Cực Lạc Hiện Tiền

04/08/20185:03 CH(Xem: 6218)
Cực Lạc Hiện Tiền

CỰC LẠC HIỆN TIỀN

Thích nữ Huệ Trân

 

tinh do dao trang 3Hành giả tu pháp môn Tịnh Độ đều biết có bốn pháp niệm Phật tiêu biểu là: Thực Tướng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm PhậtTrì Danh Niệm Phật. Trong bốn phương pháp niệm Phật này, Trì Danh Niệm Phật thường được số đông hành giả chọn để hành trì vì phương thức tương đối đơn giản hơn. Đây cũng chỉ là quan điểm của đại chúng. Phật thuyết nhất âm, chúng sanh tùy loài giải. Pháp như thế, Phật chỉ dạy như thế, chúng sanh tùy căn cơ mà hành, mà giải.

Tôn chỉ của pháp môn Tịnh Độ căn cứ trên Kinh A Di Đà mà dựng lập, với ba yếu tố căn bản là tín, nguyện, hạnh. Tín phải tin sâu, nguyện phải nguyện thiết và hạnh phải chuyên cần, phải niệm chân thật bằng cả thân, khẩu, ý mới cơ cảm được cùng tâm Phật.

Kinh A Di Đà được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên giảng dưới hình thức vô vấn tự thuyết, nghĩa là không chờ ai hỏi, nhưng vì lợi lạc chúng sanh và cũng do hoàn cảnh đặc biệt mà Ngài tuyên thuyết. Trong Môn Kinh Bộ, Kinh Duy Ma, phẩm Phật Quốc, vào thời đó, khi Đức Thế Tôn du thuyết tại thành Xá Vệ thì vua Ba Tư Nặc vì quá yêu kính Đức Phậttăng đoàn nên đã ban một đạo luật, nội dung: “Là người xuất gia thì dù phạm tội gì cũng không bị trừng phạt”. Do vậy mà nhiều thành phần bất hảo đã len lỏi vào tăng đoàn để lợi dụng làm nhiều điều bất thiện khiến đã xuất hiện tới sáu nhóm ác tăng mà dân chúng gọi là “Lục quần tỳ kheo”. Những vị chân tu không thể chung sống trong môi trường bất tịnh đó nên đã xin Đức Phật cho phép dời đi nơi khác.

Đức Phật bèn khuyến tấn họ nên nhiếp tâm tu thì dù hoàn cảnh xung quanh thế nào cũng sẽ chiêu cảm được tâm Phật để đạt an lạc, không chỉ cho bản thân mà còn chuyển hóa được môi trường xung quanh. Và ngài Xá Lợi Phất được gọi tới, như người đại diện, trực tiếp nghe Đức Thế Tôn thuyết giảnggiới thiệu Thế Giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, như sự khẳng định, sự hứa khả với những ai có tín tâm bất hoại sẽ được sanh về cõi nước đó.

Lời khai thị của Ấn Quang Đại Sư với hành giả tu pháp môn Tịnh Độ là đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu, không để gián đoạn.

Đại lão Hòa Thượng Hư Vân cũng thường xuyên nhắc nhở người chuyên tu niệm Phật phải giữ câu niệm Phật như dòng nước, cứ rỉ rả, liên tục chảy hoài, mới mong đạt tới nhất tâm bất loạn.

Muốn được như vậy, không phải chỉ niệm hời hợt, lơ là, mà trước hết, hành giả phải có tự lực, nghĩa là phải quyết tâm tin sâu nguyện thiết chấp trì hồng danh Đức Phật A Di Đà, chiêu cảm được tâm Phật, mới có tha lực của Phật gia hộ để hành trình về Tây Phương Cực Lạc trọn phần tốt đẹp.

