Tiểu ni cô liều mạng

16/12/20183:29 SA(Xem: 8645)
Tiểu ni cô liều mạng

TIỂU NI CÔ LIỀU MẠNG
Quảng Sanh

hoa sen 0135-Tối nay trong các con ai sẽ là người đến nhà cô Hiền nấu đồ cúng?

Cả chùa im lặng, đưa mắt nhìn nhau, không bảo mà ai cũng lè lưỡi rụt đầu.

- Mô Phật tụi con không dám đâu sư phụ ơi!  tụi con sợ lắm !!!

- Ở cái xứ Tây Nguyên này mà có cái quán cơm chay thì hay biết mấy, khỏi phải mắc công đùn đẩy nhau như vậy, mà cũng không thể trách mấy tỷ muội con được, nhà nào không nói chứ quán karaoke đó ai mà dám ở lại qua đêm mà nấu đồ cúng dùm. Không được đâu sư phụ ơi!

Vị ni sư nhìn mấy đứa đệ tử mà lắc đầu, ai bảo Bồ Tát hạnhcon đường quá khó khăn. Bà Hiền lại là Tú Bà khét tiếng ở cái huyện Đakha này. Lần này cô cố ý mời mấy sư cô về quán để cầu siêu cho người cha nhân dịp 49 ngày mất. Không có sự kiện này chắc gì cô ta mời mấy sư về quán. Vị sư phụ cũng muốn thử xem cái đức hiếu sinh của mấy đứa đệ tử của mình tới đâu, chứ thực tình ni sư đã có sắp xếp từ trước.

- Thôi không ai dám đi để sư phụ đi vậy!

Mấy ni cô trẻ tuổi nhìn nhau mà cũng không ai đủ dũng khí đi thế sư phụ, chợt một giọng nói quen thuộc vang lên

-Mô Phật sư phụ để con đi cho!

Tất cả cặp mắt tròn xoe kinh ngạc đổ dồn về phía phát ra giọng nói, thì ra là tiểu Ni Cô Ngọc Hạnh 24 tuổi mới xuất gia được hơn một năm. Những câu nói lào xào vang lên “trời đất là tiểu ni Ngọc Hạnh, đúng là điếc không sợ súng mà, thôi kệ có nhỏ đi sư phụ khỏi đi mình đở áy náy”

Vị Ni sư nghĩ thầm trong bụng : “ cuối cùng cũng xuất hiện rồi.”

- Được! vậy tối nay Ngọc Hạnh với cô Phúc và chú An đi đến đó chuẩn bị đồ cúng cho ngày mai, Ngọc Hạnh con đi chuẩn bị rồi đi. Nên nhớ đến nhà người việc gì cần nói thì nói, việc gì cần nghe thì nghe, nghe những gì cần nghe, nói tùy thời mà nói, làm những gì cần làm, vậy thôi con chuẩn bị rồi đi đi kẻo tối!” nói xong ni sư quay lưng vào phòng với nụ cười khó hiểu...

Tiểu ni cô với làn da rất chất, cao chừng mét 60, dáng người thon thả trông cũng dễ nhìn, đặc biệt cô có đôi tai dài như Đức Phật trông rất là lạ so với tỷ muội trong chùa. Nói về sở trường thì ít, mà sở đoản lại rất nhiều. Tuy vậy được cái thẳng tính và dám nghĩ dám làm. Trong chùa ngoài cái tánh ưa chọc ghẹo mấy sư chị ra, cô là người rất thương trẻ nhỏ và kính trọng chăm sóc những cụ già. Mấy sư chị đôi khi rất khó chịu bởi cái tánh cách chẳng giống ai của cô. Âý vậy mà không hiểu sao, Sư phụ đặc biệt hay kêu cô lên chỉ việc cho làm nhiều hơn các sư chị, thỉnh thoảng mọi người lại nghe tiếng sư phụ la cô vang khắp chùa. Ni chúng trong chùa chọc cô là con rồng chứng. Chứng này là khó dạy, không dễ thuần phục vậy thôi. Nói cô là người lì đòn thì cũng không ngoa, nhưng chưa ai thấy cô than một lời hay khóc lóc mè nheo với sư phụ.

