Viết ngắn: VỀ LỄ PHẬT TẠI LỘC THỌ NI TỰ

27/08/20205:59 SA(Xem: 3586)
Viết ngắn: VỀ LỄ PHẬT TẠI LỘC THỌ NI TỰ

Viêt ngắn

blankblankblank
VỀ LỄ PHẬT TẠI LỘC THỌ NI TỰ

          Nhân tháng Bảy âm lịch, Mùa Vu Lan Báo Hiếu về, tôi cùng con trai y áo chỉnh tề tản bộ thong thả từ nhà qua đến ngôi chùa Ni gần nhất, ngôi chùa Tăng gần nhà nhất là chùa Hoa Quang, để lễ Phật, và cũng để vãn cảnh chốn thiền tự thân quen sau nhiều năm tôi chưa trở lại thăm...

         Đó chính là chùa Lộc Thọ, đường Xóm Chiếu, xã Vĩnh Ngọc, cách trung tâm thành phố biển Nha Trang chừng 3km.

         Hơn 20 năm trước, khi Cố Ni trưởng lập tự Thích Nữ Diệu Ý còn tại thế, tôi đã đôi lần vào ra ngôi ni tự này để xin thông tin, chụp ảnh, viết bài gửi các báo ngành giáo dục khi viết về "Mái Ấm Tình Thương" do Ni trưởng tạo lập với tâm nguyện phụng sự chúng sinh. Tôi nhớ không lầm, hồi đó báo Giáo Dục & Thời Đại (Bộ Giáo Dục & Đào Tạo) và Tuần Báo Giác Ngộ (Thành Hội Phật Giáo TPHCM) đã đăng giới thiệu "Lớp Học Tình Thương" này. Đến khi nhà chùa làm lễ "Rót đồng đúc Đại Hồng Chung" ngay trong khuôn viên chùa, tôi cũng được phước duyên tham dự để chụp ảnh, viết tin...
         "Lớp Học Tình Thương" của nhà chùa vào thời điểm mà tôi đưa tin, hơn 20 về trước, chỉ mới là một mái tranh lụp xụp, vách tole chắp vá... với sĩ số học sinh trên dưới 30 em, đa số là những trẻ em bất hạnh bị cha mẹ bỏ rơi, hoặc trẻ em con nhà nghèo khó trong vùng không có điều kiện học hành, suốt ngày lêu lổng...



blankblankblankblankblankblankblankblankblankblank

         Đến khoảng năm 2005-2006, khi tiếng lành đồn xa, có nhiều mạnh thường quân gần xa động lòng trắc ẩn đã phát tâm từ thiện gửi tịnh tài về ủng hộ xây dựng nên phòng ốc để chư Ni an tâm duy trì lớp học, giữ gìn mái ấm...
         Sau khi Ni trưởng viên tịch (2014), tôi chưa quay trở lại thăm chùa, chỉ có đôi lần đi ngang qua cổng tam quan, hoặc chỉ vài lúc đứng nhìn ngắm khung cảnh yên tĩnh của chùa từ trên núi chùa Kim Sơn gần đó. Tôi luôn an tâm, hoan hỷ khi biết rằng ngôi chùa Ni có "Mái Ấm Tình Thương" qua bao năm tháng đã khang trang thêm, đẹp đẽ trang nghiêm hơn, và vui nhất là vẫn còn ngân vang tiếng ê a của học trò, vẫn tràn đầy hơi ấm tình người giữa dòng đời ngày càng khắc nghiệt khổ đau...

blankblankblank

       Và hôm nay, ngày trở lại thăm chùa, lễ Phật, vãn cảnh, tôi được Ni Sư trú trì cho hay, "Mái Ấm Tình Thương" của nhà chùa hiện đang nuôi và dạy gần 150 em cháu mồ côi, con nhà nghèo khó. Và vẫn đang rất cần sự trợ duyên của những tấm lòng nhân ái, vị tha yêu trẻ khắp bốn phương, để gìn giữ hơi ấm của Tình Người và Tình Đạo, duy trì lớp học bền vững và lâu dài…
           Thật là:


Từ Bi một cửa diệu thường
Sáng thơm Mái Ấm Tình Thương giữa đời
Chiếc đò mộc mạc lặng trôi
Đưa kinh truyền pháp, đưa người qua sông
Dang tay với một tấm lòng
Vị tha giáo dưỡng vun trồng tương lai
Vô Lượng Công Đức
Thiện tai!

Tâm Không - Vĩnh Hữu


blankblankblank

blank





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21203)
12/10/2016(Xem: 19151)
26/01/2020(Xem: 11774)
12/04/2018(Xem: 19986)
06/01/2020(Xem: 10867)
24/08/2018(Xem: 9377)
12/01/2023(Xem: 3793)
28/09/2016(Xem: 25043)
27/01/2015(Xem: 26110)
11/04/2023(Xem: 3047)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :