Thương nhớ đòn roi

06/08/20203:40 CH(Xem: 6259)
Thương nhớ đòn roi

THƯƠNG NHỚ ĐÒN ROI

ĐỖ HỒNG NGỌC

___________________________________________________


day-conTôi thường tự hỏi không hiểu vì sao ngày xưa trẻ con thường bị đòn roi mà nên người, còn bây giờ cha mẹ… sợ con, lúc nào cũng ngọt ngào, tử tế với con mà con dễ bị hư? Dĩ nhiên là không vơ đũa cả nắm! Câu trả lời có thể là vì ngày xưa con người còn được thong dong, có nhiều thì giờ để gần gũi nhau, tình mẫu tử, tình phụ tử nhờ đó mà nẩy nở, phát triển toàn vẹn. Cha mẹ theo dõi con từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói, để kịp thời uốn nắn. Nói cách khác là có sự quan tâm, dạy dỗ con từng li từng tí theo lứa tuổi. Dĩ nhiên, dạy con không thể không có những lúc nổi nóng, đánh vài roi. Có khi đánh thiệt, có khi chỉ dọa. Con biết ngay là cha mẹ thương mình. Đánh xong, cha mẹ còn bật khóc, vì hối hận, vì đau lòng. Lúc đó, có khi chính con là người ôm lấy cha mẹ, vỗ về, an ủi, hứa từ nay “không dám vậy nữa”! Tình cha mẹ con cái sau đó càng trở nên khắng khít, đằm thắm, như hiểu nhau hơn, như quý nhau hơn. Cha biết rằng con đang mang trong mình hạt giống của cha mẹ, giống dòng, đánh con vài roi là đánh vào chính mình, đánh vào tương lai mình. Mẹ ít đánh con hơn mà tình thương thì trải rộng, chan hòa trong từng cử chỉ, lời nói. Đau xót khi con bị đánh, nhưng mẹ thường bình tĩnh, dịu dàng giải thích cho con thấy rõ lỗi, có khi mẹ còn bảo đánh thêm cho nó chừa - tức là không bênh con - nhưng nếu biết con bị oan thì can ngăn lằn roi của cha, đem thân mình ra mà đỡ, ôm chặt con vào lòng, bày tỏ với con sự trìu mến, dịu ngọt, dỗ dành. Dạy và dỗ như vậy luôn đi đôi với nhau. Cha dạy. Mẹ dỗ. Cha nghiêm đường. Mẹ từ mẫu. Cũng có khi ngược lại. Như là có một sự phân công của tự nhiên. Chuyện xưa kể có người con đã lớn bị cha đánh đòn đã bưng mặt khóc nức nở, người cha kinh ngạc hỏi, tại sao ngày xưa tao quất mày túi bụi, mày không khóc, bây giờ quất mấy roi mà mày lại khóc nức nở vậy hở con? Con nói rằng cha đánh con ngày càng yếu đi chứng tỏ cha đã ngày một già thêm… nên con khóc! Những chuyện như vậy bây giờ ít được nghe kể nữa, chỉ nghe người ta kể nhiều về chuyện con cái gọi cảnh sát đến bắt cha mẹ… bỏ “bót”!

Đòn roi ngày xưa rõ ràng chỉ là một trong những cách dạy dỗ con - (Có người như mẹ Mạnh Tử đã phải dời nhà ba lần để con có môi trường tốt mà học tập). Mỗi lần đánh con thì người đau là cha mẹ. Con ý thức rõ điều này hơn ai hết. Cha thường lựa chỗ mông thịt của con mà đánh cho nó đỡ đau, chỉ làm nó biết lỗi mà sửa. Mẹ luôn hợp tác cùng cha, dặn dò cặn kẽ, chỉ dạy thêm cho. Không có chuyện cha mẹ đấu với nhau… để “ngư ông đắc lợi”! Không hề có chuyện đòn roi vì thù hằn, vì trút giận. Cha mà giận, lạnh lùng không nói một tiếng mới thật là đáng sợ! Cha mà giận, mở tung cửa, bỏ nhà ra đi mới thật là đáng sợ! Con hoảng hốt chỉ mong cha đánh mình mấy roi, nói rõ lỗi của mình để sau đó cha con cùng nhẹ lòng, cùng vui vẻ, gia đình đầm ấm như xưa.

“Đòn roi” bây giờ khác hẳn rồi chăng? 

pdf_download_2

Thương nhớ đòn roi - Đỗ Hồng Ngọc






.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 18634)
12/10/2016(Xem: 16911)
12/04/2018(Xem: 17457)
06/01/2020(Xem: 7998)
24/08/2018(Xem: 7544)
12/01/2023(Xem: 1396)
28/09/2016(Xem: 22542)
27/01/2015(Xem: 21177)
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).