Từ Tết Sách đến Tết Thiền

01/02/20174:00 SA(Xem: 7387)
Từ Tết Sách đến Tết Thiền

blank
TỪ TẾT SÁCH ĐẾN TẾT THIỀN

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

Tết ThiềnThế là đã mồng 5 tết. Hôm nay là ngày cuối cùng của Tết Sách tại đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên TP HCM. Tết Sách ở Sài Gòn chính thức khép lại (Còn ở phố Lê Thạch Hà Nội sẽ kéo dài đến mồng 9 tết). Kết thúc Tết Sách, bạn sẽ là gì? Còn thầy trò chúng tôi thì bắt đầu ngay vào Tết Thiền. Hôm nay tôi sẽ dần đầu nhóm anh em gồm 18 huynh đệ đến 1 nơi thật xa, ở trên núi cao, để có 1 tuần trọn vẹn trong Tết Thiền.

Tết Thiền là khi chúng tôi bỏ lại ngoài xã hội những thứ đời thường như complet, cravat, máy tính, điện thoại,… Chúng tôi dành trọn vẹn 1 tuần chỉ hành thiền.

Nơi chúng tôi đến là vùng núi mênh mông, không khí rất trong lành, năng lượng rất nhiều, thiên nhiên rất đẹp. Chúng tôi sẽ hòa mình vào nắng và gió, cây và hoa, núi và đá. Chúng tôi sẽ “sống một mình như con tê ngưu một sừng”. Sẽ quay vào bên trong. Chúng tôi sẽ tận hưởng Tết Thiền.

Chúng ta tu phước là đúng rồi. Tu phước là gieo nhiều hạt giống phước đức, là bỏ tiền nuôi heo, bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Chúng ta tích lũy tài sản phước đức. Nhưng người thường thì tích tiền, tích vàng, người tu chúng ta tì tích phước, tích đức theo tinh thần “Không làm các việc ác, Chỉ làm các việc lành, Giữ tâm ý trong sạch”. Chúng ta tổ chức Tết Sách, lỳ xì kinh, sách, tặng quà, giúp người nghèo,… tất cả là tu phước. Tu phước là ta hưởng phước.

Tuy nhiên, bởi mục đich tối hậu của chúng tagiác ngộgiải thoát nên chúng ta cần tu tuệ. Tu tuệ không thể thiếu thiền. Là thực hành thiền địnhthiền quán, là quán chiếu thân và tâm mình để trí tuệ mỗi ngày lớn hơn, để dần dần, từng bước thoát khỏi khổ đau, để đạt đến an lạc viên mãn, dài lâu.

Trong Tết Thiền, chúng tôi sẽ dành trọn vẹn thời gian quay vào nội tâm của mình. Chúng tôi không quên quan sát hơi thở, tập trung vào hơi thở. Hơi thở là quan trọng nhất mà. Chúng tôi sẽ tọa thiền, sẽ đi thiền hành, sẽ thực tập thiền ăn, thiền uống trà, thiền lắng nghe, thiền sẻ chia, thiền công việc. Chúng tôi thực tập chánh niệm một cách sâu sắc hơn trong mỗi suy nghĩ, mỗi cử chỉ và hành động. Tết Thiền giúp cho 3 nghiệp chúng ta được lắng thanh tịnh.

Bạn đã được nghe đến các từ samatha và vipassana rồi đúng không ạ. Tết Thiền là để mỗi chúng ta thực hành 2 từ này. Thực hành mỗi ngày. Thực hành tốt nhất trong 24 giờ mỗi ngày. Bởi tương lai được làm bằng hiện tại nên chúng tôi quay về với hiện tại để cho hiện tại thật an lạc, thật bình an. Bình an trong từng hơi thở. Bình an trong mỗi động tác.

Tết Thiền là để chúng ta lắng lòng và an trú trong giây phút hiện tại. Khi thực hành sâu sắc, chúng ta không còn lo toan, không còn đau khổ, không bị quá khứ lôi đi, chẳng bị tương lai kéo tới. Kinh nghiệm chỉ ra thấy rằng Tết Thiền là cơ hội để có an lạc nhiều nhất, để nạp năng lượng cho cái pin – ta nhiều nhất.

Người Phật tử chúng ta thường đọc kinh, rồi tụng kinh. Có người tụng rất đều đặn hàng ngày. Có người tụng 2 lần mỗi ngày. Đều đặn vô cùng. Tuy nhiên tụng kinh không bằng sống kinh, tức là sống theo những lời Phật dạy trong kinh. Tết Thiền là để chúng ta thực hành sống theo lời Phật dạy trong kinh. Đọc kinh, tụng kinh mà không sống kinh thì thật là uổng phí.

Tết Thiền là để chúng ta sống thiền. Thiền cần đi vào cuộc sống. Cần biến thiền là cách sống như ta ăn, ta uống và ta thở. Vì là cư sỹ tại gia nên chúng ta còn bị lôi kéo vào cuộc sống đời thường nhiều, nên ta cần Tết Thiền để tạo lập thói quen sống chánh niệm, tạo thói quen sống thiền.

Viết đến đây tôi chợt nhớ đến một câu chuyện thiền rất thú vị. Chuyện rằng, có một ông già, cứ mỗi sáng, ông xách một giỏ thức ăn và một chai nước đi ngang khu phố tới bờ sông. Đến nơi ông ngồi xuống. Chẳng làm gì cả. Đến chiều, khi mặt trời lặn, ông đi về. Đều đặn như thế. Ngày nào cũng vậy. Đơn ra ra bờ sông ngồi chơi cả ngày.

Có anh gác cổng của một ngôi biệt thự nọ rất kinh ngạc. Anh ta quyết định chặn ông già lại hỏi tại sao ông có hành động kỳ lạ thế. Tại sao hàng ngày ông cứ ra bờ sông, không làm gì cả. Tại sao ngày nào ông cũng ra đó chỉ để ngồi chơi, ngắm nước chảy, nhìn người qua lại, cười với gió mây, chơi với thiên nhiên. Anh gác cổng đã cất công hỏi rất nhiều người xem liệu ông có bị bệnh tâm thần gì không nhưng ai cũng nói rằng ông khỏe mạnh, sống vui tươi, yêu đời, hay giúp người.

Thay vì trả lời câu hỏi của anh gác cổng, ông già hỏi lại xem anh này làm nghề gì và công việc hàng ngày của anh là gì. Anh ta trả lời rằng làm nghề gác cổng. Rằng công việc của anh là ngồi nơi cái cổng này để gác cổng. Nghề gác cổng của anh là quan sát để người nào đi vào anh biết họ đi vào. Người nào đi ra anh biết họ đi ra. Vậy thôi.

Ông già mỉm cười nhẹ nhàng, thư giãn và nói rằng công việc của ông cũng giống anh gác cổng. Sự khác nhau giữa anh chàng bảo vệ gác cổng và ông già là ở chỗ anh thanh niên gác cổng người bên ngoài con ông già gác cổng người bên trong. Ông chỉ làm một một việc duy nhấtngồi yên. Ông ngồi và theo dõi, quan sát  những người khách qua lại trong tâm thức của ông.

Ông kể rằng, những ngày đầu tiên, ông thấy rất nhiều người qua lại. Nào là khách buồn, nào là khách giận. Này là khách ghét, kia là khách thương. Rồi khách lo, khách sầu, khách hờn, khách tủi… Nhiều khi có cả những đoàn khách rất đông nữa. Ông chỉ ngồi quan sát,  mỉm cười với họ. Dần dần ông phát hiện ra rằng càng ngày người đi càng ít.

Rồi đến một lúc, thỉnh thoảng mới có một người khách đến rồi đi. Người khách đó ở bên trong ông.

Ông già ngồi gác cổng bên trong, anh thanh niên thì gác cổng bên ngoài. Cả 2 đều là người gác cổng. Khác biệt ở đây và khác biệt rất lớn là: anh thanh niên thì nhìn ra ngoài, còn ông già thì nhìn vào bên trong.

Ngày hôm nay 18 thầy trò chúng tôi rời Tết Sách để tham gia Tết Thiền. Chúng tôi dành ra 1 tuần trọn vẹn để quay vào bên trong, để quán sát tâm mình. Chúng tôi thực tập để sau 1 tuần, số lượng khách đi qua đi lại trong tâm chúng tôi bớt đi. Những buồn, tủi, lo, sợ, bất an, căng thẳng,… bớt dần đi. Tết Thiền là thế đấy.

Cả chục năm nay chúng tôi luôn có Tết Thiền rất tuyệt vời. Thật tuyệt vời. Bạn có muốn tham gia Tết thiền cùng chúng tôi chưa ạ. Thật muốn chưa ạ.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 60841)
18/01/2011(Xem: 88657)
07/02/2015(Xem: 12779)
27/01/2015(Xem: 23834)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.