoạn văn viết vội giữa mùa thi, như một món quà cho mình và cho những người hữu duyên thiên lý.
Nguyện cầu hạnh phúc hoa đào, niềm hạnh phúcchân thật, niềm hạnh phúctự tâm sẽ đến với mọi người trong năm mới.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.