Thông Bạch Xuân Mậu Tuất – 2018

31/01/20184:07 SA(Xem: 6851)
Thông Bạch Xuân Mậu Tuất – 2018

MỤC LỤC
blankThông Bạch Xuân Mậu Tuất – 2018


 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch chư Tôn Thiền đức Tăng Ni

Kính thưa quí Cư sỹ, Phật tửĐồng hương,

Tết là ngày vui truyền thống dân Việt, nhưng đối với người Việt nơi vùng châu lục Bắc Mỹ, thì Tết lại mang nhiều suy tư khác nhau. Không phải nhà nào cũng có không khí ngày Tết. Không phải thành phố nào cũng có bánh mứt và bông trái Việt Nam. Ngày Tết là mùa Đông đầy băng giá trên đất Mỹ. Chính trong sự quạnh quẽ này, mỗi  người,  mỗi gia đìnhcộng đồng Việt nơi đây ăn “Tết” trong điều kiện thật giới hạn của mình. Từ tận cùng sự băng lạnh đó mà tự thân mỗi người Việt phải nỗ lực gìn giữ những nét đẹp của quê Cha để ngày Tết không mờ nhạt trên quê hương mới.

Tết Mậu Tuất, Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ xin gởi đến chư liệt vị những tâm nguyện sau đây:

  1. Ngày tháng sao qua nhanh quá. Mới đây mà đã 43 năm chúng ta đến đất Mỹ. Buồn vui, thành bại chất đầy trên thân phận người tỵ nạn di dân. Hãy thuận thế mà sống để lòng được an. Tâm an thì mọi việc được an. Khát vọng của con người là đi tìm một cuộc sống bình an. Nhưng sự bất an thường đến với chúng ta nhiều lắm cho dù ta sống ở bất cứ môi trường nào. Do vậy hãy nuôi dưỡng tâm “an”. Sự an tâm này, không nằm sâu trong rừng kiến thức, mà mọc lên từ sự sống quán chiếutư duy.
  1. Con đường của đức Phật rất chú trọng vào nỗ lực tự thân. Mỗi chùa viện trên đất Mỹ đã thể hiện tinh thần nương tựa vào tự thân này. Chúng ta nỗ lực không ngừng trong nhiều chục năm qua để thành lập chùa viện và duy trì nó trong khả năng khiêm tốn của riêng mình. Đây là một công đức lớn lao nói lên lòng nhiệt thành của tăng tín đồ Phật giáo Việt Nam trên đất Mỹ. Chư Thiện Tín nhiệt thành thêm chút nữa cùng Tăng già để duy trì, phát triển cơ sở làm nơi tu học cho người đệ tử Phật. Cộng đồng Phật giáo Việt nam còn nhiều khiếm khuyết nhưng không ai phủ nhận tấm lòng vì Đạo của chúng ta. So với Phật giáo trên đất Việt, sau gần một ngàn năm du nhập mới  phát triển được, còn chúng ta đến Mỹ thì chưa được bao lâu mà. Do vậy chúng ta phải giáp mặt nhiều thách đố để sinh tồn và hoằng truyền.  Khẳng định rằng chúng tanăng lực và hùng lực.
  1. Xin đặc biệt chú trọng đến thế hệ con em chúng ta. Đây là tiềm lực để gìn giữ và phát triển giáo pháp trong mai sau. Các tự viện cần thành lập lớp Phật Pháp bằng tiếng Anh cho các em thiếu nhi. Chúng ta có nhiều anh chị em trẻ giỏi Phật pháp và lớn lên ở Mỹ. Họ sẽ đóng góp tích cực trong cuộc hoằng Đạo này. Chúng ta thường xuyên tổ chức khóa tu học cho giới trẻ. Đây là một trong những Phật sự quan trọng trong việc hoằng truyền Phật đạo của chúng ta trên quê hương mới.
  1. Giáo hội kêu gọi các tầng lớp trí thức viết sách Phật giáo bằng tiếng Anh để giới thiệu Đạo phật cho người Mỹ. Chúng ta chưa có nhiều sách Phật giáo bằng ngôn ngữ bản xứ  từ phía Phật giáo Việt Nam. Số lượng người di dân gốc Phật giáo đến Mỹ khá đông trong đó có Việt nam. Mỗi cộng đồng Phật giáo đều có những nỗ lực riêng để giới thiệu đạo Phật vào đất nước này. Riêng cộng đồng Phật giáo chúng ta có nhiều tiềm lực nhưng chưa được quan tâm lắm trong địa hạt này.

Chẳng còn bao lâu nữa là đến ngày Tết dân tộc, xuân Mậu Tuất.  Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ xin nhất tâm kính gởi lời chúc Tết “an tâm” đến với chư Tôn Thiền đức Tăng Ni và toàn thể chư Thiện nam Tín nữ Phật tử. Xin tất cả chúng ta nguyện một lòng gìn giữquang huy Phật pháp nơi quê hương mới. Đây cũng là trầm hương đầu năm chúng ta cùng dâng lên để sưởi ấm cộng đồng Phật giáo Việt tha hương.

Phật lịch 2561, California ngày 15 tháng 01 năm 2018

TM. Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK

Chánh Văn Phòng

blank

blank

 Sa môn Thích Thắng Hoan





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61415)
18/01/2011(Xem: 89451)
07/02/2015(Xem: 13209)
27/01/2015(Xem: 26118)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :