Hoằng nghĩa là mở rộng, là quảng bá, truyền rộng. Pháp ở đây là Phật pháp, là giáo lý của Đức Phật. Hoằng pháp của Phật giáo là truyền bárộng rãiPhật pháp ở khắp nơi.
Công việc hoằng pháp gồm nhiều lĩnh vực, nhiều phương tiện để Phật giáo lan truyền trong đông đảo người trong các xã hội, các quốc gia. Ý nghĩa này đồng nghĩa vớicác chủ đề đã được nói đến khá nhiều, khá quen thuộc: Đạo Phậtđi vào đời, Đạo Phật và xã hội, Đạo Phật dấn thân, Đạo Phậtnhập thế. Những lĩnh vực và phương tiệnhoằng pháp là: Thuyết giảngPhật giáo, thành lập các hội Phật giáo, Phật học, phổ biến kinh sách, mở trường Phật học, truyền bá tranh tượng, báo chí, các trang web, nêu gương đạo đức… Dĩ nhiên, trí tuệ, đạo đức, kỹ năng, kiến thứcPhật học, phương tiện thiện xảo của vị Tỳ-kheo là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất, vì thuyết giảng là cơ bản, quan trọng nhất trong sự nghiệphoằng pháp.
Trong bài này chúng tôi sẽ đề cập đến sự việc Phật giáo càng ngày càng tỏa rộng, từ một khu vực đến một tỉnh thành, quốc gia, thế giới. Từ đó, chúng tôi sẽ trình bày về hoằng pháp tại Việt Nam mà Phật giáo Việt Nam đóng góp vào việc hoằng pháp ở các nước ngoài trong thời hiện đại. Sau cùng là một vài nhận xét như là một kết luận cho bài tham luận này.
Như là phần giới thiệu đề tài, chúng tôi chỉ nói đến nhiệm vụhoằng pháp của vị Tỳ-kheo và không nhắc đến vai trò của người cư sĩPhật tử vốn chiếm đa số, gồm cả ngàn lần so với chư Tăng Ni nên rất quan trọng trong việc hoằng pháp. Nhiệm vụ hay vai trò của người cư sĩ có thể là một đề tài riêng, cần phải nói đến nhiều, và như thế thì ngoài phạm vi của tham luận này.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.