 

Nhưng trên thực tế, hành giả đơn phương tự lực niệm Phậtthể không dễ, bởi những sinh hoạt đời thường luôn có muôn hình vạn trạng gây não phiền, xáo trộn tâm tư. Cũng không thể nghĩ cạn cợt về câu “Duy tâm tịnh độ”, là tâm tịnh thì thế giới tịnh, mà quên điều quan trọng là tâm chưa tịnh thì phải làm sao chuyển hóa cho tâm tịnh, mới có thể tiến tới bước kế tiếpthế giới tịnh.

Thế nên, hành giả cần trợ duyên là những ngoại cảnh thanh tịnh và những minh sư, những thiện tri thức chỉ dẫnđồng hành. Đó có thể là những đạo tràng chuyên tu niệm Phật, do nhân duyên mà hình thành để đáp ứng nhu cầu cho hành giả pháp môn Tịnh Độ. Ở đó, đại chúng nương năng lượng tự lực của nhau để cùng chạm tới được tha lực của Đức Phật A Di Đà.

Mỗi đạo tràng niệm Phật đều tùy căn cơ đại chúng mà có những phương thức riêng cho phù hợp, hầu đạt kết quả tốt. Phương thức nào cũng không đi ra ngoài hai công hạnhChánh Hạnh và Trợ Hạnh. Chánh Hạnhchuyên tâm chấp trì danh hiệu Phật và Trợ Hạnh là vẫn tiếp tục những công việc, phận sự khác, nhưng phải ở trong nội dung tốt lành, hướng thiện, để trợ duyên cho con đường tu tập Chánh Hạnh, bởi vì chúng ta cũng khó mà buông bỏ bổn phận và trách nhiệm với gia đình, với xã hội

trang nghiem tinh do dao trangDo lời yêu cầu khẩn thiết của một số liên hữu chuyên tu niệm Phật, Trang Nghiêm Tịnh Độ Đạo Tràng tỉnh Perris, miền Nam California Hoa Kỳ, đã mở ra cơ hội để mọi người cùng kiểm điểm năng lượng tự lực của mình, sao cho “dòng nước cứ rỉ rả chảy hoài không dứt” trong ít nhất liên tục 24 giờ đồng hồ.

Phàm không đi thì không tới. Nếu có đi thì dù nhanh hay chậm, suông sẻ hay vấp váp cũng mới hy vọng sẽ có lúc tới.

Và đoàn hành giả 47 liên hữu đầu tiên cùng cất bước vào một cuối tuần, bắt đầu hành trì từ 2 giờ trưa Thứ Bảy tới 2 giờ trưa Chủ Nhật. Trong thời gian này, những ai tham dự phải buông hết mọi ngoại duyên, không chuyện trò, không điện thoại, không thăm viếng (cổng chính được khóa lại khi bắt đầu tu), không gì ngoài tiếng niệm Phật, niệm ra tiếng hoặc niệm thầm.

Để không gian Chánh Điện liên tục có người niệm Phật, đại chúng được chia thành 4 nhóm, với thời khóa như sau:

Thứ Bảy:

02:00 PM – 02:45 PM: Họp chúng – Sinh hoạt khóa tu
03:00 PM – 05:00 PM: Cộng tu
Đại chúng tụng kinh A Di Đà, niệm Phật, nghe khai thị
05:00 PM – 06:30 PM: Nhóm 1
06:30 PM – 08:00 PM: Nhóm 2
08:00 PM – 09:30PM: Nhóm 3
09:30 PM – 11:00 PM: Nhóm 4
11:00 PM – 12:30 AM: Nhóm 1

tinh do dao trang 3
Chủ Nhật:

12:30 AM – 02:00 AM: Nhóm 2
02:00 AM – 03:30 AM: Nhóm 3
03:30 AM – 05:00 AM: Nhóm 4
05:00 AM – 07:00 AM: Cộng tu
Đại chúng tụng kinh A Di Đà, niệm Phật, nghe khai thị
07:00 AM – 08:30 AM: Nhóm 1
08:30 AM – 10:00 AM: Nhóm 2
10:00 AM – 11:30 AM: Nhóm 3
11:30 AM – 01:00 PM: Nhóm 4
01:00 PM – 03:00 PM: Cộng tu (Đại chúng niệm Phật chung)
03:00 PM: Đại hồi hướng.
Viên mãn khóa tu

