Ni Sư Ayya Khema

02/01/20211:00 SA(Xem: 4784)
Ni Sư Ayya Khema

NI SƯ AYYA KHEMA
(cảm hứng từ phụ nữ Phật giáo)
Tiểu Lục Thần Phong

 

Ayya KhemaIlse Kussel, sinh năm 1923 tại Berlin nước Đức. Cha mẹ bà là người Do Thái. Ilse Kussel với pháp danh Ayya Khema là người phụ nữ tiên phong mang Phật pháp đến phương tây. Bà là người mạnh mẽ, bộc trực và giỏi hùng biện, vừa là một thiền sư và là một giáo viên hoàn thiện. Bà sớm nhận thấy sự bất bình đẳng giới tính ở nhiều tự viện Theravada, những nữ tu ở các tự viện này chỉ có nấu ăn và giặt giũ. Bà vận động cho những nữ tu quay trở laị với Phật đà ( ngầm hiểu là tu, thọ giới, hành hoạt bình đẳng như nam tu sĩ). Bà là tác giả của nhiều cuốn sách và là một trong những thành viên sáng lập hội Sakyadhita

Năm 1938, cha mẹ bà đã bỏ trốn khỏi nuớc Đức và di chuyển đến Trung Hoa. Năm bà hai mươi hai tuổi, kết hôn với ông Johannes, người này hơn bà những mười bảy tuổi. Sau khi Cộng Sản thống trị Trung Hoa, bà và chồng laị di chuyển đến nước Mỹ. Ở đây bà đã sanh đứa con thứ hai. Bà đã sớm nhận thấy sự bất hoàn thiện ( cuộc đời) và lao vào nghiên cứu nhiều đường lối tâm linh khác nhau. Người chồng của bà không thông cảm và không chia sẻ gì với bà, điều đã dẫn đến việc họ ly dị. Bà ẵm đứa con trai còn nằm ngửa di chuyển đến Rancho La Puerta  thuộc Tecate – Mexico. Bà nghiên cứu triết học Essnes ( một trường phái triết học, tu khổ hạnh của người Do Thái cổ đại, thế kỷ thứ hai trước công nguyên) với giáo sư Edmun Skekely. Ở đây bà kết hôn lần thứ hai, người chồng này tên Gerd, cả gia đình nhanh chóng trở thành những người ăn chay. Bà đã thực hiện như thế cho đến lúc lâm chung

Trong nhiều năm gia đình bà đã thực hiện ba chuyến du hành viếng thăm các nước: South Ameriac, New Zealand, Australia, Pakistancuối cùng định cư laị ở Sydney - nước Úc. Ở đây bà nghiên cứutu học với thiền sư Phra Khantipalo, bà đã nghiên cứu sâu và tiến xa. Ayya Khema laị di chuyển đến San Francisco để nghiên cứu thực hành thiền tại trung tâm thiền San Francisco Zen Center và bà đã làm việc cho Tassajara Zen Mountain Center trong ba tháng. Khema đến Burma để nghiên cứu thiền với các thiền sinh của U Ba Khin trong ba tuần

Năm 1978, bà thành lập thiền viện Wat Buddha Dhamma ở trong rừng thuộc New South của xứ Wales và cung thỉnh thiền sư Phra Khantipalo làm trụ trì ( viện chủ)

Niềm ước ao trở thành một tỳ kheo ni đã đưa bà đến Thailand, Burma, Sri Lanka. Bà nghiên cứu tu học với nhiều vị thầy và thiền sư Naranda Thera đã đặt cho bà pháp danh Ayya Khema

Năm 1983, trong một chuyến quay trở laị Sri Lanka, bà đã gặp laị sư phụ, hoà thượng Matara Sri Nànaràma của trung tâm Nissarana varaya. Người thầy này là người truyền cảm hứng cho bà tham gia dạy thiền jhana. Ở tại đây bà đã không có cơ duyên tốt để thọ nhận truyền thụ đầy đủ theo truyền thống Theravada để trở thành một tỳ kheo ni. Sau đó, vào năm 1988 bà đã được truyền thọ đầy đủ để trở thành tỳ kheo ni theo pháp môn Fo Guang Shan taị tu viện His Lai, một tu viện vừa mới thành lập và theo truyền thống Phật giáo đaị thừa Trung Hoa ( Mahayana)

Ayya Khema là người tổ chức cuộc hội thảo quốc tế đầu tiên về phụ nữ Phật giáo  vào năm 1987. Sau đó bà đã chỉ đạo thành lập hiệp hội phụ nữ Phật giáo quốc tế Sakyadhita International Association

Năm 1989, bà trở về Đức và bắt đầu giảng dạy ở trung tâm Buddha Haus thuộc thành phố Munich. Theo lời tự thuật thì bà mắc phải căn bệnh ung thư vú từ năm 1983, đây là một nỗi bất hạnh khổ đau, năm 1993 bà đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ vú, trong năm tuần lễ hồi sức ở bệnh viện, nhiều lúc tưởng như đã cận kề cái chết. Nhờ các bác sĩ ở đây, tình trạng sức khoẻ của bà đã tiến triển tốt đẹp nhanh. Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà đã tỏ bày quan điểm suy nghĩ tích cực của quá trình này

Ni sư Ayya Khama trút hơi thở cuối cùng vào ngày 2/11/ 1997 tại trung tâm Buddha Haus thuộc Uttenbuhl ( một phần của ngôi làng Oy-Mittelberg) thuộc nước Đức. Bà ra đi sau khi chiến đấu với căn bệnh ung thư vú trong mười bốn năm. Tro cốt của bà được lưu giữ ở bảo tháp ( Stupa) thuộc trung tâm Buddha Haus 

Những bài báo về phụ nữ Phật giáoý nghĩa lấp đầy những khoảng trống quyền lực, đaị diện và tạo ra một nền tảng cổ xúy cho tâm từ, phục hồi nữ quyền, bình đẳng giới tính, công bằng trong đạo Phật cũng như trên toàn thế giới. Người phụ nữ, giới đồng tính, nhị căn cũng như những người nghèo có tiếng nói cũng như vai trò rất yếu trong đạo Phật.

 

P.s. Một thiền viện tịch tĩnh và một ngôi làng có truyền thống văn hoá nữ quyền và công bằng xã hội

 

Dịch từ nguyên bản tiếng Anh trên trang web: www.bodhicitta-monastery.com

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 01/2021

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.