Lần này, cô cùng hai cô chú Phật Tử được sư phụ tín nhiệm nhất đi đến nhà tú bà Hiền nấu đồ cúng. Ai cũng lắc đầu le lưỡi mà cô thì cứ tỉnh queo. Đến nơi, trời cũng vừa sập tối, cô ngước mắt nhìn cái bảng nhỏ Karaookê Gợi Nhớ. đó là một cái quán nhìn vào là người ta biết ngay làm việc mờ ám. ngoài các phòng máy lạnh kín bưng ra, có hơn chục cái chòi nhỏ với ánh đèn mờ ảo. Tiếp cô là một cô gái tuổi chừng đôi mươi, vận cái áo hai dây và cái váy xanh ngắn củn cởn, vào phòng khách ngồi một chốc thì bà Hiền xuất hiện. Vừa thấy cô, Bà Hiền quen thói đon đả tay bắt mặt mừng như thân thiết.

- Ôi chào ni cô! cô đến rồi tui mừng quá, 49 ngày của ông thân mà tui bận quá, ngặt nỗi hồi giờ không biết ăn chay nên chẳng biết nấu cúng làm sao, may có cô đến giúp, thiệt mừng hết sức!

Cái mặt non choẹt nhìn ngố ngố, lại trông có vẻ nửa già nửa trẻ của cô khiến ai cũng buồn cười. Uống hết ly nước cam của cô gái lúc nãy. Cô và cô Phúc được đưa đến một căn phòng máy lạnh với đầy đủ tiện nghi. Chú An cũng ở gần bên đó.

8h tối, cô, cô Phúc, Chú An xuống bếp chuẩn bị đồ nấu. Cái bếp trông  rộng rãi với đầy đủ tiện nghi, do cũng là nơi cắt trái cây, làm nước của mấy cô tiếp viên. Chú An đem hết chén, bát, xoang nồi đi trụng nước sôi lại, vì không có đồ nấu chay riêng nên tạm thời lấy nước làm sạch. cô với cô Phật tử lên thực đơn rồi lo làm đồ kho và xắt gọt trước. Một tiếng sau, tiếng nhạc xập xình pha lẫn tiếng người nói cười lảnh lót đẩy đưa, những cô gái làng chơi với những bộ đồ thiếu vải nghèo nàn chạy qua chạy về đón chào khách đến. Mùi thuốc lá qua lại cũng xông vào bếp, thỉnh thoảng có hai cô tiếp viên vào bếp bưng trái cây và nước uống lên. Bổng có một cái đầu nhuộm màu đỏ chói ló vào bếp gọi vói : “Đào ơi xong chưa ra với anh nào...”

Rồi tiếng dép lạch xạch chạy dội ra, giọng nói hồi nãy rì rào: “trời đất tao có nhìn lộn không tụi bay, trong bếp có một Ni Cô á, bữa nay bà Hiền tính gì vậy trời...”

Một giọng khác hùa theo kinh ngạc: “ thiệt hả mậy, để tao coi thử!”

Nói rồi mấy thằng đàn ông lén nhìn vô bếp, Ngọc Hạnh vẫn thản nhiên cắt gọt làm như không nghe thấy gì, cả đám đàn ông càng tò mò hơn. Lúc đó bà Hiền xuất hiện, bà vội la lên

- Ấý chết, mấy ông tướng của tôi ơi, đứng đây làm gì lên trên phòng kia có con Mai con Đào với xấp nhỏ đang  dợi kìa.”

Mấy thằng đàn ông dễ gì chịu đi khi chưa giải quyết được thắc mắc. Ở cái chốn phong lưu lại xuất hiện một hiện tượng lạ đời, Một tên ngã ngớn:

- Ê má Hiền vụ gì mới vậy bà?

- Ôi chả là mai nhà tui có đám cúng nên nhờ tiểu ni cô về nấu đồ cúng ấy mà!

- Nè bà Hiền, bà sợ ế nên mời mấy thầy chùa về cúng cho đông khách phải không?

