Khế Cơ

20/02/201912:02 CH(Xem: 4825)
Khế Cơ

KHẾ CƠ
Đồng Thiện

 

Buổi cơm tối sum họp cả nhà rất vui vẻ, sau ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi cả nhà quây quần bên mân cơm thì tự nhiên khoẻ hẳn laị. Tài lanh miệng khen:

- Thức ăn ngon quá, mẹ thật là khéo tay.

Bà Mai cười cười, nhìn Tài đầy trìu mến:

- Thôi đi ông tướng, được cái dẻo miệng

Mấy anh chị cười như nắc nẻ phụ họa thêm vào:

- Đúng đó mẹ, thằng tài miệng như thoa mỡ vậy nên mấy cô theo rần rần!

Bà Mai bảo:

- Mình con nhà Phật, đào hoa thì đào hoa nhưng phải sống sao cho có đạo đức nghen con. Mai con chở mẹ lên chùa lễ Phật và dâng sớ cầu an luôn thể.

Tài cãi laị:

- Lên chùa lễ Phật thì được nhưng việc dâng sớ, cúng sao… là hổng nên làm. Mẹ biết không? Đó là đức tin của người Tàu, dần dần đưa vào cữa chuà  riết rồi thành ra vàng thau lẫn lộn!

Bà Mai không chịu:

- Mẹ không biết nhưng ông bà mình xưa nay làm thì mẹ cũng làm theo thôi! 

Tài biết không thể làm mẹ thay đổi định kiến được nên không noí gì thêm. 

Hôm sau tài chở mẹ lên chùa, bà Mai vào đội sớ, viết danh sách cầu an cho cả nhà… Tài thì ra ngoài sân tìm bóng mát ngồi và hý hoáy lướt mạng trên di động. Chơi chán Tài laị ngồi suy nghĩ vẩn vơ. Tài không thích cảnh hàng ngàn người đang đội sớ và hy vọng vào sự cầu nguyện sẽ giải  được hạn từ các ngôi sao trên bầu trời kia. Tài thương mẹ, biết mẹ cũng như những bà, những cô đang tin vào một thứ phi pháp nhưng mượn danh Phật pháp. Những ngôi sao xa xăm trên bầu trời với những cái tên đậm chất Tàu kia làm sao có thể gây họa hay đem laị phước lành cho con người được! Năm xưa Thế Tôn còn taị thế ngài từng dạy cho một vị Bà La Môn: Ngài ném viên sỏi xuống hồ rồi bảo ông ta cầu nguyện cho nó nổi lên đi, dĩ nhiên nó không thể nổi. Xong ngài thả chút dầu trên mặt nước , đoạn ngài bảo ông ta nguyền rủa cho nó chìm đi, dĩ nhiên dầu không chìm. Sau đó ngài mới nói với ông ấy, phước hay họa đều do từ tư tưởng, hành vi, lời noí của mình mà ra. Không có ai và cũng không có vật gì có thể gây họa hay ban phước cho con người cả!

Đạo Phật được truyền qua Trung Quốc, rồi bị Tàu hoá, thêm vào những phong thuỷ, bói toán, xin xăm, cúng sao… rồi từ đó truyền sang Việt. Người Việt laị rập khuôn y vậy. Có thể ban đầu các tổ dùng nó như là phương tiện để dẫn dụ nhưng dần dần hoá ra thâm lạm. Bây giờ chùa chiền không có giảng kinh, học pháp… mà phần nhiều chỉ lo xây cho to, tổ chức cúng sao, dâng sớ rầm rộ, thậm chí mời ca sĩ về chùa hát hò… coi đó là Phật sự! Tài biết mẹ cũng như những phụ nữa kia đã tin sâu vào việc ấy, không thể một sớm một chiều thay đổi được; vả laị cũng không thể trách vì nếu đem Pháp Hoa, Bát Nhã, tánh Không ra mà giảng thì các bà các cô ấy cũng làm sao mà tiếp thu được! Tài thấy những tín đồ các tôn giáo khác họ am hiểu và nắm vững giáo lý của họ lắm. Còn hàng Phật tử chúng ta thì rất mơ hồ về giáo lý Phật pháp, không biết Phật dạy gì… Phần nhiều cứ lên chùa đốt nắm nhang, bỏ ít tiền vào thùng phước sương , khấn vái sao cho gia đình bình an, làm ăn phát tài, vận hạn hanh thông… thế là hết! sự việc này quả thậtvấn đề nan giaỉ, khó mà trách ai, “ Tại anh taị ả, tại cả đôi đàng” . Phần Phật tử không chiụ học, phần các chùa cũng không biết cách làm sao cho Phật tử biết cái cốt lõi của giáo lý Phật Pháp là gì! Phật pháp mênh mông, kinh điển  chất như núi… Hàng Phật tử sơ cơ làm sao mà biết từ đâu? thế nên cứ theo cái lệ cũ xưa nay. Tài từng thưa với thầy về chuyện này, thầy cũng bảo:



Vấn đề này lớn và nan giải lắm,  hiện thời cũng chưa biết làm sao! May ra giáo dục từng chút một. nếu mình đột ngột  xoá bỏ hết xin xăm, cúng sao, dâng sớ… hay những việc tương tự thì sẽ gây ra một sự xáo trộn không nhỏ! Vả laị chỉ chùa mình làm không thì sẽ thất baị.  Việc này phải cậy vào  cả cộng đồng tăng- tục cùng làm và làm từ từ từng chút một mới có thể thay đổi! Con biết không? Phật giáo nước mình rực rỡ ở thời đaị Lý-Trần  mà đỉnh cao là dòng Thiền Trúc lâm. Sự hưng thạnh đến nỗi sử gia Ngô Sĩ Liên viết: “ Dân trong nước quá nửa cạo đầu làm sư sãi”. Sau đó thì suy tàn kéo dài suốt thời Lê Trung Hưng, rồi hai trăm năm Trịnh- Nguyễn phân tranh,  sau nữa thì Pháp thuộc… Những hình thái không phải của Phật giáo pha trộn vào. Hàng Phật tử không còn biết đến giáo lý… Tất cả chỉ đơn giảnăn chay vài ngày trong tháng, đốt nhang khấn vái… Và hiện nay khi có chút cởi mở trong nghi lễ tôn giáo và có sự lèo có mục đích của thế lực thế tục. Việc cúng bái mê tín càng trở nên trầm trọng hơn!  Thầy trăn trở nhiều lắm, thầy cũng có đưa ý kiến lên các bậc có trách nhiệm nhưng không thấy trả lời.  Thầy chỉ còn cách làm những gì trong giới hạn của mình mà thôi! Thầy vẫn cúng sao, đọc sớ cho các bà, các cô… nhưng thầy vẫn  tìm mọi cơ hội để noí về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo cho họ. Thầy biết hàng Phật tử sơ cơ thích gì và  quán sát khả năng tiếp thu của họ. Con là Phật tửchánh kiến nhưng không vì vậycản trở việc lễ cúng của mẹ con. Bà ấy chừng tuổi đó làm sao thay đổi tư duy được! Có thể bà ấy và những bà khác không nắm vững giáo lý nhưng việc làm cúng kiếng, bố thí, ăn chay… vẫn là nội hàm Phật Pháp đấy! Con là người trẻ, tư duy nhạy bén, chiụ đọc chiụ học giáo lý thì con phải biết tính khế cơ khế lý, không thể cứng nhắc, chấp chặt được. Nếu đạo Phật mà không uyển chuyển thì không thể lan tỏa đến nhiều vùng với nền văn hoá khác nhau và cũng không thể tồn taị hơn hai mươi lăm thế kỷ qua! Cốt lõi của đạo Phậtgiải thoát chứ không phải ở văn tự, kiến thức!

Hai thầy trò tâm sự khá lâu, moị người ăn uống  và dọn dẹp bên trai đường cũng xong. Bà Mai bước ra gặp thầy bèn chắp hai tay xá thầy: 

- Bạch thầy, Thầy noí giùm với ông tướng của con vài lời, ổng cứ phàn nàn con  mê tín, không chịu vào chùa dâng sớ giaỉ hạn. Nếu con mà không cúng giải hạn thì lấy đâu cả nhà an ổn bao năm nay!

Thầy cười:

-   Mô Phật, bác thật thành tâm nhưng bọn trẻ nó có tư duy của nó, hơn nữa cậu ấy có chánh kiến đấy bác! giữa hai thế hệ cũng có chút khác biệt. Bác cứ làm theo lối của bác, cậu ấy thì học và hành theo lối cậu ấy! 

Hai mẹ con cuối đầu chào thầy rồi ra về. Bà Mai  ngồi sau xe có vẻ tự hào:

- Đấy, con thấy không? thầy có bảo  mê tín gì đâu! mẹ nhất định hàng năm phải lên chùa dâng sớ giải hạn! 

Tài  mỉm cười :

-  Thôi thì mẹ cứ làm vậy nhưng phải chọn ngôi sao nào sáng nhất cho con đấy! 

 

ĐỒNG THIỆN

Ất Lăng thành, 2017

Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21458)
12/10/2016(Xem: 19347)
26/01/2020(Xem: 12059)
12/04/2018(Xem: 20290)
06/01/2020(Xem: 11119)
24/08/2018(Xem: 9590)
12/01/2023(Xem: 4022)
28/09/2016(Xem: 25239)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…