CÔNG TRÌNHGIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO TẠI MỸ Thích Phước Tịnh
I. Bản chấtcông trìnhgiáo dục của đạo Phật
Chúng ta đều biết, giáo dục là công trình quan trọng hàng đầu cho mọi nền phát triển của xã hộivăn minh. Giáo dụcxây dựng tính nhân văn cho một quốc gia và làm thành nhâncách sốngcon người cao quý, thiện lành, đẹp đẽ và hạnh phúc cho từng cá nhân trên hành tinh này. Đạo Phật đã có một bề dày 26 thế kỷ của công trìnhgiáo dục, tạo thành mảng văn hóa lớn cống hiến cho xã hộiloài người từ quá khứ đến hiện tại.
Nền tảng giáo dục của đạo Phật xưa cũng rất xưa, nhưng mới cũng rất mới do đặc tính khai phóng, nhân văn, nâng caotrí tuệ, lòng thương yêu và tự docon người lên đến tuyệt đỉnh; trên nền tảng nhân bản - lấy con người làm bản vị - mà không hề đặt thân phậncon người vào bàn tay của đấng thần linh nào từ bên trên áp đặt. Thế nên, xã hội càng văn minh, nhu cầu hiểu biết và hạnh phúccon người càng cao, thì càng nhận rađạo Phật mở cho họ nhiều cánh cửa hiểu biết, nhiều phương phápthực tập đầy trí tuệ để thành tựu phẩm chất đời sống tự thân và cộng đồng. Đây là sắc thái đặc thù chưa tìm thấy nơi dòng chảy tâm linh nào ngoài đạo Phật.
Trong quá khứ, từ nguồn chảy ban đầu trên đất Ấn, Đức Thế Tôn đã không chấp nhận một tôn giáocuồng tín nơi vị giáo chủ, một nền giáo dụcđạo Phật nhồi sọ niềm tin và phương pháptu tậpỷ lạithần linh, phó thác đời mình vào tay người khác. Những phương phápvan xin, cầu khấn, trốn chạy bốn chân lýhiện thực giữa đời sống chưa từng có trong lời dạy của Ngài. Tuy nhiên, khi dòng chảy xa nguồn, đi qua các vùng văn hóa khác biệt, các bậc Thánh Tăngtruyền báchánh pháp đã ít nhiều mở ra những cánh cửa phương tiện để pháp hành của Phật đến được với người bản địa.
Thế nên, có những hình thái sinh hoạt của đạo Phậthiện tại không hề là đạo Phật nguyên chất ban đầu. Sự thuận lợi của công trìnhphổ biến Pháp tuy có giúp người tiếp nhậngiáo Pháp rất dễ, nhưng đồng cũng thời tạo thành những nhánh chùm gửi, bám chặt vào thân cây hút cạn nhựa sống của đạo Phật nguyên sơ, đã làm cho bao người bỡ ngỡ khi nhìn vào hình thứcsinh hoạt của Phật giáohiện tại. Thiệt thòi hơn nữa, người tu chúng ta lại nhận lầm những nhánh chùm gửi chính là đạo Phật. Đây là một sai lầm to lớn không riêng gì đạo PhậtViệt Nam mà chung cho người phật tử Nam Bắc truyền Phật giáo.
Đất nước chúng ta đã tiếp nhậnđạo Phật từ Ấn Độ đi ngang qua các vùng văn minh Trung Á, Hoa Hạ, Tây Tạng nhuộm đầy bản sắc và tập tục của các địa phương đạo Phật từng phát triển. Cộng thêm hơn 2.000 năm gắn liền vớiniềm tin đa thần của dân tộc Việt, nên trở thành một gia tài cồng kềnh trên vai tăng, ni và phật tử khó bề gỡ xuống. Càng khó hơn nữa là thay đổi não trạng ta đang tu học theo Phật giáoĐại thừa. Do vậy, để có thể thay đổi chính mình, đổi thay sinh hoạtđạo Phật, để sống còn và hành đạo được trên đất Mỹ, không thể có con đường nào khác ngoài con đườnggiáo dục.
II. Hiện tìnhđạo Phật tại Hoa Kỳ
Chúng ta – tăng, ni và phật tử Việt – đã có mặt nơi đây khi lịch sử đất nước sang trang sau 1975 và nhiều đợt người đến, sinh ra và trưởng thànhcho đếnhiện tại. Nhìn chung, chúng ta đã làm được bao điều kỳ vĩ. Thế hệ thứ hai, thứ ba người Việt rất thành công trên miền đất hứa. Các bậc thầy có mặt từ trước đã xây dựng được cơ sở tự viện, duy trì được sinh hoạttôn giáo, làm chỗ tựa tinh thần cho cộng đồngphật tửViệt Nam. Đây là niềm tự hào rất lớn. Nhưng nhìn thật kỹ, có nhiều điều quan trọng vẫn còn mở ngõ đợi chờ. Chúng ta còn chưa làm cho đạo Phật có sức sống, đáp ứng nhu cầu tu tập cho người trẻ, nuôi dưỡng được các thế hệ tương lai trên đất Mỹ. Càng chưa mở được cánh cửa tu tập, để người bản địa đến với chúng ta. Dường như từ hình thức mái chùa đến nghi lễtụng niệm, mũ miện nghi trang, cách thức truyền đạtGiáo pháp và văn hoá ứng xử của chúng ta đậm nét một đạo Phậthình thứcrườm rà, già cỗi, cách biệtđời sốngthực tiễn, chỉ có thể đáp ứng cho những người gìa Việt Nam sẵn tín tâm đã quy y tự ngày xưa. Có lẽ, tệ nạn này sẽ chảy dài mãi cho đến bao giờ chúng ta dám nhận diện những hạn chế của mình và quyết tâm thay đổi.
III. Nhu cầu giáo dục của Phật giáo Việt Nam tại Mỹ
Một nhà xã hội học Hoa Kỳ đã bảo: “Cho dù bạn đánh sập nền kinh tế Mỹ đến tận đáy cũng không thể kéo sự phát triển khoa học và nền dân chủ nơi đây xuống thấp hơn, khi những trường đại học Mỹ vẫn sừng sữnghiên ngang và luôn tỏa sáng”. Chắc hẳn rằng: đây không phải là lời tuyên bốvô căn cứ. Nước Mỹ đã dẫn dắt thế giới về mọi mặt của đời sốngvăn minh, do vì hệ thốnggiáo dục của họ từ thấp lên cao luôn sống động, mới mẻ và đi tới. Chúng ta chưa từng nghe từ ngữ “đổi mới chương trình giáo dục” của chính phủ Hoa Kỳ chỉ thị từ thời lập quốc đến hiện tại. Bởi lẽ bản chất nền giáo dục Mỹ luôn mới. Tự thân nó luôn đổi thay, thích ứng và dẫn dắt xã hộiđi lên.
Từ đấy, nhìn lại một dòng chảy tuệ giác được sinh ra từ đấng Giác Ngộ sống còn đến hôm nay, không chỉ đơn thuần vì đấy là chân lý mà còn do đặc tính hội nhập vào các nền văn minh, nhưng không mất phẩm chất của nội dung trí tuệtừ bi rất tinh túy. Biểu hiện và duy trì được sắc thái này, hẳn nhiên từ công trình khéo thích ứng và nền giáo dục khai phóng của đạo Phật đã luôn sánh vai cùng xã hội phát triển.
Trên nền tảng này, nhìn lại đường đi của đạo PhậtViệt Nam nơi đất nước văn minh mà chúng ta hiện sống, sẽ thấy sự khập khiễng đáng thương của một hình thái Phật giáo mà chúng ta đang cố tìnhxây dựng nơi đất nước Hoa Kỳ. Có thể chúng ta vin vào muôn ngàn lý cớ để tự mãn, để ru ngủ và bằng lòng với sự sống còn của đạo Phật nơi đây - nhất là công trìnhgiáo dục chung chung cho những người con Phật. Nhưng nếu quan sát đủ rộng và suy nghĩ đủ xa, chúng ta sẽ cùng chấp nhận rằng: Nếu cứ hình thứcrườm rà và công trìnhgiáo dục nặng nề của một đạo Phật mang đầy nhánh chùm gửi như sinh hoạtPhật giáo Việt Namhiện tại, chúng ta chẳng những đánh mất mình mà mất luôn các thế hệ tương lai nhất là bội bạc với dòng tuệ giácsinh động của đức Thế Tôn đã hiến tặng cho nhân thế.
IV. Những đề xuất cho công trìnhgiáo dục
Cuối cùng, chúng con xin mạo muội đề xuất vài ý kiến cho công trìnhgiáo dụcPhật giáo nơi đây:
1. Nên có sự tham khảo và tiếp nhậný kiến đủ rộng từ các bậc thầy về nhiều lĩnh vực giáo dục trong xã hội và Phật giáo để xây dựngchân đế cho công trìnhgiáo dục ngắn hạn và dài hạn của đạo Phật tại Mỹ.
2. Đặt trọng tâm vào đối tượng thanh thiếu niên, người trung niên trong xã hội. Khai triển những phương phápthực tập, đáp ứng được nhu cầu đời sống rất thực của con người nơi đây.
3. Bỏ bớt những hình thứcrườm ràlễ mạo, những tập tục không cần thiết, những tín ngưỡng nặng giáo điều và sùng thượng cuồng dại thành phầntăng lữ. Hãy phục hồi một đạo Phậttrong sáng, giản dị, sống động, hiện thực và hữu ích hơn từ nền tảng của giáo lý Nguyên thủy. Xây dựng lại nếp sốngthanh đạm, trí tuệ và đạo hạnh của người xuất gia; sống hòa ái yêu thương, phụng sựtha nhân nhưng đầy hạnh phúc hiền minh qua pháp hành cho người cư sĩ giữa cuộc sống trần tục.
4. Tùy vào khả năng và vai trò của mỗi người con Phật có thể làm được – và ai cũng có thể làm được, là hãy thay đổi tự thân bằng công trình tự nuôi dưỡng mình từ pháp học và pháp hành thực sự nghiêm túc. Để có thể đến được với nhau bằng trái tim hòa ái tương kính và cùng hướng về tương lai, cống hiến một chút gì cho thế hệkế tiếp. Chỉ ngần này thôi chúng ta mới mong đẩy được nền giáo dụcPhật giáo tại Mỹ có được một hình hài khang kiện, tươi mới và sống động; thâm nhập vào văn hóa Mỹ để tồn tại và phát triển.
V. Kết luận
Một đờigiáo hóa của đức Thế Tôn, điều Ngài làm không mỏi mệt và di chúc cho các thế hệ người con Phật kế thừa là “giáo hóa thông”. Thần thông của đạo Phật không hề đi trên mây hay ẩn thân nơi này, hiện thân nơi nọ, mà thần thông là giáo hóacon người, tự mình chuyển hóa nghĩ suy, nói năng và hành động, để thành tựuan lạc hạnh phúc hiện tiền và chứng nghiệmgiải thoát giữa cuộc sống trần thế. Thế nên, công tác giáo dục được nhiều thế hệphật tử đặt lên hàng đầu trong công trìnhhành Đạo.
Có thể công trình này phải mất thời gian rất dài và cho phép bao cơ hội tái lập sau những lần lệch hướng. Thế nhưng, chúng ta hãy bắt đầu bằng con đường học thẳng vào kinh tạng thuần chất nguyên sơ, đủ thông minhnhận ra những phần thêm thắt của các thế hệ tăng sĩ kế thừakiết tập. Đưa đạo Phật và người tu Phậttrở về nguồn cội của pháp hành thực sự. Hẳn nhiên, khi học và thực tậpsâu xachúng ta sẽ khám phá rằng bản chất của chân lý được đức Thế Tôn khơi mở và hướng chúng ta đến giải thoát, vốn “phi thần linh và phi tôn giáo”. Bao giờ thành tựu được phẩm chất vô ngã này, chúng ta mới rời bỏ được tinh thần cục bộ, tự mãn và chấp chặt vào tông môn pháp phái, cùng nhau đẩy những việc làm chung đi xa hơn, đủ nhẫn lực hơn và chắc chắn sẽ thành công trong công trìnhgiáo dục của đạo Phật trên đất nước Hoa Kỳ.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Khi tuyết trắng xóa phủ đầy miền đất Bắc Mỹ và những cơn gió đông rét mướt tràn xuống miền nam của Bắc Bán Cầu cũng là lúc Tết truyền thống Việt Nam đang về với hàng triệu trái tim và gia đình người Việt tha hương. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNHK, tôi xin kính gửi đến chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni và quý đồng hương Phật tử lời chúc mừng năm mới Quý Mão 2023 phước huệ trang nghiêm, thân tâm thường lạc và vạn sự kiết tường.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.