 

Liên hữu về tham dự đã tự tìm nhau, thành lập nhóm với sự đồng thuận về phương thức niệm Phật. Nhóm thì cảm thấy an lạc khi liên tục thong thả niệm “A Di Đà Phật”, nhóm thì phân đôi, tiếp lời nhau, mỗi bên niệm 3 câu “A Đi Đà Phật”, có nhóm lại muốn giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, nên chọn phương thức “thập niệm ký số”. Nhóm này cũng chia đôi nhân số, mỗi bên niệm 10 tiếng, tiếp nối nhau, không đứt quãng.

Tưởng như vậy đã đủ để phải chú tâm vào tiếng niệm Phật, vậy mà có nhóm lại chọn cách khó hơn, là toàn nhóm niệm 9 câu, một người đại diện nhóm niệm lớn câu thứ 10. Thỉnh thoảng có ai lơ là, đủ 9 câu rồi, còn niệm tiếp là rớt ngay vào tiếng của người đại diện, hoặc ngược lại, người đại diện lơ là thì khi trong nhóm ngừng ở tiếng thứ 9, không gian bỗng rơi vào mấy giây im lắng!

Hình thức như thế, mà lạ thay, nhóm nào cũng đủ nhân số để hành trì và tất cả đều đồng thuận một nguyên tắc, là trong thời khắc của nhóm nào đang chịu trách nhiệm tại chánh điện, nếu người nhóm khác muốn có mặt trợ duyên thì cũng phải niệm theo phương thức của nhóm đang trách nhiệm.

Điều này hợp lý thôi.

Thực phẩm cho khóa tu được chuẩn bị những món đơn giản, và ban trai soạn thường dọn sẵn ngoài trai đường, có khăn che phủ sạch sẽ, an toàn. Tuy giờ thọ thực ấn định là 7 giờ sáng điểm tâm, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều dùng cơm, nhưng vì là khóa tu niệm Phật liên tục nên ai cảm thấy đói lúc nào thì cứ xá 3 xá, thoải mái tự lấy thức ăn dùng lúc đó. Một bàn trà với bình nước lúc nào cũng đủ độ nóng để pha trà hay cà phê.

Với 4 nhóm liên tục tiếp sức nhau niệm Phật, khi một nhóm đang trách nhiệm thì ba nhóm kia làm gì?

Ôi, điều này mới kỳ diệu!

Không khi nào trong chánh điện chỉ có nhóm đang trách nhiệm, mà luôn luôn nhóm trước xong rồi, vẫn có người ngồi lại, nhóm sau hoặc nhóm kế tiếp sau, chưa tới phiên mà vẫn có người đã ra, nên chánh điện không chỉ có sự hiện diện của một nhóm, mà sĩ số lúc nào cũng đông đảo từ 2, tới 3 nhóm.

Điều này hiển lộ tự nhiên chứ không ai rủ ai, không ai gọi ai, mà có lẽ do chính tiếng niệm Phật tự tâm đã gọi, chính lời kinh thường đọc tụng “bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh Tịnh Độ” đã gọi.

tinh do dao trangVới không gian rộng hơn một mẫu, trong suốt khóa tu, nơi góc sân này, người quét lá lặng lẽ niệm Phật; cuối vườn kia, người nhổ cỏ, trồng hoa, lặng lẽ niệm Phật; hành lang trước, người kinh hành lặng lẽ niệm Phật; lối đi sau, người nhặt rác, lặng lẽ niệm Phật; trong bếp, người rửa rau, lặng lẽ niệm Phật, người vo gạo nấu cơm lặng lẽ niệm Phật …….. Bất ngờ giáp mặt nhau ở đâu thì cùng mỉm cười, chắp tay, và “A Di Đà Phật” …..

Toàn không gianbức tranh linh động của sự tuyệt đối an lạc, thảnh thơi trong tiếng niệm Phật ……

Có phải đây cũng chính là những sinh hoạt đời thường, nhưng nếu hành giả tỉnh giác, chánh niệm thì những sinh hoạt đời thường này không những không chiếm mất thì giờ, không cản trở đường tu mà còn được chuyển hóa, trở thành giờ tu?

tinh do dao trang 2Có phải, khi đạt được điều này thì dường như bỗng nhiên chúng ta có thêm nhiều giờ tu, lúc nào cũng là thời khóa tu, bởi vì chúng ta đã giữ được câu niệm Phật ngân vang trong tâm, dù chúng ta đang ở đâu, đang làm gì. Có lẽ khi đó thì  “duy tâm tịnh độ” mới đúng nghĩa là “tâm tịnh, thế giới tịnh”.

Sống một ngày, an trú trong hạnh phúc an lạc của sự hành trì cũng là sống một ngày.

Sống một ngày trong phiền não khổ đau cũng là sống một ngày.

Vậy sao chúng ta không chọn ngày sống an lạc?

Giờ cao điểm là nửa đêm Thứ Bảy và rạng sáng Chủ Nhật của hai nhóm 1 và 2, tưởng là chỉ có nhóm phụ trách niệm Phật; vậy mà không những chánh điện đông đảo, ngoài sân còn có hành giả kinh hành dưới trăng khuya. Ngước nhìn trăng, hành giả đã phải chậm bước vì ánh trăng đêm rằm này dường như cực kỳ huyền ảo, cực kỳ nhẹ nhàng, cực kỳ thanh thoát. Trăng đang tỏa xuống không gian chỉ có người niệm Phật và tiếng niệm Phật nên trăng đã chiêu cảm mà cùng niệm Phật chăng?

Ôi, mầu nhiệm thay khi cảm xúc vỡ òa những lời từng nghe, từng đọc mà chưa đủ cơ duyên để liễu ngộ sâu sa:

“Tụng kinh giả, minh Phật chi lý
“Niệm Phật giả, minh Phật chi cảnh”.

Người tụng kinh rồi sẽ hiểu lời kinh
Người niệm Phật rồi sẽ thấy cảnh Phật.

Lại kỳ diệu nữa là trong khóa tu này đã vô tình hiển lộ một điều mà pháp môn Tịnh Độ thường bị nhìn qua thành kiếnpháp môn của những người già,  chỉ niệm Phật để mong lúc ra đi được Đức PhậtChư Thánh Chúng tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc!

Trong khóa tu này, đại chúng về tu có ít nhất 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cái.

Ông bà, cha mẹ buông những thú vui đời thường trong 2 ngày cuối tuần và tuyệt đối tắt điện thoại 24 giờ thì dễ, chứ thanh niên thiếu nữ buông điều này, chắc không dễ, dù chỉ là 24 giờ, khi không hề có áp lực nào bắt họ buông cả!

Những người trẻ về tu đều hoàn toàn tự nguyện, và trong buổi pháp đàm ngắn, sau khi hoàn mãn, đại chúng của 3 thế hệ đều nhận ra rằng hành trì Trì Danh Niệm Phật, nghiêm túc và chân thật, cũng là đang hành trì Tam Vô Lậu Học, gồm Giới, Định, Tuệ chứ không phải chỉ là ngồi mơ màng niệm Phật suông như khúc gỗ!

Khi ý thức sự niệm Phật chân thật là đưa thân về với tâm thì trong khi miệng niệm hồng danh Đức Phậthành giả đã đang giữ được Giới. Giữ giới trong sạch với tiếng niệm Phật gia hộ, làm sao mà tâm không Định. Giới và Định có rồi thì Tuệ tất phát sanh, như trong toán học qua phương án “ắt có và đủ”.

Một hành giả trên 80 tuổi, thường có mặt trong cả 4 nhóm đã thân thương nhắc các bạn trẻ rằng “Khi nào mệt thì lên lầu nằm nghỉ, nhưng vẫn niệm Phật nhé!”

Lạ thay, khóa tu chỉ cần nhớ niệm Phật, ngoài ra, hoàn toàn thoải mái, đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì nghỉ. Nằm nghỉ mà vẫn niệm Phật thì dù cái thân tứ đại có đòi hỏi ta chợp mắt khoẳnh khắc nào thì khoẳnh khắc đó cũng có tiếng niệm Phật đi theo. Ăn ngủ là nhu cầu bình thường của thân tứ đại nhưng khi ta đã chủ động được những nhu cầu đó thì ăn chỉ là ăn để giữ thân, ngủ chỉ là nghỉ để giữ trí. Niệm Phật liên tục không ngủ, có lẽ là như vậy.

Những chia sẻ chân tình của đại chúng là những cảm nhận thật mới mẻ, thật sâu sắc, thật phấn khởi khiến trước khi chia tay, đại chúng đồng xin Thượng Tọa trụ trì mở khóa tu như vậy mỗi tháng một lần để đại chúng có cơ hội vun bồi năng lượng tự lực.

Nhìn ngắm một đại thụ cành lá xum xuê, xanh cao tươi mát thì dù không nhìn thấy bộ rễ, ai cũng biết chắc chắn rằng rễ đại thụ đó phải to, phải mạnh, phải bám sâu dưới lòng đất mới nuôi cây xanh tốt, mới giữ cây vững vàng trước bão giông.

Hành giả tu pháp môn Tịnh Độ, nếu quyết tâm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, cũng có thể đạt được điều đó. Nghĩa là phải làm sao để tiếng niệm Phật khắc sâu, bám rễ trong đất-tâm thì khi ra đi, bao nghiệp dư, bao oan kết kiếp này mới không xô ta ngã đổ được.

Huống chi, Đức Phật còn hứa khả, người niệm Phật chân thật thì dù đã sanh, đang sanh hay sẽ sanh đều được không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Lời Chư Phật khuyến tấn trong kinh như thế, lẽ nào tự nhận là con của Phật mà chúng ta không tin rằng, quyết tâmtinh tấn tu trìchúng ta đang kiến tạo cho chính mình một cõi Cực Lạc Hiện Tiền, ngay hiện tại, ngay thế giới Ta-bà này và cũng đồng thời vun trồng đóa sen kỳ diệu trên Tây Phương Cực Lạc cho mai sau.

Trang Nghiêm Tịnh Độ Đạo Tràng tỉnh Perris, miền Nam California Hoa Kỳ, hẹn hội ngộ quý liên hữu vào hai ngày cuối tuần, mỗi cuối tháng.

Biết đâu, chúng ta bắt đầu với thời khóa 24/24 nhưng phương thức hành trì quá thoải mái, quá thong dong, chúng ta sẽ bước lên từng bậc, chẳng hạn 48/48 rồi 72/72 rồi tuần/tuần, tháng /tháng, năm/năm ……

Niệm trước không sanh là TÂM
Niệm sau chẳng diệt là PHẬT
Niệm niệmvô niệm
Thanh thanh mà vô thanh….

Liên hữu đã về tu được 3 lần và đều bất ngờ đạt kết quả tốt.

Nếu mô hình thử nghiệm này có đem lại chút lợi ích nào cho hành giả chuyên tu niệm Phật ở bất cứ nơi đâu, thì kẻ sơ lược tường thuật xin thành tâm hồi hướng:

 

Nguyện đem công đức này
Trang Nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát Bồ-đề-tâm
Hết một báo thân này
Đồng sanh về Cực Lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Thích nữ Huệ Trân

(Tào Khê Tịnh Thất – Hạ chí, Mậu Tuất niên)

Bài đọc thêm: (Giới thiệu về một đạo tràng Tịnh Độ)
Đạo Tràng Liên Trì Hải Hội (Tâm Diệu)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.