Một vài hiện trạng Phật Giáo Việt Nam

29/10/20154:51 CH(Xem: 13165)
Một vài hiện trạng Phật Giáo Việt Nam
MỘT VÀI HIỆN TRẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Thiên Hạnh

Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên. 

XU HƯỚNG BIẾN NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THAY VÌ ĐỂ NOI THEO HỌC HỎI TU TRÌ TRỞ THÀNH ĐỐI TƯỢNG ĐỂ CẦU XIN KHẤN VÁI

cau xin van vai
Ảnh minh họa: Chùa Quán Sứ Hà Nội
Tính thiết thực của Đạo Phậtgiá trị tự tịnh hóa bản thân và tịnh hóa mọi người( tự giác giác tha), tinh thần này luôn được đề cao trong nền giáo lý đạo Phật. Nếu xét về bình diện phổ quát( chiều rộng) đó là Bát Chánh Đạo, về chiều sâu chính là Tam Học( Giới_Định_Tuệ) đi vào cụ thể hóa đó chính là Văn_Tư _Tu. Theo đó, Hình tượng của Bậc Đại Giác được tôn trí khắp nơi chính là tấm gương cao tột và thuyết phục nhứt để tín chúng gần xa khi đối diện, khởi lên tâm thành kính để từ đó phát nguyện hành trì Gíao Pháp hầu thành tựu trên lộ trình tu tập. Tất nhiên không thể bỏ qua những khóa lễ, nghi thức đặc trưng tôn giáo nhưng nên nhớ đó là những hình thức phương tiện, chẳng cần nên sa đà mà bỏ quên cái cốt lõi.

Xét về tính xã hội, xu thế cầu xin khấn vái do tâm lý bất an nảy sinh từ những rối rắm, những nguy cơ hay bất trắc trong cuộc sống của không ít người khi đến chùa đã góp phần hình thành hành vi tâm lý dựa dẫm, phó thác vận mệnh cho Chư Phật Bồ tát( đặc biệtĐức Phật A Di ĐàBồ tát Quán Thế Âm). Hãy tâm sự cùng những người đang đốt hương lễ lạy tôn tượng Đức Quán Âm, số đông sẽ trả lời đang cầu nguyện Ngài phổ độ tai qua nạn khỏi, con cái chăm ngoan, tình duyên đơm hoa kết trái, sự nghiệp công danh hanh thông,...Nếu ai hỏi về Nhĩ căn viên thông, Lục độ, Thập độ, Tứ Vô Lượng tâm,...( các công hạnh Bồ tát) thì chuyện họ tròn xoe mắt ngạc nhiênđiều chắc chắn. Nếu một nhà nghiên cứu tôn giáo đem Phật giáo xếp vào danh mục các tôn giáo thần quyền( dựa trên hiện tượng phổ biến) thì cũng không có gì khó hiểu.

XU HƯỚNG CHUỘNG HÌNH THỨC BỎ QUÊN NHỮNG GIÁ TRỊ THẬT CỦA PHẬT PHÁP

le_hoi_truyen_thong_tai_da_nang_a2
Lễ hội Quán Thế Âm tại Đà Nẵng
Chưa bao giờ lễ hội trong giới Phật giáo khởi sắc như hiện tại. Từ Nam chí Bắc, từ miền xuôi đến miền ngược, từ Xuân Hạ Thu Đông đến Bát tiết Tứ thời,...người người đua chen, nhà nhà trẩy hội. Có ai đó lại mang tâm hoan hỷnhận định: Phật Pháp hiện tại quả xương minh. Đúng, những ngôi đại tự đã được xây dựng, đang xây dựng và sẽ xây dựng với chi phí hàng tỷ, hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, công trình sau hoành tráng nguy nga hơn hẳn các công trình trước đó. Những pho tượng bề thế vượt khỏi quy chuẩn truyền thống của Phật giáo Việt nam xưa, những kỷ lục Phật giáo tầm quốc gia thậm chí khu vực ngày càng nhiều,...thì nhận định trên là điều dễ hiểu. Nhưng xin thưa, đó là những dạng công trình, Pháp khí, xét về mặt nào đó cũng là vật chất thuần túy. Những khối vật chất vô tri kia không thể thay thế những bậc chân tu hoằng truyền Gíao Pháp ba đời Chư Phật. Lễ hội tưng bừng, lầu các nguy nga, ấy vậy mà những cõi tâm thức của hàng triệu người mang danh con Phật kia vẫn còn như mảnh đất hoang chưa ươm mầm xanh lá những giống cây Phật Pháp, không ít người chỉ biết tôn thờ Đức Từ Phụ Như Lai như một vị thần đáp ứng những lúc họ cầu xin khẩn thiết. Sự mất cân đối giữa hình thức và thật chất đã đến mức thảm hại.

Nếu gọi xu hướng nghiêng về hình thức của đa số Phật tử như là một thị hiếu thì không ít những vị trụ trì( trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai mạng) lại chiều theo thị hiếu đó, thay vì uốn nắn, chỉnh đốn. Phật tử đến chùa vốn đã không theo một thiết chế quy luật nào( tu Phậttùy tâm, tự giác mà(!), lập luận này xem ra phổ biếnmặc nhiên được chấp nhận). Cho nên ai muốn đi thì đi, ai nghỉ thì nghỉ, chùa nào đáp ứng như yêu cầu thì đến, không thì kiếm chùa khác vậy. Có vị trụ trì tâm sự:" Nếu chúng tôi bỏ không cúng sao đầu năm thì Phật tử bỏ qua chùa khác hết.". Vậy mới có chuyện để thu hút nhiều Phật tử, để chùa đông đảo bớt quạnh hiu thì phải" tùy thuận" chúng sanh. Và khi tùy thuận thái quá thì đã chuyển qua một nghĩa khá: chiều lòng. Thật đáng ái ngại! Thế là các hệ lụy phát sanh: cầu đảo, đốt vàng mã, chữa bệnh tâm linh, cầu hồn,...xuất hiện đâu đó làm ảnh hưởng đến nét thanh tịnh chốn thiền môn.

XU HƯỚNG VĂN BẰNG HÓA TRONG GIỚI TU SĨ VÀ NHỮNG HỆ LỤY

van bang tien si Phat giao
Tăng sĩ Việt Nam nhận văn bằng tiến sĩ tại
Đại học Hoa Trung, Vũ Hán, Trung Quốc
ĐĐ.Thích Giác Thái (thứ 2 từ trái qua),
SC TN.Tuệ Bổn (thứ 4 từ trái qua)
Việt nam là một nước phong kiến trải hàng ngàn năm, theo đó tinh thần "cửa Khổng sân Trình" chuộng bằng cấp khoa bảng đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người Việt. Ngay hiện tại, nhìn ra xã hội hiện trạng thừa thầy( cử nhân, thạc sĩ,...) thiếu thợ( trung cấp chuyên nghiệp,...) đang khiến sự phân bố phân công lao động mất thăng bằng một cách đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nói chung. Thế nhưng tâm lý lập thân bằng cách lao vào cánh cửa đại học với bất cứ giá nào lại rơi vào đa số phụ huynh và các sĩ tử ứng thí. Tất nhiên, tâm lý này cũng ảnh hưởng cả trong giới Phật giáo. Một nam Phật tử đã hoãn lại thôi xuất gia thọ Pháp chỉ vì một lý do: " Con ráng học lấy xong bằng thạc sĩ rồi tu luôn thể". Hỏi vì sao, anh ta trả lời: " Dạ, bởi vì con thấy đi tu mà không có bằng cấp không làm gì được, mấy thầy mấy cô giờ đua nhau học thạc sĩ tiến sĩ, ngành gì cũng được, khi vô đó mới được trọng dụng." Tôi nói với em rằng tu học là chính, cái bằng là phụ thôi, nó chỉ như một sự đánh dấu khả năng và để mình có phương tiện phục vụ quần chúng, Gíáo hội cho hiệu quả vậy mà. Xem ra, điều đáng nói ở đây không phải là ngăn cản hoặc khuyến cáo Tăng Ni đừng theo đuổi học vị mà là chấn chỉnh thái độ đối với lĩnh vực này.Hãy giúp Tăng Ni trẻ cân đối giữa học hỏihành trì vì một khi bằng cấp học vị được đề cao thái quá, việc hành trì rơi vào hàng thứ yếu thì nguy cơ cho Đạo Pháp xuất hiện. Hãy đừng để Phật giáo Viêt nam tương lai chỉ toàn học giả lại vắng bóng những hành giả_ những nhân tố cần thiết nhất cho mạng mạch Phật Pháp trường tồn
Ngày trước, đã từng có vị tôn túc đưa ra những trường phái tu tập hợp với căn cơchí nguyện từng cá nhân. Nhóm dành cho các tu sĩ có khuynh hướng phụng sự về mặt tổ chức, đối ngoại, dấn thân vào cuộc sống( Tiếp hiện) và nhóm dành cho các vị chuyên hành trì miên mật, nỗ lực chuyển hóa, khai phát trí tuệ( Thể nhập). Hiện tại, vì điều kiện nên một số Tăng sĩ nhất là các vị nhiều chức vụ, quỹ thời gian đa phần dành cho công tác tổ chức điều hành( tiếp hiện) tất yếu thời khắc hành trì bị thu hẹp( thể nhập). Họa chăng chỉ có Thánh Tăng dùng năng lực vị chúng sanh phổ độ mới không bị ảnh hưởng .Đã vậy, một bộ phận Phật tử trở nên bối rối khi tiếp cận những Tăng sĩ mà đáng tiếc nhất là quan niệm bất cứ ai học giỏi bằng cấp cao thì đó là minh sư, thậm chí là bậc chân tu(!), cái tiếp theo là hội chứng đám đông tạo ra những sự quá tải không cần thiết ở một số đạo tràng.

Nếu nhìn khách quan, Phật giáo nước nhà hiện tại có nhiều điểm đáng mừng cũng không ít chuyện đáng lo. Mong sao tinh hoa ngàn năm của Phật giáo nước nhà vẫn được duy trì để nền Đạo mãi là nguồn tịnh lạc trải đến muôn dân.
(Tỳ kheo Thiên Hạnh_ giảng viên khóa đào tạo cao trung cấp giảng sư, tp HCM) 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34713)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.