 Nói rồi cả đám phá lên cười. Bà Hiền vẫn đon đả:

- Ấy ấy các anh đừng nghĩ bậy, tui làm gì cũng phải biết kính trọng trên trước chứ, số là ngày mai 49 ngày cho ông cha chồng, tui làm lễ siêu độ cho ổng thôi. Được rồi mời mấy anh lên trên hết nào.

Mấy con nhỏ tiếp viên cũng phụ bà chủ đưa mấy ông khách vô phòng hát. Cô Phúc, chú An nhìn nhau lắc đầu, rồi nhìn qua tiểu ni cô vẫn đang gọt mấy củ khoai môn một cách bình thản. Đúng là mới nhìn vào cái dáng mỏng manh như cây sậy, và gương mặt ít biểu lộ cảm xúc khi tới nhà người lạ ấy, không ai hiểu được cô đang nghĩ gì nữa. Còn trong lòng cô có sợ hay không chắc chỉ có sư phụ cô và cô mới biết.

12H đêm, khi những tiếng bước chân thưa dần, chỉ còn nghe đâu đó tiếng nói pha lẫn tiếng chửi thề của mấy cô tiếp viên. Chuyện là có người phóng khoáng tiền boa nhiều, có thằng keo kiệt tiền boa ít. Rồi thì sau những cuộc truy hoan là cái bẽ bàng của thân phận bướm đêm. Hôm nay má Hiền cho nghĩ sớm một bữa để cho Ni Cô nghĩ ngơi. Trong bếp, Ngọc Hạnh cùng hai cô chú Phật Tử cũng làm xong những món chính.

- Mô Phật! mình nghĩ mai dậy sớm làm tiếp ha cô Ngọc Hạnh?

Chú An trông có vẻ mệt mỏi,hai mí mắt như muốn dính vào nhau hỏi dò.

- Dạ! vậy mình dọn gọn vô rồi đi nghĩ hen!

Cô Phúc nghe vậy vội chồng mấy cái rổ đang ngổn ngang, quơ đống vỏ rau củ vào trong cái bọc lớn. Ngọc Hạnh nhìn ra ngoài, có một cô gái tuổi chừng đôi tám đứng chỗ cửa sổ nhìn vô. Dù gương mặt phủ đầy son phấn nhưng đôi mắt núi rừng kia cho thấy em là người dân tộc thiểu số . Ngọc Hạnh nhìn ra, cô gái lại quay đi, ánh mắt đượm buồn, như cầu cứu, như muốn nói những gì. Dọn dẹp xong, cô Phúc chú An về phòng ngủ trước không quên dặn Ngọc Hạnh tắm mau rồi nghĩ. Trời tây nguyên về đêm lạnh quá. Bận hai lớp áo rồi mà vẫn lạnh buốt tay. Ngọc Hạnh nhìn ra phòng khách, mấy cô gái giờ nằm ngả, nghiên trên những cái ghế xopha. Những gương mặt được tẩy trang qua loa lộ ra toàn bộ nét phong trần. Trong lòng cô chợt dấy lên một niềm thương cảm. Cảm giác đau đời, đau cho số kiếp của những cánh hoa vùi dập chốn phong lưu. Chợt một tách trà nóng đưa trước mặt cắt ngang dòng suy nghĩ:

- Cô ơi uống tách trà nóng đã!

Là cô gái lúc nãy, cô đỡ tách trà từ tay cô gái rồi ngồi xuống chiếc ghế nhỏ cạnh quầy tiếp tân.

- Cám ơn em! sao giờ mà còn chưa đi ngủ?

- Em đợi cô! cô cũng vừa làm xong còn gì!

- À...vậy em đợi chị có việc gì không?

- Dạ...cũng có một chút chuyện.

Nói rồi cô gái cũng ngồi xuống đối diện Ngọc Hạnh. Hai bàn tay nắm chặt để trước đầu gối. Giọng em buồn buồn:

- Cô ơi! em không muốn sống nữa!

Ngọc Hạnh nhìn cô gái ngạc nhiên

- Tại sao?

Cô gái nén tiếng thở dài rồi bật khóc, hai tay bưng miệng như sợ ai nghe thấy. Lúc này Ngọc Hạnh không biết làm gì hơn. Cô im lặng nhìn cô gái, cô gái trẻ người dân tộc Êđê, với đôi mắt to tròn mang một chút hoang dại của núi rừng, gương mặt thuông dài, sóng mũi cao cao. trông cô nhỏ nhắn và chừng mét 53 gì đó.

- Em tên gì?  nhà ở đâu?  sao lại vào đây làm?

Cô gái lau nước mắt, nhìn Ngọc Hạnh, ánh mắt xa xăm, bắt đầu tâm sự về cuộc đời của một cô gái làng chơi sa chân lở bước:

- Em tên là Hdina, làng em ở tận buôn tơlơ đăklăk. Gia đình em nghèo lắm, Mẹ mất sớm, theo lệ làng em của mẹ là Dì Hlang về ở với ba em. Nhà nghèo đông con mà chỉ có 3 sào caphê nên không đủ ăn. Em lại là chị cả, vì vậy mới lớp 6 đã nghĩ học lo phụ nấu cơm và chăm em cho ba và Dì đi lên rẫy. Năm 16 tuổi nghe người ta bảo đi làm giúp việc ở Dăkha kontum, việc nhẹ mà lương cao. Trong làng có con Hdep đi trước rồi, mỗi lần nó về lại mua cho em nó quần áo, giầy dép đủ cả, lại còn cho ba má nó tiền. Thấy vậy nên Dì Hlang kêu em đi với nó để có tiền gửi về cho Dì nuôi em. Nghe cũng hấp dẫn, với lại em nhìn thấy con Hdep đi làm về mà trông đẹp lắm, ăn mặc toàn hàng xịn nên em cũng thích. Em lên đây cũng chưa biết chính xác việc mình làm. Ban đầu Má Hiền kêu em sắt gọt trái cây, rồi lau phòng hát. Em thấy con Hdep đi hát cùng với mấy ông khách. Nghĩ thầm chắc nó đi trước mình nên không làm gì nhiều. Lúc đó em vui lắm, nghĩ rằng một thời gian sau mình cũng được như nó. Lương tháng đầu của em là hai triệu trừ mọi chi phí rồi. Em hớn hở gửi thư và tiền về nhà cho Dì, kể lại cuộc sống hiện giờ cho Dì nghe. Đó là tháng đầu tiên cũng là niềm vui cuối cùng của em cho đến tận bây giờ...!

 Yên một lúc, Đôi vai khẽ run lên vì lạnh, Hdina nhìn tiểu ni cô, cô gái nhỏ cảm thấy như đây sẽ là vị cứu tinh của đời mình. Ngọc Hạnh nhìn em như chợt hiểu chuyện gì sắp đến trong hai năm sau đó.

-Em uống chút nước đi, khoát cái áo vào kẻo lạnh.

Vừa nói cô vừa cởi chiêc áo ấm lam định khoát lên người Hdina. Cô gái người dân tộc chợt xua đi:

- Đừng cô! Người em nhơ nhuốc lắm, sẽ làm áo cô dơ mất!

- Không chị không thấy em nhơ nhuốc gì cả, em có một tâm hồn đẹp, biết hi sinh lo nghĩ cho người khác, em cứ mặt vào ha!

Hdina thấy tiểu ni cô quan tâm vui muốn khóc. Hồi nào giờ chưa ai đối với em như vậy. Cô gái nhỏ vẫn một mực từ chối rồi chạy vào phòng lấy chiếc áo nỉ đỏ khoát lên mình, đoạn cô tiếp:

- Một tháng sau em bị đưa vào phòng hát, có cả Hdep trong đó mà nó không nói gì. Người ta kêu em ngồi với một ông khách tuổi đáng ba em. Em tưởng ngồi chơi rồi hát thôi ai mà ngờ...rồi em chạy ra khỏi phòng, mấy ông bảo kê lôi em ra đánh như súc vật, rồi Má Hiền chửi em không tiếc lời. Em cố gắng lết lại van xin mà mấy người đó mặt đanh không chút tiếc thương. Ni cô ạ! sau bao lần đòn roi như thế em xuôi theo luôn.

-sao em không bỏ đi?

- Không được đâu cô. chứng minh nộp ngay từ ban đầu cho bà chủ. Em coi như cá đã sa lưới vùng vẫy không được. Bà còn dọa nếu em hó hé bà cho người xử gia đình em luôn. Dùng dằng mãi nên bà cho em chỉ tiếp khách thôi không có qua đêm, từ đó em làm cây hái tiền của bả, bà Hiền không trả lương nữa, em được khách boa bao nhiêu lại đưa cho bà một nữa. Em cũng có ước mơ, muốn có một người yêu em thật sự, nên em cố gắng dữ mình đến khi gặp hắn, hắn làm công trình gần đó, hay đến quán và mỗi lần đến là em ra tiếp, lâu dần em nảy sinh tình cảm, hắn hứa sẽ dẫn em ra khỏi chốn này, em  nhẹ dạ nên tin theo, và bị hắn ta lừa lấy đi đời con gái. Em được hắn ta bồi thường 7 triệu với cái thai trong bụng. Không biết làm sao, một tình yêu thuần khiết với giá 7 triệu cô à...ai chịu lấy một cô gái có cái xuất thân như em hở cô. Em muốn phục thiện, cũng khao khát được yêu thương. khách đến em không bao giờ nghĩ sẽ cướp chồng thiên hạ. Tiếp viên thì cũng có nguyên tắc của tiếp viên chớ, em không phá hoại hạnh phúc ai bao giờ. Nhưng đời không cho em cái cơ hội phục thiện, em bỏ cái thai và lao vào cuộc chơi thật sự của một con điếm không tình.

Ngọc Hạnh thảng thốt khi nghe Hdina kể  mà không tưởng tượng nổi. Bất giác than lên: “vui là vui gượng kẻo mà, ai tri âm đó mặn mà với ai” Giọng nói cô gái càng chua xót thêm, cô nghẹn ngào:

- Ni cô ơi! mọi thứ được bắt đầu một cách dễ dàng như thế, mà kết thúc thật khó khăn,  nhuốm phong trần cũng phong trần thế thôi. Cho dù muốn kết thúc , còn ai dám can đảm chấp nhận một người vợ từng làm cái nghề này hở ni cô. Ai có biết đằng sau những cuộc truy hoan là những nổi đau tận sâu thẳm trong lòng. Những thằng đàn ông vào chốn như vầy sao không nghe ai lên án, không có tụi nó thì đời em đâu có khổ như vầy. em khinh lắm...người lạ cả mà nó làm như người tình, nó thương sau một đêm nó vứt. Tiếp khách vừa xong lũ sói đói lại đến kiểm tra tiền rồi lấy đi, mặc em có ra sao thì ra. Đời em nó khốn nạn quá rồi ... chỉ có chết đi thì mới thoát cái kiếp bọt bèo này thôi, chứ sống mà nhục nhã quá ni cô ơi!!!

Cô gái bật khóc, Ngọc Hạnh khi đó đứng dậy đến bên cạnh vỗ về an ủi. Nỗi buồn phũ kín trên đôi bờ vai nhỏ. Cô là người giỏi che dấu cảm xúc của mình. Cô có buồn, có khóc cũng không bao giờ ai thấy được. Vậy mà trước tình cảnh này, nước mắt cứ thế tuông rơi. Nhưng không cho cô gái biết, vì cô hiểu cô gái đang cần một điểm tựa cho nên mình không thể cứ vậy mà yếu đuối được, cứ thế có đôi khi chỉ là điểm tựa cho ai đó, và rồi bao nỗi niềm của bản thân lại chảy ngược vào trong. Cô hi vọng ngọn đèn le lói của quán, và ánh sáng của vầng trăng hiền hòa sẽ giúp cô che đi cái cảm xúc vụng về vì một nỗi - đau đời.

- Nín đi, ai nói với em chỉ có chết là phương án tốt nhất, còn nhiều phương án lắm tin chị đi!

Cô gái đang khóc nghe vậy ngước lên nhìn Ngọc Hạnh.

-có thật không?

xác nhận một lần nữa:

- Thật !

Hdina nhìn cô chờ đợi, lúc bấy giờ tiểu ni cô chắp tay nhìn ra ánh trăng thu đang vằng vặc ngoài kia:

-Đức Phật dạy nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển, cũng do vì vô minh mà phải trôi lăn mãi trong bể khổ trần ai. Hdina em có biết không? Đức Thế tôn là một con người bình thường cũng như bao con người khác. Ngài sống trong cung điện giàu sang với vợ đẹp con xinh nhưng vẫn từ bỏ ra đi để tìm một lối thoát cho kiếp người khổ đau này...ngài dạy rằng cái thân tứ đại vốn từ đất nước gió lửa mà thành, rồi khi  chết đi cũng chỉ là một nấm mồ xanh nằm trong lòng đất, thì có gì mà nhơ nhuốc khi em mang trong mình một tâm hồn đẹp, chỉ có tình thương ở lại với chúng ta thôi. Ai rồi cũng sẽ chết dù người đó sống trên đời tiền ròng bạc tỷ thì cũng không đùa với vòng sanh tử đâu em. Hdina...

-dạ

- Ngày xưa Đức Phật đã từng độ cho một kỹ nữ giống như em trở thành alahán, có nghĩa là đã đọan trừ tận gốc rễ tham sân sichấm dứt mọi khổ đau. Đó là một trong thập vị thánh đệ tử ni thời Đức Phật tên là Ambapali. Nước Ấn Độ thời đó coi trọng nghề kĩ nữ  lắm, tuy nhiên tự bản thân Ambapali không hề cảm thấy hạnh phúc và cũng như em bây giờ, thân và tâm đều mệt mỏi, mặc dù nàng là một kĩ nữ xinh đẹptài hoa nhất thành vesali. Cho đến khi nàng gặp được Đức Phật và được giáo hóa. Hdina, quay đầu không bao giờ là quá muộn, nếu em có niềm tin vào chính mình và tin vào những điều tốt đẹp đến với những ai bỏ đi điều xấu ác mà quay lại với nẻo chánh đường ngay. thì chắc chắn em sẽ có ngày tìm thấy được hạnh phúc đích thực của riêng mình. Nếu em muốn, ngày mai chị sẽ xin sư phụ chị giúp cho em. Amba pali đã là một bậc thánh nữ alahán, không lẽ em không thể là một Phật tử tại gia thuần thành sao?

Đôi mắt cô gai nhỏ sáng bừng lên tia hi vọng, em không thốt nên lời, hai tay nắm chặt tay Ngọc Hạnh gật đầu.

- Cố lên em gái, chỉ cần em có niềm tin vào một ngày mai tươi sáng thì còn cần cái mạng này để tiếp tục sống đúng không? Em sẽ có ngày về lại buôn làng, nơi có những người thương yêu của em đang đợi, can đảm lên nha!.

Ánh trăng dịu dàng đưa những tia sáng nhẹ nhàng mát dịu lướt nhẹ qua hai con người như đồng cảm, rồi nhẹ thoáng qua vùng trời đêm băng giá, ngày mới đã bắt đầu. Lễ cúng được diễn ra, những vị tỳ Kheo ni xuất hiện giữa chốn phong trần như những đóa sen trong bùn mà bất nhiễm, lại tỏa ngát hương thơm. Sau ngày hôm đó,  Người ta không còn thấy quán karaokê Gợi Nhớ nữa. nghe đâu tú bà Hiền được một Ni Sư giáo hóa hoàn lương. Bà mở một quán cơm chay đầu tiên cho vùng đất tây nguyên thời đó.Các cô gái được trả tự do, ai nấy vui mừng trở về nhà mình. Một số theo bà để làm lại từ đầu. Câu chuyện về tiểu Ni Cô liều mạng mãi sống động trong lòng người dân. Cái vùng kinh tế mới lại rộ lên phong trào đến chùa, và làm từ thiện. Pháp của đức Phật lại tiếp tục nối truyền theo bước chân của những vị đệ tử gương mẫu ngày nay và cho đến mai sau.

Quảng Sanh

 

 

 

 

 

 

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21271)
12/10/2016(Xem: 19200)
26/01/2020(Xem: 11829)
12/04/2018(Xem: 20050)
06/01/2020(Xem: 10929)
24/08/2018(Xem: 9421)
12/01/2023(Xem: 3861)
28/09/2016(Xem: 25102)
27/01/2015(Xem: 26210)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.